KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

dct87 đã viết:Giống như trong thiền tông các Đại Sư vừa nói một câu nói gì đó thì người đệ tử liền "ngộ" (minh tâm) ra ngay. Nhưng người đó vẫn chưa nhập (kiến tánh) được.
Đây chỉ xin nêu một ý nhỏ. Thưa, nghe được thì nghe, không nghe được thì bỏ qua. Không có ý tranh luận.

Minh tâm là tâm sáng. Tâm phải sáng rồi (Sáng như bóng đèn sáng đó) thì mới nói đến việc kiến tánh (ngộ). (Bởi cái sáng đó là biểu trưng cho cái giác hiện tiền). Nó chính là thứ mà Phật gọi là "sở minh" trong kinh Lăng Nghiêm.


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

HT dữ quá hè !


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật...
dct xin cám ơn lời chân thành chỉ bảo của đạo hữu Chanhientam, dct chẳng rành một chút gì về Thiền Tông cả, đó chỉ là cái hiểu biết non nớt cạn cợt của dct về Thiền Tông thôi.... Có gì sai mong xá tội cho dct.

A Di Đà Phật.
dct là người tu niệm Phật, thậm chí chưa thọ 5 giới.
hiện tiền đương lai tất định kiến PHẬT nói lên điều gì?
Theo dct nghĩ thì "kiến Phật" đó bao hàm rất nhiều nghĩa lý:
- Từ việc thấy được hóa phật, Tâm thanh tịnh, Tam Ma Địa (đắc định), Thấy báo thân, cho đến Nhập Pháp Thân Phật.

Ngài Đại Thế Chí có dạy "chẳng cần dùng phương tiện gì cả, cứ thâu nhiếp các căn lại, tịnh niệm nối tiếp nhau", thì "được vào định".

Chẳng cần dùng pháp môn nào khác cứ niệm Phật thành tâm nhất định sẽ được tâm thanh tịnh và sẽ đạt đến cái định sâu, nếu phát nguyện vãng sanh nhất định sẽ vào hàng Thượng Phẩm.


Ta có thể giải thích:

Hiện tiền = ngay trong một đời (trong đời này của chúng ta có thể đến Cực Lạc)
Đương Lai = hoặc đến nhiều đời sau (sau nhiều lần luân hồi triền miên, lại được gặp pháp môn này lại nguyện cầu vãng sanh)
Kiến Phật = thấy được Phật A Di Đà bổn tôn, và thành tựu quả vị Phật (kiến Tự Tánh Phật).

Cho thấy pháp môn niệm phật viên đốn này chẳng kém gì pháp môn "trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành phật", chẳng những không kém mà còn vượt hẳn rất xa. Phàm phu chúng ta ngu muội chẳng cần phải được trực chỉ chơn tâm, Chẳng cần dùng pháp môn gì cả, cứ thành tâm nhớ phật, tâm luôn niệm phật, nhất định sẽ kiến được Phật, thấy được Tự Tánh Phật chính là đã thành Phật.

Thật khó có thể nghĩ lường pháp môn niệm phật dưới độ Địa Ngục chúng sanh, trên độ Đẳng Giác Bồ Tát. Chúng ta làm gì có cơ may nghiệp chướng dãy đầy, một chút phiền não cũng chưa đoạn lại được tu chung cùng pháp môn với Đẳng Giác Bồ Tát chứ? Đây nhất định là pháp môn thù thắng nhất nơi tất cả vô lượng pháp môn trong 10 phương 3 đời chư Phật chỗ nói, chỗ xưng tán là đệ nhất pháp môn. Là pháp môn 9 pháp giới chúng sanh BÌNH ĐẲNG mà THÀNH PHẬT.

Nếu chúng sanh nào đó thấy nghe được được danh hiệu Đức Phật A Di Đà, chẳng cần biết có phát nguyện vãng sanh hay không vãng sanh, hạt giống nơi A Lại Da chủng tử kim cang bất hoại ấy khi nhân duyên đã chín mùi, trãi qua nhiều kiếp mới sanh tâm hối hận mà nguyện vãng sanh thì đây chính là vị đương lai nhất định thấy phật. Nếu chúng sanh một đời này, buông bỏ tất cả, nhất tâm niệm phật, phát nguyện vãng sanh đến Cực Lạc An Dưỡng Quốc tức là hiện tiền nhất định kiến Phật.


Nam Mô A Di Đà Phật, một câu phật hiệu thâu tóm tất cả vô lượng pháp môn, viên đốn trong tất cả vô lượng pháp môn. Nếu nó không thâm tóm tất cả pháp môn thì làm sao 9 pháp giới chúng sanh đều có thể tu? Nếu nó không viên đốn thì làm sao 9 pháp giới chúng sanh một đời thành Phật. Cho nên người tu niệm Phật vãng sanh hiện tiền (đời này) hoặc đương lai (đời sau) nhất định sẽ đi làm Phật.

Có gì sai xót, mong chỉ bảo dct.
A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

thưa dct87 ,cùng quý thiện hũu tri thức PL thấy đúng là pháp môn tịnh độ tu an toàn nhất, dễ nhất,khoẻ nhất,hiệu quả nhất ;chỉ một câu niệm nó bao gồm tất cả tông phái khác thế mà trong thực tế lại ít ai làm được tại sao vậy vì niềm tin , nguyện ....
chưa đủ chỉ số theo PL thấy như vậy ,PL nay chuyên tịnh độ nên thấy như vậy PL kể cho quý vị nghe câu chuyện có thực 100% vào năm 1987 -88 gì đó trong xóm có 1 ông bị ung thư bao tử gia đinh có người lam trong bệnh viện chữa không hết BS cho về chờ ...!PL lúc đó nghĩ :thấy trong kinh noi câu niệm phật chữa được bách bệnh nhưng ông này liếc trôm rồi ,quý vị biết liếc trộm là sắp rồi,thử liền !ngày đầu tới nói chuyện thôi bỏ vê hôm sau lên ổng nói hôm qua cậu làm gì mả tôi thấy khỏe ,[quý vị thây không chuyển cái thức nó quan trọng thế nào ]PL nói với ổng 'nếu muốn tôi chữa cho, nhưng với một điều kiện là cả nhà không đươc cho ai biết là tôi chưa [sự thực mình có chữa đâu ! người ta nghe mình nói về đời thức người ta đươc chuyển ở đây trong đạo gọi là chuyển thức thành trí ] thế là lúc này chỉ cho ổng niệm phật cách niệm làm thế nào để tâm ổng không phan duyên nữa ,vậy thôi!thế là hết bệnh 2 tháng sau lại cười khà khà uống rượu tiếp ! một nẵm sau tèo.... kể như vây để quý vị thấy lời nói của THẾ TÔN chắc thực thế nào và niệm phật dễ nhưng phải như thế nào ! chúc dct87 chóng thành tựu .KÍNH


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

chuyện niệm Phật mà Ht thấy linh ứng thì không phải chỉ mình Ht, mà ở rất nhiều người. Nếu mình nắm được cái lý của nó thì không có chuyện gì lạ. Bởi tất cả cảnh giới đây đèu từ tâm vọng tưởng mà ra. Từ bệnh hoạn v.v... giờ mình đưa vọng tuơng về được 1 câu niệm Phật thì dương nhiên những thứ kia phải .... tiêu. Đương nhiên nếu là định nghiệp thì cảnh giới vẫn hiện tiền nhưng câu niệm Phật sẽ hóa giải sự đau khổ cho mình.
Con về việc niệm Phật để trở lại bản nguồn tâm nguyên thì Ht chịu cách "lý giải" củ Ht Ấn Quang đời thứ 13.


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

OK ! PL không có điều kiện để đọc nhiều PL chỉ trình bày với quý đạo hữu những gì PL thưc hành thôi ! HT đừng dùng từ linh ứng để tránh mọi người khỏi rơi vào mê tín ! phải nói lên được tính khoa học của ĐẠO PHẬT ! OK ? có như vậy chí nguyện hoằng dương chánh pháp mới có kết quả mỹ mãn ! OK ?
từ câu chuyện trên nó gồm cả pháp tướng tông , duy thức tông nữa đó !Ht có nhận ra không ? cũng để chứng minh lời nói của cổ nhân THIỀN TÔNG nắm vận mạng của PHẬT GIÁO là đúng không sai ;đồng ý ? KÍNH


Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

trước hết muốn hiểu vì sao đức phật lại nói ngài ra đời là do một sự nhân duyên lớn ====>vì chỉ muốn đem tri kiến phật cho chúng sanh tỏ ngộ
thế nào là tri kiến phật : tri kiến phật cũng có thể hiểu là tri kiến ba la mật ( chỉ có phật cùng phật mới có thể hiểu thấu tột của nó)
mà tri kiến ba la mật bao gồm :bốn Vô lượng, bốn Vô ngại, Thập lực, bốn vô sở úy, tứ Thiền, Bát định, bát Giải thoát và Tam tam-muội
thập lực :
1. Tri xứ phi xứ trí lực: Xứ, có nghĩa là đạo lý. Phật có trí lực biết như thật nhân duyên quả báo như thế là đúng đạo lý hay không đúng đạo lý. Biết rõ sự kiện có xảy ra là có xảy ra, sự kiện không xảy ra là không xảy ra. Ví như biết A-la-hán là không còn tái sanh luân hồi là không tái sanh luân hồi. Phàm phu còn tái sanh luân hồi là có tái sanh luân hồi.

2. Tri tam thế nghiệp báo trí lực: Có trí lực biết như thật nghiệp báo ba đời của chúng sanh.

3. Tri chư thiền giải thoát tam-muội trí lực: Có trí lực biết như Thật các thiền định, Bát giải thoát, Tam tam-muội.

4. Tri chư căn thượng hạ trí lực: Có trí lực biết như thật các căn tánh cao thấp của chúng sanh.

5. Trí chủng chủng dục lực: Có trí lực biết như thật tất cả mọi chí hướng, ham muốn của chúng sanh.

6. Tri chủng chủng giới trí lực: Đối với các cảnh giới của chúng sanh ở thế gian không đồng nhau, nhưng Phật có trí lực đều biết rõ như thật cùng khắp.

7. Tri nhất thiết chí xứ đạo trí lực: Có trí lực biết như thật rằng nếu thật hành 5 giới, tu điều thiện (đạo) thì đạt đến (chí) nhơn thiên (xứ). Thật hành Bát chánh đạo, vô lậu (đạo) thì đưa đến (chí) Niết-bàn giải thoát (xứ).

8. Tri biên nhãn vô ngại trí lực: Có trí lực thiên nhãn thấy như thật sự sanh tử, nghiệp duyên của chúng sanh mà không bị chướng ngại.

9. Tri túc mạng vô lậu trí lực: Có trí lực biết như thật các đời trước của mình và chúng sanh.

10. Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực: Có trí lực biết như thật đối với tất cả vọng tưởng, tập khí, lậu hoặc đã hoàn toàn đoạn trừ không sanh trở lại.

BỐN VÔ SỞ ÚY :
1.Nhất thiết trí vô sở úy: Đức Như Lai ở giữa đại chúng tuyên bố rằng: "Ta là bậc nhất thiết trí, không còn e sợ ai có thể chỉ trích một cách đúng pháp rằng: Như Lai không phải bậc nhất thiết trí".

2. Lậu tận vô sở úy: Đức Như lai ở giữa đại chúng tuyên bố rằng: "Ta đã đoạn tận tất cả phiền não lậu hoặc, không còn e sợ ai có thể chỉ trích một cách đúng pháp rằng: Như Lai chưa đoạn hết các lậu hoặc".

3. Thuyết chướng đạo vô sở úy: Đức Như Lai ở giữa đại chúng nói các dục phiền não là pháp chướng đạo, không còn e sợ ai có thể chỉ trích một cách đúng pháp rằng: "Các dục phiền não là pháp không chướng đạo mà Như Lai lại nói chướng đạo"

4. Thuyết tận khổ đạo vô sở úy: Đức Như Lai ở giữa đại chúng nói về giới, định, tuệ là con đường diệt khổ, không còn e sợ ai có thể chỉ trích một cách đúng pháp rằng: "Giới, Định, Tuệ không phải là đạo giải thoát mà Như Lai nói là đạo giải thoát."

TÁM THỨ GIẢI THOÁT:
1. Nội hữu sắc quán ngoại sắc giải thoát: Đối với nội thân còn có sắc tưởng của nhiều tham ái, muốn dứt trừ tham ái đó không thể tự quán bất tịnh tự thân mà phải nhờ quán bất tịnh nơi thân người khác mà được giải thoát tham ái nơi tự thân mình.

2. Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát: Đối với tự thân ngũ uẩn không còn tham ái chấp trước, nhưng để cho tâm giải thoát tham ái đó được kiên cố và giải thoát tâm tham ái đối với thân người khác, nên cần phải tiếp tục quán bất tịnh nơi thân người khác, nơi xác chết..., nhờ đó mà tâm giải thoát tham ái được bền vững.

3. Tịnh giải thoát thân tác chứng cụ túc trí: Qua giai đoạn thứ ba này tâm tham ái về sắc thân đã dứt trừ, đến đây không còn phải quán bất tịnh nữa, nhưng lại quán tịnh sắc để luyện tập tâm, dù thấy tịnh sắc, tâm vẫn giải thoát không khởi tham ái.

4. Không vô biên xứ giải thoát.

5. Thức vô hữu xứ giải thoát.

6. Vô sở hữu xứ giải thoát.

7. Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát.

8. Diệt Thọ Tưởng Định Thân tác Chứng Cụ túc trú: Đây là Định cao nhất trong chín định thứ đệ. Nhập vào định này thì hành giả dứt cả thân hành (hơi thở ra vô không còn) dứt cả ngũ hành (không còn tầm và tứ) và bỏ luôn tâm hành (tức dứt trừ tâm sở thọ và tưởng).


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

nhampl đã viết:OK ! PL không có điều kiện để đọc nhiều PL chỉ trình bày với quý đạo hữu những gì PL thưc hành thôi ! HT đừng dùng từ linh ứng để tránh mọi người khỏi rơi vào mê tín ! phải nói lên được tính khoa học của ĐẠO PHẬT ! OK ? có như vậy chí nguyện hoằng dương chánh pháp mới có kết quả mỹ mãn ! OK ?
từ câu chuyện trên nó gồm cả pháp tướng tông , duy thức tông nữa đó !Ht có nhận ra không ? cũng để chứng minh lời nói của cổ nhân THIỀN TÔNG nắm vận mạng của PHẬT GIÁO là đúng không sai ;đồng ý ? KÍNH
Ht chẳng biết dùng từ gì ngoài từ đó. Pl góp ý thì xin nghe, nhưng phải cho Ht một từ khi cần mà sử dụng.
Ht nhận thấy các pháp môn, cũng như các kinh luận không có thứ nào giống thứ nào, mà tách chúng riêng ra là không được. Đúng như Tổ Long Thọ nói "Chúng không một cũng không khác". Té ra chúng ăn thông với nhau hết trơn. Như hai cửa ngộ của nhà thiền, thì bên Duy thức gọi là "hữu chất tánh cảnh" và "Vô chất tánh cảnh" v.v... Biện Duy thức ra thì thấy anh thiền rất rõ ràng trong đó. Biện anh Tịnh ra cũng thấy anh thiền rất rõ trong đó v.v... Mật, thì Ht không trải qua thành Ht không dám có ý kiến. Nhưng Ht nghĩ cũng y vậy thôi.

Hi... hi... còn câu chót thì Ht không dám có ý kiến. Nè, có bị rơi vào cái gọi là "Mèo khen mèo dài đuôi không đó?" kinhle


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Không có đâu ,mèo vốn đuôi dài ai cũng biêt,tự khen được gì đâu ! khích tướng vậy mà Ht hiểu cho PL chứ !đúng là nếu mọi tông phái mà đúng chánh pháp thì đứng bên nào biện cũng thấy nhau ! ở chung một nhà rồi thì vô lý là không thấy nhau ! PL tưởng phải viết nhiều khúc này chớ ! may nhờ có Ht mà PL đỡ mỏi tay .còn mật tông thì cũng thế thôi nhưng chỗ này 'MT' thì chỉ thiền tông mới vạch mặt tà ma trá hình vào trong phá chánh pháp đươc mà thôi,sự thực thì họ không biết điều này họ tưởng họ thuộc mật tông của phật giáo .! như vậy Ht thấy PL có mèo khen .............không ? mật tông là đường khó đi nhất của phật giáo .thường chỉ 1 đối 1 nó rất nguy hiểm nhưng vươt qua được thì râ..........................................ất tuyệt ! PL mới dùng vi tính nên mỏi tay quá nhiều khi truc trặc không biết làm sao 1. KÍNH


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

còn từ linh ứng PL góp ý là : cái này chúng ta thường dùng mà ! VẠN PHÁP DO TÂM TẠO nhưng điều này chúng ta tu hoc phải thấy dúng như vậy. KÍNH


Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

hình như chanhientam va nhampl đã nhập rồi thì phải :D :D :D


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Chà NT hỏi hơi độc à !riêng PL tạm dùng không biết bài này của ai hè PL it được học nên không nhớ rõ và nhớ hết,nhưng ở diễn đàn này chúng ta cùng chia xẻ kinh nghiệm tu học và cùng sách tấn nhau thôi mà !

Kiến giải trình kiến giải
tự ấn mắt làm quái
.............................


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]16 khách