Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Tâm, ý, ý thức thân tâm chuyển biến , tự tâm hiện năng nhiếp sở nhiếp các vọng tưởng dứt . Như Lai tự giác thánh trí , người tu hành không đối với kia khởi tưởng tánh và phi tánh. Nếu người tu hành kia, nơi cảnh giới như thế, tánh (có) phi tánh (không) nhiếp thủ tướng sanh thì kia chấp trưởng dưỡng và chấp ngã nhơn.

Tâm, ý, ý thức thân tâm chuyển biến, tự tâm hiện năng nhiếp sở nhiếp vọng tưởng dứt là : đã chuyển tâm, ý, ý thức thì tự tâm hiện ra năng thủ và sở thủ các vọng tưởng liền đoạn. Cho nên lại nói : Như Lai tự giác thánh trí chẳng nên nơi kia lại khởi thấy có-không.
Nếu người tu hành đối cảnh giới tự giác lìa pháp có-không , mà khởi chấp có tánh tướng, tức là rơi vào ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Đây là nương văn trước là khởi chấp trước có tánh, lại thêm một phen cạo gọt. Kinh Viên Giác nói “Tâm ấy cho đến chứng cứu cánh Như Lai rõ biết Niết Bàn thanh tịnh đều là ngã tướng” .
Lại nói “Ngộ rồi vượt hơn tất cả chứng thảy là nhơn tướng”.
Lại nói “Liễu chứng liễu ngộ đều là ngã nhơn, mà tướng ngã nhơn chẳng kịp, còn có sở liễu gọi là chúng sanh tướng”.
Lại nói “Tâm chiếu thanh tịnh giác được sở liễu , tất cả nghiệp trí trọn không tự thấy vẫn như mạng căn”
Lại nói “Như nước sôi làm tiêu băng, không riêng có băng, biết băng tiêu vẫn còn ngã để giác ngã, cũng lại như thế”.
Cho nên biết được tự giác thánh trí , lìa việc hai tự tánh (có-không) mà còn khởi hữu tánh vọng tưởng chấp trước, đều chẳng lìa bốn câu này. (ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Nếu nói tánh kia: tự tánh, tự tướng, cộng tướng, tất cả đều là hóa Phật nói ra, chẳng phải pháp Phật nói. Lại các ngôn thuyết thảy do ngu phu hy vọng kiến chấp mà sanh. Chẳng vì riêng dựng lập đến pháp tự tánh. Người được thánh trí tự giác, tam muội lạc trụ mới phân biệt hiển bày.

Đây lại nói, có khi Như Lai nói tánh, nói tướng các thứ, tự và tha đều là hóa Phật nói. Bởi vì ngu phu hy vọng có sở đắc, vì chỉ hóa thành, mà thật chẳng có kiến lập tiến đến pháp tự tánh. Vì người được thánh trí tự giác tam muội lạc trụ phân biệt hiển bày. Nhật dụng của chúng sanh thật chẳng phải vô thường. Vì trừ chấp thường nói tưởng vô thường, cho đến cũng phi vô lạc, ngã, tịnh. Thánh trí tự giác cũng không đắc quả, đắc thiền, vì thuận theo hy vọng nói quả tướng, nói thiền tướng. Nếu không hy vọng, ắt Như Lai trước sau chẳng nói. Cho nên hy vọng tình kiến muốn đoạt gấp trong khi Phật nói, mà tánh trí thầm hợp, phải mở đường tỏ ngộ ngoài lời nói. Như Lai vẫn có nói ra ở đây , mà chỉ thú lại ở kia. Đem chỗ này để rõ ngôn thuyết trọn chẳng đến, tức dùng dẫn dụ lìa lời nói tự đến. Trong nước chẳng phải mặt trăng, mà trăng sáng hiện rõ ràng. Trong gương chẳng phải hình tượng, mà vạn tượng sum la đều lập. Chỗ chí lý chưa bày, mà thánh ý ẩn hiện vậy. Xem văn sau hóa Phật nói ra, như bóng hình v.v…Mới biết cho mê của ngu phu ngoại đạo, là chỗ thông của người trí, không có hai đường vậy


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thí như trong nước có bóng cây hiện, nó chẳng phải bóng, phi chẳng phải bóng, chẳng phải hình cây, phi chẳng phải hìn cây. Như thế, ngoại đạo do kiến tập huân, vọng tưởng chấp trước, y nơi tưởng một-khac, đồng-chẳng đồng, có-không, chẳng phải có- chẳng phải không, thường-vô thường, mà không thể hiểu tự tâm hiện lượng. Ví như gương sáng tùy duyên hiển hiện tất cả sắc tượng, mà không vọng tưởng. Kia chẳng phải tượng, phi chẳng phải tượng, mà thấy tượng, chẳng phải tượng. Như thế, ngoại đạo ác kiến nơi tự tâm tượng hiện, vọng tưởng chấp trước, y nơi kiến chấp một-khác, đồng-chẳng đồng, có-không, chẳng phải có- chẳng phải không, thường- vô thường. Thí như gió và nước hòa hợp pát ra tiếng. Kia chẳng phải tánh, phi chẳng phải tánh. Như thế ngoại đạo ác kiến vọng ngry nơi kiến chấp một-khác, đồng-chẳng đồng, có-không, chẳng phải có- chẳng phải không, thường- vô thường. Ví như cõi đất chỗ không có cỏ cây, do sức nắng nóng thấy như suối chảy, sóng dậy, mây tụ, kia chẳng phải tánh- phi chẳng phải tánh, vì tham và không tham. Như thế ngu phu hư ngụy tập khí huân tập từ vô thỉ , vọng tưởng chấp trước, y nơi sanh-trụ-diệt, một-khác, đồng-chẳng đồng, có-không, chẳng phải có- chẳng phải không, thường- vô thường, duyên môn tự trụ sự, cũng như nắng nóng, sóng mòi. Ví như có người dùng chú thuật máy phát động, chẳng phải trong số cúng sinh, do quỉ tỳ xá xà phương tiện hiệp hành, dao động, lăng xăng, phàm phu vọng tưởng chấp trước cho là có qua lại. Như thế ngoại đạo ác kiến hy vọng, y nơi kiến chấp một-khác, đồng-chẳng đồng, có-không, chẳng phải có- chẳng phải không, thường- vô thường, hý luận chấp trước, chẳng thật kiến lập. Đại Huệ ! thế nên muốn được việc tự giác thánh trí phải lìa sanh-trụ-diệt, một-khác, đồng-chẳng đồng, có-không, chẳng phải có- chẳng phải không, thường- vô thường v.v… ác kiến vọng tưởng.

Đây là nêu ra hóa Phật nói để chỉ quyền-thật gồm bày. Bởi do tự tâm hienj lượng không mình, không người, tùy duyên cảm đến, ứng vật hiện hình, mặc các hữu tình phân biệt thấy khác. Bóng cây trong nước chẳng thuộc có-không. Gương sáng hiện hình vốn không tâm chiếu. Gió nước phát tiếng chẳng phải nhơn, chẳng phải duyên. Do sức nắng nóng thấy như suối chảy, sóng dậy, mây tụ, tham cùng không tham đều chẳng phải sanh diệt. Bởi chú thuật nên tử thi đi, máy động, tượng dậy, trọn không có sự thật, mà đi đến rõ ràng. Đây đều là tự tâm hiện ra, chẳng phải chơn, chẳng phải vọng, chẳng kia chẳng đây, chẳng hòa chẳng hợp, chẳng giác chẳng tri. Như Lai lấy mộng huyễn trăng đáy nước, thuận theo căn dục kia mà dùng toàn cơ đại dụng, ngộ đây tu hành. Ngu phu và ngoại đạo chẳng biết ở trong thánh trí tự chứng, vọng khởi tà kiến, có kiến lập ra đều thành hý luận.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi ấy Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên, nói kệ rằng

Huyễn mộng, bóng cây nước…………… Tóc rũ, nắng mùa nóng
Như thế xem ba cõi ………………………Cứu cánh được giải thoát


Bài kệ này nói các pháp trong ba cõi không thể có-không, thảy đều như việc mộng huyễn v.v…Khởi quán như thế liền được giải thoát.

Ví như nai khát tưởng …………………. Động chuyển tâm mê loạn
Nai tưởng cho là nước ………………… Mà thật không có nước
Như thế chủng tử thức………………….. Động chuyển thấy cảnh giới
Người ngu vọng tưởng sanh…………… Như mắt bị nhặm che
Nơi sanh tử vô thỉ ………………………. Chấp trước tánh nhiếp thọ
Như ngược chốt tháo chốt …………….. Xả lìa tham nhiếp thọ
Như huyễn chú máy động……………… Mây nổi, mộng, điện chớp
Quán thế được giải thoát ………………. Hằng đoạn ba tương tục
Nơi kia không người tạo ………………. Ví như nắng trong không
Như thế biết các pháp…………………. Tức là không chỗ biết
.

Năm bài kệ này nói ba cõi như mộng huyễn vốn không thật. Do chủng tử thức vọng thấy cảnh giới, như mắt bệnh thấy hoa đốm, làm cho hoa từ con mắt sanh, chấp con mắt thấy hoa là tánh nhiếp thọ. Đây chính là căn bản sanh tử từ vô thỉ, vọng tâm phân biệt. Nếu hay tức cái phân biệt này biết là vọng phân biệt, như tháo chốt ra. Mới biết máy động, chú đứng dậy, mây nổi, mộng, điện chớp, ngay đó không người, liền được xa lìa tam độc nhiếp thọ, mà không có người xa lìa. Nên nói dùng trí vô tác quán tất cả pháp, mà không phải cảnh giới giác tưởng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ngôn giáo chỉ giả danh ………………. Kia cũng không có tướng
Nơi kia khởi vọng tưởng………………. Ấm hành như tóc rũ
Như vẽ, tóc rũ, huyễn …………………… Mộng, thành Càn thát bà
Vòng lửa, sóng nắng nóng …………….. Không mà hiện chúng sanh
Thường vô thường, một khác ………… Đồng chẳng đồng cũng vậy

Lỗi vô thỉ tiếp nối ………………………… Kẻ ngu si vọng tưởng
Gương sáng, nước trong, mắt………….. Ma ni diệu bảo châu
Trong ấy hiện các sắc ………………….. Mà thật không thể có.
Tát cả tánh hiển hiện …………………… Như vẽ, sóng nắng nóng
Các thứ sắc hiện bày …………………… Như mộng không thể có
.

Năm bài kệ này nói Như Lai thuyết pháp cũng vì chúng sanh giả lập danh, ngôn. Nhơn đó phân biệt vọng kiến, nên bảo họ rằng “Năm ấm, các hành như tóc rũ v.v…ở trong cái vô sanh mà hiện việc sanh” Cho đến bốn câu tà chấp cũng lại như thế, đều là hư ngụy từ vô thỉ. Kẻ ngu không biết vọng sanh phân biệt. Hai bài kệ sau lại nói tất cả ngôn giáo đều tùy theo căn dục của chúng sanh có hiện bày mà chẳng phải pháp thật. Đây là nhổ gốc kẻ ngu nhơn lời nói sanh hiểu biết. Như Lai dẫn đường từ quyền về thật, ý rất thâm thiết.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lại nữa Đại Huệ ! Như Lai nói pháp lìa bốn câu như thế. Nghĩa là một-khác, đồng-chẳng đồng, có-không, chẳng phải có-chẳng phải không, thường-vô thường. Lìa nơi có không kiến lập và phỉ báng phân biệt. Kiết tập chơn đế đạo-diệt-giải thoát. Như Lai nói pháp lấy đó làm đầu, chẳng phải tánh, chẳng phải tự tại thiên (tự nhiên), chẳng phải vô nhơn, chẳng phải vi trần, chẳng phải thời, chẳng phải tự tánh tương tục, mà vì nói pháp.
Lại nữa Đại Huệ ! Vì sạch phiền não và sở tri chướng, ví như thương chủ dẫn đường thứ lớp dựng lập 108 câu vô sở hữu, khéo phân biệt các tướng, các thừa và các địa
.

Đây là tổng kết Như Lai nói pháp là lìa tứ cú, có-không phân biệt, để kiết tập chơn đế. Chơn đế là tự giác thánh trí đệ nhất nghĩa đế. Đây chẳng phải là tứ đế của nhị thừa mà có thể so sánh. Thấy tự giác đệ nhất chơn đế, mới hay thâm đạt lý duyên khởi. Tùy thuận tu đạo chứng nơi tịch diệt mà được giải thoát. Đây là lý do cùng với luận của ngoại đạo nào là thắng tánh, tự tại v.v…khác vậy.
Đoạn hai thứ chướng cũng tức là tu đạo chứng diệt. Song đều kiết tập nơi tự giác chơn đế. Nên nói dựng lập 108 câu vô sở hữu. Vô sở hữu tức chỉ chơn đế, không tất cả kiến chấp hữu - vô. Tức thế gian - tức phi thế gian, tức xuất thế gian - tức phi xuất thế gian, câu ấy rõ ràng trong sạch, thuần nhất không tạp. Cho nên biết vô sở hữu là kho tàng bí mật của Như Lai, trong sạch không nhơ. Được trụ đây rồi, hay tự khéo phân biệt biết các tướng, các thừa, các địa. Đây vẫn là thuận tánh khởi dụng, khéo dùng các phương tiện để tự trang nghiêm, mà chẳng phải riêng có.
Như Lai thuyết pháp khắp vì các Bồ tát thành tựu tự giác, như thương chủ dẫn đường đến nơi Bảo sở, lại không có pháp thật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

MỘT BÀI KỆ TRONG KINH LĂNG GIÀ 3

CHỈ BỐN THỨ THIỀN ĐỂ HIỂN NHƯ LAI THANH TỊNH CHẲNG ĐỒNG NHỊ THỪA.

Lại nữa Đại Huệ ! Có bốn thứ thiền. Thế nào là bốn ? là :Ngu phu sở hành thiền, Quán sát nghĩa thiền, Phan duyên như thiền, Như Lai thiền.
- Thế nào là ngu phu sở hành thiền ?
Nghĩa là Thanh văn, Duyên giác, ngoại đạo tu hành, quán nhơn vô ngã, tự tướng, cộng tướng, các lóng xương, vô thường, khổ, tướng bất tịnh, chấp trước làm đầu. Tướng như thế chẳng quán khác, trước sau chuyển tiến, tướng chẳng trừ diệt . Ấy gọi là ngu phu sở hành thiền


Bốn thứ thiền, ngu phu sở hành thiền là chỗ tu của nhị thừa, ngoại đạo. Quán sát thiền, Duyên như thiền là hành tướng của các địa. Như Lai thiền là tướng cứu cánh của tự giác thánh trí.
Nhị thừa quán khổ, không, vô ngã, bất tịnh, tu tập từ tứ đế. Nghĩa là biết khổ, đoạn tập, tu đạo, chứng diệt. Đây là đối trị thế gian vô thường, chấp là thường , vô lạc chấp là lạc, vô ngã chấp là ngã, bất tịnh mà chấp là tịnh. Tu quán vô ngã, quán thành tựu rồi đến chỗ ái hết, được niết bàn, mà pháp tướng trong ngoài trọn chẳng trừ diệt. Do chẳng biết pháp trong, ngoài do tự tâm hiện ra cho là thật có chỗ diệt, thật có chỗ chứng. Đây tuy là chánh pháp mà đồng với ngoại đạo.
Cho nên Thế Tôn trong hội Niết Bàn, đặc biệt vì nhị thừa nói bốn thật đế . Gọi Bồ Tát Van Thù nói :”Có khổ có đế có thật, có tập có đế có thật, có diệt có đế có thật, có đạo có đế có thật. Hư không phi khổ, phi đế là thật. Phật tánh phi khổ phi đế là thật. – Đây nói khổ là tướng vô thường, là tướng nên đoạn, ấy là chơn đế. Tánh của Như Lai phi khổ, phi vô thường, chẳng phải tướng nên đoạn, thế nên là thật. – Nói là tập hay khiến năm ấm hòa hợp mà sanh, cũng gọi là khổ, cũng gọi là vô thường, ấy là tướng nên đoạn. Tánh Như Lai chẳng phải tánh tập, chẳng phải là nhơn ấm, chẳng phải là tướng nên đoạn, thế nên là thật. – Nói là diệt gọi là phiền não diệt, cũng có thường vô thường, là sở đắc của nhị thừa , gọi là vô thường. Sở đắc của chư Phật ấy gọi là thường, cũng gọi là chứng pháp, ấy là thật đế. Tánh của Như Lai chẳng gọi là diệt mà hay diệt phiền não, chẳng phải có thường và vô thường, chẳng gọi là chứng biết mà thường trụ không biến, thế nên là thật. – Đạo là hay đoạn phiền não, cũng có thường vô thường, là pháp nên tu, ấy gọi là thật đế. Như Lai chẳng phải đạo mà hay đoạn phiền não, chẳng phải có thường và vô thường , chẳng phải pháp nên tu, thường trụ chẳng biến đổi, thế nên là thật”
Lại nói “Các ngoại đạo v.v… có khổ tập đế, không diệt đạo đế. Đối với cái chẳng phải diệt mà sanh tưởng diệt, đối với cái chẳng phải đạo mà sanh tưởng đạo, đối trong cái chẳng phải quả mà sanh tưởng quả, đối trong chẳng phải nhơn mà sanh tưởng nhơn. Bởi do nghĩa này nên kia không có một đạo thanh tịnh”. Kinh này nói “Trước sau chuyển biến, tướng chẳng trừ diệt, chính chỉ có tướng nên đoạn, có tướng nên tu, pháp bị chứng biết. Nên nói chẳng phải quả mà sanh tưởng quả, chẳng phải nhơn mà sanh tưởng nhơn”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thế nào là quán sát nghĩa thiền ?
Nghĩa là nhơn vô ngã- tự tướng- cộng tướng và ngoại đạo tự- tha- đồng, không tánh rồi quán pháp vô ngã, nghĩa tướng địa kia thứ lớp tăng tiến, ấy gọi là quán sát nghĩa thiền
.

Đây là pháp quán vô ngã, mới vào duy thức. Chứng duy thức Bồ tát đạt tất cả pháp không, gọi là phần kiến đạo, ấy là sơ địa. Do nghĩa tướng các địa ấy thứ lớp tăng tiến.

Thế nào là phan duyên như thiền ?
Nghĩa là vọng tưởng về hai vô ngã vẫn là vọng tưởng, chỗ như thật chẳng sanh vọng tưởng, ấy gọi là phan duyên như thiền
.
(hai vô ngã là nhơn vô ngã, pháp vô ngã)

Vào đất chơn như thực tế, đã thấy pháp tướng hai vô ngã thanh tịnh, còn không hiện tiền. Nếu tướng này hiện tiền vẫn gọi là vọng tưởng, chẳng gọi là như thật chứng biết.

Thế nào là Như Lai thiền ?
Nghĩa là vào đất Như Lai, được tướng tự giác thánh trí, ba thứ lạc trụ, thành tựu việc bất khả tư nghị cho chúng sinh, ấy gọi là Như Lai thiền.


Ba thứ lạc trụ là nói ba tam muội : Không tam muội, vô tướng tam muội, vô tác tam muội.
- Không là đối 25 cõi chẳng thấy có một pháp thật.
- Vô tác là đối 25 cõi chẳng khởi nguyện cầu.
- Vô tướng là không có mười tướng: (sắc, thanh, hương, vị, xúc) tướng + (sanh, trụ, diệt) tướng + (nam, nữ) tướng.
Thật tướng có ba thứ vui: Thọ vui, vắng lặng vui, giác tri vui.
Như Lai thường trụ không có đổi dời gọi là thực tướng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ rằng :
Phàm phu sở hành thiền ……………… Quán sát tướng nghĩa thiền
Phan duyên như thật thiền ……………. Như Lai thanh tịnh thiền
Thí như hình nhật nguyệt ……………… Bát đầu ma lặng sâu
Như hư không lửa hết………………….. Người tu hành quán sát
Như thế các thứ tướng ………………… Ngoại đạo nói thông thiền
Cũng rơi vào thanh văn ……………….. Và cảnh giới duyên giác
Bỏ lìa tất cả kia …………………………. Tức là vô sở hữu
Tất cả cõi chư Phật …………………….. Dùng tay bất tư nghì
Một lúc rờ đảnh kia ……………………… Tùy thuận vào tướng như


Bát đầu ma dịch là hoa sen hồng. Hình nhật nguyệt, hoa sen hồng, tướng biển lặng sâu, hư không lửa hết, đều là cảnh giới sai biệt của thiền định. Ngoại đạo, nhị thừa vì chấp trước nên thành tà kiến. Nếu tất cả lìa bỏ , liền đó tự giác tức là chỗ vô sở hữu. Liền được chư Phật gia hộ tùy vào Như Lai địa chơn như thật tướng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHỈ NHƯ LAI TẠNG TỰ TÁNH NIẾT BÀN CHẲNG ĐỒNG NHỊ THỪA.

Khi ấy Đại Huệ Bồ tát lại bạch Phật :
Thế Tôn ! vào Niết bàn, nói những pháp gì gọi là Niết bàn ?
Phật bảo Đại Huệ :
Tất cả tự tánh, tập khí, tạng, ý, ý thức, kiến tập chuyển biến gọi là Niết bàn. Chư Phật và Niết bàn của ta là cảnh giới tự tánh không sự
.

Tự tánh tập khí tàng là thức thứ 8. Ý là thức thứ 7, ý thức là thức thứ 6, tức là tâm, ý, ý thức.
Kiến tập chuyển biến : Thức thứ 8 là Như Lai tàng không có chuyển biến, bị chuyển biến là kiến và tập. Như Lai tàng bất giác vọng động khởi kiến phần, do đó nhơn pháp huân biến thành tập khí. Nếu hay phát minh thức tức là tánh, liền lìa kiến tập, ấy gọi là Niết bàn. Niết bàn gọi là tàng bí mật. Kinh Niết bàn nói “Pháp giải thoát chẳng phải Niết bàn, thân Như Lai chẳng phải Niết bàn, ma ha bát nhã cũng chẳng phải Niết bàn. Ba pháp mỗi thứ khác cũng chẳng phải Niết bàn”. Đây là pháp thân Như Lai, trí huệ, giải thoát viên mãn không thiếu, chẳng phải dọc, chẳng phải ngang, nên gọi là tự tánh không sự. Lại nói “Tu đại Niết bàn thấy biết pháp giới, hiểu rõ thật tướng, không vô sở hữu, không có tướng hòa hợp hiểu biết”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lại nữa, Đại Huệ ! Niết bàn là cảnh giới thánh trí tự giác, lìa đoạn thường, vọng tưởng tánh, phi tánh.
Thế nào là phi thường ? Nghĩa là tự tướng, cộng tướng vọng tưởng dứt nên phi thường
Thế nào là phi đoạn ? Nghĩa là tất cả các thánh đi lại hiện tại được tự giác nên phi đoạn
.

Kinh Niết bàn nói “Niết bàn không nhơn mà thể là quả. Vì cớ sao ? vì không sanh diệt, vì chẳng làm ra, vì chẳng phải hữu vi, vì là vô vi, vì thường chẳng đổi, vì không chỗ nơi, vì không thủy chung.
Thiện nam tử, nếu Niết bàn có nhơn thì không được gọi là Niết bàn. Vì không nhơn nên chẳng rơi vào thường, vì thể tự giác thánh trí nên chẳng rơi vào đoạn. Lại Niết bàn vô ngã, mà có tám thứ tự tại, gọi là đại ngã .
- Một là hay hiện một thân làm vi trần thân
- Hai là hay thị hiện một trần thân đầy cả đại thiên thế giới.
- Ba là hay dùng thân đầy cả đại thiên thế giớinhẹ nhàng bay trong không.
- Bốn là hay làm một việc mà khiến chúng sanh mỗi mỗi xong xuôi, hoặc ở một cõi mà khiến các cõi khác đều thấy.
- Năm là sáu căn hổ dụng
- Sáu là hay được tất cả pháp mà không sở đắc
- Bảy là nói tự tại
- Tám là đầy khắp tất cả chỗ tự tại.
Đây là cảnh giới Đại Bát Niết Bàn tự tại của ba đời Như Lai.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

tangbong

khá lắm Lảo nhà binh ,bạn hiểu như thế rất tốt, rất tiếc Bạn chỉ lấy kinh a giải cho kinh b thì củng chỉ là của TỔ SƯ Thích Ca MÂU NÌ , chưa phải là của Bạn , chúc Bạn sớm được " THÁNH TRÍ TỰ GIÁC "
>:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách