KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Phật giáo bắc tông
Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông, như Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông.
Trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

nhampl và chanhhientam hok để ý đến chữ ký cũa phuoctuong rồi !!
=D> =D> =D>


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Chỗ này PL đã có đề nghị quý thầy giải thích nhưng không được đáp ứng ,PL đề nghị quý thầy dịch ra tiếng việt dùm .nhân đây kính thỉnh thầy nhuantruong hoan hỷ bố thí dịch cho PL đươc không ạ ? chứ theo chỗ PL hiêu loáng thoáng thì PL này chẳng vướng ,;KÍNH


Hình đại diện của người dùng
baby
Bài viết: 60
Ngày: 01/01/08 05:20

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi baby »

PL đã viết:VẠN PHÁP DO TÂM TẠO nhưng điều này chúng ta tu hoc phải thấy dúng như vậy
Câu này dành cho người mới học đạo, thấy đúng là như thế nào, Chanhientam nhỉ? :-w


Rời bỏ miền quê đến thị thành
Nào đâu phải phụ cái xuân xanh
Bớt màu phàm tục thêm màu đạo
Mở cửa từ bi sáng cửa tình
Niệm Phật, trì kinh đền chín chữ
Tâm thanh, chiền vắng đáp ba sinh
Đời nay phụ nữ còn như thế
Ai người quân tử gắng xem kinh!
Tác giả: anvui
Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

thichnhuantruong đã viết:trước hết muốn hiểu vì sao đức phật lại nói ngài ra đời là do một sự nhân duyên lớn ====>vì chỉ muốn đem tri kiến phật cho chúng sanh tỏ ngộ
thế nào là tri kiến phật : tri kiến phật cũng có thể hiểu là tri kiến ba la mật ( chỉ có phật cùng phật mới có thể hiểu thấu tột của nó)
mà tri kiến ba la mật bao gồm :bốn Vô lượng, bốn Vô ngại, Thập lực, bốn vô sở úy, tứ Thiền, Bát định, bát Giải thoát và Tam tam-muội
thập lực :
1. Tri xứ phi xứ trí lực: Xứ, có nghĩa là đạo lý. Phật có trí lực biết như thật nhân duyên quả báo như thế là đúng đạo lý hay không đúng đạo lý. Biết rõ sự kiện có xảy ra là có xảy ra, sự kiện không xảy ra là không xảy ra. Ví như biết A-la-hán là không còn tái sanh luân hồi là không tái sanh luân hồi. Phàm phu còn tái sanh luân hồi là có tái sanh luân hồi.

2. Tri tam thế nghiệp báo trí lực: Có trí lực biết như thật nghiệp báo ba đời của chúng sanh.

3. Tri chư thiền giải thoát tam-muội trí lực: Có trí lực biết như Thật các thiền định, Bát giải thoát, Tam tam-muội.

4. Tri chư căn thượng hạ trí lực: Có trí lực biết như thật các căn tánh cao thấp của chúng sanh.

5. Trí chủng chủng dục lực: Có trí lực biết như thật tất cả mọi chí hướng, ham muốn của chúng sanh.

6. Tri chủng chủng giới trí lực: Đối với các cảnh giới của chúng sanh ở thế gian không đồng nhau, nhưng Phật có trí lực đều biết rõ như thật cùng khắp.

7. Tri nhất thiết chí xứ đạo trí lực: Có trí lực biết như thật rằng nếu thật hành 5 giới, tu điều thiện (đạo) thì đạt đến (chí) nhơn thiên (xứ). Thật hành Bát chánh đạo, vô lậu (đạo) thì đưa đến (chí) Niết-bàn giải thoát (xứ).

8. Tri biên nhãn vô ngại trí lực: Có trí lực thiên nhãn thấy như thật sự sanh tử, nghiệp duyên của chúng sanh mà không bị chướng ngại.

9. Tri túc mạng vô lậu trí lực: Có trí lực biết như thật các đời trước của mình và chúng sanh.

10. Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực: Có trí lực biết như thật đối với tất cả vọng tưởng, tập khí, lậu hoặc đã hoàn toàn đoạn trừ không sanh trở lại.

BỐN VÔ SỞ ÚY :
1.Nhất thiết trí vô sở úy: Đức Như Lai ở giữa đại chúng tuyên bố rằng: "Ta là bậc nhất thiết trí, không còn e sợ ai có thể chỉ trích một cách đúng pháp rằng: Như Lai không phải bậc nhất thiết trí".

2. Lậu tận vô sở úy: Đức Như lai ở giữa đại chúng tuyên bố rằng: "Ta đã đoạn tận tất cả phiền não lậu hoặc, không còn e sợ ai có thể chỉ trích một cách đúng pháp rằng: Như Lai chưa đoạn hết các lậu hoặc".

3. Thuyết chướng đạo vô sở úy: Đức Như Lai ở giữa đại chúng nói các dục phiền não là pháp chướng đạo, không còn e sợ ai có thể chỉ trích một cách đúng pháp rằng: "Các dục phiền não là pháp không chướng đạo mà Như Lai lại nói chướng đạo"

4. Thuyết tận khổ đạo vô sở úy: Đức Như Lai ở giữa đại chúng nói về giới, định, tuệ là con đường diệt khổ, không còn e sợ ai có thể chỉ trích một cách đúng pháp rằng: "Giới, Định, Tuệ không phải là đạo giải thoát mà Như Lai nói là đạo giải thoát."

TÁM THỨ GIẢI THOÁT:
1. Nội hữu sắc quán ngoại sắc giải thoát: Đối với nội thân còn có sắc tưởng của nhiều tham ái, muốn dứt trừ tham ái đó không thể tự quán bất tịnh tự thân mà phải nhờ quán bất tịnh nơi thân người khác mà được giải thoát tham ái nơi tự thân mình.

2. Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát: Đối với tự thân ngũ uẩn không còn tham ái chấp trước, nhưng để cho tâm giải thoát tham ái đó được kiên cố và giải thoát tâm tham ái đối với thân người khác, nên cần phải tiếp tục quán bất tịnh nơi thân người khác, nơi xác chết..., nhờ đó mà tâm giải thoát tham ái được bền vững.

3. Tịnh giải thoát thân tác chứng cụ túc trí: Qua giai đoạn thứ ba này tâm tham ái về sắc thân đã dứt trừ, đến đây không còn phải quán bất tịnh nữa, nhưng lại quán tịnh sắc để luyện tập tâm, dù thấy tịnh sắc, tâm vẫn giải thoát không khởi tham ái.

4. Không vô biên xứ giải thoát.

5. Thức vô hữu xứ giải thoát.

6. Vô sở hữu xứ giải thoát.

7. Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát.

8. Diệt Thọ Tưởng Định Thân tác Chứng Cụ túc trú: Đây là Định cao nhất trong chín định thứ đệ. Nhập vào định này thì hành giả dứt cả thân hành (hơi thở ra vô không còn) dứt cả ngũ hành (không còn tầm và tứ) và bỏ luôn tâm hành (tức dứt trừ tâm sở thọ và tưởng).
Bò nhai cỏ, để đó lâu lâu ói lên nhai lại!


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Người nói tràng giang đại hải, chẳng thấm được một chử nào ?.
tri kiến ba la mật bao gồm :bốn Vô lượng, bốn Vô ngại, Thập lực, bốn vô sở úy, tứ Thiền, Bát định, bát Giải thoát và Tam tam-muội
thập lực


Tri kiến ba la mật mà có thể dùng danh từ để nói hay sao?, sao lại gọi là "kinh vô tự"!!!, Nhu thuận sanh nhân ngã chơi cho vui, không khéo lại cắt "..." thì khổ.

Vô lượng chẳng có bốn, vô ngại chẳng có bốn, vô sở úy chẳng có bốn, Thiền chẳng có bốn, định chẳng có tám, giải thoát chẳng có tám, tam muội chẳng tam muội.



Vô lượng mà có bốn chưa phải vô lượng. Mà là hửu lượng.

Vô ngại mà có bốn thì còn chổ ngại sao gọi là vô ngại?

Vô sở úy mà có bốn thì còn năng sở, sao gọi là vô sở uý?

Thiền mà có bốn, sao gọi là nhứt tâm ?

Định mà có tám thì cái gì là chánh định.

Giải thoát mà có tám thì chủ và khách chổ nào?

Tam muội mà có ba, thì không thể gọi là bất tư nghì ?



Vậy thì có chổ nào để nói ?>?>?


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Bài của Nhu Thuan đọc qua xem cũng hay ...
A Di Đà Phật...

Nhưng đã đi quá xa vấn đề, những điều Phật nêu ra trên nó thị hiện ra 4 thứ vô lượng mà chúng ta có thể tiếp nhận... là để có thể nói giảng giải cho chúng sanh cõi Tà Bà này mà nói ... không phải nói vô lượng là .....là im re... vì nhiều quá ... không biết nói gì ... Phật cũng phải dùng phương tiện giảng bày phải không???

Nếu đạo hữu Nhu Thuan muốn trách ... thì trách Phật... chứ ... Phật tử chân thành chỉ biết nghe theo lời Phật dạy, Phật nói sao thì chỉ nêu lại như vậy ....
Vậy thì có chổ nào để nói ?>?>?
Sao đức bổn sư lại nói ???

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

PL có thiển ý : từ sau LỤC TỔ vì cần nhấn mạnh vào mấu chốt ban đầu là KIẾN TÁNH ,nó quyết định hành giả không lạc đường tu ,cũng vì lý do này mà chư tổ luận về kiến tánh rất nhiều để kẻ hậu học như chúng ta dễ nắm bắt ,tuy nhiên có lợi ắt có hại nó khiến nhiều người trong chúng ta sau này rơi vào giải ngộ chứ không phải là chứng ngộ , do đó đa số chúng ta chỉ chú trọng đến chỗ bặt ngôn ngữ ! nguồn đạo dường như bị đứt đoạn là như vậy ,bởi ở chỗ chứng ngộ trở về sau cho đến cái chỗ mà VÔ TU VÔ CHỨNG đó! chỗ này mới được gọi là công đức ,cũng vì khúc sau này nó quan trọng , nó quyết định giáo pháp của THẾ TÔN có trọn vẹn hay không! nên THẾ TÔN lúc đó không cho phái nữ GIA NHẬP TĂNG ĐOÀN , [nên nhớ rằng không cho gia nhập tăng đoan chứ không phải không cho tu ,phái nữ cũng tu đươc và cũng giỏi như phái nam ,thế mới có chuyện bà già đốt am !]lý do là như vậy
Kính xin quý vị giữ vững tinh thần kiến hòa đồng giải ,để cùng lợi lạc ;chúng ta cách PHẬT quá xa rồi ! gần như ở tình trạng mù dắt đui ! ở đây chúng ta quyết không để tình trạng đó xảy ra chúng ta chỉ chấp nhận tình trạng đui què cùng nhau đoàn kết để đi ! tình trạng người có cái nọ kẻ thiếu cái kia mà thôi ! theo PL thì ai đã cảm thấy mình đủ có nghĩa là thấy mình đã " biết " tâm từ của PHẬT , TỔ như thế nảo ? chỉ mới " biết" thôi thì hãy vận dụng trí tuệ giúp mọi người cùng hưởng hương vị giải thoát !quý vị nhất trí không ạ ? PL chỉ có chút thiẻn ý như vậy ,mong rằng ở diễn đàn này mọi người đến đều được lợi lạc ! KÍNH


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

tangbong
baby đã viết:
PL đã viết:VẠN PHÁP DO TÂM TẠO nhưng điều này chúng ta tu hoc phải thấy dúng như vậy
Câu này dành cho người mới học đạo, thấy đúng là như thế nào, Chanhientam nhỉ? :-w
Hi hi ... Theo chỗ baby nói từ trước đến giờ thì người mới học đạo là ... baby, không phải là Ht, sao lại nói Ht trả lời?

Theo Ht thì câu đó không thể nói với người mới học đạo. Đơn giản là người ta không tin. Vì sao? Vì người ta chưa đủ năng lực để thấy việc đó. Người ta vẫn đưa ra câu hỏi như vầy : Anh nói tâm tạo, nhưng vì sao khi tôi muốn cái ghế chạy, nó không chạy. Tôi muốn sung sướng nhưng cuộc sống của tôi vẫn khổ? Người ta hiểu chữ duy tâm theo kiểu như thế. Chứ không thể hiểu duy tâm là vì những chủng tử thiện ác của mình chứa trong tạng thức đủ lực cho ra cảnh giới ... như Phước Tường đang nói ở các chương khác.

Trong khi đó, chấp tay cầu trời khẩn phật được đáp ứng (thì dù việc đó phải do phước lành ở quá khứ hay hiện đời mới được đáp ứng) người ta vẫn tin rằng đó là sự linh ứng của việc cầu nguyện hay niệm Phật. Mà chư vị biết rồi. Người ta chỉ tin những cái người ta thấy dù cái thấy ấy chỉ là bề ngoài của một hiện tượng sâu xa hơn.

Thành ra, việc hoằng hóa muốn thành công, thì Pháp vừa phải khế lý mà phải khế cơ. Không chỉ có khế lý thôi mà được.

Nói chung, khi tâm ta chưa hết phân biệt. Việc này nó được thể hiện qua cảnh giới mà ta đang gặp : Vẫn sống trong cảnh giới năng sở đối đãi, ta vẫn thấy khác người, động vẫn thấy khác tịnh, thì việc linh ứng của chư Phật (ngoài tâm) không phải không có. Có lực gia trì của chư Phật hẳn hòi. Nó chính là lực hộ niệm mà chư vị Bồ tát hay nói trong kinh "Con nương thần lực của Phật (nói cái này)". Đó là duyên bên ngoài giúp cho nhân bên trong được thành tựu. Nếu không có lực hộ trì thì lời nguyện của chư Phật và chư vị Bồ tát là thừa. Thân!









.


Hình đại diện của người dùng
Cai Gi -Doc Sao Nua
Bài viết: 130
Ngày: 21/02/11 21:49
Giới tính: Nam
Đến từ: WOW

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi Cai Gi -Doc Sao Nua »

:)


[color=#008000]"[b]Mở miệng là Sai, so đo là Trái[/b]
[b] Con người ai cũng có Sai, có sai biết sửa mới nên Thánh Hiền[/b]"[/color]
[b]Nam Mô Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát [/b]
[url]http://www.niemphat.com[/url]
[url]http://www.trangsuoitu.org/trangphapam-mp3.htm[/url]
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Chanhientam đã viết:A không phải là Hiền tâm không hiểu ý câu nói đó, mà là muốn biết có phải thấy Nhuận Trượng muốn viết câu đó như vậy không mà thôi. Còn đương nhiên cái trí của thanh văn Duyên giác chưa thể bằng cái trí của hàng bồ tát thập địa, thì sao có thể bằng Phật mà không tu cho tới. kinhle

bác Phước Tường, nếu không còn thức thì vì sao kinh Lăng Già lại nói đến chân thức? Coi chừng nghe! Coi chừng còn thức nhưng thức lúc này chân và gọi là trí? Tâm Phật mới vô phân biệt mà phân biệt, phân biệt mà vô phân biệt. Quả Phật mói có 4 trí. Bác nghiên cứu kỹ chỗ này, nói cho mọi người biết với.
nếu thế thì bác Chân Hiền Tâm phân biệt giữa chân thức và vọng thức, chân tâm và vọng tâm thế nào?


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Nhu Thuận đã viết:
phuoctuong đã viết:TẠI SAO CHỈ CÓ MỘT PHẬT THỪA MÀ CHƯ PHẬT PHẢI NÓI THÀNH BA THỪA ?

BỞI VÌ : "Trong việc cứu độ chúng sanh, Như Lai đã từng suy nghĩ: Đem trí tuệ thần thông, giảng nói các tri kiến, trí lực, vô sở úy… của Như Lai không thể được. Vì chúng sanh đang dong duỗi nô đùa trong rừng vô minh tam độc, bị thiêu đốt trong nhà lửa sanh , già, bệnh, chết, khổ não, ưu bi thì làm gì nghe hiểu mà tiếp thu. Do vậy, Như Lai phải dùng phương tiện, quyền lập pháp tu: Một là Thanh Văn thừa (xe dê). Hai là Duyên Giác thừa (xe hưu). Ba là Bồ Tát thừa (xe trâu trắng). Đó là Như Lai vận dụng phương tiện đáp ứng căn cơ của mỗi hạng chúng sanh...Vì nhân duyên đó, các Như Lai dùng sức phương tiện: chỉ có một Phật thừa, phân biệt nói thành ba." (KINH PHÁP HOA)
!

Bởi vì Như Lai biết, cò người chẳng hiểu gì lại muốn hơn cả Như lai ?
Bác ạh! Tiêu đề Bác đặt quá ngông?
Như Lai chẳng nói ba thừa nhẩn cho đến nhất thừa, vì Như Lai chẳng nơi thừa nào mà diễn nói ?
Như Lai chẳng nói có chẳng nói không, vì các Pháp vốn tánh "Như" !
Về sau, chớ nên nói Pháp là có "một" có "ba", đó là phỉ báng Như Lai.
---

TẠI VÌ :
"CHƯ PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN
TRI PHÁP THƯỜNG KHÔNG TÁNH
PHẬT CHỦNG TÙNG DUYÊN SINH
THỊ CỐ THUYẾT NHẤT THỪA"
(KINH PHÁP HOA)

Nếu bác Nhu Thuận nói thế thì Kinh này nói sai, và kinh bác nói đúng!

Và nếu "vì các Pháp vốn tánh "Như"" thì nếu "chớ nên nói Pháp là có "một" có "ba", đó là phỉ báng Như Lai." Thì "các Pháp vốn tánh "Như" " để chỗ nào?

hay "ba" và "một" đều sai, thế một chữ "như" thì dư hay thiếu
?





NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách