Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Thế nên muốn được thân tùy nhập của Như Lai, phải xa lìa ấm, giới, nhập, tâm nhân duyên tạo ra phương tiện, sanh trụ diệt vọng tưởng, hư dối. Chỉ có tâm thẳng tiến , quán sát lỗi hư ngụy từ vô thỉ, nhơn tập khí vọng tưởng. Suy nghĩ ba cõi không thật có, được Phật địa vô sanh, đến tự giác thánh trí, tự tâm tự tại, đến vô khai phát hạnh, như hạt châu ma ni tùy theo các sắc. Tùy nhập tâm vi tế của chúng sanh dùng hóa thân tùy tâm vô lượng mà độ. Các địa thứ lớp lớp dựng lập. Thế nên Đại Huệ ! Tứ tất đàn là thiện, phải nên tu học.

Thân Như Lai tùy nhập vào tất cả hữu tình thế giới và vô tình thế giới. Muốn được thân Như Lai phải xa lìa : 5 ấm, 18 giới, 6 nhập, tâm nhơn duyên là thức tâm vọng tưởng câu chấp 2 bên, khởi ra hết thảy phương tiện. xa lìa sanh, trụ, diệt là các thứ vọng tưởng, hư dối. Cứ thế mà thẳng tiến, không lối rẽ. Tức là dùng tâm này quán sát lỗi vô minh phát nghiệp , cùng phân biệt nhơn - pháp, tất cả tập khí khởi ra nhơn tướng. Suy xét tam giới như huyễn, đạt đến Phật địa vô sanh, đến tự giác thánh trí, được tâm tự tại, vô công dụng hạnh. Như hạt châu ma ni tùy các sắc, tùy nhập tâm chúng sanh, dùng hóa thân tùy chỗ thọ lượng của tâm chúng sanh mà vị họ hóa độ. Từ đó, các địa Bồ Tát thứ lớp dựng lập.
Đó là 4 tất đàn trong pháp thí, phải nên tu học.
Tóm lại, tu hành thì trước phải phát minh nhị biên (có-không, sanh-diệt v.v…) đều do bất giác từ vô thỉ, đều là hư dối. Trụ nơi duy tâm liền trừ được tập khí đã khởi và 2 cái chướng nhơn-pháp, mới biết ba cõi vốn không, liền đó được vô sanh, chẳng do dụng công.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

ĐẠI HUỆ THƯA HỎI
Khi ấy Bồ Tát Đại Huệ lại hỏi Phật :”Thế Tôn nói tướng tâm, ý, ý thức năm pháp, ba tự tánh, việc sở hành của tất cả chư Phật, Bồ Tát, cảnh giới sở duyên chẳng hòa hợp do tự tâm hiện v.v..hiển bày tất cả, thuyết thành tướng chân thật” tất cả Phật nói Tâm. Vì các Đại Bồ Tát ở trên núi Ma La Đa nằm trong biển thuộc nước Lăng Già nói “Như Lai khen ngợi biển sóng tàng tức cảnh giới pháp thân”.

5 pháp là : danh, tướng, vọng tưởng, chánh trí, như như .
3 tự tánh là : biến kế chấp, y tha khởi, viên thành
5 pháp, 3 tự tánh ở trong tâm, ý, ý thức , y theo mê – ngộ mà chuyển biến.

Khi mê thì chánh trí trở thành vọng tưởng,
như như chuyển làm danh, tướng,
viên thành lầm làm biến kế chấp và y tha khởi

Ngộ thì danh tướng tức là như như
Vọng tưởng thành chánh trí
Biến kế và y tha chuyển hiện viên thành

Trong khoảng sát na chân, vọng lẫn lộn, danh khác mà thể đồng.
Một tâm chuyển biến thành tướng khác (mê) và chẳng khác(ngộ), thành tựu biển sóng tàng thức cảnh giới pháp thân.
Biển sóng tàng thức cảnh giói pháp thân là hiện tượng của tự tâm, toàn vọng, toàn chơn, chẳng phải chỗ suy lường mà biết được.

Câu tất cả Phật nói tâm tức là tất cả chư Phật đều dạy về tâm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHÂN BIỆT NHÂN DUYÊN BẤT GIÁC CỦA TÂM THỨC

Khi ấy Thế Tôn bảo Bồ Tát Đại Huệ :
Vì có bốn nhân duyên nên nhãn thức chuyển. Thế nào là bốn ? Nghĩa là :
1) Tự tâm bất giác hiện nhiếp thọ
2) Lỗi hư ngụy từ vô thỉ do tập khí chấp trước sắc
3) Thức tánh tự tánh
4) Muốn thấy các thứ sắc tướng.
Này Đại Huệ ! đó gọi là bốn thứ nhơn duyên dòng nước tàng thức và sóng chuyển thức sanh
.

1) Như Lai tàng bởi bất giác nên hiện nhiếp thọ.Nhiếp thọ có kiến phần và tướng phần. Kiến phần là năng nhiếp, Tướng phần là sở nhiếp. Nếu chẳng phải bất giác thì tâm có lỗi sanh ra thức.
2) Hư ngụy từ vô thỉ tức là cái sở hiện của bất giác. Do bất giác hiện nên biến giống như trần cảnh, bèn thành cái tập khí sắc, thanh v.v…
3) Thức có công năng liễu biệt sự vật, sẵn có tánh phân biệt nên gọi là thức tánh.
4) Muốn thấy tức là tác ý

Bốn thứ nhơn duyên chung cho 8 thức sanh khởi, Nhơn thứ nhất chỉ bất giác làm nhơn cho tàng thức để rõ thức chẳng rời tâm. Nước dụ cho tâm, tàng thức dụ cho dòng nước, chuyển thức dụ cho sóng mòi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Này Đại Huệ ! như nhãn thức sanh các căn, vi trần, lỗ chân lông đồng thời sanh. Theo thứ lớp, cảnh giới sanh cũng lại như thế. Ví như gương sáng hiện hình các sắc. Đại Huệ ! ví như gió lớn thổi nước biển cả.

Nhãn thức sanh nhãn căn và sắc, nhĩ thức sanh nhĩ căn và thanh, v.v.. thân thức sanh lỗ chân lông và vi trần. Giống như gương sáng hiện hình các sắc, là đồng thời hiện. Chỉ trừ ý thức là thứ lớp sanh (pháp và ý căn).
Trong thí dụ dưới, gương và biển dụ cho tâm, sắc và gió dụ cho căn - trần. Sắc và gió vốn không tự biết, gương và biển y nhiên trong sáng. Cũng thế, căn – trần vốn không tự biết, tâm tánh vẫn y nhiên. Chỉ vì bất giác bèn thấy sai biệt. 5 thức trước và thức thứ 8 đồng công năng, tuy giao tiếp căn-trần mà không có phân biệt, chia chẻ. Chỉ tại khi mê, trong khoảng sát na liền trôi vào ý thức, liền không còn vô phân biệt.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Gió cảnh giới bên ngoài thổi dạt biển tâm, sóng thức không ngừng. Nhơn và tướng sở tác có khác, chẳng khác. Hiệp với nghiệp sanh tướng vào sâu trong chấp trước, không thể rõ biết tự tánh sắc v.v… nên năm thức thân theo đó mà chuyển. Này Đại Huệ ! liền đó ý thức cùng năm thức thân chung khởi. Do biết tướng phần đoạn sai biệt , chính là nhơn của ý thức.

Đây nói 8 thức làm nhơn cho nhau, chẳng phải một, chẳng phải khác.
Biển tâm là tàng thức. Gió cảnh giới bên ngoài chỉ cho 6 trần. Sóng là 7 thức.
Do gió cảnh 6 trần thổi dạt biển tâm khiến sóng mòi 7 thức không dừng. Tuy nhơn và tướng sở tác chẳng phải khác, chẳng phải chẳng khác.
Nhơn chỉ cho chơn thức, tướng sở tác chỉ tàng thức và chuyển thức. Nghĩa là đồng một chơn tánh nên chẳng phải khác. Nhưng mỗi thức có riêng cảnh của nó nên chẳng phải chẳng khác. Song đều do bất giác phát nghiệp, một lúc các thức hiệp với phát nghiệp sanh các tướng này, vào sâu trong chấp trước, không rõ biết tự tánh sắc, thanh v.v… nên năm thức của thân chuyển. Tự tánh sắc (thanh v.v..) là do nội thức biến hiện làm tánh sắc (thanh v.v…) dường như có hiện tiền, mà thật không có vậy. Ý thức cùng 5 thức thân chung khởi. Nhơn phần đoạn sai biệt nên sanh phân biệt. Ý thức này lại lấy 5 thức làm nhơn.
Mới biết do bất giác, Như Lai tàng vọng động thành nghiệp mà khởi ra kiến phần, tướng phần. Kiến và tướng phần ấy là sanh tướng của nghiệp. Nhơn kiến nên hiện tướng mà thành căn và cảnh. Lại do căn - cảnh sanh thức mà khởi ra phân chia. Biển và sóng vốn đồng, gió cảnh nào khác. Chỉ rõ được bất giác thì nghiệp tướng tự dừng, trọn không còn gì chỉ bày vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thân kia chuyển, kia chẳng khởi nghĩ là ta lần lượt làm nhơn cho nhau. Tự tâm hiện vọng tưởng chấp trước chuyển , mà mỗi mỗi hoại tướng kia dều chuyển. Phân biệt cảnh giới phần đoạn sai biệt, gọi kia là chuyển.

Thân kia là nói chung 8 thức. 8 thức này lần lượt làm nhơn cho nhau mà chẳng khởi nghĩ. Tức là nó vốn không tự tánh. Các thức này đều do tâm vọng tưởng ra. Nhưng nó không tự tánh nên tâm không không biết đến cảnh của thức hiện ra, bèn chấp là thực.
Do tâm vọng tưởng chuyển nên cảnh của các thức đều chuyển. (cảnh của các thức gọi là hoại tướng)
Chỉ vì phân biệt cảnh giới các thức nên thấy có chuyển. Chẳng biết rằng 8 thức liền đó vô sanh (do từ chơn thức khởi ra), bất biến mà tùy duyên, tùy duyên mà bất biến.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

E – TỘT TÀNG THỨC LÀ BỜ MÉ CỨU CÁNH
Như người tu hành nhập thiền tam muội, tập khí vi tế chuyển mà không hiểu biết, lại khởi nghĩ rằng : Thức diệt, nhiên hậu nhập chánh định. Song thật chẳng phải thức diệt mà nhập chánh định, vì chủng tử tập khí chẳng diệt nên thức chẳng diệt, mà bởi cảnh giới chuyển nhiếp thọ chẳng đủ nên diệt.
Đại Huệ ! như thế là tàng thức vi tế, đến bờ mé cứu cánh . Trừ chư Phật và hàng Bồ Tát trụ địa, các bậc thanh văn, duyên giác và ngoại đạo tu hành được sức trí tuệ tam muội , còn tất cả không thể lường tính rành rõ.

Lưu trú sanh diệt của tâm thức, không phải hàng diệt thọ định mà hay rành rõ.
Cảnh giới vốn là rỗng thì nhiếp thọ cũng dối. Định cùng với loạn , động cùng với lặng đều thuộc về phân biệt, còn là bờ mé của thức. cho nên “ Nếu chẳng biết sanh nhơn của thức lưu trú, bỏ sanh tìm diệt thảy đều trong mê”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

HIỂN HIỆN LƯỢNG CỦA TỰ TÂM LÌA VỌNG CHƠN THỰC
Tướng các địa trí tuệ thiện xảo phương tiện phân biệt quyết đoán cú nghĩa, thiện căn tối thắng vô biên đã thành thục, lìa vọng tưởng hư ngụy của tự tâm hiện, ngồi yên nơi rừng núi tu bậc hạ, trung, thượng hay thấy vọng tưởng lưu trú của tự tâm. Ở trong vô lượng cõi nước của chư Phật được quán đảnh, được sức tự tại thần thông tam muội, các Thiện tri thức Phật tử làm quyến thuộc. Những vị ấy tâm, ý, ý thức, tự tánh cảnh giới tưởng hư vọng do tâm tự hiện ra, biển hữu sinh tử nghiệp ái và vô tri, những nhơn như thế đều đã vượt qua. Thế nên Đại Huệ ! Những người tu hành phải nên gần gũi hàng Tri thức tối thắng .


Đây nói muốn cùng tột bờ mé của Tàng thức thì phải đạt được tự tâm. Dùng sức trí tuệ của tự tâm phương tiện biết rõ tất cả nghĩa cú. Cho nên hay lìa vọng tưởng hư ngụy của tự tâm hiện ra. Hay lìa vọng tưởng hư ngụy mới biết lưu trú của tự tâm đều do bất giác. Nếu thấu rõ được bất giác thì giác được tự tâm. Chẳng theo cảnh giới dời đổi của mê tình thì tự nhiên an trụ biển tâm. Lặng lẽ thầm thông được Phật nhiếp thọ đồng với Phật tử trụ (các Bồ Tát), lẽ ấy như thế.
Những vị ấy tâm, ý, ý thức tự tánh cảnh giới hư vọng do tự tâm hiện ra, (nghĩa là tưởng hư vọng do tâm hiện ra đều là tự tánh cảnh giới) , liễu đạt tự tánh thảy không sai biệt, thì tất cả nghiệp hoặc sinh tử khi mê dường như cảnh mộng hiện, khi giác đồng cảnh mộng mất, chẳng cần chuyển biến, bỗng nhiên siêu việt. Cho nên biết bậc đại Bồ Tát chẳng thấy có một pháp là thân hay là nghiệp và cùng chủ hay lìa, mà cũng có lìa. Chẳng đồng với nhị thừa thấy thật có hoặc nghiệp sinh tử là tướng nên lìa. Lại chẳng đồng ngoại đạo cho tất cả là không thực có mà chẳng cần lìa. Đây không phải hàng trí thức tối thắng thì không thể thấu suốt. Là yếu chỉ duy có chơn thức mà không có các thức khác, nên Phật dạy phải gần gũi.
Chữ Biển hữu sinh tử nghĩa là nghiệp khổ sinh tử
Nghiệp ái và vô tri : chữ nghiệp là phát nghiệp tức căn bản vô minh. Chữ ái là ái dục tức chi nhuận vô minh, vo tri là vô minh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TỤNG PHÂN BIỆT TÁM THỨC ĐỂ KHỞI TỰ NGỘ
Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên nghĩa này , nói kệ rằng :
Ví như sóng biển cả,………….. Đây do gió mạnh thổi
Sóng to vỗ biển rộng………….. Không có khi đoạn đứt
Biển Tàng thức thường trụ …… Gió cảnh giới nổi dậy
Lớp lớp các sóng thức ……….. Ào ạt mà chuyển mình.


Đây là tụng chung nhơn duyên của tàng thức và chuyển thức.
Biển cả dụ cho Tàng thức
Gió mạnh dụ cho cảnh giới lục trần
Sóng mòi dụ cho chuyển thức
Tàng thức làm nhơn, trần cảnh làm duyên, mà bảy thức của thân chuyển.

Các thứ sắc xanh đỏ………….. Kha, sữa và đường phèn
Vị lạt các hoa quả …………… Nhật nguyệt cùng ánh sáng
Chẳng khác, không chẳng khác…Nước biển nổi sóng mòi
Bảy thức cũng như vậy……….. Tâm cùng hòa hợp sanh
.

Xanh , đỏ thuộc về sắc trần,
kha bối thuộc về thanh trần,
sữa, đường, muối, vị lạt thuộc về vị trần
Hoa thuộc hương trần
Quả thuộc xúc trần
Năm trần này đều do nội thức hiện ra, như nhật, nguyệt cùng ánh sáng chẳng khác, chẳng phải chẳng khác.
Cũng vậy Tàng thức và chuyển thức chẳng khác, chẳng phải chẳng khác, như nước biển và sóng mòi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ví như nước biển đổi………….. Lớp lớp sóng mòi chuyển
Bảy thức cũng như vậy……….. Tâm cùng hòa hợp sanh
Là chỗ Tàng thức kia …………. Bao nhiêu các thức chuyển
Là do ý thức kia………………… Suy nghĩ nghĩa các tướng
Tướng chẳng hoại có tám…….. Vô tướng cũng vô tướng
Ví như biển sóng mòi………….. Thế là không sai biệt
Các thức tâm như thế…………. Khác cũng không thể được
.

Tàng thức ví như biển nước, chuyển thức ví như sóng mòi, từ tàng thức mà sanh, nên đồng một thể. Tàng thức và chuyển thức đều có 2 tướng: nghiệp tướng và chơn tướng. Nghiệp tướng có hoại, còn chơn tướng thì không hoại. Cho nên nói “Tướng chẳng hoại có 8”. Chỗ này mê thì thấy 8 thức có sai biệt, ngộ thì thấy toàn thể không sai biệt. Mê thì thấy nghiệp tướng của các thức, có thành có hoại, còn ngộ thì thấy chơn tướng của các thức chẳng hoại. Vì mê chơn nên sai biệt khởi, ví như con mắt nhìn lâu thấy hoa đốm, trong đó không có tướng năng, sở. (vì hoa đốm không phải từ cảnh ngoài mà hiện, hoa đốm từ con mắt tự thấy chứ không có thật, nó từ mắt nên không phải năng, không phải sở). Cho nên nói không tướng năng cũng không tướng sở.
Nước biển và sóng mòi đồng một tánh nước, các thức đồng một tánh chơn, không có sai biệt, cũng không có đồng và khác. Mê thì chạy theo tướng thức, ngộ thì thấu suốt thể vọng của các tướng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tâm tên gom góp nghiệp ……… Ý tên rộng gom góp
Các thức, thức sở thức ………….. Cảnh hiện thấy nói năm


Tàng thức, mà người ta vẫn lầm nó là tâm, thường huân tập, tích chứa các chủng tử, nên gọi là “gom góp nghiệp”.
Thức thứ bảy là ý căn, hằng xét nét, phân biệt nhơn ngã, chấp ngã, tạo nghiệp. Rộng tạo nghiệp nơn, chẳng được thanh tịnh. Nên gọi là “rộng gom góp”.
Thức thứ sáu gọi là ý thức, phân biệt năm trần quá khứ, hiện tại, vị lai.
Năm thức sau, đối cảnh hiện tiền, làm rõ năm trần. Tùy theo căn gọi tên.

Bồ Tát Đại Huệ dùng kệ hỏi Phật
Xanh đỏ các sắc tượng……………….. Chúng sanh phát các thức
Các thứ pháp như sóng……………….. Thế nào cúi xin nói.


Ngài Đại Huệ sợ rằng chúng sanh chẳng rõ trần cảnh hiện tiền là nội thức biến hiện, chẳng phải có. Bảy chuyển thức vì mê tàng thức mà sanh, chẳng phải không. Cho nên dùng sắc hiện có năng phát như xanh đỏ …., thức hiện có sở phát, như biển, sóng …..thì năng sở mỗi thứ khác, mà nói chẳng khác, chẳng phải chẳng khác, vô tướng, cũng vô tướng đó là sao ? Bởi ngài muốn Thế Tôn phát minh năng, sở đều duy thức hiện, không riêng có vậy.

Sắc, thanh v.v… do tàng thức hóa hiện nên gọi là năng phát, còn bảy thức sau xuất hiện để phân biệt : sắc, thanh v.v…, nên gọi là thức sở phát.
Tuy vậy Tàng thức và bảy thức sau như biển và sóng, cùng một thể
.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thế Tôn dùng kệ đáp rằng :
Xanh, đỏ các tạp sắc…………… Sóng mòi đều không có
Gom góp nghiệp nói tâm………. Khai ngộ các phàm phu
Nghiệp kia thảy không có……… Tự tâm sở nhiếp ly
Sở nhiếp, không sở nhiếp ……. Cùng sóng mòi kia đồng
Thọ dụng kiến lập thân………… Là hiện thức chúng sanh
Nơi kia hiện các nghiệp……….. Thí như nước, sóng mòi.


Đoạn này nói năng sở, tâm cảnh đều do thức hiện. Xanh, đỏ dụ cho tất cả sắc, thanh v.v…, sóng mòi dụ cho tất cả các thức, đều chẳng thật có. Hết thảy các nghiệp đều do tâm tạo, cho nên nói “gom góp nghiệp nói tâm” mà gom góp nghiệp là Tàng thức, hay Tàng thức chính là tâm.
Song nghiệp kia cũng không có. Tất cả chỉ là tự tâm bất giác nên vọng có cảnh sở nhiếp , giống như mắt bênh thấy hoa đốm trong hư không. Hoa đốm này không năng, không sở chẳng phải cảnh cũng chẳng phải là mắt, nó thực không có. Cảnh và Tàng thức cũng lại như thế, nên nói “tự tâm, sở nhiếp ly”.
Nếu cảnh sở nhiếp đã không thì tâm năng nhiếp cũng chẳng có. Do đó nói “sở nhiếp không sở nhiếp, cùng sóng mòi kia đồng” giống như sóng và nước cùng một thể.
Hiên tiền, căn thân và khí thế giới cũng như sóng và nước, không hai.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách