Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thế nào là duyên tự đắc ?
Nếu chỗ được của Như Lai kia thế nào thì ta cũng được như thế, không thêm, không bớt.
Cảnh giới duyên tự đắc pháp cứu cánh lìa ngôn thuyết vọng tưởng, lìa văn tự hai đường
.

Không thên không bớt cảnh giới cứu cánh, là chứng căn bản trí này như tánh kia vậy, không thể thêm bớt.
Chỗ sở hành cứu cánh thánh lạc lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng phân biệt, lìa năng thuyết và sở thuyết, tất cả tướng cảnh giới.
Văn tự hai đường là hay nói và bị nói .


Thế nào là pháp bổn trụ ?
Nghĩa là đạo bậc thánh trước như tánh vàng bạc v.v…pháp giới thường trụ. Hoặc Như Lai ra đời, hoặc chẳng ra đời pháp giới thường trụ, như đường đến thành kia. Thí như có người đi trong đồng vắng thấy con đường bằng phẳng đi đến cổ thành, liền theo đó vào thành, được cái vui như ý.
Đại Huệ ! ý ông nghĩ sao ? Người kia làm ra con đường ấy và làm ra các thứ vui trong thành chăng ?
Đáp : chẳng phải vậy
Phật bảo Đại Huệ : Ta và tất cả chư Phật thời quá khứ pháp giới thường trụ cũng lại như thế. Thế nên nói rằng “Ta từ đêm ấy được tối chánh giác, cho đến đêm ấy vào Niết bàn, ở trong khoảng giữa kia không nói một chữ, cũng chẳngđã nói, sẽ nói”.
Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ :

Ta đêm ấy thành đạo……………………. Đến đêm ấy Niết bàn
Ở trong khoảng giữa này ………………. Ta trọn không có nói.
Duyên tự đắc pháp trụ ………………….. Nên ta nói thế ấy
Phật kia cùng với ta …………………….. Thảy không có sai biệt.


Lý pháp bổn trụ đồng với pháp giới, Như vàng, bạc v.v…tuy còn ở trong mỏ mà tánh vàng chẳng đổi. Như đường về cổ thành và các thứ vui, chẳng phải do ngày nay tạo.
Cho nên biết tự tánh bản giác thánh phàm đồng đủ. Y bất giác mà thành tam giới, y trí pháp mà tròn đủ ba thân, chẳng phải có, chẳng phải không, như huyễn, như sóng nắng, chỉ người chứng mới tương ưng . Ba đời chư Phật đồng cái bí mật này, trọn không có chỗ nói.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

4 - CHỈ CẢNH GIỚI PHẬT GIÁC XA LÌA HAI BÊN.

Có bốn phần

1) CHỈ THẾ GIAN CHẤP CÓ - KHÔNG
Bồ tát Đại Huệ lại thỉnh Phật : Cúi xin vì nói tất cả các pháp tướng có và không có, khiến con và các vị đại Bồ tát, lìa tướng có và không có, chóng được vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Phật bảo Đại Huệ : Lắng nghe! Lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, sẽ vì ông nói.
Đại Huệ bạch Phật : Thế Tôn ! Lành thay! Xin vâng thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ : Thế gian này y có hai thứ , nghĩa là y có và y không, rơi vào tánh và phi tánh, muốn thấy chẳng lìa, lìa tướng
.

Hai thứ chấp có - không này đều chỉ chánh pháp rơi vào kiến chấp của ngoại đạo. Song nghiêng nặng bên chấp không, nghĩa là nương ghé nơi thánh giáo để phá hoại chánh pháp, đâu có gì hơn chấp này. Phật lần lượt phát minh để soi sáng cho đời sau, khiến người tu hành biết pháp chọn lựa
Y có là : nhơn pháp, sắc, tâm v.v… hiện có trước mắt, chấp các pháp có tự tánh (có thật), khởi tưởng xa lìa.
Y không là : Nhơn pháp, sắc, tâm v.v… vô thường biến diệt, chấp các pháp phi tánh (không có) khởi tưởng vắng lặng .
Đây đều là chẳng lìa, lìa tướng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

2) CHỈ RA NHƠN TƯỚNG HAI THỨ CHẤP CÓ - KHÔNG
Đại Huệ ! thế nào là thế gian y có ?
Nghĩa là thế gian có nhơn duyên sanh chẳng phải chẳng có, từ có mà sanh, chẳng phải không có mà sanh. Đại Huệ! Kia nói như thế là thế gian không nhơn.
Đại Huệ ! Thế nào là thế gian y không ?
Nghĩa là nhận tham, sân, si đã có, về sau vọng tưởng chấp trước tham, sân, si, tánh, phi tánh.
Đại Huệ ! Nếu chẳng nhận có tánh ấy, , vì tánh tướng vắng lặng. Bảo là chư Như Lai, Thanh văn, Duyên giác chẳn nhận tánh tham, sân, si là có hay là không.


Các pháp thế gian từ nhơn duyên sanh, bèn có chỗ giải lìa uẩn, riêng có kẻ hiểu, bỏ vọng cầu chơn. Đây do chẳng biết tự tâm hiện ra, vọng thấy nhơn duyên liền cho là vô nhơn. Đây chấp có ấy, nhơn lời thánh nói, vọng chấp thật pháp. Trọn không bằng cái hại lớn là chấp không.
Như Lai nói tham, sân, si không tánh ấy, do tâm tham, sân, si đều nhơn nơi bất giác, ban đầu không có tánh nhất định. Chính vì chỉ bày cho người liền đó rỗng rang, mê vọng chóng dứt, là lý do chẳng nhận có - không. Ngoại đạo kia nhận tham, sân, si tánh trong hiện tại có, về sau vọng tưởng chấp trước tham,sân, si tánh vốn chẳng phải có tánh. Xét vọng chấp kia cho là không có tánh, luống thấy tánh tướng vắng lặng, bèn gá vào thánh giáo, bảo là chư Như Lai, Thanh văn, Duyên giác chẳng nhận có- không. Không biết rằng tất cả tánh tướng gốc tuy vắng lặng, song tâm nhận có hiện tại lưu chuyển. Đây là vọng tưởng chấp, chẳng phải tự giác trí. Tự giác trí là: cảnh giới hiện ra, do mê tự tâm vọng có hiện ra, vọng hiện chẳng phải có, nhơn mê mà có. Giác cái mê thì mê diệt, giác chẳng sanh mê. Tâm cảnh trong ngoài một lúc thanh tịnh.
Kinh Lăng Nghiêm nói “Tự tâm thủ tự tâm, chẳng phải huyễn thành pháp huyễn. Chẳng thủ không phi huyễn, phi huyễn còn chẳng sanh, pháp huyễn từ đâu lập ?”
Đây là hiển bày chỉ thú bí mật, ba đời Như Lai đồng một tâm yếu. Ngàn đời ghi chép nêu cao, chính khiến người tự phụ tâm tông vọng bàn vô ngại, sao không nhận lấy chỗ này nghiền ngẫm kỹ lưỡng sẽ sanh rất hổ thẹn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3) BÀI XÍCH CHẤP KHÔNG HAY PHÁ HOẠI CHÁNH PHÁP.
Đại Huệ ! Trong đây những gì là hoại ?
Đại Huệ bạch Phật : Thế Tôn ! nếu kia nhận tham, sân, si (có) tánh, rồi sau lại không nhận ?
Phật bảo Đại Huệ : Ông hiểu như thế, lành thay! Lành thay! Đại Huệ! Chẳng những tham, sân, si tánh, phi tánh là hoại, mầ đối với Thanh văn, Duyên giác, Phật cũng là hoại. Vì cớ sao ? vì trong ngoài không thể được, vì phiền não tánh khác và chẳng khác
Đại Huệ ! Tham, sân, si hoặc trong hoặc ngoài không thể được, tham, sân, si tánh vì không thân, vì không thủ. Chẳng phải Phật, Thanh văn, Duyên giác là hoại. Phật, Thanh văn, Duyên giác vì tự tánh giải thoát, vì phược cùng nhơn phược phi tánh (không có).
Đại Huệ ! Nếu có người phược thì nên có phược là nhơn phược .
Đại Huệ ! Như Lai nói hoại ấy gọi là không có tướng
.

Lại bày rõ về chấp không. Tự gá vào chánh pháp, nghĩa là Như Lai cũng nói tham, sân, si tánh không thể được, khiến chúng sanh vô trí nghi chê chánh pháp cho đó là hoại. Đâu biết tham, sân si trong ngoài không thể được, bởi tham, sân, si vốn không tự tánh, nhơn mê vọng hiện. Cho nên nói “không thân”. Giác mê thì mê diệt , giác chẳng sanh mê, ấy là “không thủ”. Chẳng phải Như Lai, Thanh văn, Duyên giác đồng với thuyết hoại kia. Như Lai thấy rõ tự tánh nên vọng tưởng chẳng sanh, đã không tâm năng phược, cũng không cảnh sở phược, năng sở đều dẹp mới là giải thoát. Nếu có cảnh sở phược ắt có tâm năng phược, nên nói “nhơn phược”. Nhơn phược chưa đoạn mà vọng chấp là không . Nói là hoại tức không có tướng này vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Vì nhơn đó nên ta nói “Thà chấp nhơn kiến bằng núi Tu Di, chẳng khởi chấp không thật có, tăng thượng mạn không”.
Đại Huệ ! Không thật có tăng thượng mạn , ấy gọi là hoại, rơi vào kiến chấp tự tướng, cộng tướng mong mỏi, chẳng biết tự tâm hiện lượng. Thấy ngoại tánh vô thường sát na lần lượt hoại. Ấm, giới, nhập tượng tục lưu trú biến dịch, lìa tướng văn tự vọng tưởng, ấy gọi là hoại.


Nhơn kiến là chấp có. Thà chấp ấy, nghĩa là mắc kẹt ở trời, người , còn hơn chấp không mà diệt mất nhơn quả, lừa dối chánh pháp, lưu độc vô cùng.
Rơi vào tự tướng cộng tướng mong mỏi là : tất cả sắc tâm các pháp đã có tự tướng cộng tướng cảnh giới vọng tưởng, hiện rơi trong ấy khởi tưởng ưa thích, chẳng lìa nhơn phược. Nên nói :Chẳng đạt tâm lượng, luông thấy ngoại pháp vô thường , ấm giới biến dịch, cho là không, không thật có, mà không biết kia chuốc ương, họa mênh mông.
Lìa văn tự tướng vọng tưởng ấy, bởi vì giác tự tâm hiện lượng thì đường ngôn ngữ dứt, chỗ tâm hành diệt, đây là lìa tướng văn tự. Bởi kia tự đạt thẳng nguồn tâm. Kẻ chẳng biết tự tâm hiện lượng, mượn miệng nói xa lìa văn tự vẫn trái lời dạy của thánh, buông lung hoang đường. Đây chính là phá hoại hồ tâm, chạy theo vọng tưởng, vừa là hoại mình, hoại người, diệt chủng tộc Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

4) TỔNG TỤNG
Khi ấy Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này nên nói kệ :

Có không là hai bên …………………….. Cho đến cảnh giới tâm
Trừ sạch cảnh giới kia…………………... Tâm bình đẳng tịch diệt
Không thủ cảnh giới tánh……………….. Diệt chẳng phải không có.
Có việc thảy như như …………………… Như cảnh giới hiền thánh
Không chủng mà có sanh……………….. Sanh rồi mà lại diệt.
Nhơn duyên có, chẳng có………………. Chẳng trụ giáo pháp ta.
Phi ngoại đạo phi Phật……………………Phi ngã cũng phi khác
Nhơn duyên chung hợp khởi…………… Làm sao mà được, không?
Gì họp nhơn duyên có…………………… Mà lại nói rằng không.
Tà kiến luận sanh pháp…………………. Vọng tưởng chấp có không.
Nếu biết không chỗ sanh…………………Cũng lại không chỗ diệt.
Quán đây thảy không tịch……………….. Có - không hai đều lìa
.

Lìa hai bên có - không, giác tự tâm lượng, bình đẳng tịch diệt, không chấp cảnh giới, chính là chơn như bản hữu, là sở hành của thánh hiền, chẳng phải là diệt không còn gì cả.
Hai bài kệ trên nói tâm bình đẳng, xa rời cảnh giới có - không
Một bài kệ dưới nói không chủng mà sanh là chấp có, sanh rồi lại diệt là chấp không. Bởi nhơn duyên có - không này đồng với ngoại đạo. Nghĩa là chẳng phải thánh giáo của Như Lai.
Ba bài kệ dưới rốt nói nhơn duyên hợp sanh. Nghĩa là y pháp tánh thì không Phật, không chúng sanh, không ngoại đạo, không nhơn ngã. Do nhơn duyên hợp khởi mới có sai biệt. Kinh Pháp Hoa nói “Lưỡng túc tôn vô thượng, biết pháp thường không tánh, Phật chủng từ duyên khởi”. Vẫn có tập nhơn mà lại nói là không tức rơi vào ngoại đạo tà kiến. Đây là do không biết lưu chú sanh nhơn nên vọng chấp có - không. Nếu biết tâm vốn không sanh, mê nhơn dường như có, ngộ vốn không sanh thì cũng không diệt, xưa nay là không tịch, tánh tướng nhất như chẳng chấp tánh sanh. Có - không đều là hý luận.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

5) CHỈ TÔNG, THUYẾT HAI THỨ ĐỀU THÔNG.
Phân làm ba :

A - Khi ấy Bồ tát Đại Huệ lại bạch Phật : Thế Tôn ! Cúi xin vì con và các Bồ tát nói tướng tông thuyết. Nếu khéo phân biệt tướng tông thuyết, con và các Bồ tát thông đạt tướng ấy, thông đạt tướng rồi, chóng thành đạo Vô thượng, Chánh đẳng, Chánh giác, chẳng theo giác tưởng và chúng ma ngoại đạo.
Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe! Lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, sẽ vì ông nói.
Đại Huệ bạch Phật : Xin vâng thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ : Tất cả Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát có hai thứ tướng thông, nghĩa là tông thông và thuyết thông
.

Đến tột tự tánh là tông, viên dung chẳng hai là thông.
Tùy cơ hiển bày chẳng kẹt quyền giáo, gọi là thuyết thông.
Bồ tát được hai pháp này, tự thành và làm thành cho người, không rơi vào cảnh giới ma ngoại giác tưởng, đây phải học.

Đại Huệ ! Tông thông là duyên tướng tự đắc thẳng tiến, xa lìa ngôn thuyết văn tự vọng tưởng, đến vô lậu giới tự giác địa tự tướng, xa lìa tất cả hư vọng giác tưởng, hàng phục tất cả ngoại đạo chúng ma, duyên tự giác thú, hào quang phát sáng, ấy gọi là tướng tông thông.

Duyên tướng tự đắc thẳng tiến là ( tự là tự tánh) : tự được tánh kia tối tôn tối thượng, tức là đã chứng căn bản trí.
Duyên căn bản trí này xa lìa ngôn thuyết vọng tưởng, cứu cánh vô lậu giác địa, nên nói “Phật tánh là nhơn, Niết bàn là quả”. Tự giác tông thông này là chỗ sở hành thánh lạc, trí tuệ minh đạt hàng phục tất cả, tất cả ngoại đạo không thể hàng phục được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thế nào là tướng thuyết thông ?
Nghĩa là nói chín bộ giáo pháp, lìa tướng khác- chẳng khác, có - không v.v… do phương tiện khéo léo tùy thuận chúng sinh, như đáng nói pháp khiến được độ thoát, ấy gọi là tướng thuyết thông.
Đại Huệ ! ông và các Bồ tát khác phải nên tu học
.

Chín bộ giáo pháp là :
1 - Tu Đà la dịch là……………….. khế kinh
2 - Kỳ dạ ………………………….. Ứng tụng
3 - Dà đà ………………………….. Kệ
4 - Y đế mục đa ………………….. Bổn sự
5 - Xa già đà ……………………… Bổn sanh
6 - A phù đạt ma …………………. Vị tằng hữu
7 - Ưu đà na ……………………… Tự thuyết
8 - Tỳ Phật ……………………….. Phương quảng
9 - Hòa già ……………………….. Thọ ký.

Chín bộ kinh này đều là phương tiện tùy cơ, hiền bày chỗ vào chẳng lìa tự tánh, chơn tục viên dung, độ thoát các kiến, chẳng phải có pháp thật, nên gọi là thông.
Thường nói 12 bộ kinh, nghĩa là thêm các kinh đại thừa nói thẳng đại pháp, chẳng nhờ nhân duyên, chỉ bàn lý viên mãn, dứt các luận nghị, riêng hiển chơn thường chẳng đợi thí dụ, cho nên không có ba bộ, song cũng đủ ba bộ.
(thêm 3 bộ kinh đại thừa là: Nhơn duyên, luận, thí dụ)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

B - CHỈ TỘT TƯỚNG SANH CỦA VỌNG TƯỞNG ĐỂ HIỆN ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ.
Có bốn phần

1) CHỈ TƯỚNG SANH CỦA VỌNG TƯỞNG
Khi ấy Bồ tát Đại Huệ bạch Phật : Thế Tôn ! Cúi xin vì nói tướng vọng tưởng chẳng thật. Vọng tưởng chẳng thật vì sao mà sanh ? Những gì là pháp tên vọng tưởng chẳng thật ? Ở trong những pháp nào mà vọng tưởng chẳng thật?
Phật bảo Đại Huệ : Lành thay! Lành thay! Ông khéo hỏi Như Lai nghĩa như thế, được nhiều lợi ích, được nhiều an lạc, thương xót tất cả trời, người ở thế gian. Lắng nghe, lắng nghe, khéo suy nghĩ đó, ta sẽ vì ông mà nói.

Đại Huệ bạch Phật : Thế Tôn ! Lành thay, xin vâng thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ : Do các thứ nghĩa, các thứ vọng tưởng chẳng thật chấp trước vọng tưởng sanh. Đại Huệ ! chấp trước năng nhiếp (tâm), sở nhiếp (cảnh), chẳng biết tự tâm hiện lượng, và rơi vào kiến chấp có - không, tăng trưởng vọng tưởng tập khí theo kiến chấp ngoại đạo, chấp trước các thứ nghĩa bên ngoài: tâm (tâm vương)), tâm số (tâm sở) vọng tưởng chấp trước làm ngã, ngã sở mà sanh.


Đây là tột tướng vọng tưởng sanh, để phát minh đệ nhất nghĩa không sanh vọng tưởng.
Đại Huệ hỏi tướng vọng tưởng chẳng thật từ đâu mà sanh ?
Thế Tôn bảo: Nhơn các thứ nghĩa vọng tưởng chẳng thật sanh. Các thứ là tất cả pháp sắc, tâm v.v…và thánh phàm tất cả danh tướng chơn vọng. Các pháp tướng này không có tự tánh, lìa có và không, lìa tứ cú, y đó mà sanh vọng tưởng. cho nên nói “vọng tưởng chẳng thật”. Ở đây chỉ nói vọng tưởng chẳng thật y đây mà sanh khởi, đoạn sau mới nói “vì vọng tưởng chẳng thật” để đáp câu hỏi “pháp gì chẳng thật”. Năng nhiếp, sở nhiếp tức là thể tánh cuarvongj tưởng. Nghĩa là vọng tưởng này có do không biết các thứ nghĩa đều tự tâm hiện, rơi vào kiến chấp có - không , tăng trưởng tập khí ngoại đạo, huân phát nơi tâm vương, tâm sở tất cả vọng tưởng, khởi chấp trước năng - sở.
Nguyên chỗ đáp của Thế Tôn cốt chỉ : Không biết tự tâm hiện lượng là căn do vọng tưởng. Nếu các thứ nghĩa bị nương tuy hiện khởi các thứ kiến chấp năng - sở, có - không chẳng thật, song các thứ nghĩa này thảy đều không có tự tánh, vốn tự lìa kiến (tâm) lìa tướng (cảnh), liền đó tức là đệ nhất nghĩa. Cho nên biết : đồng các thứ nghĩa này, mà một bên thì các thư nghĩa vọng tưởng y đó khởi, một bên là đệ nhất nghĩa vọng tưởng chẳng sanh. Ý này đợi đoạn vấn nạn ở sau sẽ rõ. Tóm lại, giác tự tâm hiện tức vọng tưởng chẳng sanh. Chẳng giác tự tâm hiện thì vọng tưởng y đó mà khởi. Chẳng phải do các thứ nghĩa, lìa tánh, lìa kiến mà khiến vọng tưởng có - không sai biệt, không thể chẳng xét kỹ.
Tâm là tám thức tâm vương.
Số là 51 tâm sở gồm : biến hành có 5, biệt cảnh có 5, thiện 11, căn bản phiền não có 6, tùy phiền não 20, bất định có 4. Tám thức tâm vương mỗi thứ đều đầy đủ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3) NẠN VỌNG TƯỞNG, MỘT BÊN SANH, MỘT BÊN CHẲNG SANH.
Đại Huệ bạch Phật :Thế Tôn ! Nếu các thứ nghĩa, các thứ chấp trước vọng tưởng chẳng thật mà vọng tưởng sanh, chấp trước nhiếp (tâm), sở nhiếp (cảnh) chẳng biết tự tâm hiện lượng, và rơi vào kiến chấp có - không, tăng trưởng vọng tưởng tập khí theo kiến chấp ngoại đạo, chấp trước các thứ nghĩa bên ngoài, vọng tưởng tâm (tâm vương), tâm số (tâm sở), chấp trước ngã - ngã sở sanh.
Thế Tôn ! Nếu như thế thì các thứ nghĩa tướng bên ngoài rơi vào tướng có - không, lìa tánh và phi tánh, lìa kiến (tâm), tướng (cảnh) Thế Tôn ! đệ nhất nghĩa cũng như thế, lìa tướng, lượng, căn, phần, thí, nhơn .
Thế Tôn ! Vì sao một chỗ thì nghĩa vọng tưởng chẳng thật các thứ tánh chấp trước vọng tưởng sanh ? Chỗ thì chẳng phải chấp trước tướng đẹ nhất nghĩa vọng tưởng sanh ? Đâu không phải Thế Tôn nói về tà nhơn luận sao ? Nên nói một sanh, một chẳng sanh
.

Đây là lập lại lời đáp của Thế Tôn mà riêng nêu ra các thứ nghĩa bên ngoài và có - không, kiến - tướng đều ngay đó tánh lìa, kiến tướng không thể được, mà Thế Tôn bảo rằng vọng tưởng y đó mà khởi.
Đệ nhất nghĩa căn, lượng, tông, nhơn, dụ cũng ngay đó tánh lìa, kiến tướng không thể được mà Thế Tôn bảo là vọng tưởng chẳng sanh.
Đồng một tánh lìa, tướng lìa, kiến lìa mà một bên bảo các thứ nghĩa vọng chấp có - không; một bên bảo đệ nhất nghĩa vọng tưởng chẳng sanh. Đâu không phải Thế Tôn cũng rơi vào tà luận. Nghĩa là một bên chấp có sanh, một bên chấp không sanh. Không biết chỗ chấp của ngoại đạo cùng với chỗ nói của thánh giáo, tuy tất cả tánh, tướng thảy không thể được, các kiến chấp chóng lìa; song do giác tự tâm hiện lượng, mà cho là tất cả đều không thể được, thật là sai hào ly cách xa ngàn dặm.
Nay những Thiền gia ở trong thiên hạ nói là tâm tông mà bảo tất cả không thể được, tự tại vô ngại, đều không ngoài tâm lượng vọng tưởng, theo giác tưởng lưu chuyển mà vẫn hiu hiu tự đắc cho là phát minh tự tâm.Tất cả tánh lìa, thế đế và đệ nhất nghĩa đế không hai, không khác.
Song không biết rằng hiện chấp có tánh rồi sau nói không, cũng chẳng chấp có tánh bình đẳng tịch diệt. Đây là giác tự tâm cùng chẳng giác tự tâm, riêng khác giữ chơn và ngụy, học giả không thể không xét kỹ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3) CHỈ GIÁC TỰ TÂM LƯỢNG, VỌNG TƯỞNG CHẲNG SANH.
Phật bảo Đại Huệ: Chẳng phải vọng tưởng một sanh một chẳng sanh. Vì cớ sao ? Nghĩa là vị vọng tưởng có - không đều chẳng sanh, mà bên ngoài hiện tánh (có) phi tánh (không). Giác tự tâm hiện lượng thì vọng tưởng chẳng sanh.
Đại Huệ ! Ta nói những kẻ ngu vì tự tâm các thứ vọng tưởng, sự nghiệp hiện tiền các thứ tánh tướng vọng tưởng chấp trước sanh. Làm sao kẻ ngu được lìa chấp trước ngã, ngã sở, lìa lỗi nhơn duyên năng tác sở tác, giác tâm lượng vọng tưởng của mình, thân tâm chuyển biến , cứu cánh hiểu rõ tất cả địa, cảnh giới Như Lai tự giác , lìa năm pháp, tự tánh, sự kiến vọng tưởng ? Do nhơn duyên này nên ta nói vọng tưởng từ chấp trước các thứ nghĩa chẳng thật sanh. Biết nghĩa như thật được giải thoát các thứ vọng tưởng nơi tự tâm.

Chẳng phải vọng tưởng một sanh một chẳng sanh, cho là vọng tưởng có - không đều chẳng sanh. Đây là chỉ người giác tự tâm hiện lượng thì tất cả vọng tưởng có - không đều chẳng sanh. Nay hiện ở trong cái có mà bảo tất cả tánh lìa, tất cả không thể được, đây là vọng tưởng chấp trước. Giác tự tâm hiện lượng trọn không có cái tưởng này. Nên nói “Chẳng chấp có tánh, bình đẳng tịch diệt”.
Người ngu đối với các thứ tướng sự nghiệp hiện tiền chấp là có, cũng chấp là không, đều do vọng tưởng lưu chuyển. Không giác tự tâm hiện lượng thì động niệm, dứt niệm đều trở về mê muội. Cho nên nói “muốn được xa lìa các thứ lỗi về ngã, ngã sở, phải giác tâm lượng vọng tưởng nơi mình. Giác tất cả vọng tưởng thảy do tâm hiện”. Cái bị hiện chẳng thật thì cái tưởng nơi tâm được lìa, liền chuyển thân tâm bất giác kia theo trí tự giác, chiếu sáng các địa, đến Như Lai địa. Tất cả năm pháp, ba tự tánh đều là hý luận.
Vọng tưởng do y chấp các thứ nghĩa chẳng thật, Đệ nhất nghĩa do biết tự tánh như thật. Tự thể giải thoát là vọng tưởng chẳng sanh. Đây là quyết định vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

4) TỤNG CHUNG
Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ :

Các nhơn cùng với duyên………………. Từ đây sanh thế gian
Vọng tưởng chấp tứ cú …………………. Chẳng biết ránh ngã sở
Thế gian chẳng có sanh ………………… Cũng lại chẳng không sanh
Chẳng từ có-không sanh…………………Cũng chẳng phi có- không
Các nhơn cùng với duyên………………. Tại sao ngu vọng tưởng
Chẳng có cũng chẳng không…………… Cũng lại chẳng có -không
Như thế quán thế gian…………………...Tâm chuyển được vô ngã
Tát cả tánh chẳng sanh…………………. Vì bởi từ duyên sanh.
Tát cả duyên tạo ra……………………….Tạo ra chẳng tự có.
Sự chẳng tự sanh sự……………………. Vì có lỗi hai sự.
Vì không lỗi hai sự ………………………. Chẳng có tánh khá được
.

Đây nói tất cả thế gian từ nhơn duyên sanh. Chẳng biết duyên sanh vọng chấp có - không tứ cú. Song thế gian này thẳng đó thật không có tứ cú có thể được, đều do kẻ ngu vọng tưởng, chẳng đạt lý này. Nếu hay quán kỹ như thế , mới biết tất cả vô ngã. Tự tánh chẳng sanh thảy từ duyên khởi, duyên khởi cũng không thì người tạo cùng việc tạo đều không có thực tánh, thẳng đó liền lìa.
Câu sự chẳng tự sanh sự , sự tức là quả sự. Nghĩa là cần đợi nhơn, nhơn thành ra quả, không có tánh tự sanh.
Tóm lại tâm buổi đầu chẳng giác, không thể tự chủ, lầm theo nhơn duyên dường như có sanh diệt. Kẻ ngu chẳng biết, vọng chấp có - không, người giác chóng lìa, vốn không thực tánh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách