Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KG đ/h "battinh"
Nhiều quá nên tôi cũng không nhớ.
Kính.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

binh đã viết:KG đ/h "battinh"
Nhiều quá nên tôi cũng không nhớ.
Kính.
Tôi tìm thấy rồi, nó ở trong topic "Lăng Già Luận" do đạo hữu đã đăng vào, xin trích dẫn một đoạn:
binh đã viết:Có bốn thứ thiền : Ngu phu sở hành thiền, Quán sát nghĩa thiền, Phan duyên như thiền và Như Lai thiền.

1) Ngu phu sở hành thiền là chỗ tu của nhị thừa và ngoại đạo.
Nhị thừa quán Pháp tứ đế : Biết đời là khổ, đoạn các tập khí, tu đạo, chứng diệt nhập Niết bàn.
Đây là đối trị thế gian vô thường, chấp là thường , vô lạc chấp là lạc, vô ngã chấp là ngã, bất tịnh mà chấp là tịnh
Tu quán vô ngã, quán thành tựu rồi đến chỗ ái hết, được niết bàn, mà pháp tướng trong ngoài trọn chẳng trừ diệt
Do chẳng biết pháp trong, ngoài do tự tâm hiện ra cho là thật có chỗ diệt, thật có chỗ chứng. Đây tuy là chánh pháp mà đồng với ngoại đạo.
2) Quán sát nghĩa thiền : Đây là pháp quán vô ngã, vào duy thức. Chứng duy thức Bồ tát đạt tất cả pháp không, gọi là phần kiến đạo, ấy là sơ địa.
3) Phan duyên như thiền : Vào đất chơn như thực tế, đã thấy pháp tướng hai vô ngã (nhơn vô ngã, pháp vô ngã). Vọng tưởng về hai vô ngã vẫn là vọng tưởng. Chỗ như thật chẳng sanh vọng tưởng, ấy gọi là phan duyên như thiền.
4) Như Lai thiền : Nghĩa là vào đất Như Lai, được tướng tự giác thánh trí, ba thứ lạc trụ, thành tựu việc bất khả tư nghị cho chúng sinh, ấy gọi là Như Lai thiền.

Ba thứ lạc trụ là nói ba tam muội : Không tam muội, vô tướng tam muội, vô tác tam muội.
- Không là đối 25 cõi chẳng thấy có một pháp thật.
- Vô tác là đối 25 cõi chẳng khởi nguyện cầu.
- Vô tướng là không có mười tướng: (sắc, thanh, hương, vị, xúc) tướng + (sanh, trụ, diệt) tướng + (nam, nữ) tướng.
Thật tướng có ba thứ vui: Thọ vui, vắng lặng vui, giác tri vui.
Như Lai thường trụ không có đổi dời gọi là thực tướng.

Cám ơn đạo hữu. tangbong

Kính.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KH đ/h battinh
Trong topic này nó ở trang 12
Kính


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

B - NGHI THÁNH TRÍ RƠI VÀO CÓ

Thế Tôn ! Vọng tưởng khác, tướng tự tánh khác.
Thế Tôn ! Chẳng tương tợ, nhơn vọng tưởng tướng tự tánh, kia tại sao mỗi mỗi chẳng vọng tưởng, mà ngu phu chẳng như thật biết. Song Phật vì chúng sanh lìa vọng tưởng nói như tướng vọng tưởng chẳng như thật có.
Thế Tôn ! cớ sao ngăn chúng sanh thấy có - không tự tánh chấp trước, mà cảnh giới sở hành của thánh trí lại rơi vào có ? Nói không pháp chẳng có, mà nói thánh trí tự tánh ?


Đoạn này tiếp ở trước “Tướng tánh tự tánh thấy khác mà đồng thời hiện”. Bởi vì Như Lai ngăn vọng tưởng mà nói chẳng phải thật, hiển bày thánh trí mà nói sở hành, vẫn là rơi vào không và có.
Tướng tự tánh chẳng nhơn vọng tưởng mà có, cho nên nói “khác vọng tưởng, khác tướng tự tánh”. Khác thì chẳng tương tợ, đã chẳng tương tợ mà vẫn nhơn vọng tưởng để thấy “tướng tự tánh”. Đây là ngu phu chẳng như thật biết mỗi tướng tự tánh mỗi mỗi không cảnh giới vọng tưởng. Song đã vì chúng sinh lìa vọng tưởng chấp có, mà lại nói cảnh giới sở hành của thánh trí.
Năng sở vọng tưởng ấy muốn không thì cảnh giới sở hành của tự tánh thánh trí rõ ràng không lỗi. Không biết rằng tất cả các pháp thánh phàm đồng hiện, mà người giác tự tâm thì chẳng rơi vào có - không. Cho nên nói “các pháp không tánh, chẳng giác tự tâm, vọng chấp là có, hoặc lầm là không, thảy trái pháp thể. Như Lai thương xót kẻ này, vì nói không pháp”. Nghĩa là không pháp tánh, chỉ có vọng tưởng.
Nếu biết pháp thể vốn rỗng, vọng chấp chẳng thật thì chính nơi cảnh giới vọng tưởng là sở hành của thánh trí, chuyển biến trong sát na, không hai, không khác, ắt chẳng nói nơi đây thì ngăn, nơi kia lại rơi. Chơn - vọng thể khác, có - không đối đãi, không phải người trụ tự giác quán sát hiển bày ra


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

THÁNH TRÍ KHÔNG SỰ LÌA CÓ - KHÔNG

Phật bảo Đại Huệ : Chẳng phải ta nói không pháp phi tánh, cũng chẳng rơi vào thấy có , nói việc thánh trí tự tánh. Song vì khiến chúng sanh lìa câu khủng bố. Chúng sanh từ vô thủy đến nay chấp trước tướng tánh tự tánh, thánh trí sự, tự tánh chấp trước tướng kiến nói không pháp.
Đại Huệ ! Ta không nói tướng tánh tự tánh. Đại Huệ ! chỉ ta trụ tự được như thật không pháp, lìa hoặc loạn tướng kiến, lìa thấy tự tâm hiện ra có - chẳng có, được ba môn giải thoát, như thật ấn mà ấn, đối tánh tự tánh được duyên tự giác quán sát trụ, lìa thấy tướng có - không
.

Như Lai nói không, nói thánh trí tự tánh xưa nay tịch tịnh. Bởi vì chúng sanh từ vô thủy tập khí chấp trước tất cả tánh tướng trong ngoài, muốn khiến xa lìa. Lại sợ họ tự sanh khủng bố nên nói việc thánh trí tự tánh không pháp. Là nói “Trụ tự được như thật không pháp”. Như thật không pháp này, lìa tự tâm hiện chẳng phải rơi vào không, được giải thoát ấn mà chẳng phải rơi vào có. Ba giải thoát là : không, vô tướng, vô nguyện. Được giải thoát này mới biết tự tánh không sự như thật pháp ấn, sẵn có, sẵn lặng, thật là duy thức tánh. Tự giác quán sát xa lìa có- không tất cả tướng kiến hoặc loạn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

THÁNH TRÍ KHÔNG SỰ (VÔ TƯỚNG) CHẲNG LẬP TÔNG THÚ
Có 3 phần

1 - CHỈ CHẲNG NÊN LẬP TÔNG BẤT SANH

Lại nữa Đại Huệ ! Tất cả pháp chẳng sanh, Đại Bồ tát chẳng nên lập tông ấy. Vì tông tất cả tánh phi tánh và vì nhơn sanh tướng kia nên nói tất cả pháp chẳng sanh làm tông, tông kia ắt hoại.
Tông kia tất cả pháp chẳng sanh, tông kia ắt hoại, bởi vì tông có đối đãi mà sanh. Lại vì tông kia chẳng sanh vào tất cả pháp, vì tướng chẳng hoại chẳng sanh.
Lập tất cả pháp chẳng sanh làm tông, thì thuyết kia ắt hoại.
Đại Huệ ! có - không chẳng sanh làm tông, tông kia vào tất cả tánh tướng có - không chẳng thể được.
Đại Huệ ! nếu khiến tông kia chẳng sanh, tất cả tánh chẳng sanh mà lập tông. Như thế tông kia hoại, vì có. Không có tánh tướng chẳng sanh, chẳng nên lập tông.
Vì năm phần luận nhiều lỗi, vì lần lượt nhơn tướng khác và vì tạo tác chẳng nên lập tông phần.
Bảo tất cả pháp chẳng sanh, như thế tất cả pháp không, như thế tất cả pháp không tự tánh, chẳng nên lập tông
.

Tất cả pháp chẳng sanh, ba đời Như Lai đồng nói, chính vì kẻ bất giác, chẳng vì người giác. Người giác tự tâm hiện chóng dứt các vọng, nội thân tự chứng, không thể chỉ bày. Trừ ra vì chúng sanh khiến lìa các chấp trước nên nói tánh không sanh. Vì lìa các khủng bố , nói có thánh trí tự tánh không sự. Song chẳng nên lập đó làm tông. Tông tất cả tánh phi tánh ấy, nguyên tất cả tánh vốn vô sanh tánh. Lập tông chẳng sanh, nhơn ấy vọng thấy tướng sanh. Cho nên nói “Và vì nhơn kia sanh tướng”. Đã nhơn vọng thấy tướng sanh, mà nói chẳng sanh, lại lập đó làm tông thì tông ấy ắt hoại. Bởi vì chẳng sanh là đối với sanh, có đối đãi. Lại tông này vào tất cả pháp, tất cả pháp đã chẳng sanh nên cũng không tướng chẳng sanh, mà vẫn có pháp tướng chẳng sanh thì pháp chẳng phải không sanh, là lý do thuyết này bị hoại. Câu “tướng chẳng hoại chẳng sanh tướng chẳng sanh cũng chẳng sanh” (bản dịch đời Đường), tức chính chỉ Thánh tánh không sự, vì khiến lìa chấp trước và khủng bố, chẳng nên lập đó làm tông.

Nhơn vọng chấp có nên nói chẳng sanh. Không nhơn có mà lập có - không thành hai tướng, đối tất cả pháp thì tánh không thể được. Nếu lập đó làm tông thì trái với pháp thể.
Như năm phần luận tông, nhơn lần lượt, có ra tướng khác đều thuộc tạo tác, chỉ thành nhiều lỗi. Mới biết tất cả pháp chẳng sanh, ấy là vì chấp trước. Như thế tất cả pháp không, tất cả pháp không có thể tánh, xét đến tự tướng như thật trọn không thuyết ấy, nên chẳng ưng lập tông.
Xét trong ba lượng (hiện lượng, tỷ lượng, thánh giáo lượng) thì tỷ lượng có ba chi : Tông, nhơn, dụ, gồm hiệp và kết thành năm phần. Tông có 9 lỗi, nhơn có 14 lỗi, dụ có 10 lỗi (đồng dụ 5 lỗi, dị dụ 5 lỗi) chung lại là 33 lỗi. Đây là do ngoại đạo lập ra. Nếu do pháp của ta thì tông cũng có một lỗi, nghĩa là chẳng được pháp thể. Nhơn, dụ là thành lập tông, mà tông đã lỗi thì nhơn, dụ lần lượt tướng khác (lỗi) càng nhiều.
Sao nói không được pháp thể ?
Như lập lượng rằng :
TÔNG nói tất cả pháp chẳng sanh,
NHƠN nói vì không tự tánh
DỤ nói như cây chuối.
Gạn lỗi rằng :
- Những pháp gì chẳng sanh ?
- Pháp tâm hiện ra , pháp đều tâm hiện, không có tánh sanh.
- Tâm không tánh sanh thì có chẳng sanh chăng ?
- Nghĩa là tánh không sanh nên nói chẳng sanh, đâu được lại có
Kết lỗi rằng : Nếu chẳng lại có mà lập tông chẳng sanh thì chẳng được pháp thể.
Song pháp của ta phương tiện vì đoạn chấp kia, chẳng phải có thật pháp. Chấp kia đoạn rồi tự nhiên rõ tướng tâm ban đầu, trở lại bản đắc, như thật tự chứng đại dụng hiện tiền, tình lượng chóng dứt, sanh cùng vô sanh đều là lời nói thừa. Cho nên chẳng ưng lập tông. Như Lai chỉ thẳng nguồn tâm chẳng do nơi khác mà ngộ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

2 - CHỈ : THÁNH TRÍ XEM THẤY NHƯ HUYỄN, KHÔNG LỖI.

Đại Huệ ! Song Đại Bồ tát nói tất cả pháp như huyễn mộng, vì tướng hiện và chẳng hiện, và vì lỗi ở chỗ : thấy giác tưởng. Phải nói : tất cả pháp tánh như huyễn mộng. Trừ vì ngu phu lìa khủng bố.
Đại Huệ ! Ngu phu rơi vào cái thấy có - không, chớ khiến họ kinh sợ xa lìa Đại thừa
.

Huyễn mộng chẳng phải thật, không thể nói có. Huyễn mộng rõ ràng, không thể nói không. Có - không đều chẳng phải, có hiện hay chẳng hiện thảy do giác tưởng. Vì thế nói “như huyễn mộng”, đối với pháp thể vẫn không lầm, trái. Cũng hay cảnh giác người trí : chính nơi ấy biết chỗ trở về, được gốc vô sự, cho nên “phải nói”.
Trừ vì ngu phu khủng bố là : Bởi ngu phu rơi vào cái thấy có - không , mỗi bên có chỗ y cứ, nghe nói mộng huyễn mờ mịt, không chỗ vin bèn kinh sợ, xa lìa Đại thừa. Cho nên phàm nói thánh tánh sự, hoặc bát Niết bàn đều thuộc về phương tiện. Nếu được đường ngôn ngữ dứt chỗ tâm hành diệt thì thản nhiên tự giác. Mới biết Như Lai đêm ấy thành Phật, đến đêm ấy nhập Niết bàn, ở trong khoảng giữa không nói một chữ. Thầm hợp tương ưng, khó vì hiển bày. Dù muốn chỉ điểm trước mắt, không phải huyễn thì không lấy gì làm thí dụ được


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3 - TỔNG KẾT

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ rằng :
Không tự tánh, không nói………………. Không sự, không tương tục.
Ngu phu kia vọng tưởng………………… Như tử thi ác giác
Tất cả pháp chẳng sanh………………… Chẳng phải tông ngoại đạo.
Đến tột không chỗ sanh…………………. Tánh duyên được thành tựu.
Tất cả pháp chẳng sanh………………….Người huệ không khởi tưởng.
Vì tông kia nhơn sanh…………………….Người giác thảy trừ diệt.


Như Lai tàng vốn không tự tánh, cũng không nói bày. Tám thức như hoa đốm trong hư không, đều không có thật. Sở dĩ Phật dạy điều đó chỉ vì chỉ bày cho kẻ mê. Kẻ ngu không trí chẳng đạt phương tiện, đây là vọng tưởng ác kiến.
Tất cả pháp chẳng sanh, tất cả phát tột không có chỗ sanh, do nhơn duyên hòa hợp, như huyễn, như mộng. Người trí ở trong đó không nên khởi tưởng. Vì ngoại đạo chấp nhơn sanh nên nói chẳng sanh. Chấp là thật pháp. Cho nên tất cả pháp chẳng sanh ở đây không đồng với ngoại đạo nói. Giác thì phương tiện thảy trừ.
Chữ “sự” tức là tướng,
Chữ “tương tục” tức là lưu trú.
Tướng cùng lưu trú thảy đều chỉ tám thức sanh diệt, như huyễn, không thể được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ví như bệnh mắt xem ………………….. Vọng thấy tướng tóc rũ
Chấp trước tánh cũng vậy……………… Ngu phu tà vọng tưởng
Lập bày ra ba cõi ……………………….. Không có sự tự tánh
Lập này sự tự tánh……………………… Suy nghĩ khởi vọng tưởng
Tướng sự lập ngôn giáo………………… Ý loạn rất lăng xăng
Phật tử khéo ra khỏi…………………….. Xa lìa các vọng tưởng


Bệnh mắt tóc rũ dụ cho ngu phu vọng thấy. Do vọng thấy này nên khởi các giác tưởng, lập bày ba cõi. Lại do ba cõi giả lập danh tướng rồi chấp là thật tánh. Lại khởi vọng chấp dựng lập ngôn giáo, lần lượt nhon nhau nên ý loạn lời rối. Kinh Lăng Nghiêm nói “ Tri kiến mỗi cái muốn lưu ở thế gian thì nghiệp vận mỗi thứ thường dời nơi quốc độ”. Vọng tưởng thế gian niệm niệm sanh diệt. Nếu giác được chỗ này thì trong khoảng sát na đương thể là lặng lẽ, thật không thể nghĩ bàn

Chẳng phải nước tưởng nước………… Đây từ khát ái sanh
Ngu phu lầm như thế…………………… Thánh thấy ắt chẳng vậy
Thánh nhơn thấy thanh tịnh……………. Tam thoát tam muội sanh
Xa lìa nơi sanh diệt……………………… Dạo đi không ngăn ngại.
Tu hành không ngăn ngại………………. Cũng không tánh phi tánh
Tánh - phi tánh bình đẳng……………… Từ đây sanh thánh quả
.

Chẳng phải nước tưởng nước, đây là chỗ mê của ngu phu, chính là chỗ ngọ của thánh nhơn. Thanh tịnh tam muội tức là ngộ chỗ trở về. Dùng ba môn giải thoát (giới, định, huệ) an trụ trong tâm hải, thuận tánh khởi hành, lìa nơi sanh diệt, chỗ đến không ngại. Bài tụng kinh Tịnh Danh nói “Chẳng dinh thế gian như hoa sen, thường khéo vào nơi hạnh không tịch, đạt các pháp tướng không ngăn ngại, đảnh lễ như không, không chỗ nương”. Đây chính là tánh phi tánh bình đẳng, nhơn gồm biển quả, quả suốt nguồn nhơn, biết không sai biệt.

Thế nào tánh - phi tánh ?....................... Thế nào là bình đẳng ?
Bảo kia tâm chẳng biết………………….. Trong ngoài rất xao động
Nếu hay loại được kia …………………... Tâm ắt thấy bình đẳng


Trụ trong cái có - không thì chẳng đạt được bình đẳng. Chỉ vì chẳng rõ các pháp vô sanh. Rõ tự tâm hiện, hiện không thể được thì đương xứ vắng lặng, cũng không bình đẳng và chẳng bình đẳng. Đây là tâm bình đẳng vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHỈ THÁNH TRI XA LÌA SỞ TRI

Khi ấy Bồ tát Đại Huệ lại bạch Phật : Thế Tôn ! Như Thế Tôn nói, như việc phan duyên, trí huệ chẳng được. Lượng bày vẽ ấy dựng lập bày vẽ, cái sở nhiếp thọ phi tánh, năng nhiếp thọ cũng phi tánh. Bởi không nhiếp thọ nên trí ắt chẳng sanh, chỉ là bày vẽ tên mà thôi
.

Cảnh giới có - không của tất cả pháp đều là giả lập bày, chẳng phải sở hành của trí huệ. Giác tự tâm hiện lượng mới biết tất cả dựng lập , vọng chấp năng - sở thảy đều không có tự tánh. Nhiếp thọ đã dứt, đây là đại trí hiện tiền. Tất cả cảnh giới như nước sôi làm tiêu băng, lại không có băng biết băng tiêu. Thế là ở thế gian, tùy theo thông lệ thế gian mà không điên đảo . Đại Huệ nêu ra ý này , trước thuật lại lời Phật, sau mới khởi nạn.
Như việc phan duyên tức là các pháp thế gian có - không .
Sở nhiếp thọ là cảnh sở thủ, năng nhiếp thọ là tâm năng thủ. Thấy năng thủ, sở thủ thảy đều không tự tánh, trí ắt chẳng sanh là trí chẳng đối với chỗ này mà khởi phân biệt.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thế Tôn ! Thế nào ? Vì bất giác nên tự tướng - cộng tướng, khác - chẳng khác, mà trí chẳng được ư ? Vì tự tướng - cộng tướng các thứ tướng tánh tự tánh ẩn khuất mà trí chẳng được ư ? Vì núi đá, tường vách, nước, lửa, gió ngăn che mà trí chẳng được ư ? Vì rất xa, rất gần mà trí chẳng được ư ? Vì già trẻ mù lòa, các căn chẳng đủ mà trí chẳng được ư ?
Thế Tôn ! Nếu bất giác tự tướng - cộng tướng, khác - chẳng khác, mà trí chẳng được, thì không nên nói trí, ưng nói không trí, vì việc biết chẳng được. Nếu lại các thứ tự tướng - cộng tướng, tướng tánh, tự tánh ẩn khuất mà trí chẳng được thì kia cũng không trí, chẳng phải là trí.
Thế Tôn ! vì có sở tri nên trí sanh , chẳng phải không tánh hiểu sở tri mà gọi là trí. Nếu núi đá, tường vách, đất nước gió lửa, rất xa hay rất gần , già tre mù lòa các căn chẳng đủ, mà trí chẳng sanh thì đây cũng chẳng phải trí, ưng là vô trí , vì có việc không thể biết được
.

Trí huệ chẳng được có ba thứ nạn:
- Một bất giác liễu, vì trí chẳng đủ.
- Hai các pháp lẫn nhau lẩn khuất, vì cảnh sở tri khó biết.
- Ba núi đá, tường vách, già trẻ mù lòa, vì có chỗ chướng mà không biết.
Ba thứ chẳng biết này đều chẳng phải trí


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phật bảo Đại Huệ : Chẳng như thế mà không trí, nên là trí mà chẳng phải trí, ta chẳng nói ẩn lấp như thế. Việc phan duyên trí huệ chẳng được, ấy là lượng bày vẽ dựng lập. Giác tự tâm hiện lượng ngoài có - không, tánh - phi tánh, biết mà sự chẳng được. Vì chẳng được nên trí huệ đối với sở tri chẳng sanh. Thuận ba môn giải thoát trí cũng chẳng được. Chẳng phải vọng tưởng từ vô thủy tánh - phi tánh hư ngụy lập trí, khởi biết như thế là biết cái chẳng biết kia.

Ba nạn trước là không trí mà sự chẳng được. Như Lai nói ra ưng là trí chẳng phải vô trí. Nếu không trí mà chẳng được là nói ẩn lấp vậy. Cho nên lại nói :”Việc phan duyên trí huệ chẳng được, chỉ bày vẽ dựng lập”, đây chính là giác tự tâm hiện lượng.
Giác tự tâm lượng là giác cái bị hiện, tất cả pháp có - không đều không có tự tánh, đối với việc phan duyên hiểu thấu nguồn đáy, phân biệt chóng dứt. Tuy thuận ba môn giải thoát mà cũng không thánh trí có thể được, là an trụ tâm hải sẵn có tịch chiếu. Chẳng đồng với ngoại đạo vọng giác theo cảnh giới sở tri của tập khí từ vô thủy. Cái sở tri của ngoại đạo này chính thật là vô trí vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách