Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHẦN IV

CHỈ CHÁNH PHÁP CHẲNG PHẢI PHÁP NHƠN QUẢ - LÌA SANH DIỆT - HIỂN BÀY CHƠN THƯỜNG - VÔ CẤU - CHÓNG VƯỢT CÁC ĐỊA.

Có 7 phần
I - ĐẠI HUỆ THƯA HỎI QUẢ

Khi ấy, Bồ tát Đại Huệ bạch Phật : Thế Tôn ! Cúi xin vì nói tam mạo Phật Đà, con và các vị đại Bồ tát khéo nơi Như Lai tự tính, tự giác, giác tha.
Phật bảo Đại Huệ : Cho ông tùy ý hỏi , tôi sẽ vì ông theo chỗ hỏi mà đáp.
Đại Huệ bạch Phật : Thế Tôn ! Như Lai ứng cúng đẳng chánh giác là tác chăng ? là sự (quả) chăng ? là nhơn chăng ? là tướng chăng ? là sở tướng chăng ? là thuyết chăng ? là giác chăng ? là sở giác chăng ? Những câu như thế là khác hay chẳng khác ?


Sắp hiển bày giác tánh Như Lai chẳng phải nhơn , chẳng phải quả, cứu cánh rõ ràng, thuần nhất không lỗi.
Tam mạo Phật đà là Đẳng chánh giác. Dịch nghĩa là Chánh biến tri, Như Lai, Ứng cúng. Đẳng chánh giác là ba trong mười hiệu của Phật.
Chữ tác là khởi tu, y cứ khởi tạo tác là nhơn, việc tạo tác hình thành là quả. Chữ sự là quả.
Nhơn tướng là tướng, quả tướng là sở tướng (tướng riêng).
Thuyết là người nói, sở thuyết là lý nói ra.
Giác là người tri giác, sở giác là cảnh sở tri.
Những câu như thế là khác hay chẳng khác, là tác hay chẳng tác v.v…nay điệp chấp thành bốn câu. Bởi vì muốn hiển bày Pháp thân lìa tứ cú, cứu cánh rõ ràng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

II - PHÁP THÂN CHẲNG PHẢI NHƠN QUẢ, LÌA TỨ CÚ.

Phật bảo Đại Huệ : Như Lai , Ứng Cúng, Đẳng chánh giác, đối với những câu như thế chẳng phải sự (quả), chẳng phải nhơn. Vì cớ sao ? Vì đều có lỗi vậy.
Đại Huệ !Nếu Như Lai là sự (quả) thì hoặc tác, hoặc vô thường. Vì vô thường nên tất cả sự (vật) ưng là Như Lai, đều là chỗ chẳng muốn của ta và chư Phật. Nếu chẳng phải sở tác thì không sở đắc, là phương tiện ắt không, đồng với sừng thỏ và con thạch nữ, vì không thật có.
Đại Huệ ! Nếu không sự, không nhơn thì chẳng phải có, chẳng phải không. Nếu chẳng phải có, chẳng phải không thì ngoài tứ cú . Tứ cú thuộc về ngôn thuyết của thế gian. Nếu ra ngoài tứ cú thì chẳng rơi vào tứ cú. Vì chẳng rơi vào tứ cú nên người trí nhận giữ. Tất cả cú nghĩa của Như Lai cũng như thế, người huệ nên biết
.

Tóm hết các câu hỏi trên không ra ngoài hai nghĩa nhơn và quả. Cho nên chỉ nêu sự và nhơn để rõ tự tánh pháp thân Như Lai chẳng phải nhơn, chẳng phải quả. Nếu là sự thì do tạo ra, mà Vô thượng Chánh chơn chẳng đồng với pháp tu tạo vô thường ở thế gian. Nếu chẳng phải tác thì ngại không được, mà tự tánh trang nghiêm lìa chướng, hiển bày vô lượng công đức vi diệu, chẳng phải là nghĩa rỗng không. Cho nên biết Pháp thân chẳng phải sở tác, ấy là không sự. Chẳng phải chẳng tác thì phương tiện đạt được phải do nhơn mà rõ. Song giác thể sẵn có là từ liễu nhơn được, chẳng phải từ sanh nhơn mà được, ấy là không nhơn. Không sự, không nhơn thì chẳng mắc có - không, tứ cú chóng lìa. Tứ cú đã lìa thì tất cả ngôn thuyết chẳng đến được, cú nghĩa thanh tịnh, người trí chứng được.
Kinh Đại Niết bàn nói
“Phật tánh tuy có mà chẳng đồng hư không. Vì cớ sao ? Vì hư không ở thế gian tuy dùng vô lượng phương tiện khéo léo mà không thể thấy được, còn Phật tánh có thể thấy. Thế nên tuy có mà chẳng phải như hư không.
Phật tánh tuy không mà chẳng đồng sừng thỏ. Vì cớ sao ? vì lông rùa, sừng thỏ tuy dùng vô lượng phương tiện khéo léo cũng không thể được sanh. Phật tánh có thể sanh, thế nên tuy không mà chẳng đồng với sừng thỏ”.
Đây là mật chỉ về Phật tánh vi diệu, chỉ hàng chơn thánh tự ở trong chứng được. Như thế, thể tánh chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải nhơn, chẳng phải quả, ra ngoài độ lượng, nên như thế mà biết.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

III - PHÁP THÂN CHƠN NGÃ THƯỜNG LẶNG LẼ

Như ta đã nói , tất cả pháp vô ngã. Phải biết nghĩa này, không có ngã tánh nói là vô ngã. Tất cả pháp có tự tánh , không tha tánh như trâu ngựa. Đại Huệ ! Thí như chẳng phải trâu là ngựa, chẳng phải ngựa là trâu, kỳ thực chẳng phải có chẳng phải không, kia chẳng phải không tự tánh.
Như thế Đại Huệ ! tất cả các pháp chẳng phải không tự tướng. Có tự tướng ấy nhưng chẳng phải chỗ hay biết của hàng vô ngã, ngu phu, vì vọng tưởng vậy.
Như thế tất cả pháp không, vô sanh, không tự tánh. Nên biết như thế
.

Như Lai nói tự tánh pháp thân chẳng phải nhơn chẳng phải quả, mà chẳng phải đoạn diệt. Cho nên ở đây lại dẫn câu pháp vô ngã để hiển bày Như Lai chơn ngã. Bởi Như Lai tự tánh chơn ngã thường bị pháp ngã che đậy, nên nói tất cả pháp vô ngã, cốt để hiểu tự tánh pháp thân chơn như tự tướng. Nếu thấy pháp thân chơn như tự tướng thì cũng biết tất cả pháp chơn như tự tướng, trong ngoài không chướng, trong trẻo thường lặng lẽ.
Tất cả pháp đều do tự tâm hiện ra, bởi tự tâm hiện nên tất cả các pháp đều không có ngã tánh, cho nên nói vô ngã, hiện ra chỉ tại tâm. Tức là tất cả pháp có tự tánh, không tha tánh. Song không tha tánh tức là không ngã tánh, bởi thế tất cả pháp nói là vô ngã, vì tất cả pháp do tự tâm nên nói không tha tánh. Cho nên nói tất cả pháp không, vô sanh, không tự tánh đều không có ý chỉ khác. Nên nói “Chỉ có chơn thức, không có thức khác”. Đây là chỗ đến tột của người giác tự tâm hiện lượng vậy.
Nói tánh ngựa không phải trâu, tánh trâu không phải ngựa để dụ không tha tánh chẳng phải không tự tánh. Không tha tánh thì chẳng phải có, có tự tánh thì chẳng phải không. Chẳng phải có, chẳng phải không là chơn như tự tướng. Bậc chơn thánh tự chứng ở trong, kẻ ngu phu phân biệt không có phần vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

IV - CHỈ PHÁP THÂN ĐỐI HIỆN, PHI MỘT PHI KHÁC.

Như thế, Như Lai cùng ấm (sắc thân) chẳng phải khác, chẳng phải chẳng khác. Nếu chẳng khác ấm thì ưng vô thường, nếu khác ấm thì phương tiện ắt không, nếu hai thì ưng có khác. Như sừng trâu tương tợ nên chẳng khác, dài ngắn sai biệt nên có khác.
Đại Huệ ! như sừng trâu bên phải khác sừng trâu bên trái, sừng bên trái khác sừng bên phải.Như thế dài nắng, các thứ mỗi mỗi khác.
Đại Huệ ! Như Lai đối ấm, giới, nhập chẳng phải khác, chẳng phải chẳng khác
.

Đây hiển bày Pháp thân đối hiện chẳng phải một chẳng phải khác, chẳng phải chỗ biết của phàm phu. Từ đây về sau thảy đều do thấy Như Lai tự tánh chơn ngã, đồng với Báo, Hóa, vượt phàm phu và nhị thừa, đồng trí và chướng, tự tánh Niết bàn ra khỏi số lượng.
Ấm tức chỉ sắc thân Như Lai. Nghĩa là Pháp thân cùng sắc thân chẳng phải một, chẳng phải khác. Nếu là một thì sắc thân diệt, Pháp thân cũng ưng diệt, diệt thì vô thường. Nếu là hai thì Pháp thân do phương tiện đạt được thảy đều là không, vô nghĩa.
Song thân ngàn trượng Lô Xá Na (Báo thân) và tất cả vô lượng ứng hóa tướng tốt, vẻ đẹp thật có đối hiện. Nên nói “Diệt sắc vô thường, được chơn sắc thường trụ”.
Sừng trâu giống nhau là dụ một, dài ngắn sai biệt là dụ hai. Nhưng thảy đều gọi là sừng trâu, chẳng phải một, chẳng phải khác. Cho nên nói “Như Lai đối ấm, giới, nhập cũng chẳng phải một, chẳng phải khác”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

V - PHÁP THÂN VÀ GIẢI THOÁT CHẲNG PHẢI MỘT, CHẲNG PHẢI KHÁC.

Như thế, Như Lai và giải thoát chẳng phải khác, chẳng phải chẳng khác. Như thế Như Lai lấy giải thoát gọi tên.
Nếu Như Lai khác giải thoát thì ưng thành sắc tướng, vì thành sắc tướng nên vô thường.
Nếu chẳng khác thì người tu hành được tướng nên không có phân biệt.
Thế nên chẳng phải khác, chẳng phải chẳng khác
.

Niết bàn có ba đức : Pháp thân, Giải thoát, Bát nhã. Như chữ Y ( o0o) có ba điểm, chẳng ngang, chẳng dọc. Song ở đây nói Pháp thân cùng giải thoát chẳng phải một, chẳng phải khác. Bởi vì Như Lai do giải thoát được tên. Nếu khác thì pháp thân Như Lai đã chứng đồng với sắc tướng, ưng là vô thường. Đâu biết rằng Pháp thân Như Lai tức là giải thoát, giải thoát tức là pháp thân, thanh tịnh không nhơ, thể không có hai. Nếu chẳng khác thì người tu hành năng chứng sở chứng ưng không sai biệt mà thấy có sai biệt. Như thập chơn như, hàng sơ địa đã đạt, mà đối với chứng hạnh vẫn chưa viên mãn. Vì khiến họ viên mãn nên sau lại dựng lập mỗi địa , mỗi địa có cạn sâu, sai biệt thấy khác. Thế nên chẳng phải một, chẳng phải khác.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

VI - TRÍ CHƯỚNG CHẲNG PHẢI MỘT, CHẲNG PHẢI KHÁC.

Như thế, trí và sở tri chẳng phải khác, chẳng phải chẳng khác. Đại Huệ ! trí và sở tri chẳng phải khác, chẳng phải chẳng khác ấy là phi thường - phi vô thường, phi tác - phi sở tác, phi hữu vi - phi vô vi, phi giác - phi sở giác, phi tướng - phi sở tướng, phi ấm - phi khác ấm, phi thuyết - phi sở thuyết, phi một - phi khác, phi đồng - phi chẳng đồng. Vì phi một - phi khác, phi đồng - phi chẳng đồng nên đều lìa tất cả lượng
.

Trước nói pháp thân cùng giải thoát chẳng phải một, chẳng phải khác. Ở đây nói pháp thân cùng bát nhã chẳng phải một, chẳng phải khác. Song lại nói bát nhã (trí) cùng sở tri chẳng phải một, chẳng phải khác ấy , vì bát nhã là thủy giác từ pháp thân bản giác mà sanh, nói thủy cùng với bản không khác. Nếu sở tri chướng, đến Thập nhất địa vẫn còn có hai phần cực ngu ngu vi tế, đến Diệu giác, Phật địa mới hay trừ sạch. Đó là trí cùng chướng phân rõ có hai. Lại nói chẳng phải một - chẳng phải khác ấy, bởi vì lìa trí không chướng, lìa chướng không trí. Pháp không có ngã tánh nơi đây càng rõ. Song Như Lai tự tánh lìa tứ cú vượt tất cả số lượng, chẳng phải chỗ biết của tư lương. Kèm nói tác - phi tác v.v…đều là lập lại lời hỏi trước để nhiếp hết trong lìa tứ cú.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

VII - TÔNG KẾT : PHÁP THÂN LÌA CÁC CĂN LƯỢNG

Lìa tất cả lượng thì không ngôn thuyết,
không ngôn thuyết thì vô sanh.
Vô sanh thì không diệt.
không diệt thì tịch diệt.
Tịch diệt thì tự tánh là Niết bàn.
Tự tánh Niết bàn thì không sự không nhơn (không do nhơn quả)
Không sự không nhơn thì không phan duyên (không vin theo)
Không phan duyên thì ra ngoài tất cả hư ngụy.
Ra ngoài tất cả hư ngụy tức là Như Lai.
Như Lai tức tam mạo tam Phật đà (sam miệu sam Bồ Đề) (tức đẳng chánh giác)
Đại huệ ! Ấy gọi là sam miệu sam bồ đề Phật đà.
Đại Huệ ! Sam miệu sam bồ đề Phật đà ấy, là lìa tất cả căn lượng.


Đây là kết tự tánh Pháp thân Như Lai vượt qua tất cả số lượng, tự chứng được, ở trong tất cả danh, ngôn đều chẳng phải thể của nó. Người chứng được thể này mới biết sanh diệt đều không, chỉ có tịch tĩnh, nên nói “Tự tánh Niết bàn”.
Tự tánh Niết bàn chẳng phải nhơn chẳng phải quả , hết các động niệm, dứt tâm tư tưởng, tột mé gốc vô minh, cứu cánh giải thoát không có hư ngụy, là chơn pháp thân, là bình đẳng thân, hằng lìa tất cả cảnh giới các căn.
Như Lai nơi Bát Niết Bàn khắp bảo Đại Huệ rằng “Ta dùng bát nhã sâu xa xem khắp tam giới, tất cả lục đạo, các núi, bể cả, quả đất, hàm sanh. Như thế tam giới căn bản tánh lìa , cứu cánh tịch diệt, đồng với tướng không, không tên, không biết, hằng đoạn các hữu, xưa nay bình đẳng, không có tưởng cao thấp, không thấy không nghe, không giác, không tri, không thể trói buộc, không thể giải thoát, không chúng sanh, không thọ mạng, chẳng sanh, chẳng khởi, chẳng tận chẳng diệt, chẳng phải thế gian, chẳng phải chẳng thế gian.
Niết bàn , sanh tử đều không thể được, hai bên bình đẳng. Vì các pháp bình đẳng nên ở yên lặng lẽ, không có chỗ thi vi , cứu cánh an ổn, hẳn không thể được.
Từ pháp vô trụ mà pháp tánh thi vi đoạn tất cả tướng, một cũng không thể có. Pháp tướng như thế, kẻ biết được nó gọi là người xuất thế. Không biết việc ấy gọi là gốc sanh tử”.
Đây chính là Như Lai tự tánh giải thoát cùng tất cả pháp đồng trụ chơn như bản tế, trong ngoài hằng lìa tất cả lỗi lầm. Tất cả chúng sanh cũng đồng đủ cái này, chỉ vì khách nhiễm che lấp. Một niệm giác biết tức đồng sẵn được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lạ nghĩa này nên nói kệ :

Thảy lìa các căn lượng………………….. Không sự cũng không nhơn
Đã lìa giác, sở giác………………………. Cũng lìa tướng, sở tướng.
Ấm duyên đẳng chánh giác…………….. Một, khác chớ hay thấy
Nếu không có thấy đó…………………… Làm sao mà phân biệt.
Phi tác, phi bất tác……………………….. Phi sự cũng phu nhơn
Phi ấm, phi tại ấm…………………………Cũng phi có dư tập.
Cũng phi có các tánh…………………….. Như kia vọng tưởng thấy
Nên biết cũng phi vô…………………….. Pháp này, pháp cũng thế
.

Đây là tổng tụng pháp thân lìa nhơn quả, năng sở, căn khí, một khác, tứ cú. Không có thấy lìa ấy cũng không pháp tự tánh, cũng lại phi không pháp, khá goi thật được pháp thể. Ngộ đây sẽ lặng lẽ tự hết.

Bởi có nên có: không…………………….. Bởi không nên có: có
Nếu không chẳng nên thọ………………. Nếu có chẳng nên tưởng
Hoặc nơi ngã, phi ngã…………………… Ngôn thuyết lượng không dứt
Chìm đắm ở hai bên…………………….. tự hoại, hoại thế gian.
Giải thoát tất cả lỗi………………………. Chính quán sát ngã thông
Ấy gọi là chánh quán……………………. Chẳng hủy đại đạo sư
.

Nếu không, chẳng nên thọ. Nếu có, chẳng nên tưởng. Không thì cứu cánh không, chẳng nên lại không. Có thì xưa nay có, chẳng nên lại có, bởi có - không đối đãi nhau, tánh chẳng có - không. Chẳng đạt ngã thông thì không có chánh kiến, mắc kẹt hai bên tự hoại, hoại ngườ, chê bai Như Lai , đâu còn gì hơn kẻ này. Thế Tôn thường bảo : “Nếu nói có đó, người trí chẳng nên nhiễm; Nếu nói không đó , tức là vọng ngữ. Nếu nói có đó, chẳng nên lặng thinh, cũng chẳng nên hý luận tranh tụng”. Ý chỉ này tế nhị thay.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHỈ PHÁP THÂN NHƯ LAI.
Có 4 phần

PHÁP THÂN NHƯ LAI CHẲNG PHẢI KHÔNG TÁNH

Khi ấy Bồ tát Đại Huệ lại bạch Phật : Thế Tôn ! Như Thế Tôn nói kinh nhiếp thọ chẳng sanh chẳng diệt. Lại, Thế Tôn nói chẳng sanh chẳng diệt là tên khác của Như Lai. Thế nào Thế Tôn là không tánh nên nói chẳng sanh chẳng diệt, cho là tên khác của Như Lai ?
Phật bảo Đại Huệ : Ta nói tất cả pháp chẳng sanh chẳng diệt , các loại có không chẳng hiện.
Đại Huệ bạch Phật : Thế Tôn ! nếu tất cả pháp chẳng sanh thì pháp nhiếp thọ không thể được, vì tất cả pháp chẳng sanh. Nếu trong danh tự có pháp, cúi xin Thế Tôn vì nói.
Phật bảo Đại Huệ : Lành thay ! lành thay ! lắng nghe! Lắng nghe ! khéo suy nghĩ đó, tôi sẽ vì ông phân biệt giải nói.
Đại Huệ bạch Phật : Xin vâng thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ : Ta nói Như Lai chẳng phải không tánh, cũng chẳng phải là chẳng sanh chẳng diệt nhiếp tất cả pháp, vì chẳng đợi duyên nên chẳng sanh chẳng diệt, cũng chẳng phải vô nghĩa
.

Đây là nhằm ngoài tự tâm hiện lượng chấp tất cả pháp chẳng sanh chẳng diệt, lấy đó khởi nạn. Bởi vì người theo danh mất nghĩa, nên Phật vì đó phát minh. Trong kinh nói “kiến lập tất cả pháp chẳng sanh chẳng diệt” là vì không tánh nên nói, chẳng phải vì có tánh nói. Lại nói là tên khác của Như Lai thì chẳng phải không tánh. Ấy là hiện rơi vào có tánh mà nói không pháp, thì có - không đều đọa. Đây là ý nạn của Đại Huệ.
Thế Tôn bảo : Ta nói tất cả pháp chẳng sanh chẳng diệt không phải lại nhiếp thuộc có pháp. Nếu bảo tên khác của Như Lai, tên ắt có nghĩa, ấy là nhiếp thuộc có pháp. Cho nên Thế Tôn lại bảo : Ta nói Như Lai chẳng phải không tánh. Mới biết tâm lượng bản hữu chẳng đồng sừng thỏ, y theo bất giác dường như các pháp hiện, vốn không có sanh cũng không có chỗ diệt. Chẳng sanh diệt này là nói pháp không tự tánh. Chẳng phải nói thảy không các pháp, chẳng nên nhiếp thuộc có, lại đợi duyên hết mới thấy không sanh. Cũng chẳng phải vô nghĩa là : nơi nghĩa tự tâm như thật chẳng sanh, chỉ trên danh cú chẳng sanh chẳng diệt vọng chấp không tánh, chẳng phải nhiếp thuộc về có, tức là có chữ mà không nghĩa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

2 - PHÁP THÂN NHƯ LAI, CHÍNH KHI SANH MÀ CHẲNG SANH.

Đại Huệ ! Ta nói ý sanh pháp thân danh hiệu Như Lai . Nó chẳng sanh, ấy là chẳng phải cảnh giới của tất cả ngoại đạo, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát thất trụ. Đại Huệ ! Chẳng sanh kia là dị danh của Như Lai .
Đại Huệ ! Thí như Nhơn đà là Thích Ca, bất lan đà la những vật như thế, mỗi mỗi vật đều có tên, cũng chẳng phải có nhiều tên mà có nhiều tánh, cũng chẳng phải không tự tánh
.

Đây tức sanh nói vô sanh để hiển ý thâm mật, vẫn không nên theo danh mất nghĩa. Ý sanh pháp thân tức là chẳng sanh, nên nói dị danh Như Lai. Nghĩa chẳng sanh này chẳng phải cảnh giới của hàng Nhị thừa và Bồ tát thất địa. Thất địa về trước chỉ hết nhơn sanh chứ chẳng đạt được tự tánh vô sanh của Như Lai là chơn như, bình đẳng, tùy chỗ, tùy thời, không có tướng khởi - diệt. Chẳng phải duyên hết mới hiện, cho nên chẳng kẹt nơi sở liễu, năng liễu vô sanh.
Nhơn Đà la Thích Ca và Bất lan Đà la đều là dị danh của Đế Thích.
Chẳng phải do nhiều tên mà có nhiều tánh là thể một mà tên khác.
Cũng chẳng phải không tự tánh là nhiều tên dùng để nói một thể, không phải nhơn tên mà được thể.
(Pháp thân Như Lai, chẳng phải do thành Phật mới có, cho nên nói sanh mà chẳng sanh)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3 - PHÁP THÂN NHƯ LAI TÊN KHÁC, THỂ MỘT.

Như thế, Đại Huệ ! Ta ở thế giới Ta Bà này , trải ba A tăng kỳ kiếp, có trăm ngàn danh hiệu. Kẻ ngu thảy đều nghe, mỗi người nói tên của ta mà không hiểu ta, ấy là dị danh Như Lai.
Đại Huệ ! Hoặc có chúng sanh biết ta là Như Lai,
- có chúng sanh biết ta là Nhứt thiết trí,
- có chúng sanh biết ta là phật,
- có chúng sanh biết ta là cứu thế,
- có chúng sanh biết ta là tự giác ,
- có chúng sanh biết ta là đạo sư,
- có chúng sanh biết ta là Quảng đạo,
- có chúng sanh biết ta là Nhất thiết đạo
- có chúng sanh biết ta là Tiên nhơn,
- có chúng sanh biết ta là Phạm Thiên
- có chúng sanh biết ta là Tỳ Nữu
- có chúng sanh biết ta là Tự tại.
- có chúng sanh biết ta là Thắng
- có chúng sanh biết ta là Ca tỳ la
- có chúng sanh biết ta là Chơn thật biện
- có chúng sanh biết ta là Nguyệt
- có chúng sanh biết ta là Nhật
- có chúng sanh biết ta là Vương
- có chúng sanh biết ta là Vô sanh,
- có chúng sanh biết ta là Vô diệt
- có chúng sanh biết ta là Không
- có chúng sanh biết ta là Như Như
- có chúng sanh biết ta là Đế
- có chúng sanh biết ta là Thật tế
- có chúng sanh biết ta là Pháp tánh
- có chúng sanh biết ta là Niết bàn
- có chúng sanh biết ta là Thường
- có chúng sanh biết ta là Bình Đẳng
- có chúng sanh biết ta là Bất nhị
- có chúng sanh biết ta là Vô tướng
- có chúng sanh biết ta là Giải thoát
- có chúng sanh biết ta là Đạo
- có chúng sanh biết ta là Ý sanh.
Đại Huệ ! Trải qua ba A tăng kỳ, có trăm ngàn danh hiệu như thế, chẳng thêm chẳng bớt, thế giới này và thế giới khác đều biết ta , như mặt trăng trong nước, chẳng ra chẳng vào
.

Như Lai ở cõi Ta Bà có đến trăm nghìn dị danh tùy tâm chúng sanh ứng với lượng sở tri, mỗi chúng có lời khác mà không biết nghĩa tự tánh chơn thật. Như Lai như trăng trong nước, chẳng ra chẳng vào , chẳng phải có chẳng phải không. Chẳng hiểu dị danh của Như Lai là tất cả, chúng sanh chỉ y nơi danh nhận nghĩa, mà chẳng hiểu Như Lai tuy có nhiều danh , chỉ nói lên một thể. Nên nói :Tự tánh Thanh tịnh Như Lai chỉ chứng tương ưng, chẳng phải danh nói đến được. Như trăng trong nước, chẳng thể nói có - không, chẳng thể nói xa - gần, không thể chỉ bày, không thể độ lượng (đo lường), thật chẳng phải không tánh, mà không rơi vào số lượng có - không.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Các kẻ ngu kia không thể biết ta, vì rơi vào hai bên. Song thảy cung kính cúng dường nơi ta, mà không khéo hiểu biết câu lời, nghĩa thú chẳng phân biệt được danh, chẳng hiểu tự thông. Chấp trước vào các ngôn thuyết chương cú, nơi chẳng sanh diệt khởi tưởng vô sanh. Chẳng biết danh hiệu sai biệt của Như Lai, biết Nhơn Đà La Thích Ca , Bất Lan Đà La mà chẳng hiểu tự thông, hội qui về chỗ tột cùng, nơi tất cả pháp tùy chỗ chấp trước.

Kẻ ngu không biết tự tánh pháp thân Như Lai, vọng chấp có - không đắm trước nơi danh tự, mà đối với câu “tất cả pháp chẳng sanh diệt” khởi tưởng không tánh. Đây chính là chẳng hiểu tự thông, vọng chấp tất cả pháp là chẳng sanh diệt.
Tất cả danh hiệu đều nói một thể, nhơn danh đạt thể, đạt thể thì lìa lời nói. Nên nói hội qui về chỗ tột cùng. Chẳng rõ nghĩa này, chỉ nơi danh thuyết riêng sanh lý thú , luống thêm đa văn, tăng trưởng ngã kiến.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách