Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bồ Tát Đại Huệ nói kệ hỏi :
Tánh biển cả sóng mòi………….. Nổi dậy khá phân biệt
Tàng cùng nghiệp như thế……… Cớ sao chẳng hiểu biết ?


Bài kệ này nói: Biển và sóng mòi thì phân biệt có thể thấy, mà Tàng thức và chuyển thức (Nghiệp) khó có thể biết.

Thế Tôn dùng kệ đáp
Phàm phu không trí huệ……….. Tàng thức như biển cả
Nghiệp tướng ví sóng mòi…….. Y thí kia do hiểu
.

Phàm phu vô trí không thể nói thẳng, nên dùng thí dụ cho Tàng và Chuyển, mong họ tự giác, vì không thể chỉ ra cái chơn thật.

Bồ Tát Đại Huệ lại dùng kệ hỏi :
Mặt trời sáng đồng chiếu…….. Chúng sanh hạ, trung, thượng
Như Lai chiếu thế gian……….. Vì ngu nói chơn thật
Đã phân bộ các pháp………… Cớ sao chẳng nói thật
.

Hỏi là Như Lai vì muốn “khai thị ngộ nhập” cho chúng sanh mà xuất hiện ra đời sao chẳng chỉ thẳng chơn thật, mà còn phân bộ các pháp ? (phân bộ là phân thành 5 bộ, 12 bộ). Đâu biết rằng Như Lai nói 5 thừa, 3 thừa đều vì đệ nhất nghĩa đế. Chúng sanh vô trí, không thể chỉ thẳng, mà phải chỉ quanh co, không có ý chỉ gì khác. Cần đợi thời tiết vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thế Tôn dùng kệ đáp:
Nếu nói chơn thật đó ………….. Tâm kia không chơn thật
Thí như sóng biển mòi ………… Bóng trong gương và mộng
Tất cả đồng thời hiện…………… Tâm, cảnh giới cũng thế.
Vì cảnh giới chẳng đủ………….. Thứ lớp nghiệp chuyển sanh
Thức ấy thức, sở thức…………. Ý ấy, ý vị nhiên
Năm thức do hiển hiện…………. Không có định thứ lớp.
Thí như ông thợ vẽ……………… Và học trò thợ vẽ.
Vải, màu vẽ các hình…………… Ta nói cũng như thế.
Màu sắc vốn không nét………… Chẳng viết cũng chẳng lụa
Vì vui chúng sanh nên…………. Hòa lẫn vẽ các hình.


Như Lai chẳng nói thật, vì tâm chúng sanh chẳng chơn thật. Vì có mà chẳng thấy cũng như không có.
Nếu muốn chỉ điểm hiện lượng trước mắt thì chẳng phải tâm, chẳng phải thức, như đem năm màu chỉ cho người mù.
Vì thế Như Lai :
Nơi phi tâm mà chỉ là tâm, dùng thí dụ biển và gương.
Nơi phi thức mà chỉ thức nên thí dụ sóng mòi của biển, hình bóng của gương, cũng như việc trong mộng.
Nghĩa là thức thứ tám chuyển sanh, các thức (biết cảnh) đồng thời hiện.
Bảy chuyển thức nương cảnh mới hiện. Cảnh giới chẳng đủ thì thứ lớp hiện.
Thức thứ 6 phân biệt, thức thứ 7 tác ý , năm thức trước đối với trần, thứ lớp hiện, không nhất định trước sau, như ông thợ vẽ dùng vải và màu mà vẽ thành hình vậy.
Ở đây, Như Lai vẫn không thể chỉ thẳng cái chơn thật, mà dùng lời nói dẫn đường cho chúng sanh. Đây là chỗ siêu hình, bặt ngôn ngữ, Bậc đại trí chẳng để tâm. Phàm phu thì ưa thấy chỗ mê, chỗ ngộ.
Như Lai dựa vào chỗ ưa thấy của chúng sinh mà lập các pháp cũng như thợ vẽ dùng lụa và màu mà vẽ nên hình.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nói năng riêng lập bày ……….. Chơn thật lìa danh tự
Phân biệt hợp nghiệp đầu……. Tu hành bày chơn thật
Chơn thật chỗ tự ngộ…………. Giác tưởng, sở giác lìa
Đây vì Phật tử nói
.

Nói năng vì chơn thật mà lập bày, Đến chỗ chơn thật chỉ có thầm hợp. như người uống nước, nóng lạnh tự biết. Không phải do danh, tướng mà trình bày ra được.
Chơn thật tự ngộ, hiện lượng mà được, ngoài năng giác, sở giác, chẳng phải cảnh giới ấy.
Vì hàng Bồ Tát mà nói ra.

Người ngu rộng phân biệt…….. Các thứ đều như huyễn
Tuy hiện không chơn thật…….. Như thế nói các thứ.
Tùy sự riêng lập bày …………. Nói ra không phải hợp.
Nơi kia là chẳng nói…………… Cả thảy người bệnh kia
Thầy thuốc tùy dùng thuốc……. Như Lai vì chúng sanh
Tùy tâm hợp lượng nói ……….. Phi cảnh giới vọng tưởng.
Thanh văn chẳng có phần…….. Người ai mẫn nói ra
Cảnh giới của tự giác
.

Như Lai vì người ngu rộng nói phật biệt, Các pháp đều là huyễn.
Tuy hiện hữu, nhưng không thật. Tuy thế vẫn phải nói.
Tùy sự mà lập bày. Nhưng với chơn thật thì không hợp.
Vì nơi chơn thật kia chẳng thể nói.
Như thày thuốc dùng thuốc tùy theo người bệnh
Như Lai cũng lại như thế, Tùy theo tâm lượng hiểu biết của chúng sanh mà nói pháp. Chẳng phải cảnh giới vọng tưởng.
Người gàu lòng thương xót nói ra cảnh giới của tự giác, tự chứng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHỈ THẲNG BA TƯỚNG TỰ GIÁC THÁNH TRÍ.
Lại nữa, Đại Huệ ! Nếu đại Bồ Tát muốn biết hiện lượng của tự tâm nhiếp thọ, và người nhiếp thọ cảnh giới vọng tưởng, phải lìa chỗ ồn náo, những tập tục ngủ say. Đầu hôm, giữa đêm và gần sáng thường phải giác ngộ. Phương tiện tu hành, phải lìa ác kiến, kinh luận, ngôn thuyết và hành tướng các thừa Thanh Văn, Duyên Giác, phải thông đạt tướng vọng tưởng tự tâm hiện
.

Tất cả cảnh giới vọng tưởng, năng thủ, sở thủ từ hiện lượng của tự tâm bất giác mà khởi. Tuy ở trong tất cả cảnh giới mà cái hiện lượng này chưa từng dời đổ. Chỉ tại trong mê không thể hiểu biết, cho nên nói “Muốn biết hiện lượng của tự tâm nhiếp thọ và người nhiếp thọ cảnh giới vọng tưởng, phải lìa chỗ ồn náo, ngủ say. Đầu hôm, giữa đêm và gần sáng phải tự giác ngộ”, tức là giác ngộ tự tâm vậy.
Hiện lượng của tự tâm ở chỗ vắng dễ giác. Ngoại đạo thì ác kiến, nhị thừa thì ngu pháp, tăng trưởng vọng tưởng, trái ngược với tự tâm, ca hai đều phải lìa. Mới biết tướng của vọng tưởng do tự tâm hiện ra, như thế mà khởi, như thế mà diệt. Phương tiện tu hành, đây là lối thẳng , tắt vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lại nữa, Đại Huệ ! Đại Bồ Tát dựng lập tướng trí huệ, trụ rồi ở trên ba tướng Thánh Trí phải siêng tu học.

Trí huệ là do đối bất giác mà nói. Bất giác tự tâm ắt hàng ngày ở trong hiện lượng mà không thể trụ. Đã giác an trụ vẫn có ba tướng Thánh Trí, nương ngộ cùng tiêu, bi nguyện sẽ viên mãn.

Những gì là ba tướng Thánh Trí phải siêng tu học ?
Nghĩa là :
- Tướng vô sở hữu
- Tướng tướng tất cả chỗ, chư Phật tự nguyện (tướng vô trụ chư Phật sở nguyện)
- Tướng tự giác Thánh Trí cứu cánh.
Tu hành được đây rồi hay xả tướng tâm : trí huệ lừa què, được địa thứ tám của bậc Tối thắng tử, ở trên ba tướng kia, do tu hành mà sanh.
Đại Huệ !
- Tướng vô sở hữu ấy là tướng của Thanh Văn, Duyên Giác và ngoại đạo kia, do tu tập mà sanh.
- Tướng tất cả chỗ tự nguyện ấy là chỗ chư Phật trước tự nguyện sanh.
- Tướng tự giác Thánh Trí cứu cánh ấy, là tất cả pháp tướng không có chỗ chấp trước, được thân Như huyễn tam muội, chỗ chư Phật địa tiến thú tu hành mà sanh.
Đại Huệ ! Đây gọi là ba tướng Thánh Trí. Nếu người thành tựu ba tướng Thánh Trí này, hay đến cảnh giới tự giác Thánh Trí cứu cánh. Thế nên Đại Huệ ! ba tướng Thánh Trí này phải nên tu học.


Thất địa đoạn ngã chấp đã hết, tất cả tâm dứt không còn khởi lại, tương tự với nhị thừa, nên nói là trí lừa què. Vào Bát địa rồi sau mới xả.
- Tướng Vô sở hữu là quán không của nhị thừa. Bồ tát trụ tướng trí tuệ mà vẫn dùng thiền tịnh của nhị thừa để trừ sạch pháp chấp vi tế. Đây gọi là chẳng bỏ phương tiện mà chẳng chấp là thật pháp.
- Tướng Phật trước tự nguyện: Kinh Anh Lạc nói “Chưa qua khổ đế, khiến qua khổ đế. Chưa hiểu tập đế, khiến hiểu tập đế. Chưa an đạo đế, khiến an đạo đế. Chưa được diệt đế, khiến được diệt đế”. Đây là tứ hoằng thệ, y nơi giáo, biệt, viên đều duyên hai thứ “Tứ thánh đế “ hữu tác và vô tác. Đây là tướng Phật trước tự nguyện. Bồ Tát phát tâm không đồng với nhị thừa.
- Tướng tự giác Thánh Trí cứu cánh là ở tất cả chỗ, chứng được cảnh giới tự tâm hiện lượng, đạt tất cả pháp không ngăn ngại, được thân như huyễn viên mãn Phật địa. Đây là sai biệt trí vậy. Chẳng nói sai biệt mà nói Thánh trí cứu cánh, là do sai biệt cứu cánh là căn bản. Trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng tử trải qua 110 thành học đạo Bồ Tát, rốt sau đi đến chỗ Di Lạc lại khiến trở lại yết kiến Văn Thù . Bảo “Ông trước được gặp các Thiện tri thức, nghe hạnh Bồ Tát, vào môn giải thoát, đầy đủ đại nguyện, đều là sức oai thần của Văn Thù. Văn Thù Sư Lợi ở tất cả chỗ đều được cứu cánh”. Cho nên biết , trước trụ tướng trí tuệ, sau siêng tu ba tướng. Ba tướng thành tựu cũng chỉ nói : hay đến cảnh giới tự giác Thánh trí cứu cánh. Bởi vì căn bản trí sáng tột thì các sai biệt, cũng cứu cánh không khác vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ghi chú :
- Tướng Phật trước tự nguyện: Kinh Anh Lạc nói “Chưa qua khổ đế, khiến qua khổ đế. Chưa hiểu tập đế, khiến hiểu tập đế. Chưa an đạo đế, khiến an đạo đế. Chưa được diệt đế, khiến được diệt đế”. Đây là tứ hoằng thệ, y nơi giáo, biệt, viên đều duyên hai thứ “Tứ thánh đế “ hữu tác và vô tác. Đây là tướng Phật trước tự nguyện. Bồ Tát phát tâm không đồng với nhị thừa
Bồ Tát tu tập tứ thánh đế như thế nào ?
- Đã kinh qua khổ đế, xem như chưa kình qua, vì sao ? Vì người còn chẳng có (vô ngã) lấy ai kinh qua. Pháp (khổ đế) còn chẳng có, thì kinh qua cái gì.
- Đã hiểu tập đế, nhưng cũng hiểu rằng Nhơn không có, pháp không có thì tập cái gì ? Tập đế cũng chỉ là pháp chấp, xem qua rồi bỏ (qua sông bỏ bè)
- Được đạo, tâm an. xem như chẳng được. Vì sao ? Vì tâm vốn tự an, chưa hề lay động (bất động)
- Được tịch diệt, xem như chẳng được. Vì sao ? vì tâm vốn tịch diệt.
Cho nên Bồ Tát và Thanh văn cùng hành "Tứ Thánh Đế" nhưng cách hành có khác và kết quả cũng khác.
Một bên được quả A La Hán, một bên được Phật quả.
Vì sao vậy ?
Vì một bên căn cứ vào hữu, nên thấy có làm (hữu tác). Một bên làm mà như không làm (vô tác)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHỈ 5 PHÁP, TỰ TÁNH, VÔ NGÃ, GIẢN BIỆT NHỊ THỪA, NGOẠI ĐẠO ĐỂ RÕ NHƠN QUẢ CỦA CHÁNH PHÁP.

Đại Huệ hỏi :
Khi ấy Bồ Tát Đại Huệ biết chỗ tâm nghĩ của chúng đại Bồ Tát tên thánh trí sự phân biệt tự tánh kinh, nương oai thần của tất cả Phật, bạch Phật rằng :
Thế Tôn ! cúi xin vì nói thánh trí, sự phân biệt tự tánh kinh là chỗ nương của 108 câu. Như Lai Ứng cúng, Đẳng Chánh giác y đây phân biệt nói Đại Bồ Tát vào tự tướng cộng tướng, tự tánh vọng tưởng. Do phân biệt nói tự tánh vọng tưởng thì hay khéo biết , khắp quán sát nhơn-pháp vô ngã, trừ sạch vọng tưởng, soi sáng các địa, siêu việt tất cả Thanh văn, Duyên giác và những cái thiền định của ngoại đạo. Quán sát cảnh giới sở hành bất khả tư nghì của Như Lai, quả quyết lìa bỏ năm pháp tự tánh. Pháp thân trí tuệ của chư Phật Như Lai khéo tự trang nghiêm. Khởi cảnh giới huyễn, lên tất cả cõi Phật, thiên cung Đâu Suất , cho đến thiên cung sắc cứu cánh, liền được pháp thân thường trụ của Như Lai.


Đây là hỏi tự tánh vọng tưởng, để hiển thánh trí. Thấy khác, chấp tà bởi do mê tự tánh mà thành vọng tưởng. Tức là ở chỗ không tự-tha, một lúc liền có tự tướng, cộng tướng hiện bày. Như nhãn thức, ban đầu thấy sắc liền được tự tướng nhãn thức, vừa phân biệt liền thành cộng tướng. Đây đều là cảnh giới bất giác vọng tưởng. Tất cả Bồ Tát vì đây mà thị hiện các thứ sai biệt đã có ở thế và xuất thế gian, để kiến lập thành 108 câu.
Bồ Tát vọng tưởng không khác tự tánh, đây là việc thánh trí, liền đạt cộng tướng vọng tưởng không thể được. (Vì vọng tưởng của Bồ Tát không khác tự tánh nên cộng tướng vọng tưởng không thể lập). Tất cả Bồ Tát cũng không bỏ các thứ sai biệt đã có ở thế và xuất thế gian mà được chỗ thầm bày của “phi 108 câu”. ( tức 108 câu không thành lập) . Đó là lý do Như Lai phân biệt nói “tự tánh vọng tưởng”. Vọng tưởng này không riêng có tự tánh. Thế mới biết “Tự tánh vốn tự không nhơn, tự tánh vốn tự không pháp. Không nhơn, không pháp nên hay trừ sạch vọng tưởng, chẳng cần dụng công. Soi sáng các địa mà không ngại viên dung, vượt khỏi cái vui thiền định của phàm phu ngoại đạo, vào chỗ sở hành của Như Lai. Danh tướng, vọng tưởng, y tha, biến kế liền đó chóng không. Chánh trí, như như, viên thành cũng không thật có. Pháp thân trí tuệ chư Phật Như Lai này từ tự tánh vọng tưởng mà phát minh tâm lượng. Có sự trang nghiêm đều là trang nghiêm tự tâm, liền chuyển cảnh giới tự tâm hiện ra. Hiện cõi nước như huyễn lên thiên cung như huyễn. Chẳng lìa tự tâm được pháp thân cứu cánh thường trụ của Như Lai.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHÁ NGOẠI ĐẠO VỌNG CHẤP CÓ – KHÔNG
Phật bảo Đại Huệ : Có một thứ ngoại đạo khởi vọng tưởng chấp trước có – không, nhơn giác tri hết, tưởng như thỏ không sừng. Như thỏ không sừng, tất cả pháp cũng lại như vậy. Đại Huệ ! Lại có ngoại đạo thấy chủng, cầu na, cực vi đà la phiếu, hình xứ, hoành pháp mỗi mỗi sai biệt. Thấy rồi chấp trước thỏ không sừng hoành pháp , khởi tưởng trâu có sừng. Đại Huệ ! Kia rơi vào hai kiến chấp, chẳng hiểu tâm lượng. Cảnh giới tự tâm vọng tưởng tăng trưởng. Thân thọ dụng kiến lập vọng tưởng căn lượng. Đại Huệ ! tất cả pháp tánh cũng lại như thế , lìa có – không, chẳng nên khởi tưởng. Đại Huệ ! Nếu lại lìa có-không mà khởi tưởng thỏ không sừng, ấy gọi là tưởng tà, vì kia quán nhơn đối đãi. Thỏ không sừng, chẳng nên khởi tưởng, cho đến vi trần, tánh phân biệt sự, thảy dều không thể được. Đại Huệ ! Cảnh giới Thánh ly, không nên khởi trâu có sừng
.

Đây là chỉ rõ không đạt được tự tánh vọng tưởng, nên có ngoại đạo tà chấp. Vọng tưởng từ bất giác tâm lượng mà khởi. Tâm không phải tướng động, do bất giác vọng sanh. Vọng sanh chẳng phải có, vọng diệt chẳng phải không. Có – không cả hai đều vọng, luống tăng thêm bất giác, chẳng phải cái gốc tâm lượng. Thế nên chẳng rõ tướng sanh mới kẹt nơi vô minh, lầm chấp căn thân, khí giới ắt rơi vào nhơn thường. Dù có quán nhơn hết lại trôi vào đoạn diệt. Đây là thỏ không sừng, cùng với trâu có sừng , bởi vì đối đãi mà tưởng sanh. Tuy ở trong chánh pháp vẫn chưa dễ gì liền đó chóng lìa. Bởi tâm lượng bản hữu chưa tròn thì mê tình bất giác khó hết. Biết rõ hiện tiền chẳng phải có, rỗng lặng chẳng phải không, mà đương niệm chưa tạm thấy, tưởng lặng lẽ vẫn thầm lớn. Nên nói lìa có-không mà lại khởi tưởng thỏ không sừng.

(do không hiểu “tự tánh vọng tưởng”, nên vọng tưởng từ vô minh mà khởi. Tâm (tức tạng thức) do vô minh vọng sanh. Do vọng sanh nên tâm chẳng phải có, do vọng thấy diệt nên tâm chẳng phải không. Có sanh, có diệt đều là vọng. Chấp có-không, sanh-diệt đều làm tăng thêm vô minh, chẳng phải nguồn gốc của tâm. Chấp có thân, có thế giới là chấp thường, Dùng quán để phá chấp có lại rơi vào đoạn diệt. Thế gọi là chấp thỏ không sừng, chấp trâu có sừng, do tưởng đối đãi. Tuy vẫn ở trong chơn tánh mà không lìa vọng tưởng. Bởi chưa biết nguồn tâm thì vô minh khó hết. Biết rõ cảnh hiện tiền chẳng phải có, thấy rỗng lặng biết chẳng phải không, mà không thấy niệm hiện tiền, thì vọng tưởng vẫn âm thầm lớn. Cho nên dù có lìa có-không mà chưa thoát khỏi vọng tưởng).

Tóm lại quán không bởi vì kẹt hữu. Đã tin rõ là huyễn thì đâu cần phải làm cho không. Có chẳng thể được thì không từ đâu mà đối đãi ? Thế nên “Cảnh giới Thánh ly, cứu cánh không nên khởi tưởng trâu có sừng.
Đoạn văn :
(ngoại đạo thấy chủng, cầu na, cực vi đà la phiếu, hình xứ, hoành pháp mỗi mỗi sai biệt)
chữ chủng là tứ đại chủng.
Cầu na là y theo
Vi đà la phiếu là vi trần
Hoành pháp là các pháp bày ra.
Ngoại đao thấy tứ đại chủng y theo vi trần làm sanh nhơn, các pháp sắp bày mỗi mỗi sai biệt nên chấp thỏ không sừng (chấp có) mà lại khởi tưởng trâu có sừng (tưởng không).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bồ Tát Đại Huệ bạch Phật :
Thế Tôn ! người được không vọng tưởng, thấy tướng chẳng sanh, rồi tùy đó suy nghĩ, quán sát, chẳng sanh vọng tưởng nói là không sanh chăng
?

Người thấy tướng chẳng sanh , nghĩa là thấy sừng trâu không có thật, chẳng sanh tướng có, do đây so sánh chẳng khởi vọng tưởng. Đây là tột nhơn chấp không của ngoại đạo.

Phật bảo Đại Huệ !
Chẳng phải quán sát, chẳng sanh vọng tưởng nói không. Vì cớ sao ? vì vọng tưởng nhơn đó mà sanh. Y sừng kia sanh vọng tưởng, do y sừng sanh vọng tưởng, thế nên nói là y nhơn. Vì lìa khác và chẳng khác, chẳng phải quán sát, chẳng sanh vọng tưởng nói là không sừng
.

Việc ngoài thánh trí thấy có, thấy không đều là nhơn vọng tưởng, nên phải lìa. Vọng tưởng y nơi sừng mà chấp có-không, đây là do phân biệt có-không làm nhơn, nó không phải là chánh nhơn, khác và chẳng khác đều là hý luận. Y nơi sừng khởi vọng tưởng có là chẳng khác, y nơi sừng khởi vọng tưởng không là khác, đều là nhơn vọng tưởng, cả hai đều không thật. Thế nên người được thánh trí ắt không quán sát chẳng sanh vọng tưởng, nói không sừng vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Nếu vọng tưởng khác với sừng thì không nhơn sừng sanh, nếu chẳng khác thì nhơn sừng sanh. Cho đến vi trần, phân tích tìm cầu trọn không thể được. Vì không khác với sừng, kia cũng không tánh. Cả hai đều không tánh thì là pháp gì ? Cớ sao nói là không ? Đại Huệ ! Nếu là không thì không sừng. Quán là có nên nói thỏ không sừng, không nên khởi tưởng. Đại Huệ ! Vì chẳng phải chánh nhơn mà nói là có, không, cả hai đều chẳng thành.

Đây nhắm vào người chấp không, y nơi sừng làm sanh nhơn. Nhiên hậu tìm cùng thì nhơn chẳng thật, chỗ chấp thành rỗng, nên chẳng ưng khởi tưởng.
Nếu vọng tưởng khác với sừng thì chẳng nhơn nơi sừng khởi vọng tưởng.
Nếu chẳng khác với sừng, tức là nhơn nơi sừng. Nhưng sừng phân tích đến vi trần thì chẳng có cái nào là sừng thật (chỉ là tên gọi của một tập hợp, không có thực). Sừng, tánh đã chẳng định (phi tánh) thì vọng tưởng về sừng cũng lại như thế. Cả hai đều vô tánh thì là vật gì ?

Cho nên thấy không (sừng thỏ), nói không
Thấy có, nhưng không phải thật (sừng trâu), nói không
Cả hai đều y nhơn (có – không), chẳng nên khởi tưởng.
Không phải chánh nhơn, không thấy thực tướng của các pháp. Hai thuyết có – không đều thành hý luận.

Đại Huệ ! lai có các ngoại đạo chấp trước việc sắc, không, hình xứ, hoành pháp, không thể biết chừng ngằn của hư không. Nói sắc lìa hư không, khởi kiến chấp vọng tưởng chừng ngằn.

Đây là kèm phá ngoại đạo chấp có, bèn gồm nói không nhơn có đối đãi, nên phải lìa hết. Chấp trước sắc khác với không, nghĩa là tứ đại chủng và vi trần hay sanh tất cả pháp. Do không khéo biết chừng ngằn sắc cùng hư không nên khởi tất cả vọng tưởng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Hư không là sắc, theo vào sắc chủng. Đại Huệ ! Sắc là hư không, chỗ năng trì, sở trì mà dựng lập tánh. Việc sắc không phân biệt nên biết. Đại Huệ ! khi tứ đại chủng sanh tự tướng mỗi thứ đều khác, cũng chẳng trụ nơi hư không, chẳng phải nó không hư không.

Không một vật nào mà không chiếm một khoảng hư không. Nếu không có hư không giữ gìn cho (năng trì) thì vật không tự giữ được (sở trì) hình tướng của nó ( dựng lập tánh của nó). Phàm phu và ngoại đạo y theo sắc mà nói có cái không, y theo không mà nói có sắc, đều là vọng kiến. Thực ra sắc và không đều là vọng thức, do mê chơn tánh mà thành. Đông thời cùng hiện, không có trước sau. Kinh Lăng Nghiêm nói “Hư không sanh trong biển Đại Giác như hòn bọt sinh trong biển cả. Các cõi nước hữu lậu, nhiều như vi trần đều do hư không mà sanh”. Chấp sắc, chấp không đều là trong mê, chẳng lìa vọng tưởng.
Giác ngộ tự tâm hiện mới biết cảnh giới hiện ra đều là việc trong mộng. Hư không, căn thân, khí giới trong mộng bỗng nhiên hiện tiền. Lúc đó sắc, không y nhiên phân biệt. Giác rồi mới biết là thức tưởng sanh ra, chẳng thể có-không vậy. Tự tướng tứ đại chủng mỗi thứ khác nhau, tuy chẳng trụ hư không mà sở nhập và sở trì không thể phân biệt được. Chấp tứ đại vi trần là sanh nhơn của các pháp vậy (chấp tứ đại do vi trần hợp thành, là thật có, là nguồn gốc sanh các pháp).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Như thế, Đại Huệ ! Quán trâu có sừng nên thỏ không sừng. Đại Huệ ! Lại sừng trâu phân tích làm vi trần, lại phân biệt vi trần trong sât na không dừng. Kia quán cái gì mà nói không ư ? Nếu nói quán các vật khác đó, pháp kia cũng vậy.

Nói chấp không cũng nhơn chấp có, đối đãi mà thành, chẳng phải tướng thật có, thật không. Nếu chẳng cho là nhơn có chấp không, thì phân tích sừng trâu thành vi trần, lại phân tích vi trần cho đến sát na chẳng dừng. (Sừng này do vi trần tạo thành, là tập hợp của các vi trần, nên không thực tánh. Sừng tồn tại trong thời gian, nhưng thời gian cũng không thật vì sát na chẳng dừng trụ). Sừng này đã không thì lấy cái gì so sánh để hiển tướng không ? Cho nên chấp tướng có mà tướng có không trụ thì mới nhơn tướng có chấp tướng không. Tướng có đã chẳng trụ tướng không đâu có chỗ hiển bày, cũng không năng trụ. Có – không chẳng trụ thì là cảnh giới gì ? Quán các vật khác cũng như quán sừng trâu vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách