Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Đệ nhất nghĩa thường bất tư nghì của ta , đệ nhất nghĩa nhơn tướng thành, lìa tánh phi tánh, được tự giác tướng, nên có tướng. Đệ nhất nghĩa trí nhơn, nên có nhơn. Vì lìa tánh phi tánh, thí như vô tác hư không, niết bàn, diệt tận, nên thường.
Như thế, Đại Huệ ! chẳng đồng với luận thường bất tư nghì của ngoại đạo.
Như thế, Đại Huệ ! thường bất tư nghì này chư Như Lai tự giác thánh trí nhận được. Như thế nên thường bất tư nghì tự giác thánh trí nhận được, nên phải tu học
.

Đây là hiển bày đệ nhất nghĩa nhơn tướng để thấy khác với ngoại đạo.
Lìa tánh phi tánh là : lìa tướng có-không.
Được tự giác tướng : tự giác là bản giác, tướng là thể tướng. (nhận được thể tướng).
Cho nên có tướng là : bản giác này thực có thể tướng, chẳng phải hư vọng.
Đệ nhất nghĩa trí là : Trí thủy giác
Do bản giác có thủy giác, do thủy giác biết bản giác. Bản giác và thủy giác hiệp làm một, che trùm, tương ưng, lấy đó làm nhơn, là đệ nhất nghĩa trí nhơn, lìa tất cả lỗi có-không…Như ba thứ vô vi là pháp chơn tịch diệt, không có hý luận, nên lấy đó làm thí dụ.
Thường bất tư nghì này chẳng đồng với ngoại đạo. Chư Như Lai tự giác thánh trí nhận được nên phải tu học.

Lại nữa, Đại Huệ ! Thường bất tư nghì của ngoại đạo là vô thường tánh, vì dị tướng nhơn, chẳng phải sức tự tác nhơn tướng, nên thường.
Lại nữa, Đại Huệ ! Thường bất tư nghị của ngoại đạo, đối sở tác tánh phi tánh vô thường, thấy rồi suy nghĩ chấp là thường
.

Thường bất tư nghì của ngoại đạo là vọng tưởng chấp. Nghĩa là thường bất tư nghì của ngoại đạo là vô thường dị tướng mà chấp là thường, chẳng phải có tự tánh nói là thường.
Sao nói vô thường dị tướng chấp là thường ? Bởi vì ngoại đạo thấy tất cả việc làm ra đều thuộc hai tướng có-không vô thường rồi, liền nơi đây tạo cảnh giới bất tư nghì, suy nghĩ chấp là thường. Đây là vọng tưởng nhơn, chẳng phải chơn nhơn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Ta cũng dùng nhơn duyên như thế, việc làm ra tánh phi tánh vô thường, thấy rồi tự giác cảnh giới thánh , nói kia thường, không nhơn.
Đại Huệ ! Nếu các ngoại đạo nhơn tướng thành thường bất tư nghì, nhơn tự tướng là tánh phi tánh đồng với sừng thỏ. Thường bất tư nghì này chỉ là ngôn thuyết vọng tưởng. Các bọn ngoại đạo có lỗi như thế. Vì cớ sao ? Vì chỉ có ngôn thuyết vọng tưởng đồng với sừng thỏ, tự nhơn tướng chẳng có phần.


Như Lai, đối với việc làm ra hai tướng có-không thấy vô thường rồi, nhưng chẳng ở nơi đây khởi chấp thường bất tư nghì. Vì có tự giác cảnh giới thánh, vượt ngoài suy nghĩ và ngôn thuyết, nên nói kia thường vô nhơn.
Ngoại đạo chấp thường tự tướng chẳng thật, đồng với sừng thỏ, chỉ có ngôn thuyết, nên nói tự nhơn tướng chẳng có phần. Nghĩa là Như Lai tự giác nhơn tướng, chẳng phải họ có phần.

Đại Huệ ! thường bất tư nghì của ta vì nhơn tự giác được tướng, lìa tánh sở tác và phi tánh nên thường. Chẳng phải ngoại đạo tánh phi tánh vô thường, suy nghĩ chấp là thường.
Đại Huệ ! Nếu ngoại đạo tánh phi tánh vô thường mà suy nghĩ chấp là thường, họ không biết được tướng thường bất tư nghì tự nhơn. Họ cùng cảnh giới tự giác thánh trí cách xa nhau nên không ưng nói
.

Đây lại nói rõ Như Lai thường bất tư nghì do tự giác thánh trí làm nhơn , chẳng phải việc làm ra bên ngoài có hai tướng có-không, vô thường chấp thường làm nhơn.
Ngoại đạo chẳng biết nhơn tướng tự giác, nên chẳng ngay nơi tướng tự giác ở trong tự chứng nhận, mà chấp trước nhơn bên ngoài . Đây là lý do cách nhau rất xa.

(trg 2)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

BIỆN NHỊ THỪA BỎ VỌNG CẦU CHƠN

Lại nữa, Đại Huệ ! các Thanh văn sợ sanh tử vọng tưởng khổ mà cầu Niết Bàn. Chẳng biết sanh tử, Niết Bàn sai biệt tất cả tánh, vọng tưởng phi tánh. Sau rồi cảnh giới các căn thôi dứt , khởi tưởng Niết Bàn. Chẳng phải nơi tự giác thánh trí thú, tàng thức chuyển. Thế nên phàm ngu nói có ba thừa, nói tâm lượng, thú hướng không thật có.
Thế nên Đại Huệ ! Kia chẳng biết quá jhuws, vị lai, hiện tại đều là cảnh giới tự tâm hiện của chư Như Lai, chấp trước cảnh giới ngoài tâm hiện, vòng sanh tử thường xoay.


Đây do Thanh văn chấp có Niết Bàn để rõ những cái thấy ngoài tâm đều là vọng tưởng. Thanh văn sợ sanh tử, vọng tưởng mà cầu Niết Bàn, chẳng biết sanh tử, Niết Bàn tánh nó không hai. Thấy có sai biệt, đều là vọng tưởng chấp chẳng phải thật tánh. Nghĩa là rõ tam giới sanh nhơn, căn cảnh vị lai thôi dứt , khởi tưởng Niết Bàn. Chẳng phải chứng đến chỗ tự giác thánh trí, chuyển tàng thức làm Niết Bàn. Đây là phàm ngu chỉ nói ba thừa mà chẳng nói duy tâm tịch diệt. Chẳng biết quá khứ, vị lai, hiện tại đều là Như Lai tự tâm hiện ra, cho là có cảnh giới ngoài tâm, vọng sanh thủ xả, vẫn thuộc luân chuyển sanh tử.

Lại nữa Đại Huệ ! Tất cả pháp chẳng sanh là quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật nói ra. Vì cớ sao ? vì tự tâm hiện tánh phi tánh, lìa hữu phi hữu mà sanh.
Đại Huệ ! Tất cả tánh chẳng sanh, tất cả pháp như sừng thỏ , ngựa v.v… vì phàm phu ngu si chẳng giác tự tánh vọng tưởng nên vọng tưởng.
Đại Huệ ! Tất cả pháp chẳng sanh, cảnh giới tự giác thánh trí thú, tất cả tánh tự tánh tướng chẳng sanh. Chẳng phải hai cảnh giới của ngu phu kia tự tánh thân tài dựng lập thú tự tánh tướng.
Đại Huệ ! tàng thức tướng năng nhiếp, sở nhiếp chuyển. Ngu phu rơi vào hai kiến chấp sanh, trụ, diệt hy vọng tất cả tánh sanh, hữu và phi hữu vọng tưởng sanh, chẳng phải thánh hiền…
Đại Huệ ! đối với kia nên phải tu học
.

Lại nêu lên tất cả pháp vô sanh để chỉ bày yếu chỉ tự giác cùng tột. Đây là ba đời chư Phật nói ra. Pháp do tâm hiện nên pháp không có tự tánh. Pháp không tự tánh thì không rơi vào có-không. Chẳng rơi vào có – không thì sanh tánh trước mắt ví như sừng thỏ. Theo vọng tưởng nên tất cả tánh có. Nếu theo tự giác thì tất cả pháp không.
Y nơi căn thân và khí giới mà khởi hy vọng năng-sở, hữu-vô, đều là ngu phu chấp, chẳng phải thánh hiền. Mới biết theo tàng thức trôi lăn thì có-không trong mộng rõ ràng. Đạt cảnh giới thánh trí thì năng-sở trong gương liền không. Cởi bỏ quần mê nơi tự giác, hôi muôn pháp về nơi tự tâm. Cho nên hay lìa được tự tánh lông rùa, dứt sanh nhơn của sừng thỏ. Đây là chỗ phàm thánh phân chia, do giác, mê mà khu biệt.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHỈ RA CHỦNG TÁNH VONG TƯỞNG TRÍ, NHƯ SAI BIỆT

Lại nữa Đại Huệ ! có năm vô gián chủng tánh. Thế nào là năm ? Là :
- Thanh văn thừa vô gián chủng tánh
- Duyên giác thừa vô gián chủng tánh
- Như Lai thừa vô gián chủng tánh
- Bất định chủng tánh
- Các biệt chủng tánh

Dựng lập chủng tánh để làm rõ chỗ sai biệt của thánh trí, đều có thể chuyển làm cứu cánh. Vô gián là pháp tánh không gián đoạn, mà chủng tử và hiện hạnh mỗi loại có khác. Do chủng tử từ vô thủy huân tập cùng hiện hạnh mà tạo thành chủng tử. Chủng tử là chủng loại, có đồng, có biệt. Tánh là tánh y nơi chủng mà trụ, nên nói “Tập dữ tánh thành”. Năm chủng tuy khác mà đồng một pháp tánh. Kinh Niết Bàn nói “Xiền đề đều có Phật tánh, nếu hay phát lòng tin thì không gọi xiển đề”.

Thế nào là Thanh văn thừa vô gián chủng tánh ?
Nếu khi nghe nói được ấm, giới, nhập tự tướng, công tướng đoạn liền biết, toàn thân lông dựng lên, an ổn vui mừng và ưa tu tướng trí, chẳng tu tướng duyên khởi phát ngộ, ấy gọi là Thanh văn thừa vô gián chủng tánh.
Thanh văn vô gian thấy đệ bát địa , khởi phiền não đã dứt, còn tập phiền não chưa dứt, không qua khỏi được bất tư nghì biến dịch tử, đã qua phần đoạn tử. Khi ấy như sư tử rống, nói “Ta sanh đã hết, phạm hạnh đã xong, chẳng thọ thân sau, biết như thật, tu tập nhơn vô ngã, cho đến được giác, nhập Niết Bàn”.


- Đoạn liền biết , là đoạn ấm- giới- nhập tự tướng, cộng tướng liền được chứng biết.
- Ưa tu tập tướng trí là nơi tướng thế gian tu trí giải thoát, nơi tướng xuất thế gian tu trí thiền định .
- Duyên khởi phát ngộ là quán duyên khởi vô sanh mà ngộ.
- Vô gián Thanh văn thấy đệ bát địa : Kinh Hoa Nghiêm nói “Bát địa chứng ngã không chơn như chẳng khởi diệt định, mười phương Như Lai đồng âm khuyến phát, bảo : Tam muội của ông nhị thừa cũng được “. Cho nên vô gián Thanh Văn thấy chỗ chứng của mình đồng với bát địa vậy.
- Khởi phiền não là hiện hạnh. Tập phiền não là chủng tử. Nhị thừa đoạn hiện hạnh mà chẳng đoạn chủng tử. Qua phần đoạn tử mà chưa qua biến dịch tử.
- Nhơn vô ngã là nhơn tướng của nhị thừa, nhập Niết bàn là quả tướng của nhị thừa.
(3)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! các biệt vô gián là : ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng trưởng dưỡng sĩ phu. Các chúng sanh kia khởi giác như thế, cầu vào Niết Bàn. Lại có ngoại đạo khác nói thay do tác giả, thấy tất cả tánh rồi, nói đây là vào Niết Bàn. Khởi giác như thế, đối với pháp vô ngã, họ vô phần, họ không có giải thoát.
Đại Huệ ! Đây là chư Thanh văn thừa vô gián ngoại đạo chủng tánh, chẳng xuất mà tưởng là xuất. Vì cuyển ác kiến co những người này nên phải tu học.


- Các biệt này, ở sau nói là Nhất xiển đề. Hiểu biết ngã, nhơn, thọ mạng v.v…là nhận tướng ngã trong năm uẩn.
- Tác giả: Riêng có tác giả làm sanh nhơn, tức là dị nhơn.
Ngoại đạo này chẳng biết duy tâm, vọng cho có cảnh bị biết. Phàm ngoài tâm mà thấy có Niết Bàn thì cùng chánh pháp xa nhau, đều gọi là xiển đề, đối với pháp vô ngã họ không có phần.
- Thế nên biết Thanh văn và ngoại đạo đều chẳng phải giải thoát, mà khởi tưởng giải thoát. Cho nên nói chẳng xuất mà tưởng là xuất. Cần chuyển tà kiến kia, nên tu học.

Đại Huệ ! Duyên giác thừa vô gián chủng tánh, nếu nghe nói mỗi cái duyên khác vô gián, toàn thân lông dựng lên, rơi lệ dầm dề, duyên chẳng gần nhau, có chỗ chẳng chấp các thứ tự thân , các thứ thần thông, hoặc ly hoặc hiệp, các thứ biến hóa. Khi nghe nói lời ấy, tâm họ tùy nhập. Nếu biết họ là Duyên giác thừa vô gian chủng tánh rồi, tùy thuận vì họ nói duyên giác thừa. Ấy gọi là tướng Duyên giác thừa vô gián chủng tánh.

Duyên giác quán 12 nhơn duyên mà được đạo. Mười hai nhân duyên ba đời xoay quanh, nên nói vô gián. Duyên chẳng gần nhau, có cỗ chẳng chấp, đây là nói họ tin chắc rất thâm thiết. Duyên giác độ sanh phần nhiều dùng sức thần thông, chẳng dùng lời nói. Đây là đối trị cảnh giới chúng sinh, mà chẳng phải chính là cảnh giới chúng sinh, lấy làm cảnh giới bất tư nghì, đó là lý do cùng đại thừa sai biệt.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Như Lai thừa vô gián chủng tánh kia có bốn thứ :
1) Tự tánh pháp vô gián chủng tánh
2) Ly tự tánh pháp vô gián chủng tánh
3) Đắc tự giác tánh vô gián chủng tánh
4) Ngoại sát thù thắng vô gián chủng tánh
Đại Huệ ! Nếu người nghe bốn việc này, khi nói mỗi thứ, và khi nói tự tâm hiện thân tài kiến lập cảnh giới bất tư nghì, tâm không kinh sợ, ấy gọi là tướng Như Lai thừa vô gián chủng tánh
.

- Tự tánh pháp là pháp thân Như Lai
- Ly tự tánh pháp là giải thoát Như Lai
- Tự giác tánh là Bát nhã trí Như Lai
- Ngoại sát thù thắng là hóa thân Như Lai. Có đại hóa và tùy loại hóa, mỗi thứ có hiện cõi nước .
Như Lai tự giác thánh trí chứng được, thấy tự tâm hiện ra tất cả chúng sanh, thế giới, lìa ngôn ngữ và suy nghĩ, bất khả tư nghì. Nghe lời này mà chẳng kinh sợ thì biết người ấy là pháp khí đại thừa.

Đại Huệ ! bất định chủng tánh là khi nói ba chủng tánh kia , tùy nghe nói mà vào, tùy kia mà thành.
Đại Huệ ! Đây là sơ trụ địa, là chủng tánh kiến lập, vì tiến lên vào vô sở hữu địa, tạo ra kiến lập ấy. Kia tự giác tàng, tự phiền não tập sạch, thấy pháp vô ngã, được trụ tam muội ưa trụ Thanh văn, sẽ được thân tối thắng Như Lai


Bất định là trước kia không có chủng tập các thừa, cho nên hay tùy nói mà vào. Nói chủng tánh sai biệt vốn vì người mới vào Bồ tát địa, khuyên họ tiến lên cứu cánh, chẳng để họ rơi vào quyền tiểu, mà lại khuyến dụ quyền tiểu phát tâm đại thừa. Chẳng phải bảo chủng tánh quyết không thể dời đổi vậy.
Tàng tức là tàng thức, nghĩa là hay chứng biết thức thứ tám là Như Lai tàng thì khi phiền não tập kia được sạch, tự nhiên thấy được pháp vô ngã, tuy ưa trụ tam muội của Thanh văn, đều có thể được thân tối thắng của Như Lai.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ :

Quả Tu đà bàn na .................................... Vãng lai và bất hoàn
Đến được A La Hán .................................. Ấy thảy tâm hoặc loạn


- Tu đà bàn na dịch là nhập lưu, là sơ quả mới vào dòng thánh.
- Vãng lai là nhị quả, tư hoặc chưa hết, lại phải một phen qua cõi trời, một lần trở lại nhơn gian mới vào Niết Bàn.
- Bất hoàn là tam quả, chín phẩm tư hoặc đã hết, chẳng trở lại dục giới.
- A La Hán dịch là vô học, là quả thứ tư, bốn trí đã tròn không còn pháp gì phải học.
Những vị này đều sợ sanh tử khổ mà cầu Niết Bàn, ái tập cưa hết nên nói là hoặc loạn.

Tam thừa và nhất thừa ................................. Phi thừa ta đã nói
Ngu phu ít trí huệ ..................................... Chư Thánh xa lìa tịch


Tam thừa à Thanh văn, Duyên giác, bất định. Nhất thừa là Như Lai thừa. Phi thừa là các biệt, thảy vì ngu phu ít trí. Chư Thánh lìa tịch, muốn kia chóng xả sai biệt vậy.

Pháp môn đệ nhất nghĩa....................................Xa lìa nơi nhị giáo
Trụ nơi vô sở hữu ........................................Sao dựng lập ba thừa
.

Pháp Đệ nhất nghĩa, duy một chơn thật, không có hai và ba. Tức nơi tự tánh không sự, nên nói trụ nơi vô sở hữu.

Chư thiền, vô lượng thảy.............................. Vô sắc, tam ma đề
Thọ, tưởng đều tịch diệt ..................Cũng không có tâm lượng


- Chư thiền là tứ thiền.
- Vô lượng là tứ vô lượng tâm
- Vô sắc là vô sắc định
- Tam ma đề là đẳng trì tam muội
- Diệt thọ tưởng là vô tưởng cùng diệt tận định.
Đây riêng bày duy tâm, nên nói tất cả đều không.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

E – CHỈ VỌNG TƯỞNG, TRÍ, NHƯ BÌNH ĐẲNG ĐỂ HIỂN BÀY XIỂN ĐỀ PHẬT TÁNH CHẲNG ĐOẠN.

Đại Huệ ! Nhất xiển đề kia, phi nhất xiển đề, thế gian giải thoát ai chuyển ? Đại Huệ ! Nhất xiển đề có hai thứ :
1) Bỏ tất cả thiện căn và nơi vô thủy chúng sinh phát nguyện.
Thế nào là bỏ tất cả thiện căn ? Nghĩa là chê bai Bồ Tát Tạng, và nói lời ác “Đây không phải nói theo kinh điển”, vì bỏ tất cả thiện căn nên không được vào Niết Bàn
.

- Xiển đề này tức là các biệt chủng tánh ở trước. Nói xiển đề mà kèm nói nói Bồ tát phương tiện, là khiến biết Bồ tát thương xót chúng sanh tùy loại mà hiện để nhiếp hóa người đồng sự
- Thế gian giải thoát ai chuyển là không có Niết bàn. Đây là chỉ chung cho hai thứ, căn cứ theo duy tâm mà nói, nên đều có thể nói “phi nhất xiển đề”. Nếu phân biệt hai thứ thỉ bỏ tất cả thiện căn, là không tin tự tâm.
- Chê bai Bồ Tát Tạng là trái với thành Niết bàn.
- Thương xót chúng sanh phát nguyện chẳng nhập là vì thâm đạt tự tâm chớ không phải không tánh Niết bàn. Chẳng khá nói lẫn lộn.

2) Bồ tát vì tự nguyện phương tiện xưa chẳng phải vào Niết Bàn, vì tất cả chúng sinh mà vào Niết bàn.
Đại Huệ ! Kia vào Niết bàn, ấy gọi là chẳng vào pháp tướng Niết bàn. Đây cũng là đến cõi nhất xiển đề.


Đấy là thương xót chúng sinh chẳng vào Niết bàn, vì tự nguyện phương tiện. Chẳng phải chẳng vào Niết bàn là thấy chúng sinh đã vào Niết bàn, vì không giác biết luống chịu luân chuyển. Vì thương xót họ mà chẳng khởi chứng, ấy cũng đến cõi nhất xiển đề.

( có 2 loại nhất xiển đề:
Một là vì đoạn tất cả thiện căn, chê bai đại thừa, nói rằng không phải kinh điển Phật dạy.
Hai là vì thương xót chúng sinh, chẳng chịu khởi chứng để vào Niết bàn. Vì nguyện xưa “Tất cả chúng sinh vào Niết bàn, mới vào Niết bàn”.)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ bạch Phật :
Thế Tôn ! trong đây vì sao cứu cánh chẳng vào Niết Bàn ?
Phật bảo Đại Huệ :
Bồ tát nhất xiển đề biết tất cả pháp xưa nay đã vào Niết bàn, cứu cánh chẳng vào Niết bàn, mà chẳng phải như nhất xiển đề bỏ tất cả thiện căn.
Đạ Huệ ! nhất xiển đề bỏ tất cả thiện căn, lại nhờ thần lực Như Lai có khi sanh thiện căn. Vì cớ sao ? Vì Như Lai chẳng bỏ tất cả chúng sanh. Vì lẽ đó, Bồ tát nhất xiển đề chẳng vào Niết bàn
.

- Tất cả pháp xưa nay đã Niết bàn, cứu cánh chẳng vào Niết bàn là : Các pháp như như, không có tướng mình, tướng người, không có tướng ngôn thuyết.
- Chứng tự giác thánh thú là : thấy tự tâm hiện ra thân tài kiến lập, thảy là cảnh giới bất khả tư nghì. Nhưng cảnh giới này mỗi người đầy đủ. Chỉ do bất giác không thể chứng biết, bèn thành thế đế lưu bố . Cho nên nhất xiển đề bỏ tất cả thiện căn, nhưng do thần lực của Như Lai, có khi thiện căn sanh. Đây tuy là bản nguyện của Như Lai, cũng do Phật tánh chẳng dứt, trong ngoài huân phát, thực có nhơn duyên. Bồ tát xiển đề do đó chẳng vào Niết bàn

(7)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nói về ba tự tánh
Lại nữa Đại Huệ ! Đại Bồ tát phải rành về ba tự tánh.
Thế nào là ba tự tánh ?
Là vọng tưởng tự tánh, duyên khởi tự tánh, viên thành tự tánh
.

Tự tánh cũng gọi là thể tánh. Khéo biết ba thứ thể tánh, liền hay từ duyên khởi đạt được biến kế, trở về viên thành chỉ một sát na.

Đại Huệ ! vọng tưởng tự tánh từ tướng sanh
Đại Huệ bạch Phật :
Thế Tôn ! tại sao vọng tưởng tự tánh từ tướng sanh ?
Phật bảo Đại Huệ :
Tướng duyên khởi tự tánh sự tướng, tướng hành hiển hiện sự tướng, chấp trước có hai thứ vọng tưởng tự tánh. Như Lai ứng cúng đẳng chánh giác kiến lập: Danh tướng chấp trước tướng, sự tướng chấp trước tướng.
- Danh tướng chấp trước tướng là nói chấp trước các pháp trong ngoài.
- Sự tướng chấp trước tướng là, kia chấp trước tự tướng cộng tướng, trong ngoài như thế.
Ấy gọi là hai thứ tướng vọng tưởng tự tánh. Hoặc y, hoặc duyên sanh, ấy là duyên khởi
.

Vọng tưởng tự tánh từ tướng sanh. Tướng này là hai thứ tướng duyên khởi, tức là danh tướng của năm pháp. Tự tánh sự là danh, hành hiển sự là tướng. Như nhơn bình được tên “bình”, nhơn trong bình trống chứa nước được tướng cái bình. Do đây khởi chấp trước tên bình, tướng bình, là hai thứ vọng tưởng. Ấy gọi là hai thứ vọng tưởng tự tánh tướng.
Pháp trong ngoài tức là trong uẩn và ngoài uẩn tất cả các căn trần, nên nói chấp danh.
Pháp tự tướng cộng tướng trong ngoài, gọi là chấp tướng. Đâu biết chấp trước chưa sanh, danh tướng do ai lập ?
Suy ra, hai tướng duyên khởi không nhơn , ngộ tự tánh vọng tưởng là do chấp, thì đạt được như như. Thành tựu trí viên thành nào đợi gì khác.

(do duyên khởi, chấp trước
- tự tánh sự là danh
- hành hiển sự là tướng
là hai thứ vọng tưởng
)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thế nào là thành tự tánh ?
Nghĩa là lìa vọng tưởng, danh tướng, và sự tướng, thánh trí đã được và tự giác thánh trí thú cảnh giới sở hành. Ấy gọi là thành tự tánh Như Lai tàng tâm.


Đây nói về thành tự tánh, cũng chẳng vượt ngoài đạt được danh tướng là như như, rõ vọng tưởng là chánh trí. Tự giác thánh trí thú cảnh giới sở hành là như như.
Nghĩa là lìa danh tướng vọng tưởng, do trí nhập như, bản giác, thủy giác hiệp một, ấy gọi là thành tự tánh Như Lai tàng tâm.

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ rằng :
Danh tướng giác tưởng Tự tánh hai tướng
Chánh trí như như Ấy là thành tướng
Đại huệ ! Ấy gọi là quán sát ngũ pháp tự tánh tướng kinh, tự giác thánh trí đến cảnh giới sở hành. Các ông, những đại Bồ tát phải nên tu học.


Nhơn quan sát năm pháp mà được cảnh giới thật tướng của ba tự tánh. Đây là phi tự giác thánh trí, không thể chứng biết, viên thành hạnh kia. Đây là chỗ thánh lạc hạnh, Bồ tát phải nên tu học.
(8)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NHƠN VÔ NGÃ
Lại nữa, Đại Huệ ! Đại Bồ tát phải khéo quán hai thứ tướng vô ngã. Thế nào là hai thứ tướng vô ngã ? là nhơn vô ngã và pháp vô ngã.
Thế nào là nhơn vô ngã ? Là lìa ngã và ngã sở, ấm giới nhập hợp, vô minh nghiệp ái sanh. Nhãn sắc v.v… nhiếp thọ chấp trước sanh thức, tất cả các căn tự tâm hiện. Thế giới chúng sanh là tướng tự vọng tưởng của tàng thức thành lập, hiển bày. Như dòng sông, như chủng tử, như đèn, như gió, như mây, sát na lần lượt hoại. Thô động như khỉ vượn, ưa chỗ bất tịnh như ruồi,lằn, không nhàm chán như gió thổi lửa. Nhơn tập khí hư ngụy từ vô thỉ như bánh xe đạp nước. Sanh tử lăn lộn trong các cõi, thọ các thứ thân sắc. Như huyễn thuật, thần chú, máy động hình đi. Khéo biết tướng kia gọi là nhơn vô ngã.


Đây là đáp câu hỏi về nhơn vô ngã. Bởi chấp ấm-giới-nhập họp thật có ngã sở, thành tướng nhơn ngã. Nếu lìa ngã và ngã sở thì ấm –giới -nhập liền đó không nhơn (gốc).
Vô minh nghiệp ái sanh, đây là nói chỗ sanh khởi ban đầu của ấm-giới-nhập. Bèn có nhãn, nhĩ …,các thức nhiếp thọ tất cả sắc, thanh …, Song tất cả chúng sanh, thế giới đều do tự tâm hiện, do tàng thức hư vọng lập bày, chẳng có thật thể.
Dòng sông, chủng tử, ngọn đèn, gió,mây biến đổi trong từng sát na.
Ba thí dụ sau để nói mê lầm, cuồng vọng của tự ngã.
Do cái hư ngụy từ vô thỉ này mà luân chuyển sanh tử như bánh xe nước, xoay vần chẳng dừng.
Thân sắc máy động cũng như huyễn thuật, như bùa chú, như máy móc ở trong điều khiển, thật không có chủ tể.
Nhị thừa tuy biết lìa ngã, ngã sở, chứng chơn vô ngã, mà chẳng biết do tàng thức lập bày, đều là tự tâm hiện, nên không thể ngay đây mà phát minh cảnh giới bất tư nghì. Nhơn vô ngã này chính là đệ nhất nghĩa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách