Kinh "Thuyết Chân thật bị che lấp bởi nghĩa Không"

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

thienquang
Bài viết: 266
Ngày: 13/04/09 20:45
Giới tính: Nam

Re: Kinh "Thuyết Chân thật bị che lấp bởi nghĩa Không"

Bài viết chưa xem gửi bởi thienquang »

CHƯƠNG MƯỜI BA
TỰ TÁNH THANH TỊNH

"Bạch Thế Tôn, sinh tử y trên Như lai tạng, và do Như lai tạng mà nói rằng không thể biết được bản tế. Bạch Thế Tôn, có Như lai tạng cho nên có sinh tử, đó gọi là khéo nói.
"Bạch Thế Tôn, sinh tử; sinh tử là các thọ căn rụng xuống, và căn không cảm thọ thứ tự tiếp nối, khởi lên, đó gọi là sinh tử".
"Bạch Thế Tôn, sinh và tử, hai pháp này tức là Như lai tạng. Do ngôn thuyết của thế gian nên nói là có sinh có tử. Tử là căn hủy hoại, sinh là các căn mới khởi lên, chứ không phải rằng Như lai tạng có sinh có tử. Như lai tạng vốn lìa ngoài tướng hữu vi. Như lai tạng vốn thường trụ, không hủy hoại. Cho nên, Như lai tạng là sở y, là khả năng duy trì, là khả năng kiến lập. Bạch Thế Tôn, là Phật pháp vốn không xuất ly, không thoát, không đoạn trừ, không thể nghĩ bàn. Bạch Thế Tôn, làm sở y, duy trì, thiết lập các pháp hữu vi bên ngoài vốn có tính cần được đoạn, được giải thoát, có biến dị, chính là Như lai tạng.
"Bạch Thế Tôn, nếu không có Như lai tạng thì không thể có sự nhàm chán khổ lạc và mong cầu Niết-bàn. Vì sao? Đối với sáu thức và tâm pháp trí, bảy pháp này không đình trụ trong từng sát-na, không gieo trồng các khổ, cho nên không thể nhàm chán khổ mà mong cầu Niết-bàn.
"Bạch Thế Tôn, Như lai tạng không có giới hạn nguyên thủy, là pháp không sinh khởi, không hoại diệt, có gieo trồng các khổ nên có nhàm chán khổ mà mong cầu Niết-bàn.
"Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng không phải là ngã, không phải là chúng sinh, không phải mạng, không phải nhân cách.
"Bạch Thế Tôn, Như lai tạng không phải là cảnh giới cho những chúng sinh rơi vào thân kiến, chúng sinh điên đảo, chúng sanh loạn ý chấp không.
"Bạch Thế Tôn, Như lai tạng là pháp giới tạng, là Pháp thân tạng, là tạng xuất thế gian thượng thượng, là tạng tự tánh thanh tịnh. Như lai tạng với tự tánh thanh tịnh này tuy bị ô nhiễm bởi phiền não khách trần và phiền não hiện khởi, nhưng vẫn là cảnh giới bất tư nghị của Như Lai. Vì sao? Thiện tâm sát-na không phải là bị nhiễm ô bởi phiền não. Bất thiện tâm sát-na cũng không phải là bị nhiễm ô bởi phiền não. Phiền não không xúc tâm; tâm không xúc phiền não, vậy đâu có thể pháp không xúc mà có thể nhiễm ô tâm được.
"Bạch Thế Tôn, nhưng có phiền não, có tâm bị phiền não nhiễm ô. Tự tánh thanh tịnh mà có ô nhiễm, thật là khó thấu triệt. Duy chỉ Phật Thế Tôn, là con mắt của sự thật, là trí tuệ chân thật, là căn bản của Pháp, là bậc thấu suốt pháp, là nơi nương tựa của chánh pháp, mới có thể biết và thấy như thật".
Thắng Man sau khi diễn thuyết pháp khó hiểu này, và thưa hỏi Phật. Phật tùy hỷ nói rằng:
"Thật như vậy! Thật như vậy, tự tánh thanh tịnh tâm mà có nhiễm ô; thật sự khó thấu triệt. Có hai pháp khó thấu triệt, đó là tự tánh thanh tịnh khó thấu triệt, và tâm ấy bị phiền não nhiễm ô cũng khó thấu triệt. Hai pháp này, chỉ con và các Bồ-tát ma-ha-tát, những người đã thành tựu đại pháp, mới có thể nghe và chấp nhận. Còn các Thanh văn khác duy chỉ tin lời Phật nói."


Tự đáy lòng con luôn luôn nhớ ơn Thầy.
TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH
Cầu mong sự bình an và sáng suốt đến với TẤT CẢ
thienquang
Bài viết: 266
Ngày: 13/04/09 20:45
Giới tính: Nam

Re: Kinh "Thuyết Chân thật bị che lấp bởi nghĩa Không"

Bài viết chưa xem gửi bởi thienquang »

CHƯƠNG MƯỜI BỐN
CON ĐÍCH THỰC

"Nếu đệ tử của Ta là hạng tùy tín tăng thượng, sau khi y vào minh tín, bằng tùy thuận pháp trí mà đạt đến cứu cánh. Tùy thuận pháp trí tức là quán sát thi thiết căn và cảnh giới của ý giải; quán sát nghiệp báo, quán sát giấc ngủ của A-la-hán, quán sát sự an lạc của tâm tự tại và sự an lạc của thiền; quán sát thánh tự tại thông của A- la-hán, Bích-chi Phật và Đại lực Bồ-tát.
"Thành tựu năm quán sát thiện xảo này, đệ tử Ta, sau khi Ta diệt độ, trong đời vị lai, là hạng tùy tín tăng thượng, sau khi y minh tín, bằng thuận pháp trí mà đạt cứu cánh của tự tánh thanh tịnh trong tâm đang bị phiền não ô nhiễm ấy. Sự cứu cánh đó là nhân để vào Đại thừa đạo. Tin đức Như Lai có đại lợi ích như vậy, không xuyên tạc nghĩa lý sâu thẳm".


Tự đáy lòng con luôn luôn nhớ ơn Thầy.
TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH
Cầu mong sự bình an và sáng suốt đến với TẤT CẢ
thienquang
Bài viết: 266
Ngày: 13/04/09 20:45
Giới tính: Nam

Re: Kinh "Thuyết Chân thật bị che lấp bởi nghĩa Không"

Bài viết chưa xem gửi bởi thienquang »

CHƯƠNG MƯỜI LĂM
THẮNH MAN SƯ TỬ HỐNG

Bấy giờ Thắng Man Phu nhân bạch Phật rằng:
"Còn có những lợi ích lớn hơn nữa. Con nay muốn nương oai thần của Phật nói thêm về ý nghĩa ấy."
Phật nói: " Con hãy cứ nói."
Thắng Man lại bạch Phật rằng:
"Có ba hạng thiện nam tử và thiện nữ nhân đối với nghĩa sâu thẳm, không tự gây tổn thương, mà sinh công đức lớn, vào Đại thừa đạo. Những gì là ba? Đó là, hoặc có thiện nam tử và thiện nữ nhân tự thành tựu pháp trí sâu thẳm. Hoặc có thiện nam tử và thiện nữ nhân thành tựu tùy thuận pháp trí. Hoặc có thiện nam tử và thiện nữ nhân đối với pháp sâu xa không thể tự mình, nhưng ngưỡng suy Thế Tôn rằng: ‘Đây không phải là cảnh giới của con, duy chỉ Phật mới biết đến.’ Đó gọi là hạng thiện nam tử và thiện nữ nhơn ngưỡng suy Như lai.
"Trừ các thiện nam tử và thiện nữ nhân này ra, các chúng sinh đối với các pháp sâu thẳm mà chấp chặt vọng thuyết, trái ngược Chánh pháp, tập nhiểm hạt giống hủ bại của ngoại đạo; những hạng ấy cần phải bằng sức của vua, sức của trời, rồng, quỷ thần mà chiết phục".
Bấy giờ Thắng Man phu nhân cùng các quyến thuộc cúi đâu lễ chân Phật. Đức Phật nói rằng:
"Lành thay! Lành thay! Thắng Man, đối với chánh pháp sâu thẳm, phương tiện mà thủ hộ, hàng phục phi pháp, khéo léo được thích nghi. Con do đã gần gũi trăm nghìn ức chư Phật mới có thể nói được nghĩa đó".
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn phóng ra quang minh thù thắng rọi khắp đại chúng, tự thân cất lên hư không cao bằng bảy cây đa-la, chân bước đi trong hư không, rồi trở lại nước Xá-vệ.
Đồng thời, bấy giờ Thắng Man Phu nhân cùng với quyến thuộc chắp tay hướng về Phật, chiêm ngưỡng không biết chán, mắt không chút rời. Khi Phật qua khỏi tầm mắt, mọi người hoan hỷ phấn khởi; mỗi người tự mình ca ngợi công đức của Như Lai, nhất tâm niệm Phật. Sau đó trở vào trong thành, đi đến vua Hữu Xứng mà tán thán Đại thừa. Trong thành, con gái từ bảy tuổi trở lên đều được giáo hóa bằng Đại thừa. Đại vương Hữu Xứng cũng giáo hóa con trai trong thành từ bảy tuổi trở lên bằng Đại thừa. Nhân dân cả nước đều hướng về Đại thừa.
Bấy giờ, đức Thế Tôn vào rừng Kỳ-hoàn, nói với Tôn giả A-nan và niệm tưởng đến Thiên đế Thích. Tức thời, Thiên đế Thích cùng với quyến thuộc bỗng nhiên hiện đến, đứng trước Phật. Bấy giờ Thế Tôn diễn nói rộng kinh này cho Thiên đế Thích và A-nan. Sau khi nói xong, Ngài bảo Thiên đế Thích rằng:
"Ông hãy thọ trì đọc tụng kinh này. Kiều-thi-ca, giả sử có thiện nam tử hay thiện nữ nhân đã trải qua hằng hà sa kiếp tu hạnh Bồ đề, hành sáu pháp ba- la-mật; và lại có thiện nam tử, thiện nữ nhân khác nghe, tiếp thọ, đọc tụng, cho đến cầm nắm kinh này và quảng diễn, phước đức nhiều hơn những người trước; hà huống diễn thuyết rộng rãi cho người khác. Vì vậy, Kiều-thi-ca, ông hãy đọc tụng kinh này; phân biệt, quảng diễn cho chư thiên cõi trời Tam thập tam".
Thế Tôn lại nói với A-nan:
"Ngươi cũng hãy thọ trì đọc tụng kinh này và diễn nói rộng cho bốn chúng."
Bấy giờ Đế Thích bạch Phật:
"Bạch Thế Tôn, phải gọi kinh này tên là gì? Và phụng trì như thế nào?"
Phật bảo Đế Thích:
"Kinh này thành tựu vô lượng vô biên công đức. Hết thảy Thanh văn và Duyên giác đều không thể quán sát và thấy biết một cách rốt ráo. Kiều-thi-ca, nên biết rằng kinh này vi diệu sâu thẳm, là tụ công đức lớn. Nay Ta sẽ lược cho các ngươi biết danh hiệu. Hãy lắng nghe, hãy lắng nghe, hãy khéo suy nghiệm".
Bấy giờ Đế Thích và trưởng lão A-nan bạch Phật rằng:
"Lành thay! Thế Tôn, kính vâng lời dạy."
Phật nói:
"Kinh này có tên là "Tán thán công đức đệ nhất nghĩa chân thật của Như lai," hãy như vậy mà thọ trì. Là "Bất tư nghị đại thọ," hãy như vậy mà thọ trì. Là "Đại nguyện bao gồm hết thảy nguyện," hãy như vậy mà thọ trì. Là "Thuyết sự nhiếp thọ chánh pháp bất tư nghì," hãy như vậy mà thọ trì. Là "Thuyết sự nhập Nhất thừa," hãy như vậy mà thọ trì. Là "Thuyết Vô biên Thánh đế", hãy như vậy mà thọ trì. Là "Thuyết Như lai tạng", hãy như vậy mà thọ trì. Là "Thuyết Pháp thân," hãy như vậy mà thọ trì. Là "Thuyết Chân thật bị che lấp bởi nghĩa Không," hãy như vậy mà thọ trì.Là "Thuyết về Một Đế," hãy như vậy mà thọ trì. Là "Thuyết về một sở y an ổn thường trụ ," hãy như vậy mà thọ trì. Là "Thuyết về điên đảo và chơn thật," hãy như vậy mà thọ trì. Là "Thuyết về tự tánh thanh tịnh tâm bị che lấp," hãy như vậy mà thọ trì. Là Thuyết về con chơn thật của Như lai," hãy như vậy mà thọ trì. Là "Thuyết về tiếng rống sư tử của Thắng Man phu nhân," hãy như vậy mà thọ trì.
"Lại nữa, Kiều-thi-ca, những gì kinh này nói, đoạn trừ hết thảy nghi hoặc, quyết định liễu nghĩa, vào nhất thừa đạo. Kiều-thi-ca, nay Ta đem kinh "Thắng Man sư tử hống" này mà phó chúc cho ông, trong thời gian Chánh pháp còn tồn tại, hãy thọ trì đọc tụng, phân biệt diễn rộng".
Đế Thích bạch Phật:
"Lành thay, Thế Tôn, con cúi đầu vâng lãnh Tôn giáo,"
Bấy giờ Thiên đế Thích, trưởng lão A-nan cùng với đại hội Trời, Người, A-tu-la, Càn-thát-ba, sau khi nghe những lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Nguồn: http://www.lotuspro.net/book/thangman/thangman.htm


Tự đáy lòng con luôn luôn nhớ ơn Thầy.
TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH
Cầu mong sự bình an và sáng suốt đến với TẤT CẢ
thienquang
Bài viết: 266
Ngày: 13/04/09 20:45
Giới tính: Nam

Re: Kinh "Thuyết Chân thật bị che lấp bởi nghĩa Không"

Bài viết chưa xem gửi bởi thienquang »

Bản gốc kinh này có nhiều lỗi chính tả, TQ đã sửa một phần nhưng có thể vẫn còn. Quí DH nào đọc thấy sai xin chỉ giúp cho TQ sửa để chúng ta có bản kinh hoàn chỉnh không còn lỗi chỉnh tả nữa.
Thân ái


Tự đáy lòng con luôn luôn nhớ ơn Thầy.
TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH
Cầu mong sự bình an và sáng suốt đến với TẤT CẢ
royalcrocodile
Bài viết: 28
Ngày: 14/06/11 03:34
Giới tính: Nam
Đến từ: Royal Crocodile

Re: Kinh "Thuyết Chân thật bị che lấp bởi nghĩa Không"

Bài viết chưa xem gửi bởi royalcrocodile »

thienquang đã viết:CHƯƠNG NĂM
NHẤT THỪA
Đức Phật bảoThắng Man:
"Nay con lại hãy nói thêm về sự nhiếp thọ Chánh pháp mà hết thảy chư Phật đều nói."
Thắng Man bạch Phật:
"Lành thay! Bạch Thế Tôn, con kính vâng lời dạy."
Rồi bạch Phật:
"Bạch Thế Tôn, nhiếp thọ Chánh pháp tức là Đại thừa. Vì sao? Bởi vì Đại thừa xuất sinh hết thảy thiện pháp của thế gian và xuất thế gian, Thanh văn, Duyên giác.
"Bạch Thế Tôn, cũng như từ hồ A-nậu-đại xuất phát tám con sông lớn, cũng vậy, từ Đại thừa xuất sinh hết thảy thiện pháp của thế gian và xuất thế gian, Thanh văn, Duyên giác.
"Bạch Thế Tôn, lại nữa, cũng như hết thảy hạt giống đều nương vào đất mà sinh trưởng; cũng vậy, hết thảy thiện pháp của thế gian và xuất thế gian, Thanh văn, Duyên giác, đều nương nơi Đại thừa mà được tăng trưởng. Cho nên, Bạch Thế Tôn, an trụ nơi Đại thừa, nhiếp thọ Đại thừa, tức là an trụ Nhị thừa và nhiếp thọ hết thảy thiện pháp thế gian và xuất thế gian của Nhị thừa.
"Như Thế Tôn đã nói, có sáu xứ. Những gì là sáu? Đó là: Chánh pháp trụ, Chánh pháp diệt, Ba-la-đề-mộc-xoa, Tỳ-ni, Xuất-gia và Thọ cụ túc giới. Sáu xứ ấy được nói vì mục đích Đại thừa.
"Vì sao? Chánh pháp trụ, ấy là vì Đại thừa mà nói. Đại thừa trụ cho nên nói Chánh pháp trụ. Chánh pháp diệt, ấy là vì Đại thừa mà nói. Đại thừa diệt cho nên Chánh pháp diệt.
"Ba-la-đề-mộc-xoa và Tỳ-ni, hai pháp ấy, tên gọi khác nhưng ý nghĩa là một. Tỳ-ni tức là cái học của Đại thừa. Vì sao? Vì nương Phật xuất gia, mà thọ cụ túc, cho nên nói rằng oai nghi giới của Đại thừa là Tỳ-ni, là xuất gia, là thọ cụ túc. Cho nên A-la-hán không có xuất gia, thọ cụ túc. Vì sao? Vì A-la-hán nương Như lai mà xuất gia, thọ cụ túc. A-la-hán quy y theo Phật, A-la-hán có sự sợ hãi. Vì sao vậy? Vì A-la-hán vẫn còn an trụ với ý tưởng sợ hãi đối với hết thảy vô hành; như có người cầm gươm muốn đến hại mình, cho nên A-la-hán không có sự an lạc tuyệt đối. Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì là nương tựa bậc không cần nương tựa. Cũng như chúng sinh vì không nơi nương tựa cho nên sợ hãi cái này cái kia. Do sợ hãi nên tìm đến quy y. Cũng vậy, A-la-hán có sự sợ hãi cho nên nương tựa Như Lai.
"Bạch Thế Tôn, A-la-hán và Bích-chi Phật có sợ hãi; cho nên, A-la-hán và Bích-chi-Phật vì còn sinh pháp tàn dư chưa diệt tận nên còn có sự sinh; vì còn phạm hạnh dư tàn chưa thành tựu nên không thuần nhất; vì phận sự không cứu cánh nên còn có những điều cần làm; vì chưa vượt qua cái kia nên còn có những cái phải đoạn trừ. Vì không đoạn trừ nên cách Niết-bàn giới còn xa. Vì sao vậy? Duy chỉ có đức Như Lai, bậc Ứng cúng, Chánh đẳng giác, mới chứng đắc Niết-bàn, vì đã thành tựu hết thảy công đức. A-la-hán và Bích-chi-Phật không thành tựu hết thảy công đức; nói rằng chứng đắc Niết-bàn, đó là phương tiện của Phật.
"Duy chỉ Như Lai mới chứng đắc Niết-bàn, vì đã thành tựu công đức không thể nghĩ bàn. A-la-hán và Bích-chi-Phật thành tựu công đức có thể nghĩ bàn; nói là chứng đắc Niết Bàn, đó là phương tiện của Phật.
"Duy chỉ Như Lai mới chứng đắc Niết-bàn, vì đã đoạn trừ hết thảy những sai lầm cần phải đoạn trừ, thành tựu đệ nhất thanh tịnh. A-la-hán và Bích-chi còn có lỗi lầm tàn dư, chưa phải là đệ nhất thanh tịnh; nói rằng chứng đắc Niết-bàn, đó là phương tiện của Phật.
"Duy chỉ có Như Lai mới chứng đắc Niết Bàn, được hết thảy chúng sinh chiêm ngưỡng, vượt trên cảnh giới A-la-hán, Bích-chi-Phật và Bồ-tát. Cho nên, A-la-hán, Bích-chi-Phật và Bồ-tát cách Niết-bàn giới còn xa.
"Nói rằng, với A-la-hán và Bích-chi-Phật, quán sát sự giải thoát và sự cứu cánh của bốn trí, đạt đến chỗ yên nghỉ; đấy cũng là phương tiện của Như Lai, còn có dư tàn, chưa phải là liễu nghĩa.
"Vì sao? Có hai loại chết. Những gì là hai? Chết bởi phần đoạn và chết bởi biến dịch bất tư nghị. Chết bởi phần đoạn là chúng sinh hư ngụy. Chết bởi bất tư nghị biến dịch, là ý sinh thân A-la-hán, Bích-chi Phật, Đại lực Bồ-tát cho đến cứu cánh Bồ-đề.
"Trong hai loại chết, do sự chết phần đoạn mà nói rằng trí của A-la-hán và Bích-chi Phật nhận biết ‘Sự sinh của ta đã ‘Phạm hết.’ Do chỉ chứng đạt được quả hữu dư cho nên nói rằng hạnh đã vững.’ Vì là điều mà phàm phu, trời, người không thể thành toàn, là điều mà bảy bậc học nhân trước đây chưa làm và vì đoạn trừ phiền não hư ngụy, cho nên nói ‘Điều cần làm đã làm xong.’ Vì A-la-hán và Bích-chi-Phật đã đoạn trừ phiền não không còn có thể tái sinh đời sau nữa cho nên nói ‘Không còn tái sinh đời sau,’ nhưng không phải là đoạn tận hết thảy phiền não, cũng không phải là đoạn tận hết thảy sự thọ sinh để nói rằng ‘Không còn tái sinh đời sau.’
"Vì sao? Vì có phiền não mà A-la-hán và Bích-chi Phật không thể đoạn trừ được.
"Phiền não có hai loại. Những gì là hai? Là trụ địa phiền não và khởi phiền não. Trụ địa phiền não có bốn. Những gì là bốn? Đó là, kiến nhất xứ trụ địa, dục ái trụ địa, sắc ái trụ địa và hữu ái trụ địa. Bốn trụ địa này sinh ra hết thảy khởi phiền não. Khởi tức là sát-na tương ứng sát-na tâm. Bạch Thế Tôn, vô minh trụ địa vô thủy không tương ưng với tâm. Bạch Thế Tôn năng lực bốn trụ địa này là nơi nương tựa cho hết thảy phiền não hiện khởi; so với vô minh trụ địa, thì không thể bằng toán số, thí dụ mà mô tả được.
"Bạch Thế Tôn, như vậy là sức mạnh của vô minh trụ địa; đối với bốn trụ địa thuộc hữu ái, vô minh trụ địa có sức mạnh lớn hơn hết. Cũng như Ma Ba-tuần đối với Tự Tại thiên có sắc, lực, thọ mạng và đám quyến thuộc thảy đều tự tại trổi vượt; cũng vậy, sức mạnh của vô minh trụ địa, đối với bốn trụ địa thuộc hữu ái, sức mạnh của nó tối thắng, là sở y của hằng hà sa số phiền não tạp nhiễm, và cũng khiến cho bốn loại phiền não tồn tại lâu dài, không phải là cái mà trí của A-la-hán và Bích-chi-Phật có thể đoạn trừ được, duy chỉ trí Bồ-đề của Như Lai mới có thể đoạn trừ. Như vậy bạch Thế tôn, vô minh trụ địa có sức mạnh rất lớn.
"Bạch Thế Tôn, lại nữa, như thủ là duyên, nghiệp hữu lậu là nhân, sinh ra ba hữu; cũng vậy, vô minh trụ địa là duyên, nghiệp vô lậu là nhân mà sinh ra ba loại ý sinh thân của A-la-hán, Bích-chi Phật, và Đại lực Bồ-tát. Ba loại ý sanh thân này của ba địa vị kia cùng với nghiệp vô lậu đều y trên vô minh trụ địa, có duyên chứ không phải không có duyên. Cho nên ba loại ý sanh thân và nghiệp vô lậu duyên vô minh trụ địa.
"Như vậy, bạch Thế Tôn, bốn trụ địa, như hữu ái trụ địa, không đồng với nghiệp của vô minh trụ địa. Vô minh trụ địa khác biệt và ở ngoài bốn trụ địa, được đoạn trừ nơi Phật địa, được đoạn trừ bởi trí Bồ-đề của Phật. Vì sao? Vì A- la-hán và Bích-chi Phật đoạn trừ bốn loại trụ địa, mà vô lậu chưa diệt tận, không được tự tại lực, cũng không thể tác chứng. Vô lậu chưa diệt tận tức là vô minh trụ địa.
"Bạch Thế Tôn, A-la-hán, Bích-chi Phật và Bồ-tát tối hậu thân bị che lấp và trở ngại bởi vô minh trụ địa cho nên đối với pháp này pháp kia không biết, không thấy. Vì không biết và không thấy cho nên những gì cần đoạn trừ thì không được đoạn trừ, không được rốt ráo. Do không đoạn trừ nên nói là giải thoát với khuyết điểm còn tàn dư, không phải là giải thoát với sự dứt lìa hết thảy khuyết điểm; gọi là thanh tịnh hữu dư chứ không phải là thanh tịnh tất cả; gọi là thành tựu công đức hữu dư chứ không phải là công đức tất cả. Vì thành tựu giải thoát hữu dư, thanh tịnh hữu dư, công đức hữu dư cho nên biết khổ hữu dư, đoạn tập hữu dư, chứng diệt hữu dư, tu đạo hữu dư. Đó gọi là đạt được một phần Niết-bàn. Đạt được một phần Niết Bàn, gọi là hướng Niết-bàn giới. Nếu biết hết thảy khổ, đoạn hết thảy tập, chứng hết thảy diệt, tu hiết thảy đạo, đối với thế gian vô thường bại hoại, đối với thế gian vô thường bịnh hoạn mà chứng đắc thường trụ Niết-bàn; đối với thế gian không được che chở, không nương tựa mà che chở và là làm nơi nương tựa. Vì sao? Vì pháp không có hơn kém mà chứng đắc Niết-bàn; vì trí tuệ bình đẳng mà chứng đắc Niết-bàn; vì giải thoát bình đẳng mà chứng đắc Niết Bàn; vì thanh tịnh bình đẳng mà chứng đắc Niết-bàn. Cho nên Niết- bàn chỉ có một vị, vị bình đẳng, gọi là vị giải thoát.
"Bạch Thế Tôn nếu vô minh trụ địa không được đoạn trừ, không được cứu cánh thì không thể đạt được hương vị duy nhất, hương vị bình đẳng, tức vị giải thoát.
"Vì sao? Vì nếu vô minh trụ địa không được đoạn trừ, không được cứu cánh, thì các pháp cần đoạn trừ nhiều hơn số cát sông Hằng không được đoạn trừ, không được cứu cánh; các pháp cần chứng đắc nhiều hơn số cát sông Hằng không được chứng đắc, cần chứng ngộ không được chứng ngộ. Cho nên, vô minh trụ địa tích tụ mà sinh ra phiền não hiện khởi của hết thảy phiền não thuộc tu đoạn. Nó sinh ra phiền não hiện khởi của tâm, phiền não hiện khởi của chỉ, phiền não hiện khởi của quán, phiền não hiện khởi của thiền, phiền não hiện khởi của chánh thọ, phiền não hiện khởi của phương tiện, phiền não hiện khởi của trí, phiền não hiện khởi của quả, phiền não hiện khởi của đắc, phiền não hiện khởi của lực, phiền não hiện khởi của vô úy, các phiền não hiện khởi nhiều hơn cát sông Hằng như vậy được đoạn trừ bởi trí Bồ-đề của Như Lai; tất cả đều nương trên vô minh trụ địa mà được thiết lập. Hết thảy phiền não hiện khởi sinh khởi do nhân là vô minh trụ địa, duyên là vô minh trụ địa.
"Bạch Thế Tôn, đối với khởi phiền não này, tâm sát-na tương ương sát-na. Bạch Thế Tôn tâm không tương ương với vô thủy vô minh trụ địa.
"Bạch Thế Tôn, các pháp được đoạn bởi trí Bồ-đề của Như Lai dù có nhiều hơn số cát sông Hằng, tất cả đều được duy trì, được thiết lập bởi vô minh trụ địa. Cũng như hết thảy hạt giống đều nương trên đất mà sinh, mà tồn tại, tăng trưởng; nếu đất bị hủy hoại thì chúng cũng bị hủy hoại theo. Cũng vậy, các pháp nhiều hơn số hằng sa được đoạn trừ bởi trí Bồ-đề của Như Lai, hết thảy đều nương trên vô minh trụ địa mà sinh, mà tồn tại và tăng trưởng. Nếu vô minh trụ địa bị đoạn trừ thì các pháp nhiều hơn số hằng sa được đoạn trừ bởi trí Bồ-đề của Như Lai cũng bị đoạn trừ theo.
"Như vậy, hết thảy phiền não, tùy phiền não được đoạn trừ, thì các pháp nhiều hơn số cát sông Hằng mà Như Lai sở đắc đều được thấu suốt vô ngại, với hết thảy trí và kiến, lìa hết thảy khuyết điểm, được hết thảy công đức, là Pháp vương, Pháp chủ, mà được tự tại bước lên địa vị tự tại đối với hết thảy pháp, là Như lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, với tiếng rống sư tử chơn chánh: ‘Sự sinh của ta đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tiếp thọ đời sau nữa.’ Cho nên, bạch Thế Tôn, tiếng rống sư tử, y trên liễu nghĩa, là sự xác nhận một cách tuyệt đối.
"Bạch Thế Tôn trí không tiếp thọ đời sau có hai loại. Như Lai bằng năng lực điều ngự vô thượng mà hàng phục bốn loại Ma, ra khỏi hết thảy thế gian, được hết thảy chúng sinh chiêm ngưỡng, chứng đắc Pháp thân bất khả tư nghị, đuợc tự tại đối với pháp vô ngại trên tất cả mảnh đất sở tri; bên trên không còn phận sự cần làm, không còn địa vị cần chứng nào nữa; đầy đủ muời năng lực, cũng dũng mãnh mà bước lên địa vị vô úy vô thượng bậc nhất; đối với hết thảy nhĩ diệm, quán sát bằng vô ngại trí, không do ai khác, với nhận thức rằng ‘Sau đời này không còn đời nào nũa’ mà cất tiếng rống sư tử.
"Bạch Thế Tôn, A-la-hán, Bích-chi-Phật vượt qua sự sợ hãi về sinh tử, lần lượt đạt được sự an lạc của giải thoát, bèn nghĩ rằng: ‘Ta đã xa lìa sợ hãi về sinh tử, không còn tiếp thọ sự khổ sinh tử.’ Bạch Thế Tôn, A-la-hán, Bích-chi-Phật khi quan sát liền chứng đắc địa vị không còn tiếp thọ đời sau, quán nơi yên nghĩ bậc nhất, là Niết-bàn địa.
"Bạch Thế Tôn, địa vị mà vị ấy chứng đắc trước kia, không ngu si đối với pháp, không do ai khác, và tự biết là chỉ đạt được địa vị hữu dư, rồi tất sẽ chứng đắc vô thượng chánh đẳng giác. Vì sao? Thanh văn và Duyên giác thừa đều quy vào Đại thừa. Đại thừa ấy tức Phật thừa. Cho nên Ba thừa vốn là Một thừa. Chứng đắc Một thừa là chứng đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề. A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề tức là Niết-bàn giới. Niết-bàn giới tức là Pháp thân của Như Lai. Được cứu cánh Pháp thân thì cứu cánh Một thừa không khác Như Lai, không khác Pháp thân. Như Lai tức Pháp thân. Được cứu cánh Pháp thân tức cứu cánh Một thừa. Cứu cánh tức là vô biên không đoạn.
"Bạch Thế Tôn, Như Lai tồn tại với thời gian không có giới hạn. Như Lai, bậc Ứng cúng, Chánh đẳng giác tồn tại với suốt cùng hậu tế. Như Lai là đại bi không giới hạn và an ủi thế gian cũng không giới hạn. Đại bi vô hạn, an ủi thế gian vô hạn, nói như vậy gọi là nói toàn thiện. Nếu gọi rằng Như Lai là pháp vô tận, là pháp thường trụ, là nơi nương tựa của hết thảy thế gian, đó cũng gọi là nói về Như Lai một cách toàn thiện. Cho nên, đối với thế gian chưa được cứu độ, đối với thế gian không nơi nương tựa mà làm nơi vô tận quy y, thường trụ quy y, cho đến suốt cùng hậu tế, đó chính là Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác vậy.
"Pháp tức là thuyết Nhất thừa đạo. Tăng tức là các chúng của Ba thừa. Hai sự quy y ấy không phải là quy y rốt ráo, mà gọi là quy y phần ít. Vì sao? Thuyết Nhất thừa đạo pháp, chứng đắc Pháp thân cứu cánh, bên trên không còn nói đến pháp Nhất thừa nữa.
"Các chúng Ba thừa có sợ hãi mà quy y Như Lai, cầu mong xuất ly, tu học, hướng Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nên hai sự quy y ấy không phải là quy y cứu cánh, đó là sự quy y có hạn. Nếu có chúng sinh được Như Lai điều phục mà quy y Như Lai, được thấm nhuần bởi pháp, sinh tâm tin vui mà quy y Pháp và Tăng. Đó là hai quy y. Không phải rằng hai sự quy y này là quy y Như Lai. Quy y đệ nhất nghĩa là quy Như lai. Đệ nhất nghĩa của hai sự quy y này là cứu cánh quy y Như lai. Vì sao? Như Lai không khác biệt với hai sự quy y này. Như lai tức là ba quy y. Vì sao? Thuyết Nhất thừa đạo, Như Lai thuyết bằng bốn vô úy, thành tựu sư tử hống. Nếu Như Lai tùy theo xu hướng của chúng mà phương tiện thuyết giảng, tức thị Đại thừa chứ không có hai thừa. Ba thừa đều nhập vào một thừa. Một thừa tức là thừa của đệ nhất nghĩa".

Bạn đã phỉ báng Giáo Lý Nguyên Thủy . Mong bạn xóa bài này.
Xin cám ơn .


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Kinh "Thuyết Chân thật bị che lấp bởi nghĩa Không"

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

royalcrocodile đã viết: Bạn đã phỉ báng Giáo Lý Nguyên Thủy . Mong bạn xóa bài này.
Xin cám ơn . [/b]
Đấy là lời Kinh "Thuyết Chân thật bị che lấp bởi nghĩa Không" cho nên không gọi là phỉ báng.


royalcrocodile
Bài viết: 28
Ngày: 14/06/11 03:34
Giới tính: Nam
Đến từ: Royal Crocodile

Re: Kinh "Thuyết Chân thật bị che lấp bởi nghĩa Không"

Bài viết chưa xem gửi bởi royalcrocodile »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:
royalcrocodile đã viết: Bạn đã phỉ báng Giáo Lý Nguyên Thủy . Mong bạn xóa bài này.
Xin cám ơn . [/b]
Đấy là lời Kinh "Thuyết Chân thật bị che lấp bởi nghĩa Không" cho nên không gọi là phỉ báng.
Kinh của anh thì được tôn trọng . Còn kinh của người Phật Giáo Nguyên THủy post anh lại nhảy vào cải cọ này nọ . Há miệng mắc quai cảm giác ra sao ha anh VHBK ?

Trong đoạn đầu của bài kinh Niệm Xứ (Satipatthana Sutta, Trung Bộ 10, Trường Bộ 22), chúng ta thường đọc là:

Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ (Hòa thượng Minh Châu dịch)

Anh nhảy vào nói :
Phần này chú ý hai chữ "độc nhất", nó chẳng phải là "duy nhất". Phải nói đây là "con đường trực tiếp nhất trong cõi ta bà này".

Không khéo dễ gây hiểu lầm là chỉ có Tứ Niệm Xứ là đưa đến giải thoát, còn những môn khác thì không.

Kính cẩn.
Làm người đứng thẳng thoải mái hơn đó anh VHBK .


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Kinh "Thuyết Chân thật bị che lấp bởi nghĩa Không"

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Đây là lời lẽ của nhân Vật trong Kinh Văn. Là cái hiểu của Ngài Thắng Man.

Còn VHBK nhảy vào nhắc nhở là do có người hiểu đoạn Kinh Văn (Satipatthana Sutta, Trung Bộ 10, Trường Bộ 22) là con đường duy nhất và chỉ có nó thôi. Nên VHBK mới nhảy vào nhắc nhở như thế.

Nếu như có người hiểu lầm đoạn Kinh Văn trên, chưa hợp lý về A LA HÁN, phỉ báng A LA HÁN thì VHBK cũng sẽ lên tiếng.

Chủ đề này VHBK xin tạm khóa.


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách