Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

6 - RỘNG CHỈ NGHĨA VÔ SANH
Có 2 phần

a) CHỈ THẲNG VÔ SANH

Khi ấy Đại Huệ dùng kệ hỏi Phật :
Thế nào do nhơn gì ?............................. Kia do cớ gì sanh ?
Ở chỗ nào hòa hợp……………………… Mà làm vô nhơn luận ?


Như Lai ở trước có nói vô nhơn luận , nên Đại Huệ hỏi tất cả pháp rốt ráo nhơn gì ? chỗ nào hòa hợp mà làm vô nhơn luận ?

Thế Tôn dùng kệ đáp :
Quán sát pháp hữu vi …………………… phi vô nhơn, hữu nhơn
Kia thuộc sanh diệt luận………………… chỗ thấy từ đó diệt


Ngoại đao nói có hơn thảy do vọng kiến. Người trí nếu hay quán sát tất cả các pháp hữu vi đều do tự tâm bất giác vọng hiện, như mộng, như huyễn, không có nhơn cũng không vô nhơn. Cái thấy này chóng dứt liền hiệp vô sanh.

Đại Huệ kệ hỏi :
Thế nào là vô sanh ?............................. Là vô tánh phải chăng ?
Là đoái xem các duyên ………………… có pháp tên vô sanh ?
Tên chẳng lẽ không nghĩa ……………… Xin vì phân biệt nói.


Đây hỏi vô sanh là thảy không pháp hay đợi duyên hội ? Đã có tên vô sanh, có tên ắt phải có nghĩa.

Thế Tôn kệ đáp:
Phi vô tánh vô sanh……………………… cũng phi đoái các duyên
Chẳng có tánh có tên……………………. Tên cũng chẳng không nghĩa.
Tất cả các ngoại đạo…………………….. Thanh văn và Duyên giác
Phi cảnh giới thấy trụ…………………….. Ấy gọi tướng vô sanh
.

Tất cả các pháp đều do tâm hiện, hiện chẳng phải không tánh, hiện chẳng đợi duyên, hiện chẳng phải tự tánh, song cũng chẳng phải không nghĩa tâm lượng. Đây là nghĩa tâm lượng vô sanh, chẳng phải cảnh giới của Nhị thừa , thất trụ huống là ngoại đạo.

Xa lìa các nhơn duyên………………….. cũng lìa tất cả sự
Chỉ có vi tâm trụ………………………….. Tưởng, sở tưởng đều lìa
Thân kia tùy chuyển biến……………….. ta nói là vô sanh
.

Nhơn duyên tức là thế gian nhơn duyên hòa hợp.
Tất cả sự tức là tất cả quả.
Nghĩa là lìa kiến chấp nhơn duyên hòa hợp, nhơn quả có - không ở thế gian. Chỉ có niệm hiện tiền vi mật, an trụ tịch tĩnh , chuyển năng sở tất cả thân vọng tưởng, mà làm tự giác thánh trí. Mê - ngộ, dụng khác mà thể không khác, nên nói tâm vốn vô sanh.

Không ngoại tánh vô tánh……………… cũng không tâm nhiếp thọ
Đoạn trừ tất cả kiến……………………… ta nói là vô sanh.
Như thế không tự tánh …………………. Không, thảy nên phân biệt
Chẳng không nên nói không……………. Vô sanh nên nói không
.

Đây nói giác tự tâm hiện lượng, chỉ rõ tất cả ngoại pháp không tánh, không tâm thủ cảnh, tất cả kiến chấp dứt tức là vô sanh.
Câu vô sanh này cùng nghĩa không, không có tự tánh đều nói chính khi sanh là chẳng sanh, chẳng phải thảy đều không. Cho nên nói “Chẳng không nên nói không, vô sanh nên nói không”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

b) CHỈ NHƠN DUYÊN SANH ĐỂ PHÁ CHẤP NHƠN SANH.

Nhơn duyên số hòa hợp………………… Ắt có sanh có diệt
Lìa các nhơn duyên số………………….. Không riêng có sanh diệt
Bỏ lìa nhơn duyên số …………………… Lại không có tánh khác
Nếu nói một khác ấy …………………….. Là ngoại đạo vọng tưởng
Có - không, tánh chẳng sanh…………… Chẳng có cũng chẳng không
Trừ số kia chuyển biến………………….. Ấy thảy không thể được
.

Trên nói vô sanh tức đương sanh, chính là Như Lai chỉ bày lý vô sanh.
Đây nói sanh diệt gốc nơi nhơn duyên để rõ cái cớ chúng sanh lưu chuyển. Chỉ đạt lưu chuyển chính ở nhơn duyên thì bỏ nhơn duyên, lại không nói một - khác, có - không, như tứ cú của ngoại đạo vọng tưởng. Mới biết mê nhơn duyên nên thấy sanh diệt, ngộ nhơn duyên là hợp với vô sanh. Nếu lìa nhơn duyên riêng có sanh diệt thì luận vô sanh cũng bị phá. Nghĩa nhơn duyên mà chẳng phải đương sanh chẳng sanh.

Chỉ có các tục số…………………………. Lần lượt làm xiềng xích
Lìa xích nhơn duyên kia………………… Nghĩa sanh không thể được.
Sanh không tánh chẳng khởi…………… Lìa các lỗi ngoại đạo
Chỉ nói duyên xiềng xích………………… Phàm ngu không thể hiểu
Nếu lìa duyên xiềng xích………………… Riêng có tánh sanh ấy
Tức là vô nhơn luận……………………… Phá hoại nghĩa xiềng xích
Như đèn bày các tướng…………………. Xiềng xích hiện cũng vậy
Ấy là lìa xiềng xích……………………….. Riêng lại có các tánh
.

Các tục số tức là chỉ chúng sanh do nhơn duyên sanh diệt, như xiềng xích liên hoàn chẳng dứt. Nếu tức nhơn duyên kia chóng lìa xiềng xích liền không sanh diệt có thể được. Liền đây vô sanh, một lúc pháp kiến chẳng khởi, tự lìa lỗi của ngoại đạo. Chỉ dùng thuyết nhơn duyên này, vẫn chẳng phải phàm ngu hay hiểu. Bởi vì lìa xiềng xích tức là không sanh diệt, lìa xiềng xích tức không vô sanh. Mê- ngộ đồng đường mà dễ sanh thấy khác. Nếu lìa xiềng xích (nhơn duyên) riêng có sanh diệt thì Như Lai luận vô nhơn. Cũng phải phá hoại nhơn duyên mà lại có chỗ chỉ, như đèn bày các tướng, chẳng phải đèn tức các tướng. Sự hiện của nhơn duyên nếu quả như vậy thì ngoài nhơn duyên riêng có tánh khác, đã thành thuyết của ngoại đạo. Thế thì nghĩa đương sanh mà chẳng sanh của Như Lai lại có chỗ nào được sáng sủa ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Không tánh không có sanh……………… Như tự tánh hư không
Nếu lìa các xiềng xích…………………… Huệ không chỗ phân biệt
Lại có các vô sanh……………………….. Pháp hiền thánh sở đắc
Kia sanh mà vô sanh……………………. Ấy là vô sanh nhẫn
.

Đây hiển bày nghĩa đương sanh là chẳng sanh. Bởi vì tức nơi tánh mà không tánh, tức nơi sanh mà vô sanh.
Hiện tại trong nhơn duyên xiềng xích rõ ràng như tự tánh hư không, chẳng lìa nơi đây mà tự chứng, tự biết. Chư hiền thánh đạt được pháp nhẫn đều không có hai ý chỉ.

Nếu khiến các thế gian …………………. Người quán sát xiềng xích
Tất cả lìa xiềng xích……………………… Từ ấy được tam muội
Si ái các nghiệp thảy…………………….. Ấy là xiềng xích trong
Dùi gỗ, đất bánh xe……………………… Chủng tử thảy bên ngoài.
Nếu khiến có tha tánh…………………… Mà từ nhơn duyên sanh
Kia không nghĩa xiềng xích………………Ấy là chẳng thành tựu.
Nếu sanh không tự tánh………………… Kia lấy gì xiềng xích
Vì lần lượt sanh nhau…………………… Nên biết nghĩa nhơn duyên


Lại khuyên thế gian chỉ hay quán sát xiềng xích (quán nhơn duyên) không có tự tánh, chẳng sanh pháp khác, chính nơi đây bỗng nhiên không còn ngăn ngại, sẵn có chánh định liền khi ấy hiện tiền.
Mới biết tất cả vô minh, hoặc nghiệp như dùi thanh gỗ, như hòn đất bánh xe. Khi mê dường như có pháp, lúc ngộ chẳng từ nơi khác, lần lượt sanh nhau ai là tác giả ? Nên nói “tướng kiến không tánh, đồng như bó lau”. Nghĩa nhơn duyên pháp nhĩ như thế.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Pháp cứng, ướt, ấm, động……………….Phàm phu sanh vọng tưởng
Lìa số không pháp khác…………………. Ấy là nói không tánh
.

Nêu cứng, ướt, ấm, động để nói tất cả pháp thảy từ vọng tưởng, dường như sanh tương tục, lìa đây thì riêng không có, là nói không tánh.
(Pháp cứng, ướt, ấm, động tức là đất, nước, lửa, gió. Tứ đại vốn không tánh, chỉ do vọng tưởng mà hiện)

Như thày trị các bệnh……………………..Không có bao nhiêu luận
Vì bệnh có sai biệt……………………….. Nên lập các thứ trị
Ta vì chúng sanh kia…………………….. Phá hoại các phiền não
Biết căn kia hơn kém…………………….. Vì nói độ môn kia
Phi gốc phiền não khác…………………. Mà có các thứ pháp
Chỉ nói pháp nhất thừa………………….. Ấy tức là đại thừa
.

Kết nói Như Lai vì các chúng sanh rộng nói nhơn duyên để phá phiền não, dựng lập độ môn. Tuy nhơn căn dục có các thứ khác, dường như Phật cũng có các thứ giáo lý, mà chẳng biết Như Lai chỉ có nhất thừa. Nên nói “tự tâm hiện lượng, phương tiện nhiều môn, về nguồn không hai”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NHƯ LAI NÓI PHÁP CHẲNG PHẢI THƯỜNG, CHẲNG PHẢI VÔ THƯỜNG, CHẲNG ĐỒNG VỚI NGOẠI ĐẠO.
Có hai phần

I - HỎI NGOẠI ĐẠO VỌNG CHẤP VÔ THƯỜNG LÀ TÀ HAY CHÁNH ?

Khi ấy Đại Bồ tát Đại Huệ bạch Phật : Thế Tôn ! Tất cả ngoại đạo đều khởi vọng tưởng vô thường. Thế Tôn cũng nói tất cả hành là vô thường, là pháp sanh diệt. Nghĩa này thế nào ? Là tà hay chánh ? Là có bao nhiêu thứ vô thường ?


Trước đây Phật nói chẳng sanh diệt là thường, chẳng đồng với thường của ngoại đạo. Nay hỏi về vô thường có tà hay chánh không.
Đứng về tự tâm mà nói thì chẳng phải thường, chẳng phải vô thường. Bởi bất giác tự tâm vọng hiện ra thì niệm niệm chẳng dừng, không có chủ. Như thế thì tất cả pháp sắc tâm trong ngoài như ngọn đèn, như đống lửa, như điện chớp, như bóng dáng, mé trước, mé sau mỗi mỗi chẳng đến nhau, đây là chánh pháp nói vô thường. Phàm tự tánh như thật khó mà chóng giác nên vì nói vô thường khiến họ lần lần ngộ. Ngoại đạo luống ở ngoài tâm thấy tất cả pháp thật có sanh ra, thật có diệt mất, chấp thường vẫn chẳng phải nhơn chơn thật, chấp vô thường cũng chẳng phải nhơn chơn tịch. Đây là lý do Bồ Tát Đại Huệ hỏi Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

II - NGOẠI ĐẠO VÔ THƯỜNG, CHÁNH PHÁP CHẲNG PHẢI THƯỜNG - VÔ THƯỜNG.
Có 11 phần :

1) TỔNG BÀY :
Phật bảo Đại Huệ : Ngoại đạo có bảy thứ vô thường, chẳng phải pháp của ta. Những gì là bảy ?
- Làm rồi mà bỏ, ấy gọi là vô thường.
- Hình xứ hoại , ấy gọi là vô thường.
- Tức sắc là vô thường
- Khoảng giữa sắc chuyển biến, ấy gọi là vô thường, không xen hở, tự nó tan hoại như sự chuyển biến của sữa thành tô lạc (kem), trong khoảng giữa không thể thấy, vô thường hủy hoại tất cả tánh chuyển.
- Tánh vô thường
- Tánh không tánh vô thường
- Tất cả pháp chẳng sanh vô thường vào tất cả pháp
.

Làm rồi mà bỏ là :có tánh vô thường hay làm các đại, các đại là thường, cái hay làm rồi lại bỏ là vô thường
Hình xứ hoại là : chấp tứ đại và tứ đại tạo sắc, năng tạo - sở tạo chẳng hoại, chỉ phân tích thấy hình trạng dài - ngắn , to - nhỏ hoại thôi.
Tức sắc là : tứ đại năng tạo là thường, tứ đại sở tạo là vô thường.
Trong khoảng giữa sắc chuyển là : Năng tạo - sở tạo, trong khoảng giữa có tánh vô thường, luôn luôn chuyển biến như sữa thành tô lạc v.v…tự nhiên biến đổi.
Tánh vô thường là : có tự tánh vô thường chẳng hoại mà hay hoại các pháp, như cây, gậy, gạch, đá có tánh hay hoại
Tánh không tánh vô thường là : tánh chỉ năng tạo, không tánh chỉ sở tạo. Tánh của năng tạo tạo xong liền hoại, pháp sở tạo cũng lại tùy hoại, đây là chấp năng sở đều hoại.
Tất cả pháp chẳng sanh vô thường là : Phân biệt tất cả pháp chẳng sanh, mà cho chẳng sanh khắp tất cả là vô thường.
Đây là bảy thứ vô thường.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

2) TÁNH KHÔNG TÁNH VÔ THƯỜNG.
Đại Huệ ! Tánh không tánh vô thường là : Tứ đại và sở tạo tự tướng hoại. tứ đại tự tướng không thể được, chẳng sanh ư ?


Tứ đại là năng tạo. sở tạo là tất cả pháp. Kia chấp năng tạo tao sở tạo tự tướng, tạo xong thảy đều hoại, mà tứ đại tự tánh chẳng phải hình tướng có thể được.
Chẳng sanh là : chẳng biết tứ đại chủng do vọng tưởng mà thành. Vọng vốn chẳng sanh, cũng không có chỗ diệt. Tức ở nhơn duyên xiềng xích đều không có tác giả. Đâu thể khi năng tạo sở tạo hoại lại có tứ đại tự tánh chẳng sanh ư ?

3) TẤT CẢ PHÁP CHẲNG SANH VÔ THƯỜNG
Kia chẳng sanh vô thường ấy, chẳng phải thường vô thường, tất cả pháp có - không chẳng sanh, phân tích cho đến vi trần thì không thể thấy, ấy là nghĩa chẳng sanh. Phi sanh, ấy gọi là tướng chẳng sanh vô thường. Nếu chẳng giác chỗ này thì rơi vào nghĩa sanh vô thường của ngoại đạo
.

Chẳng phải thường vô thường chính là chỗ chấp của ngoại đạo. Kia cho là tất cả pháp có - không chẳng sanh, phân tích cho đến vi trần thì không thể thấy, ấy là nghĩa chẳng sanh. Phi sanh, bèn cho là chẳng sanh vô thường, mà không biết pháp của ta nói chẳng sanh, bởi do tự tâm bất giác vọng hiện, như bóng như điện, không thể nói có - không mà chẳng phải phân tích đến vi trần, nói không thấy. Vả lại đã nói có tánh chẳng sanh vào tất cả pháp, đây tức là sanh, vì gọi là tác giả. Lẽ ra nói sanh vô thường, lại nói chẳng sanh vô thường. Thế thì cho sanh là chẳng sanh, không biết nghĩa chẳng sanh. Cho chắng sanh là vô thường là không biết nghĩa vô thường. Nếu chẳng giác chỗ này tức rơi vào nghĩa sanh vô thường của ngoại đạo mà cho là chẳng sanh vô thường.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

4) TÁNH VÔ THƯỜNG

Đại Huệ ! Tánh vô thường ấy là tự tâm vọng tưởng chẳng phải tánh thường vô thường. Vì cớ sao ? Vì vô thường tự tánh chẳng hoại.
Đại Huệ ! Đây là việc tất cả tánh không tánh vô thường. Trừ vô thường ra, không có cái gì hay khiến tất cả pháp tánh không tánh, như gậy gộc, gạch đá hay phá hoại các vật
.

Tánh vô thường là : Ngoại đạo chấp tự tánh vô thường hay phá hoại các pháp. Trước xét cái tệ kia , là đối chỗ chẳng phải tánh thường vô thường mà vọng sanh phân biệt, bảo có vô thường tự tánh chẳng hoại. Dưới bèn nêu cái chấp kia , bảo việc tất cả tánh không tánh vô thường, chẳng phải có vô thường tự tánh hay hoại các pháp thì quyết không thể khiến tất cả pháp tánh không tánh vô thường. Cũng như gậy, gạch đá là dụ cho có sức phá hoại. Đây tức là năng hoại sở hoại rõ ràng có hai vật.

Hiện thấy mỗi mỗi chẳng khác tánh ấy vô thường sự, chẳng phải tác - sở có sai biệt, đây là vô thường, đây là sự. Tác và sở tác không khác ấy, tất cả tánh thường , vì không nhơn tánh.
Đại Huệ ! tất cả tánh không tánh có nhơn, chẳng phải chỗ biết của phàm phu
.

Nhơn ở trên nói nếu có cái vô thường tự tánh chẳng hoại mà hay hoại tất cả pháp thì nên có hai vật sai biệt. Cho nên phá rằng “Hiện thấy trước mắt tất cả tánh (pháp) vô thường sự không có năng hoại sở hoại tướng sai biệt khác, thật có thể chỉ bày, bảo rằng “đây là vô thường tánh hay hoại, đây là vô thường sự bị hoại”. Đã năng - sở chẳng khác thì tất cả tánh là thường, không có nhơn tánh. Nghĩa là tất cả pháp thường tự tịch diệt không có nhơn tánh năng hoại.
Như Lai lại chuyển ngữ nói “Tất cả tánh không tánh vô thường cũng có nhơn, song chẳng phải chỗ biết của phàm ngu”. Sao lại gọi là có nhơn ? Nghĩa là tất cả các pháp nhơn vô thủy bất giác vọng hiện ra, không có tự tánh, sát na, sát na, niệm niệm chẳng dừng , nên nói “Các pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ”. Đây không phải chỗ biết của phàm ngu.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chẳng phải nhơn chẳng tương tợ sự sanh. Nếu sanh, tất cả pháp thảy đều vô thường. Là chẳng tương tợ sự thì tác và sở tác không có sai khác, mà tháy có khác. Nếu tánh vô thường, là rơi vào tác nhơn tánh tướng. Nếu rơi thì tất cả tánh chẳng cứu cánh. Tất cả tánh tác nhơn tướng rơi thì tự vô thường nên vô thường. Vì vô thường là vô thường nên tất cả tánh chẳng vô thường ưng là thường.

Đây nhơn ở trên tất cả tánh không tánh có nhơn mà nói, để rõ vọng chấp nhơn khác không thể sanh quả khác.
Ngoại đạo vọng chấp có vô thường tự tánh hay hoại các pháp , ấy vẫn dùng nhơn khác mà sanh quả khác.Nếu sanh thì nhơn đã vô thường, tất cả pháp chẳng tương tợ pháp khác cũng là vô thường, như người có thể sanh súc, súc có thể sanh người, năng sanh và sở sanh thảy đều lộn xộn không có sai biệt. Song người sanh người, súc sanh súc hiện thấy sai biệt thì nhơn khác ấy làm sao mà sanh quả khác ?
Đây chỉ vọng chấp nhơn quả chẳng tương tợ, bẻ cái tự nói trái nhau của kia, mà ý thật ở chỗ nêu lên năng - sở kia đều không, để hiển bày tất cả tánh tướng ngay nơi ấy là vô sanh. Cho nên lại nói “Nếu tánh vô thường, rơi vào tác nhơn tánh tướng v.v…”. Nghĩa là vô thường nhơn tánh đã nói hay hoại tức là rơi vào tác nhơn, bèn chẳng phải cứu cánh thường trụ. Song tất cả tánh đều chẳng phải cứu cánh thường trụ, do có vô thường hay hoại nhơn tướng, ấy là tự vô thường. Thế thì, tất cả nên vô thường, tự vô thường, tất cả vô thường mà đã thấy tất cả lại chẳng phải vô thường, nên ưng là thường. Tất cả tánh thường tự tịch diệt, tác - sở tác không sai biệt, nên nói “Tất cả tánh thường không nhơn tánh”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nếu vô thường vào tất cả tánh, ưng rơi vào ba đời. Sắc quá khứ kia cùng cái hoại chung thì vị lai chẳng sanh, vì sắc chẳng sanh, sắc hiện tại cùng tướng hoại chung.
Sắc là tứ đại nhóm họp sai biệt. Tứ đại và tạo sắc tự tánh chẳng hoại, vì lìa khác và chẳng khác. Tất cả ngoại đạo chấp tất cả tứ đại chẳng hoại. Tất cả tứ đại và tạo sắc ở trong ba cõi tại sở tri thì có sanh diệt. Lìa tứ đại tạo sắc, tất cả ngoại đạo nơi chỗ nào suy nghĩ tánh vô thường ? Tứ đại chẳng sanh vì tự tánh tướng chẳng hoại
.

Đây do ngoại đạo chấp có vô thường tự tánh chẳng hoại vào tất cả pháp. Cho nên lại nói “tất cả sắc pháp thảy rơi vào ba đời , ba đời sắc pháp đều thuộc hoại tướng, thì tự tánh chẳng hoại hay vào sẽ ở chỗ nào ?
Lại ngoại đạo thường chấp tứ đại chủng thể tánh chẳng hoại, nhơn đây mà phá, bảo “kia chấp sắc tức tứ đại chứa nhóm sai biệt, năng tạo sở tạo, lìa khác và chẳng khác, chẳng biết
Hiện tiền ba cõi tứ đại và tạo sắc là nhiếp về sanh diệt. Nếu lìa tứ đại tạo sắc, kia lại nương vào đâu suy nghĩ riêng có tánh vô thường vào nơi tứ đại, mà nói tự tánh chẳng hoại ?
Trên kia là tột không có pháp năng hoại, đây cùng tột kia cũng không tự tánh chẳng hoại. Năng sở đều không, nên nói “tất cả tánh tướng chính nơi đó là vô sanh”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

5 - TẠO RỒI MÀ BỎ VÔ THƯỜNG.

Lìa mới tạo vô thường, chẳng phải tứ đại lại khác với tứ đại, mỗi mỗi tướng sai khác.
Vì tự tướng chẳng phải sai biệt có thể được ? Kia không sai biệt,, đây thảy chẳng lẫn tạo.
Hai phương diện chẳng làm nên biết là vô thường.


Đây là ngoại đạo chấp có vô thường tánh làm tác giả hay tạo tứ đại, tạo rồi liền bỏ là vô thường. Chẳng phải tứ đại lại có khác với tứ đại đó, nói không thể lẫn nhau tạo.
Lẫn nhau tạo như là lửa tạo nước, nước tạo đất v.v…mỗi mỗi tướng khác, không thể lẫn nhau tạo.
Cũng chẳng phải tự tạo, vì tự tướng không có sai biệt. Đây cũng chẳng phải tạo chung.
Hai phương tiện chẳng làm là như lửa cùng nước hiệp sanh một thể tánh trái khác, rõ ràng chẳng thể chung tạo.
Phàm chẳng lẫn tạo, chẳng tự tạo, lại chẳng chung tạo. Nên biết tứ đại chủng nhơn mê hư vọng mà hiện, trung gian không chủ, là chơn tịch diệt. chẳng nên dùng nghĩa tạo rồi mà bỏ là vô thường.

6 - HÌNH XỨ HOẠI VÔ THƯỜNG

Hình xứ hoại vô thường là : tứ đại và tạo sắc chẳng hoại, đến tột chẳng hoại.
Đại Huệ ! Tột là quán sát cho đến vi traanfquans sát hoại tứ đại và tạo sắc hình xứ khác, thấy dài - ngắn không thể được chẳng phải tứ đại. Tứ đại chẳng hoại, hiện hình xứ hoại, rơi vào số luận
.

Hình xứ là hình dài - ngắn của tứ đại. Thấy hình xứ dài - ngắn của tứ đại diệt, mà sắc thể tứ đại năng tạo, sở tạo chẳng diệt. Đây là số luận, chấp tứ đại là thường.
Phân tích tột cùng cho đến vi trần quán sát hoại, chỉ hay hoại cái tướng có thể thấy là hình xứ dài - ngắn của tứ đại tạo sắc, mà không phải tứ đại. Như Lai nơi đây chỉ nói “rơi vào số luận”, bởi trước sau đã phá tứ đại tạo sắc không có tác giả, đã tột rõ ràng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

7 - SẮC TỨC VÔ THƯỜNG

Sắc tức vô thường là sắc tức là vô thường. Kia là hình xứ vô thường, chẳng phải tứ đại. Nếu tứ đại vô thường thì chẳng phải số ngôn thuyết của thế tục. Ngôn thuyết của thế tục không phải tánh, ắt rơi vào thế luận. Thấy tất cả tánh chỉ có ngôn thuyết, chẳng thấy tự tướng sanh
.

Tất cả sắc pháp do tâm hiện ra, thảy là vô thường, đây là Như Lai nói. Ngoại đạo chấp sắc này tức vô thường, chỉ dùng hình xứ mà chẳng phải tứ đại. Nếu tứ đại vô thường bèn chẳng phải số ngôn thuyết của thế tục. Tục số nói ra chẳng phải tánh, mới thật không pháp. Nếu vậy tức rơi vào đoạn kiến thế luận, bởi chỉ có ngôn thuyết không có pháp tự tướng. Cho nên biết, tất cả các pháp tự tướng như thật chơn lý, chỉ giác tự tâm hiện, nội chứng là được.

8 - SẮC CHUYỂN BIẾN TRUNG GIAN VÔ THƯỜNG.

Chuyển biến vô thường là , sắc khác tánh hiện chẳng phải tứ đại. Như vàng làm các đồ trang sức chuyển biến hiện ra, chẳng phải tánh vàng hoại, chỉ những mốn đồ trang sức chỗ nơi hoại. Như thế các tánh chuyển biến v.v… cũng như vậy
.

Ngoại đạo chấp năng tạo - sở tạo trung gian có tánh vô thường luôn luôn chuyển biến, như sữa biến thành to lạc, sắc khác tánh hiện ra
Chẳng phải tứ đại là : trên hình xứ tứ đại thấy diệt, mà thể tánh tứ đại chẳng diệt. Như vàng làm đồ trang sức, chỉ chuyển biến hiện, chẳng phải tánh vàng hoại.
Các tánh là : tất cả pháp chuyển biến cũng đều như thế


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách