Liên hệ giữa kinh Lăng Già và thuyết “Thập Nhị Nhân Duyên”

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Liên hệ giữa kinh Lăng Già và thuyết “Thập Nhị Nhân Duyên”

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Liên hệ giữa kinh Lăng Già và thuyết “Thập Nhị Nhân Duyên”

Từ vô thỉ, tâm chúng sanh có 2 phần :
Phần giác chiếu sáng suốt , và một phần chưa được khám phá
Phần giác chiếu sáng suốt đó là Tâm thể nó vốn tĩnh lặng, bất động và hằng hữu.
Phần chưa biết kia nó rất linh diệu, biến ảo, không thể hiểu thấu. đó là phần dụng của tâm.
Hay nói cách khác, tâm có 2 phần: minh và diệu.

Một khi phần dụng tác động, nó nhận ra rằng “ Oh, thật là sáng suốt, thật là rộng lớn v.v…”
Kinh Lăng Già gọi là “tâm bất giác động “ , hay vô minh khởi động. (vì bất giác tức vô minh).
Vô minh khởi động tức là “hành

Mà vô minh khởi động tức nhiên sẽ tạo ra mê lầm, đưa đến kết quả là thế gian, pháp giới hiện tại, tức là tạo nghiệp. Cho nên kinh Lăng Già gọi là “Nghiệp tướng”.

Do tâm nhận biết nên thành ra 2 phần tạm gọi là “năng kiến” và “sở kiến”.
Phần năng kiến kinh Lăng Già gọi là “chuyển tướng”
Phần sở kiến thì kinh LG gọi là “cảnh”
2 phần này tạo thành thức “Alaya”

Do năng kiến và cảnh mà khởi ra hiện tướng tức ngoại cảnh (tức là chấp cảnh có thật).

Từ đó xuất hiện hai thứ là ngã và pháp.
Chấp cái biết là ngã, và chấp cái bị biết là pháp
Hai thứ chấp này đồng thời cùng hiện, gọi là “mạt na thức”.

Tất cả những gì xuất hiện trong Alaya thức đều gọi là niệm.
Cái Ngã chấp các ý niệm đó là của mình và gọi là ý thức, và gọi Alaya thức là tâm.

Tùy theo các ý niệm do ngoại cảnh (sắc, thành v.v…) đưa vào tâm thức mà phân biệt thành nhãn thức, nhĩ thức v.v…

Trong “Thập nhị nhân duyên“
Thì tóm tắt gọi 2 phần này là “danh sắc” và “lục nhập”.

Từ phân biệt các pháp mà sanh ra chấp nhơn, ngã.
Từ phân biệt nhơn ngã mà tạo ra vô lượng nghiệp tướng, và chiêu báo lấy quả khổ.

Phần này là tóm tắt các công đoạn sau của “Thập nhị nhơn duyên”.

Khi chưa thành Phật thì phần chiếu dụng còn soi chiếu các pháp trong vô minh, mê mờ, nên còn ngăn ngại, không được tự tại, thông suốt.
Khi đã thành Phật thì phần dụng soi chiếu tâm thể tịch tĩnh, vắng lặng, và thanh tịnh. Khi đó tự biết rằng mọi pháp đều là do tự tánh mình hiện ra , nên không vướng mắc, thông suốt, càng chiếu càng sáng rỡ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Liên hệ giữa kinh Lăng Già và thuyết “Thập Nhị Nhân Duyên”

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Tâm chúng sanh có hai phần thì không biết ranh giới là đâu?
Mà từ vô thỉ là từ đâu? ~x(


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Liên hệ giữa kinh Lăng Già và thuyết “Thập Nhị Nhân Duyên”

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Tâm chúng sanh có hai phần thì không biết ranh giới là đâu?
Mà từ vô thỉ là từ đâu? ~x(
Biết Tức Là Minh

Rõ Ràng Là Diệu

Không Đối Đãi Là Vô Thủy.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Liên hệ giữa kinh Lăng Già và thuyết “Thập Nhị Nhân Duyên”

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

kimcang đã viết:
VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Tâm chúng sanh có hai phần thì không biết ranh giới là đâu?
Mà từ vô thỉ là từ đâu? ~x(
Biết Tức Là Minh

Rõ Ràng Là Diệu

Không Đối Đãi Là Vô Thủy.
Nếu vậy thì câu:
binh đã viết:Từ vô thỉ, tâm chúng sanh có 2 phần :.....
Hay nói cách khác, tâm có 2 phần: minh và diệu.
Sửa thành
"từ Không Đối Đãi, tâm chúng sanh có hai phần: Biết và Rõ Ràng".

Cũng chẳng biết ranh giới là đâu.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Liên hệ giữa kinh Lăng Già và thuyết “Thập Nhị Nhân Duyên”

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Minh có nghĩa là sáng suốt, rõ ràng
Diệu là các tính chất ngoài tầm nghĩ tưởng của chúng ta

Thí dụ như hoa sen trên cõi Cực Lạc có các tính chất "vi, diệu, huơng, khiết"
Những tính chất này đều nói rõ trong kinh "A Di Đà diễn giải".
Trong đó nói chữ Diệu có nghĩa là các hoa sen này có thể giao chập với nhau không chướng ngại.
nghĩa là ngoài sự nghĩ tuởng của chúng ta.
Chúng ta nghĩ rằng khi 2 vật va vào nhau, chúng sẽ bật ra, nhưng hoa sen tren cõi Tịnh lại khác. Chúng lay động, cúng lắc lư và giao nhau, lồng vào nhau, mà không hề chướng ngại. như thế gọi là diệu.
Chính vì tâm có những tính chất không thể nghĩ bàn nên mới gọi là diệu. Và là phần mà chúng ta không hề biết tới.
Cũng chẳng biết ranh giới là đâu
Tâm mà có ranh giới à ?
khi nào VHBK xác định được ranh giới của tâm thì những tính chất kia mới có ranh giới.

:D cafene


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Liên hệ giữa kinh Lăng Già và thuyết “Thập Nhị Nhân Duyên”

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

binh đã viết:M
Cũng chẳng biết ranh giới là đâu
Tâm mà có ranh giới à ?
khi nào VHBK xác định được ranh giới của tâm thì những tính chất kia mới có ranh giới.

:D cafene
Dạ, thấy ranh giới đó thì cũng đồng nghĩa với Phật quả. Thấy thì chẳng nói, chẳng còn tu nữa. Mà nói thì chưa thấy vậy. Dĩ nhiên, con thì chưa thấy.

Nhưng mà biết ranh giới ấy chẳng phải ranh giới thì ngăn ngừa những định kiến sai lầm, giúp tu tập thuận lợi và mau chóng.

Vì chúng ta còn tu học nên đành nói là Minh và Diệu nhằm thâm nhập đường tu, chớ thật tình, Minh cũng là Diệu, Diệu cũng là Minh, là chỗ giác ngộ toàn triệt mà sau này tất cả đều sẽ chứng ngộ (Phật Quả). Mà bao lâu thì con không biết :D .

Cho nên bênh cạnh phân biệt rõ ràng các pháp còn phải thâu nhíp các pháp, .... cho đến khi đồng nhất thành một cũng như tất cả hiển lộ.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Liên hệ giữa kinh Lăng Già và thuyết “Thập Nhị Nhân Duyên”

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

binh đã viết:Minh có nghĩa là sáng suốt, rõ ràng
Diệu là các tính chất ngoài tầm nghĩ tưởng của chúng ta

Thí dụ như hoa sen trên cõi Cực Lạc có các tính chất "vi, diệu, huơng, khiết"
Những tính chất này đều nói rõ trong kinh "A Di Đà diễn giải".
Trong đó nói chữ Diệu có nghĩa là các hoa sen này có thể giao chập với nhau không chướng ngại.
nghĩa là ngoài sự nghĩ tuởng của chúng ta.
Chúng ta nghĩ rằng khi 2 vật va vào nhau, chúng sẽ bật ra, nhưng hoa sen tren cõi Tịnh lại khác. Chúng lay động, cúng lắc lư và giao nhau, lồng vào nhau, mà không hề chướng ngại. như thế gọi là diệu.
Chính vì tâm có những tính chất không thể nghĩ bàn nên mới gọi là diệu. Và là phần mà chúng ta không hề biết tới.
Còn phần Minh thì sao Bác Binh? Chúng ta biết tới không? cafene


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Liên hệ giữa kinh Lăng Già và thuyết “Thập Nhị Nhân Duyên”

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Chúng Sanh Có Biết Mà Không Rõ Ràng.

Nên Chỉ Có Minh Mà Không Có Diệu.

Nếu Không Biết Tức Là Đồng Đất Đá Vô Tri.

Biết Mà Duyên Theo Cảnh Thì Không Phải Là Diệu.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Liên hệ giữa kinh Lăng Già và thuyết “Thập Nhị Nhân Duyên”

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chữ Minh chỉ phần tâm thể sáng láng, trong lặng của biển tâm.
là cảnh giới thường Tịch quang Tịnh Độ
là Thanh Tịnh Pháp Thân.

Chúng sinh không thể thấy, vì bị mê mờ che phủ.
Chỉ khi nào "Kiến tánh" , đắc vô sanh pháp nhẫn thì mới thấy được.
Thấy đây là do tâm thấy chứ không phải nhãn thức.

Còn chứ Diệu, nói rộng ra thì đó là dụng của tâm, là tánh thấy nghe, hay biết của chúng sinh, là mọi hoạt dụng của chúng sinh.
Pháp giới, chúng sinh được nhận biết, hiện ra chỉ do "Một niệm tâm tánh", do tác dụng của phần diệu. Và chỉ nhận biết được trong tâm thể.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Liên hệ giữa kinh Lăng Già và thuyết “Thập Nhị Nhân Duyên”

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Minh và Diệu vốn là nhất thể. Minh là Diệu, Diệu là Minh, chỉ là tên gọi vậy thôi.

Thấy Diệu thì chẳng phải là Diệu.
Thấy Minh thì chẳng phải là Minh.

Minh chưa triệt nên thấy Diệu.
Diệu chưa tột cùng nên thấy Minh.

Cho nên phải tu tập là vậy.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách