Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Nói tánh huyễn và tướng tự tánh là vì lìa tánh và tướng tự tánh, rơi vào ác kiến của ngu phu hy vọng tướng, chẳng biết tự tâm hiện lượng, hoại nhơn sở tác sanh, duyên tự tánh tướng chấp trước. Nói huyễn mộng tự tánh tướng tất cả pháp, chẳng khiến ngu phu ác kiến hy vọng chấp trước tự và tha tất cả pháp. Chỗ thấy như thật làm ra luận bất chánh.
Đại Huệ ! Thấy chỗ như thật tất cả pháp ấy, là vượt ngoài tự tâm hiện lượng
.

Huyễn không tự tánh chỉ tâm hiện ra. Hiện như mộng huyễn, không thể vì tất cả pháp mà làm sanh nhơn. Đây là lý do kẻ ngu hy vọng chấp trước.
Chỗ như thật tức chỉ tự tâm hiện ra tất cả pháp như huyễn, chẳng rơi vào có-không, năng-sở. Nên nói “Thật tướng các pháp”. Chẳng thấy một pháp thì mới thấy thực tướng. Đây là giác cảnh giới tự tâm hiện lượng, chỉ chứng tương ưng.

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa trên , nói kệ rằng

Vô sanh tánh phi tác ……………………. Hữu tánh thuộc sanh tử.
Quan sát như huyễn thảy……………….. Nơi tướng chẳng vọng tưởng
.

Tất cả các pháp không có tánh sanh , do vọng nên có tạo ra, liền chịu sanh tử. Sanh tử như huyễn mà do sự nhiếp trì của vọng tưởng, nên nói chẳng tự sanh, chẳng phải chẳng sanh. Vô sanh là duyên khởi, duyên khởi thì vô sanh. Người ngộ được chỗ này khải dĩ siêu nhiên tự được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

E - CHỈ LÌA LỜI NÓI ĐƯỢC NGHĨA

Lại nữa, Đại Huệ ! Nên nói tướng danh, cú, hình, thân. Đại Bồ Tát khéo quán danh, cú, hình, thân tùy vào danh, cú, hình, thân chóng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Giác như thế rồi, giác cho tất cả chúng sanh.
Đại Huệ !
Danh thân đó nghĩa là y sự lập danh, ấy gọi là danh thân.
Cú thân đó nghĩa là cú nghĩa thân, tự tánh quyết định cứu cánh, ấy gọi là danh cú thân.
Hình thân đó nghĩa là hiển bày danh cú, ấy gọi là hình thân. Lại hình thân ấy nghĩa là dài, ngắn, cao, thấp. Lại cú thân ấy nghĩa là dấu vết, như dấu vết voi, ngựa, người, thú v.v…đi, để dấu vết lại, được tên là cú thân.
Đại Huệ ! Danh và hình đó nghĩa là dùng danh nói bốn ấm không sắc, nên nói là danh. Tự tướng, hiện tướng nên nói là hình. Ấy gọi là danh cú hình thân. Nói tướng chừng ngằn danh cú hình thân nên phải tu học.


Trước nói ngôn thuyết chẳng hiển bày Đệ Nhất Nghĩa. Đây nói tùy vào nghĩa của cú hình thân chóng được Vô thượng, Chánh đẳng Chánh giác. Nghĩa là chẳng phải ngôn thuyết là Đệ nhất nghĩa, cũng chẳng phải sở thuyết là Đệ nhất nghĩa. Chỗ Đệ nhất nghĩa thánh trí lạc, do ngôn thuyết được vào, tức là cú tự tánh quyết định cứu cánh. Vào quyết định cứu cánh thì ngôn thuyết , sở thuyết chẳng đủ hiển bày. Song sở dĩ người đạt được chỗ này cũng do ngôn thuyết. Gọi đó là dùng chốt tháo chốt nên phải khéo quán vậy.
Y sự lập danh đó như y đất, nước, nhơn công làm ra đồ đựng tương gọi là khạp.
Tự tánh quyết định cứu cánh là như y câu các pháp như huyễn liền đươc các pháp quyết định không có tự tánh, được nghĩa cứu cánh Như Lai tàng chơn như.
Chữ viết có dài, ngắn, âm vận có cao, thấp, nhơn chữ được tên , góp chữ thành câu, nên nói hiển bày danh cú. Dấu vết là xem dấu vết biết có voi, ngựa, người, thú đi, như xem câu mà được nghĩa.
Bốn ấm không sắc là thọ, tưởng, hành, thức mà biết bốn ấm không sắc.
Xem văn viết chấm dài - ngắn, âm vận cao - thấp mà tự tướng của chữ hiện ra.
Do danh cú hình thân mà vào nghĩa Đệ nhất cứu cánh. Nên nói chóng được Bồ đề, tự giác và giác tha.


Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ rằng

Danh thân cùng cú thân ……………… Và hình thân sai biệt
Phàm phu ngu chấp trước …………… Như voi mắc lầy sâu.


Kệ trác ngu ngoại đạo chẳng biết lìa lời nói được nghĩa. Trởi lại bị cảnh giới giác tưởng nó chuyển, như voi mắc lầy rất đáng thương.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NÊU CHỈ LUẬN DO RÕ NGHĨA CHẲNG Ở LỜI NÓI

Lại nữa Đại Huệ ! Người thế trí đời sau do kìa một - khác, đồng - chẳng đồng, kiến, tướng là nghĩa thông thường của ta, đem hỏi người vô trí, kia liền đáp rằng: Đây chẳng phải hỏi đúng. Nghĩa là sắc v.v… thường -vô thường , là khác - chẳng khác, như thế các hạnh Niết bàn, tướng và sở tướng, cầu na - sở cầu na, tạo - sở tạo, kiến - sở kiến, trần và vi trần, tu cùng người tu, tướng so sánh lần lượt như thế. Những câu hỏi như thế mà hỏi, Phật nói là vô ký, chỉ luận chẳng phải chỗ hay hiểu của người si kia. Vì họ văn huệ chẳng đủ vậy. Như Lai ứng cúng đẳng Chánh Giác vì khiến họ lìa kinh sợ nên nói vô ký, chẳng vì nói ký (quyết định). Lại chỉ luận kiến chấp của ngoại đạo mà chẳng vì nói.


Chỉ luận là một trong bốn luận, có hai nghĩa.
Một là dừng luận vô ký của ngoại đạo, chẳng vì ký (quyết định) nói, vì người si không trí, vì lìa kinh sợ kia, vì dừng tà luận.
Hai là dừng người căn chưa thuần thục, vì khiến lìa chấp trước, vì thầm khế hội không lời, vì thời tiết nhơn duyên.
Cho nên dù người trí đời sau , nếu đem lìa tứ cú của Như Lai, nghĩa thông thường mà hỏi người không trí, ắt có cái đáp chẳng chánh. Trái lại, họ các tướng sắc v.v… năng-sở lần lượt nhiều câu nạn vấn. Đây là Phật nói vô ký, nên dừng mà chẳng luận. Bởi người si kia không biết, vì văn huệ chẳng đủ, dù vì nói quyết định ắt họ sanh kinh hãi. Bởi vì lìa tứ cú không nghĩa rất sâu, chẳng phải chỗ thức nương được. Nếu rơi trong tứ cú lại thành hý luận, tăng trưởng tà kiến. Vì lẽ đó, Như Lai răn người đời sau như vậy.
Sắc v.v… nghĩa là đối với các pháp ấm, giới, nhập đã có thường - dị bốn câu.
Các hạnh Niết bàn nghĩa là hạnh hay chứng Niết bàn..
Tướng - sở tướng là năng tướng - sở tướng. Y - sở y là năng y và sở y. Tạo - sở tạo là năng tạo và sở tạo. Kiến - sở kiến là năng kiến và sở kiến. Trần - vi trần là khối đất và vi trần. Tu và người tu là nhơn ngã và pháp ngã.
Đây là lần lượt đối đãi, trống rỗng, không có nghĩa thật, không thể ghi chép nên nói vô ký.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Ngoại đạo nói như thế này : mạng tức là thân, những lối biện luận vô ký như thế. Đại Huệ ! các ngoại đạo ngu si kia đối với nhơn, tác luận vô ký, chẳng phải chỗ ta nói.
Đại Huệ ! Chỗ ta nói là: lìa nhiếp, sở nhiếp, vọng tưởng chẳng sanh. Tại sao dừng họ ? Đại Huệ ! nếu người chấp trước nhiếp, sở nhiếp thì không biết tự tâm hiện lượng, cho nên dừng họ.
Đại Huệ ! Như Lai ứng cúng đẳng Chánh Giác dùng bốn thứ ký luận vì chúng sanh nói pháp. Đại Huệ ! Chỉ ký luận là khi ta nói ra vì người căn chưa thuần thục, chẳng vì người căn đã thuần thục
.

Đây nói về sở dĩ nói Chỉ ký luận. Mạng là gốc sanh tử, cho nó là thân, thành nhơn tạo tác. Đây là vô ký luận của ngoại đạo, chẳng phải Như Lai nói ra. Nghĩa là Như Lai nói ra, lìa năng thủ sở thủ , vọng tưởng chẳng sanh, mà chẳng chỉ thẳng duy tâm đó, vì chấp trước có nhơn tạo tác, chẳng biết tự tâm hiện ra nên dừng đó.
Song chư Phật Như Lai dùng bốn thứ ký luận để dẫn đường cho chúng sanh. Chỉ ký luận đó , chẳng phải chỉ vì ngoại đạo, cũng vì người căn chưa thuần thục, thời tiết chưa đến, không thể thân chấp danh ngôn kia. Thời tiết sắp đến, vả lại muốn họ ngộ yếu chỉ ngoài lời nói để ngăn cái sai kia, mà chẳng nói cái phải kia.
Kinh Niết Bàn nói : Như chim uyên ương kia theo con chim lân để cùng nhau dạo chơi, không khi nào rời xa nhau. Như Lai nói pháp này là khổ, pháp kia là lạc, pháp nọ là thường, pháp khác là vô thường, pháp ấy là ngã, pháp đó là vô ngã, thời tiết nếu đến, lý kia tự bày.

Ký luận có bốn thứ : Nhất hướng (chỉ thẳng), Phản cật vấn (phản biện), Phân biệt (phân tích) và chỉ luận (nói đình chỉ).
Chỉ luận là dùng lời nói đình chỉ những kiến giải, tác luận sai lầm
.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lại nữa Đại Huệ ! Tất cả pháp lìa làm ra nhơn duyên chẳng sanh, không có tác giả nên tất cả pháp chẳng sanh.
Đại Huệ ! Vì sao tất cả thảy lìa tự tánh ?
Bởi khi tự giác quán thì tự công tánh tướng không thể được, nên nói tất cả pháp chẳng sanh.
Vì sao tất cả pháp không thể đem lại ?, không thể đem đi ?
Bởi tự cộng tướng, muốn đem lại thì không có chỗ lại, muốn đem đi thì không có chỗ đi. Thế nên tất cả pháp lìa đem đi đem lại.
Đại Huệ ! Vì sao tất cả pháp chẳng diệt ?
Vì tướng tánh, tự tánh không, tất cả pháp không thể được, nên tất cả pháp chẳng diệt.
Đại Huệ ! vì sao tất cả pháp vô thường ?
Nghĩa là tướng khởi là tánh vô thường, thế nên nói tất cả pháp vô thường.
Đại Huệ ! vì sao tất cả pháp thường ?
Nghĩa là tưởng khởi là tánh vô sanh, hằng vô thường, nên nói tất cả pháp thường
.

Đây chính nói về thuyết Chỉ luận. Tất cả pháp chẳng sanh lìa năng - sở, vì không có tác giả.
Tất cả pháp không tự tánh, vì tự tướng, cộng tướng không thể được.
Tất cả pháp không đến, đi , vì tự tướng, cộng tướng đến không từ đâu, đi không chỗ đến.
Tất cả pháp chẳng diệt vì không có tánh tướng.
Tất cả pháp vô thường vì tướng khởi tánh vô thường.
Tất cả pháp thường vì khởi tức là chẳng khởi, vô thường tánh hằng thường.
Rõ được sáu nghĩa này chỉ là vô sở hữu. Trừ vô sở hữu ra, không cho có nói năng, cho nên nói Chỉ luận. Dùng nó để chế phục các ngoại đạo, cũng dùng nó để riêng chỉ huyền nghĩa. Chỗ sâu kín của Như Lai phải thầm khế hội.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ rằng :

Ký luận có bốn thứ ……………………… Nhất hướng, phản cật vấn
Phân biệt và chỉ luận …………………… Để chế phục ngoại đạo
Hữu và phi hữu sanh …………………… Sư tăng khư, tỳ xá.
Tất cả thảy vô ký ………………………… Kia như thế hiển bày
Chánh giác đã phân biệt ……………….. Tự tánh không thể được.
Bởi vì lìa ngôn thuyết……………………. Nên nói lìa tự tánh
.

Nhất hướng là đáp thẳng. Phản cật vấn là đáp bằng cách vấn nạn lại. Phân biệt là đáp rành rẽ. Chỉ luận là đáp bằng cách gác lại. Tăng khu là chỉ số luận lập ra 25 minh đế. Tỳ xá là chỉ cho thắng luận lập ra sáu câu. Nhơn cùng vô nhơn không có nghĩa thật , không thể vì nói, chỉ nơi vô tánh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

LUẬN RIÊNG TỨ QUẢ ĐỂ CHỈ RA CHƠN GIÁC.

1) HỎI BỐN QUẢ SAI BIỆT :
Khi ấy Bồ tát Đại Huệ lại bạch Phật : Thế Tôn ! cúi xin vì nói chư Tu Đà Hoàn, và Tư Đà Hàm thú thông tướng sai biệt. Nếu Đại Bồ tát khéo hiểu Tu Đà Hoàn thú sai biệt thông tướng và Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán tướng phương tiên, phân biệt biết rồi như thế như thế vì chúng sanh thuyết pháp. Nghĩa là tướng hai vô ngã và hai chướng thanh tịnh, tướng qua các địa, cứu cánh thông đạt , được cảnh giới cứu cánh bất tư nghì của Như Lai, Như ngọc mani có các sắc, khéo hay làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, dùng cảnh giới tất cả pháp thân tài vô tận để nhiếp dưỡng tất cả.


Hỏi tướng bốn quả, muốn rõ bốn quả cùng giác địa chỗ chung, chỗ riêng vì chúng sinh phân biệt hiển bày, khiến bỏ hai chướng nhơn và pháp, chứng hai vô ngã, vượt khởi tướng các địa thông đạt Phật địa, cứu cánh trang nghiêm được châu như ý , dùng vô sở hữu xoay lại độ thoát lẫn nhau.
Cảnh giới tất cả pháp là cảnh giới vô sở hữu


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

LUẬN RIÊNG TỨ QUẢ ĐỂ CHỈ RA CHƠN GIÁC.

HỎI BỐN QUẢ SAI BIỆT :
Khi ấy Bồ tát Đại Huệ lại bạch Phật : Thế Tôn ! cúi xin vì nói chư Tu Đà Hoàn, và Tư Đà Hàm thú thông tướng sai biệt. Nếu Đại Bồ tát khéo hiểu Tu Đà Hoàn thú sai biệt thông tướng và Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán tướng phương tiên, phân biệt biết rồi như thế như thế vì chúng sanh thuyết pháp. Nghĩa là tướng hai vô ngã và hai chướng thanh tịnh, tướng qua các địa, cứu cánh thông đạt , được cảnh giới cứu cánh bất tư nghì của Như Lai, Như ngọc mani có các sắc, khéo hay làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, dùng cảnh giới tất cả pháp thân tài vô tận để nhiếp dưỡng tất cả
.

Hỏi tướng bốn quả, muốn rõ bốn quả cùng giác địa chỗ chung, chỗ riêng vì chúng sinh phân biệt hiển bày, khiến bỏ hai chướng nhơn và pháp, chứng hai vô ngã, vượt khởi tướng các địa thông đạt Phật địa, cứu cánh trang nghiêm được châu như ý , dùng vô sở hữu xoay lại độ thoát lẫn nhau.
Cảnh giới tất cả pháp là cảnh giới vô sở hữu


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

QUẢ TƯỚNG TU ĐÀ HOÀN
Phật bảo Đại Huệ:
- Lắng nghe! Lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó , nay vì ông nói.
Đại Huệ bạch Phật :
- Thế Tôn ! Lành thày! Xin vâng nghe nhận.
Phật bảo Đại Huệ :
- Có ba hạng Tu Đà Hoàn, quả Tu đà hoàn sai biệt. Thế nào là ba ? Nghĩa là thượng, trung, hạ.
Hạ đó bảy đời mới vào Niết bàn.
Trung đó ba đời hoặc năm đời mới vào Niết bàn
Thượng đó tức đời kia liền vào Niết bàn.
Ba hạng này có ba kết. Thế nào là ba kết ? Nghĩa là thân kiến, nghi, giới thủ. Ba kết ấy sai biệt, thăng tiến mãi lên được A La Hán
.

Tu đà hoàn: Tu dịch là vô lậu, đà hoàn dịch là tu tập. Nghĩa là tu tập vô lậu vậy.
Tu là lưu (dòng chảy), Đà hoàn là nghịch. Nghĩa là nghịch dòng sinh tử.
Đà hoàn còn có nghĩa nhập, tức là nhập vào dòng thánh vậy.
Hạ, trung, thượng chia làm hai hạng người : lợi và độn căn.
Người độn căn còn bảy phen sanh lên cõi trời mới vào Niết bàn. Trong hiện đời là cho người rất lợi căn. Ba hạng người này đoạn ba thứ kết ( là thân kiến, nghi, giới thủ)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHỈ TU ĐÀ HOÀN ĐOẠN KẾT SAI BIỆT

Đại Huệ ! Thân kiến có hai thứ, là câu sanh và vọng tưởng. Như duyên khởi vọng tưởng và tự tánh vọng tưởng vậy. Thí như y duyên khởi tự tánh, các thứ vọng tưởng tự tánh chấp trước sanh. Bởi kia chẳng phải có, chẳng phải không. Chẳng phải có - không vì vọng tưởng không thật. Kẻ ngu vọng tưởng các thứ vọng tưởng tánh tướng chấp trước, như khi nắng thấy sóng nắng, nai khát tưởng nước. Ấy là vọng tưởng thân kiến của Tu Đà Hoàn, kia do nhơn vô ngã nhiếp thọ không tánh, đoạn trừ đã lâu xa, mà còn vô tri chấp trước.


Thân kiến có hai thứ. Nghĩa là câu sanh và phân biệt. Vọng tưởng tức là phân biệt. Phân biệt thuộc kiến hoặc, tuy rộng nhiếp các pháp trong, ngoài, cũng y ngũ uẩn vọng chấp có - không. Như người huyễn do duyên mà khởi ra hình nam - nữ, các tướng co duỗi, sanh tất cả phân biệt của chúng sanh, mà thật chẳng có chẳng không, trọn không có sự thật, chỉ là tướng vọng tưởng. Như con nai khát nước, vọng thấy có nước thật.
Tu Đà Hoàn này dùng trí nhơn vô ngã quán nhiếp thọ không tánh mà được đoạn trừ. Xét về Tu Đà Hoàn đoạn trừ hai thứ phiền não chẳng rơi vào ngoại đạo chấp có nhơn tạo tác, vẫn y nơi trí nhơn vô ngã diệt tánh nhiếp thọ, nên đối với pháp vô ngã chẳng có phần.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Câu sanh là Tu đà hoàn thân kiến, vì thân tự-tha v.v… Bốn ấm không sắc tướng, vì sắc sanh tạo và sở tạo, vì tướng lần lượt làm nhơn nhau, vì đại chủng và sắc chẳng nhóm họp. Tu đà hoàn quán loại có - không chẳng hiện thì đoạn được thân kiến. Như thế thân kiến đoạn thì tham ái chẳng sanh, ấy gọi là tướng thân kiến.

Câu sanh thuộc tư hoặc. Thanh văn phân tích ngũ uẩn không, nên được giải thoát. Nghĩa là thọ, tưởng hành thức, bốn uẩn không có sắc tướng.
Sắc uẩn y tứ đại, và tứ đại tạo sắc lẫn nhau hòa hợp, không có tự và tha, xa lìa tà kiến có - không. Tưởng tham chẳng sanh, cả hai thứ đoạn, ấy gọi là thân kiến đoạn.

Đại Huệ ! Tướng nghi là, vì được pháp thiện kiến tướng, vì trước đoạn vọng tưởng hai thứ thân kiến, nên nghi pháp chẳng sanh. Không đối với chỗ khác khởi kiến chấp là đại sư, là tịnh- bất tịnh, ấy gọi là tướng nghi Tu đà hoàn đã đoạn.

Được pháp khéo thấy tướng là thấy chơn đế vậy. Là nhơn có - không thấy được chơn đế, ấy là chứng pháp thiện kiến. Thân kiến đã đoạn thì nghi ắt chẳng sanh.
Nghi có ba thứ : Nghi pháp, nghi mình, nghi người. Chứng pháp thiện kiến thì không nghi pháp. Thân kiến đã đoạn thì không nghi mình. Chẳng nghi pháp , nghi mình thì cũng không nghi người. Nghĩa là nghi pháp, nghi mình, nghi người đã đoạn, nên chẳng đối chỗ khác khởi tưởng đại sư, là tịnh - chẳng tịnh, chính là rời nghi vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Giới thủ ấy, tại sao Tu đà hoàn chẳng thủ giới ? Nghĩa là vì khéo thấy tướng khổ ở chỗ thọ sanh, thế nên chẳng thủ.
Đại Huệ ! Thủ là kẻ ngu quyết định nhận tập khổ hạnh, vì được các thứ vui nên cầu thọ sanh. Kia ắt chẳng thủ, trừ hồi hướng tự giác thù thắng, lìa vọng tưởng, pháp tướng vô lậu hành phương tiện, thọ trì giới luật.Ấy gọi là Tu đà hoàn tướng giới thủ đoạn
.

Cầu sanh chỗ vui mà giữ giới luật, ấy là giới thủ. Tu đà hoàn nếu có thọ trì đều vì tự giác thù thắng, hồi hướng vô lậu pháp hạnh, nên giới thủ đoạn.

Tu đà hoàn đoạn ba kết thì tham si chẳng sanh. Nếu Tu đà hoàn khởi nghĩ thế này “Các kết này ta chẳng thành tựu”, liền có hai lỗi rơi vào thân kiến và các kết chẳng đoạn.
Đại Huệ bạch Phật : Thế Tôn ! Thế Tôn nói nhiều thứ tham dục, kia vì sao đoạn tham ?
Phật bảo Đại Huệ : Yêu thích người nữ trói buộc tham trước, các thứ phương tiện thân khẩu tạo ác nghiệp, thọ cái vui hiện tại gieo nhơn khổ đời vị lai. Tu đà hoạn thời chẳng sanh. Vid cớ sao ? Vì được cái vui tam muội chánh thọ. Thế nên kia đoạn, chẳng phải cái tham tiến đến Niết bàn đoạn
.

Kinh Kim Cang Bát Nhã nói “Tu đà hoàn hay khởi nghĩ thế này : Ta được quả Tu đà hoàn chăng ? Tu Bồ Đề thưa : Bạch Thế Tôn không như vậy. Vì cớ sao ? Vì Tu Đà hoàn là nhập lưu, mà thật không có chỗ nhập… cho đến nếu A La Hán khởi nghĩ thế này : Ta được đạo A La Hán , tức là chấp trước ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả”. Thế nên có thể biết , khởi tưởng đoạn kết là rơi vào thân kiến và các kết chẳng đoạn”.
Tam muội chánh thọ tức là chứng pháp thiện kiến sanh ra. Nghĩa là tam muội chướng tham dục kia nên được hiện đoạn. Bởi tư hoặc, Tu đà hoàn chưa hết.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách