Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHỈ TƯỚNG QUẢ TƯ ĐÀ HÀM

Đại Huệ ! Thế nào là tướng quả Tư Đà Hàm ? Nghĩa là chóng soi tướng sắc tướng vọng tưởng sanh, nên kiến, tướng chẳng sanh. Vì khéo thấy tướng thiền thú, chóng đến đời này sạch mé khổ, được Niết bàn. Thế nên gọi là Tư đà hàm
.

Câu chóng soi tướng, sắc tướng vọng tưởng sanh là: Bậc nhất lai vì rõ sắc tướng sanh ra phân biệt, nên phân biệt chẳng sanh. Phân biệt này là chỉ tư hoặc , chẳng phải kiến hoặc.
Khéo thấy Thiền thú là chứng pháp thiện kiến chỗ khởi Thiền định. Kinh Đại Niết Bàn nói “ Người Tư đà hàm buộc tâm tu đạo, vì đoạn tham dục, sân si, kiêu mạn. Do buộc tâm này nên một phen qua lại rồi, tột bờ mé mà vào Niết bàn.

CHỈ TƯỚNG QUẢ A NA HÀM

Đại Huệ ! Thế nào là A na Hàm ?
Nghĩa là vì đối với sắc tướng, tánh, phi tánh quá khứ, hiện tại, vị lai sanh thấy lỗi lầm , khiến vọng tưởng chẳng sanh và vì kết đoạn, gọi là A na hàm.


A na hàm hay thấy sắc, sắc tướng ba đời khởi ra phân biệt lỗi lầm , sạch hết các phân biệt, hằng bỏ các kết. Cái phân biệt này cũng chỉ cho tư hoặc . A na hàm vào Niết bàn có bảy hạng :
1) trung vào Niết bàn, nghĩa là xả dục giới, chưa đến sắc giới, ở giữa đó vào Niết bàn. Trừ hiện tại vào Niết bàn, trung Niết bàn là lợi căn.
2) Hành vào Niết bàn. Có hai hạng :
a) - Tinh tấn không tự tại định
b) - Giải đãi có tự tại định.
Xét đây chỉ riêng kiến phần lỗi lầm , mà chẳng nói thiện lạc, sẽ chỉ cho lợi căn tinh tấn……


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHỈ TƯỚNG QUẢ A LA HÁN

Đại Huệ ! A la hán là đủ các thiền định tam muội, giải thoát, lực minh, các thứ phiền não, khổ, vọng tưởng chẳng còn, gọi là A la hán
.

A la hán tức là vô học. Do giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, năm phần pháp thân hương, được đến bờ kia, hằng đoạn nhơn sanh trong ba đời, cũng đoạn ấm thân trong tam giới. Nên nói la sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, chẳng thọ thân sau.

A LA HÁN CHẲNG ĐỒNG SIÊU GIÁC

Đại Huệ bạch Phật :”Thế Tôn ! Thế Tôn nói ba thứ A la hán. Ở đây nói đó là A la hán nào ? Thế Tôn ! là được đạo tịch tĩnh nhất thừa, là Đại Bồ tát phương tiện thị hiện A la hán hay là hóa Phật hóa ra ?”
Phật bảo Đại Huệ “Là Thanh văn được đạo nhất thừa tịch tĩnh, chẳng phải hạng khác. Khác là : Bồ tát hành hạnh Bồ tát và hóa Phật hóa ra , vì bản nguyện nên dùng phương tiện khéo léo, ở trong chúng thị hiện thọ sanh, vì muốn trang nghiêm quyến thuộc của Phật.
Đại Huệ ! Ở trong chỗ vọng tưởng thuyết pháp các thứ. Nghĩa là được quả, được thiền, thiền giả nhập thiền thì thảy xa lìa. Thị hiện được tự tâm hiện lượng, được quả tướng, nói là được quả.
Lại nữa Đại Huệ ! người muốn siêu thiền vô lượng vô sắc giới, phải lìa tướng tự tâm hiện lượng.
Đại Huệ ! Chánh định diệt thọ tưởng, vượt tự tâm hiện lượng thì chẳng phải. Vì cớ sao ? Vì còn tâm lượng
.

Trên nói A la hán, nghĩa là chỉ định tánh nhất thừa trong ba thừa, chẳng phải Bồ tát thị hiện và hóa Phật hóa ra. Bồ tát và hóa Phật là đối với chúng sanh vọng tưởng có các thứ, nói pháp là được quả, được thiền. Trọn không có năng - sở, vì chỉ tự tâm hiện lượng. Đây được quả tướng cùng định tánh chẳng đồng. vì nhiếp các người đồng sự dẫn tiến lên đại thừa. Thế nên người muốn vượt tứ thiền ở thế gian và tứ vô lượng tâm, tứ vô tưởng định, phải lìa tướng tự tâm hiện lượng. Lại về định diệt thọ tưởng xuất thế gian cũng thuộc tâm lượng. Siêu tự tâm hiện lượng, chẳng phải như vậy. Văn sau nói : nếu giác thì được giải thoát , chính là chỉ ở đây vậy. Một mặt nói được tự tâm hiện lượng, một mặt nói lìa tự tâm hiện lượng. Được tức là nghĩa giác, giác tức là lìa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ rằng :

Các tứ thiền vô lượng…………………… Vô sắc tam ma đề
Tất cả thọ tưởng diệt …………………… Tâm lượng kia không có
Quả Tu đà bàn na ……………………… Vãng lai và bất hoàn
Cùng với A la hán ………………………. Những đây tâm hoặc loạn
Thiền giả, thiền và duyên ………………. Đoạn, tri, kiến chơn đế
Đây là lượng vọng tưởng ………………. Nếu giác được giải thoát.


Thiền giả và thiền, như ở trên nói là năng nhập và sở nhập. Đã có năng sở tức có cảnh duyên của Thiền .
Đoạn là tập. Tri là tri khổ. Do biết khổ đoạn tập nên thấy chơn đế, chẳng lìa tâm lượng.
Giác là giác tự tâm hiện lượng. Giác thì chóng lìa, lìa tâm hiện lượng mới thật chứng tâm hiện lượng


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHỌN LỰA GIÁC TÂM

1) CHÁNH CHỈ QUAN SÁT TƯỚNG GIÁC

Lại nữa Đại Huệ ! Có hai thứ giác. Nghĩa là quán sát giác, vọng tưởng tướng nhiếp thọ kế trước kiến lập giác.
Đại Huệ ! Quán sát giác là , nếu giác tướng tánh tự tánh chọn lựa xa lìa bốn câu không thể được, ấy là quán sát giác.
Đại Huệ ! bốn câu kia là : một, khác, đồng, chẳng đồng. có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, Thường, vô thường. ấy gọi là bốn câu.
Đại Huệ ! lìa bốn câu này gọi là tất cả pháp.
Đại Huệ ! Bốn câu này quán sát tất cả pháp, nên phải tu học
.

Tất cả chúng sanh chẳng được tự giác thánh trí, đều do chẳng rõ các pháp trước mắt đều do duy tâm hiện ra, vọng sanh suy tính. Vừa có suy tính liền thuộc về bốn câu. Nếu hay quán sát tất cả pháp lìa bốn câu không thể được thì tự tâm vọng tưởng tùy đó mà hết, giác thể tự như.
Thế là động - tịnh, ra - vào không nương, không chủ, không có giác tri đều là chiếu liễu, không có tự - tha, chẳng cho an trí.
Nên nói nếu giác thì được giải thoát , ấy là quán sát giác nên phải tu học.
Tướng tánh tự tánh chọn lựa là: Đối thể tướng tất cả pháp, chọn lựa rành rẽ, biết cái nào hư, cái nào thật, chẳng bị cảnh trước mắt làm ngu, mới hay siêu việt chóng lìa.

Thế nào gọi là “các pháp lìa bốn câu không thể được ?” Thí dụ như chỉ có một khúc cây làm sao biết nó dài, ngắn. Nhưng có từ hai khúc cây trở lên ý thức liền phân biệt là cái dài, cái ngắn, là một hay là khác, đồng hay chẳng đồng v.v…Cho nên nói các pháp không ngoài bốn câu.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

2) CHỈ VỌNG TƯỞNG GIÁC TƯỚNG ĐỂ RÕ TỰ GIÁC THÁNH LẠC.

Đại Huệ ! Thế nào là tướng vọng tưởng nhiếp thọ kế trước kiến lập giác ?
Nghĩa là tướng vọng tưởng nhiếp thọ chấp trước, như chất cứng, ướt, nóng, động, là tướng vọng tưởng chẳng thật thuộc tứ đại chủng.
Tông, nhơn, dụ chấp trước , chẳng thật dựng lập mà dựng lập. , ấy gọi là vọng tưởng tướng nhiếp thọ kế trước kiến lập giác.
Đây là tướng của hai thứ giác. Nếu Đại Bồ tát thành tựu hai tướng giác này thì tướng nhơn pháp vô ngã được cứu cánh, khéo biết phương tiện giác vô sở hữu. Quán sát hạnh địa liền được sơ địa vào cả trăm tam muội, được sai biệt tam muội, thấy cả trăm đức Phật và cả trăm Bồ tát. Biết việc về trước và về sau cả trăm kiếp, hào quang chiếu cả trăm cõi nước, biết tướng các địa trên , đại nguyện thù thắng, thần lực tự tại, được pháp vân địavà vào vị quán đảnh, sẽ được Như Lai tự giác địa. Khéo buộc tâm nơi thập vô tận cú, làm thành thục chúng sanh, các thứ biến hóa trang nghiêm sáng suốt, được tự giác thánh lạc tam muội chánh thọ
.

Cứng, ướt, nóng, động là chỉ cho tứ đại chủng. Nghĩa là y tứ đại chủng các tướng chẳng thật, vọng, tự bám giữ, phân biệt dựng lập. Như y tướng đất lập luận rằng :
Đây là pháp thật có, lấy đó làm tông
Nhơn nói : vì cứng chắc.
Dụ nói : như kim cương.
Đây là tướng chẳng thật, phân biệt, vọng, tự bám giữ, phân biệt dựng lập. Nếu hay liễu đạt hai thứ giác tướng, biết chấp như thế là ngu phu ngoại đạo, biết như thế là ngã pháp vô sở hữu tự giác quán sát.
Thế mới biết tất cả pháp trước mắt đều do tự tâm bất giác vọng hiện. Hiện duy tự tâm không có nhơn tướng khác. Biết nó không có khác thảy do bất giác.
Trong bất giác không có tác giả. Ấy là không người
Ngoài bất giác không có nhơn khác. Ấy là không pháp.
Hai thứ vô ngã này, cứu cánh như thế.
Quán sát như thế thì phân biệt chóng dứt. Tự hay khéo biết phương tiện dùng giác tâm vô sở hữu hiểu rõ hạnh địa, liền vào sơ địa, được trăm ngàn tam muội sai biệt, mười phương ba đời vô biên cõi nước, một lúc chóng thấy, chóng nhập, bản nguyện, thần lực được tự tại vô ngại, trải qua các địa, vượt lên pháp vân địa, ở vị quán đảnh, đến cứu cánh pháp thân của Như Lai tự giác. Y thập vô tận, thiện căn khắp hiện hóa thân xoay vần dạy bảo không có cùng tận, mà chẳng rời tự giác thánh trí, an trụ cảnh giới thắng lạc.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3) CHỈ RÕ TỨ ĐẠI TẠO SẮC VÀ QUÁN SÁT GIÁC.

Lại nữa Đại Huệ ! Đại Bồ tát phải rõ tứ đại tạo sắc. Thế nào là Bồ tát hiểu rõ tứ đại tạo sắc ?
Đại Huệ ! Đại Bồ tát khởi giác thế này : Đối với chơn đế kia tứ đại chẳng sanh. Đối với kia tứ đại chẳng sanh, khởi quán sát như thế, quán sát rồi giác được danh, tướng, vọng tưởng, phân biệt là tự tâm hiện phân biệt vì tự tánh chẳng phải tánh, ấy gọi là tâm hiện vọng tưởng phân biệt. Nghĩa là nơi tam giới quán tứ đại tạo sắc kia tánh nó lìa, sạch luôn bốn câu, lìa ngã và ngã sở, trụ như thật tướng tự tướng phần đoạn, thành tựu tự tướng vô sanh
.

Đây dạy khéo nơi tứ đại tạo sắc vào quan sát giác. Tứ đại là đất, nước, gió, lửa. Tạo sắc là sắc, thanh, hương, vị, xúc. Giác chơn đế kia là giác tứ đại chơn đế. Sao gọi là tứ đại chơn đế ?
Nghĩa là tứ đại không có tự tánh, do phân biệt mà thấy có. Phân biệt khi chưa khởi thì pháp tánh thường vắng lặng . Chính danh, tướng, phân biệt ở trong tam giới đều là tướng tưởng phân biệt của tự tâm, mà pháp tánh này thường vắng lặng, chẳng do phân biệt mà có ra vào. Cho nên biết tứ đại và tứ đại tạo sắc đều thanh tịnh, không thừa.
Lìa bốn câu là lìa ngã và ngã sở, thường trụ trong pháp tự tướng như thật. Trụ trong pháp như thật dựng lập phần đoạn tự tướng. (tự tướng từng phần, từng đoạn), vô sanh pháp nhẫn liền nơi đây thành tựu


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Tứ đại chủng kia vì sao sanh tạo sắc ?
Nghĩa là do vọng tưởng thấm ướt đại chủng sanh thủy giới trong và ngoài; Vọng tưởng kham năng đại chủng sanh hỏa giới trong và ngoài; vọng tưởng phiêu động đại chủng sanh phong giới trong và ngoài; vọng tưởng cắt đứt sắc đại chủng sanh địa giới trong và ngoài. Sắc và hư không đồng, chấp trước tà đế, năm ấm nhóm họp tứ đại tạo sắc sanh.


Tứ đại chủng từ vọng tưởng mà thành, sanh tứ đại trong ngoài. Nên nói vọng tưởng thấm ướt thành thủy đại chủng sanh thủy giới trong, ngoài. Địa, hỏa, phong cũng lại như thế. Bởi mê tự tâm nên có vọng tưởng sanh khởi, chẳng phải có nhơn sanh, cũng chẳng phải không nhơn, cũng chẳng phải cái khác làm nhơn sanh. Ngoại đạo vọng chấp ngũ đại hay sanh 11 căn. Chẳng biết sắc và hư không từ vô thủy, bất giác đồng thời liền hiện.
Kinh Phật đảnh nói “Biển giác tánh lắng tròn, tròn lóng giác nguyên diệu, nguyên minh chiếu sanh sở, sở lập chiếu tánh vọng, mê vọng có hư không, y không lập thế giới, tướng lóng thành cõi nước, tri giác thành chúng sanh”. Thế mà lầm cho sắc không đều hay làm nhơn nên là tà đế.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Thức ấy vì ưa các thứ dấu vết (tướng) cảnh giới, các cõi tiếp nối. Đại Huệ ! Địa v.v… tứ đại và tạo sắc v.v…có tứ đại duyên và phi tứ đại kia duyên.
Vì cớ sao ? Nghĩa là tánh, hình, tướng,xứ phương tiện làm ra, không tánh thì đại chủng chẳng sanh. Đại Huệ ! Tánh, hình, tướng, xứ phương tiện làm ra hòa hợp sanh, chẳng phải vô hình. Thế nên tướng tứ đại tạo sắc ngoại đạo vọng tưởng chẳng phải pháp của ta
.

Tiếp trên tứ đại vọng tưởng sanh khởi, đây lại đề ra tứ sanh các cõi, đều do bất giác vọng hiện, chẳng phải tứ đại kia hay làm sanh nhơn.
Thức tức là vọng tưởng. Tứ đại đã là nội thức biến hiện, mà thức tánh này lại ưa thấy các thứ sắc tướng, lại hay nơi các cõi tiếp nối. Thế thì biết sắc tướng trong ngoài ở trong tam giới đều do thức tưởng biến. Đã do thức tưởng tiếp nối thì chẳng phải tứ đại kia hay làm nhơn sanh. Tứ đại từ vọng tưởng sanh nên nói có tứ đại duyên.Tứ đại không thể lại làm sanh nhơn nên nói phi tứ đại kia duyên. Vả lại địa v.v… mỗi thứ có tự thể, mỗi thứ có hình tướng, mỗi thứ có phương vị, phương tiện làm ra, tuy không có tự tánh mà chẳng phải không hình sắc. Hình sắc đâu thể làm nhơn cho hình sắc, huống hay làm nhơn cho vô sắc uẩn, đây là lầm to vậy. Nên nói ngoại đạo vọng tưởng chẳng phải pháp của ta


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lại nữa, Đại Huệ ! Sẽ nói tướng tự tánh các ấm.
Thế nào là tướng tự tánh các ấm ? Nghĩa là ngũ ấm. Thế nào là ngũ ? là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Bốn ấm chẳng phải sắc là thọ, tưởng, hành, thức.
Đại Huệ ! Sắc ấy, tứ đại và tạo sắc mỗi mỗi có tướng khác.
Đại Huệ ! chẳng phải không sắc có bốn, vì như hư không. Thí như hư không vượt ngoài số tướng, lìa nơi số mà vọng tưởng nói một hư không.
Đại Huệ ! như thế ấm vượt ngoài số tướng, lìa nơi số, lìa tánh và phi tánh, lìa tứ cú. Số tướng ấy, là ngu phu nói năng, chẳng phải thánh hiền
.

Lại phân biệt tự tánh năm ấm để thấy tứ đại không thể sanh ngũ ấm. Nghĩa là sắc ấm từ tứ đại sanh, do sắc tạo ra, vẫn có số bốn (bốn câu), mỗi thứ đều có tướng khác. Đến vô sắc ấm không có số bốn, ví như hư không. Hư không kia lìa nơi số tướng, cũng không có danh từ hư không, do vọng phân biệt cho là một hư không. Các ấm cũng vậy, lìa các số tướng, lìa bốn câu có-không , nên nói tứ đại hay sanh đó vẫn là ngoại đạo tà kiến. Tức họ cho rằng sắc, thọ, tưởng, hành, thức thật có tướng có thể được. Cũng là lời nói vọng chấp của ngu phu , chẳng phải chư thánh.
Xét ở đây phân biệt tự tánh ngũ ấm, tuy thấy tứ đại không thể sanh ngũ ấm, nhưng cũng chỉ thẳng ngũ ấm lìa các tướng, lìa có-không tứ cú, ngay đó vô sanh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! bậc thánh thấy các thứ sắc tượng như huyễn, lìa lâp bày, khác chẳng khác, lại như mộng, như bóng, thân sĩ phu, vì lìa khác và chẳng khác.
Đại Huệ ! Chỗ tiến đến của thánh trí đồng ấm vọng tưởng hiện, ấy gọi là tướng tự tánh của các ấm. Các ông phải nên trừ diệt, diệt rồi nói pháp tịch tĩnh, đoạn tất cả kiến chấp của ngoại đạo về cõi Phật.
Đại Huệ ! Khi nói tịch tĩnh, thấy pháp vô ngã, được thanh tịnh và vào bất đông địa (Bát địa Bồ tát). Vào bất động địa rồi được vô lượng tam muội và được như ý sanh thân, lại được như huyễn tam muội, thông đạt cứu cánh, thần lực tam minh tự tại, cứu hộ lợi ích tất cả chúng sanh, ví như quả đất là chỗ nuôi chúng sanh. Đại Bồ tát khắp giúp ích chúng sinh cũng lại như thế
.

Năm ấm như huyễn, lìa khác- chẳng khác , giác ngộ tự tướng như thật, ấy gọi là chỗ đến của thánh trí . Chẳng giác tự tướng, vọng có phân biệt, ấy gọi là vọng tưởng. Cũng do năm ấm này mà mê, giác phân chia. Nên nói chỗ đến của thánh trí đồng vọng tưởng hiện. Phật bảo ông Kiều Trần Như rằng
“Sắc là vô thường, nhơn diệt sắc ấy, nhận được sắc giải thoát thường trụ.
“Thọ, tưởng, hành, thức cũng là vô thường, nhơn diệt thức ấy, nhận được thức giải thoát thường trụ.
“Sắc tức là khổ, nhơn diệt sắc khổ ấy, nhận được sắc giải thoát an lạc.
“Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.
“Sắc tức là không, nhơn diệt sắc không ấy nhận được sắc giải thoát bất không.
“Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.
“Sắc là vô ngã, nhơn diệt sắc ấy, nhận được sắc giải thoát chơn ngã.
“Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.
Cho nên biết ở đây phải trừ diệt đó, tức là diệt năm ấm vô thường, khổ không, vô ngã này . Diệt rồi nói đó, tức là nói năm ấm giải thoát thường trụ, giải thoát an lạc, giải thoát bất không, giải thoát chơn ngã này. Nên nói pháp tịch tĩnh vậy.
Phàm phu ngoại đạo tức sắc cho là ngã, ở trong pháp vô thường, vô ngã, vô tịnh, vô lạc mà vọng thấy thường, lạc, ngã, tịnh. Kẻ ngu cho là lìa sắc có ngã, vì đối trị phàm phu ngoại đạo, lại ở trong pháp thường, lạc, ngã, tịnh vọng thấy vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh, đều là vọng tưởng. Diệt sự vọng tưởng này, lìa sự lập bầy khác- chẳng khác bốn câu, ngay đó được tịch tĩnh Thấy pháp vô ngã thanh tịnh không còn thừa, tức vào đệ bát bất động địa. Thành tựu vô lượng tam muội, được như ý sanh thân, lục thông như huyễn tự tại vô ngại, ví như quả đất nuôi khắp quần sanh. Bởi từ bất giác khởi lên vọng có phân biệt, tức là hoặc loạn. Giác chỗ khởi phân biệt thảy do tự tâm, tất cả hoặc loạn như huyễn, như mộng, vốn tự như như, tức cái phân biệt này thành diệu quán. Nên nói phàm phu thấy hai, người trí liễu đạt tánh nó không hai.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

4) CHỈ KIẾN LẬP NIẾT BÀN

RIÊNG BÀY NIẾT BÀN CỦA NGOẠI ĐẠO, NHỊ THỪA ĐỂ HIỂN NIẾT BÀN CỦA NHƯ LAI.

Lại nữa Đại Huệ ! Các ngoại đạo có bốn thứ Niết bàn.
Thế nào là bốn ? Nghĩa là:
- tánh tự tánh phi tánh Niết bàn.
- Chủng chủng tướng tánh phi tánh Niết bàn.
- Tự tướng tự tánh phi tánh giác Niết bàn.
- Chư ấm tự cộng tướng tương tục lưu trú đoạn Niết bàn.


Ấy gọi là bốn thứ Niết bàn của các ngoại đạo, chẳng phải pháp của ta nói.
Đại Huệ ! Ta nói ra đó, là thức vọng tưởng diệt gọi là Niết bàn.

Trước liệt bốn thứ Niết bàn để bài xích tà nhơn, tà quả. Nhiên hậu đề ra Niết bàn trong chánh pháp. .
- Tánh tự tánh phi tánh Niết bàn là :Một số luận sư lầm cho là Minh đế. Từ minh sanh giác, từ giác sanh ngã tâm, cứu cánh trở về Minh đế.
- Chủng chủng tướng tánh phi tánh Niết bàn là: Minh luận sư chấp : đại (chủng), phạm (Thiên), Thời (gian), phương (không gian), bản tế ( tánh mình), hư không, ngã. Bảy pháp này là thường trụ, hay sanh tất cả pháp. Tất cả pháp thảy trở về thường trụ.
- Tự tướng tự tánh phi tánh giác Niết bàn là : Thuân thế sự, chấp tất cả pháp: sắc, tâm v.v… đều do tứ đại cực vi làm nhơn, trong tứ đại có cái rất tinh linh hay duyên là giác thể, dùng làm tâm pháp. Tất cả hữu tình, vô tình tự tướng tự tánh đều có cực vi giác thể, nên nói chấp tất cả giác lấy làm Niết bàn.
- Chư ấm tự cộng tướng tương tục lưu trú đoạn Niết bàn là : Tương tục lưu trú tức là hành ấm. Hành ấm khi diệt nó lặng lẽ chẳng dao động, chẳng phải là thật tịch diệt , như dòng nước thác, trông như lặng lẽ, nên nói “Lặng vào hợp lặng, trở về bờ mé của thức”.

Nhị thừa chẳng biết tự tâm hiện ra nơi tương tục diệt, khởi tưởng Niết bàn, thảy đều chẳng lìa thức.
Niết bàn của Như Lai là vọng tưởng thức diệt, tức là diệt thức phân biệt. Thức phân biệt này từ mê tự tâm bất giác mà khởi. Giác tự tâm hiện ra thì phân biệt chẳng sanh. Đây tức là Niết bàn. Tự giác là nhơn, thức diệt là quả. Ở đây nơi thức diệt là lấy quả để rõ nhơn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

5) CHỈ VỌNG TƯỞNG THỨC DIỆT TỨC LÀ NIẾT BÀN

Đại Huệ bạch Phật : Thế Tôn ! chẳng dựng lập tám thức sao ?
Phật bảo : Dựng lập.
Đại Huệ bạch Phật: Nếu dựng lập tại sao lìa ý thức, chẳng phải lìa thất thức ?
Phật bảo Đại Huệ : Vì kia (thức 6 và 8) làm nhơn, và kia phan duyên, thất thức chẳng sanh. Ý thức là chấp trước cảnh giới phần đoạn sanh tập khí nuôi lớn nơi tàng thức. Ý (thức 7) đồng chấp trước ngã, ngã sở, suy tư nhơn duyên sanh, chẳng hoại thân tướng của tàng thức, nhơn phan duyên cảnh giới tự tâm hiện ra rồi chấp trước, nhóm tâm liền sanh, lần lượt làm nhơn nhau, thí như biển và sóng, ngọn gió cảnh giới của tự tâm hiện ra, hoặc sanh hoặc diệt cũng như thế. Thế nên ý thức diệt thì thất thức cũng diệt
.

Như Lai đã đáp dựng lập tám thứ thức, mà Đại Huệ riêng nghi chẳng lìa thức thứ bảy ấy, là do mê Như Lai tàng toàn thể là thức. Toàn thức tức tàng, nên thức thứ tám không thể lìa. Song thức thứ tám vọng khởi kiến phần thành cái chấp ngã của thức thứ bảy, nghi nên đoạn trừ. Không biết rằng thức thứ sáu và thức thứ tám làm nhơn, mà thức thứ sáu và thức thứ tám cũng làm duyên, thức thứ bảy y đó khởi, không có tự thể tánh, để hiển bày ý thức là lỗi. Từ đây về sau phát minh hai nghĩa nhơn duyên, để chứng thành thức thứ bảy chẳng sanh, nên ý thức phải diệt. Ý thức góp cảnh giới ngoại trần vọng có phân biệt, dẫn phát tập khí, thêm mê tàng thức. Do đó ý thức và thức thứ bảy đồng thời chung khởi chấp ngã, ngã sở, suy tư nhơn duyên tương tục mà sanh, song thức thứ bảy cùng tàng thức đồng một Như Lai tàng chẳng hoại chơn tướng, mê chơn mà khởi không có hai thể.
Đây nói rõ thức thứ sáu và thức thứ tám làm nhơn, nên thức thứ bảy y đó mà khởi, không có tự thể tánh. Tàng thức làm nhơn hiện ra sáu trần, cảnh giới của tự tâm. Thức thứ sáu do đấy phan duyên chấp trước khởi nhóm thức thứ tám. Đây nói rõ thức thứ sáu cùng thức thứ tám làm duyên, thức thứ bảy ý đó mà khởi, không có tự thể tánh. Nhơn duyên lần lượt lỗi tại ý thức. Như biển tâm , sóng ý, do thức thứ sáu duyên cảnh giới tự tâm hiện ra làm gió thổi, mà có sanh diệt. Thức thứ sáu nếu diệt thì tâm(8), ý (7) tự dừng. Như biển cả không gió thì cảnh tượng đây được rỗng sáng vậy. Song thảy do mê tự tâm lượng nên kiến phần, tướng phần theo đó mà sanh. Kiến chấp là do ý duyên tướng sanh thức. Nếu giác tự tâm hiện lượng thì đối tất cả cảnh giới phân biệt chẳng sanh, kiến chấp theo đó liền hết, Như Lai tàng tâm liền đó tròn lặng. Song ở đây không nói giác tự tâm hiện lượng là Niết bàn, vì Phật tánh là nhơn, Niết bàn là quả. Nhơn ấy chẳng phải quả, gọi là Phật tánh. , quả ấy chẳng phải nhơn, gọi là Niết bàn. Nay dùng quả để nói nên nói thức diệt.


Tàng thức là biển tâm, ý thức là gió. Gió thức phân biệt thổi vào biển tâm làm khởi lên kiến phần tức là dậy lên con sóng ngã chấp, gọi là ý căn .
Nếu Gió ngừng thì sóng lặng. ý không phân biệt thì kiến phần không khởi. Năng sở đều tiêu, ngã chấp không còn, mặt biển tâm toàn hiện, soi hết thảy pháp giới.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách