DUY THỨC VÀ THIỀN TÔN

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

DUY THỨC VÀ THIỀN TÔN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

DUY THỨC VÀ THIỀN TÔN
(CÓ BA ĐOẠN)

I. TÂM LÀ THỂ, THỨC LÀ DỤNG

“Thức” nghĩa là hiểu biết, phân biệt, tức là biệt hiệu của Tâm. Đứng về phương diện bản thể mà luận, thì vô hình tướng, vô phân biệt, gọi là “Tâm”. Còn đứng về phương diện tác dụng (hiện tượng) mà nói, thì từ nơi chỗ vô tướng mà hiện ra có tướng, từ nơi chỗ vô phân biệt mà khởi ra hữu phân biệt, nên gọi là “Thức”.

Tâm

1- Bản thể (Tâm): vô tướng, vô phân biệt

2- Hiện tượng (Thức): hữu tướng, hữu phân biệt.

Vì Tâm thể vô tướng, vô phân biệt nên trong Kinh chép: “Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt”. (luận bàn không trúng, tâm suy nghĩ chẳng nhằm) Đây là chỗ chú trọng của Thiền Tôn gọi là: “Dùng tâm truyền tâm”. Cho nên bên Thiền Tôn nói “Mích Tâm liễu bất khả đắc” (tìm Tâm trọn không thể được).

Về Thức dụng thì có hình tướng và có phân biệt; cho nên từ chỗ không nói năng được (Tâm) mà phương tiện có nói năng (Thức); từ chỗ suy nghĩ không được (Tâm) mà phương tiện có tâm suy nghĩ (Thức).

Tâm

1- Thiền Tôn – truyền tâm (không nói năng, không suy nghĩ)

2- Duy thức Tôn – truyền thức (có nói năng, có suy nghĩ).


DUY THỨC PHƯƠNG TIỆN ĐÀM
http://thuvienhoasen.org/duythuchoc-thienhoa-02.htm


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: DUY THỨC VÀ THIỀN TÔN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

II. CÁCH TRUYỀN PHÁP CỦA HAI TÔN KHÁC NHAU

Xin lập một tỷ dụ để chĩ rõ chỗ sai khác của hai Tôn. Như anh A, dạy anh B tìm cách “hình tích” con chim bay trong hư không. Con chim kia tuy có bay qua trong hư không, nhưng không có hình tích gì để chỉ ra được. Tuy không có hình tích gì để chỉ ra được, nhưng thật có bay qua trong hư không. Đây là dụ cái Diệu chỉ truyền tâm của Thiền Tôn vậy (vô tướng, vô văn tự).

Về Duy Thức Tôn, dụ như anh C, biết rằng trong hư không tuy không thể chỉ cái hình tích con chim bay được; nhưng anh phương tiện lấy một tờ giấy, vẽ hình con chim bay trong hư không, rồi bảo anh D xem trên tờ giấy này, có thể hiểu được hình tích con chim bay trong hư không. Tuy tờ giấy trắng chẳng phải là hư không, hình tích con chim trên giấy không phải hình tích con chim trong hư không, nhưng xem tờ giấy có thể tạm biết được tướng hư không, xem hình chim trên giấy, cũng có thể so sánh biết được hình chim trong hư không. Đây là cái Diệu dụng truyền thức của Duy thức tôn (cũng gọi là Tướng Tôn).

Cách truyền pháp của hai tôn:

1- Thiền tôn – truyền tâm – như chỉ hình chim bay trong hư không. 2- Duy thức tôn – truyền thức – như chỉ hình chim trên tờ giấy.

Bên Thiền tôn thì “dùng tâm truyền tâm” truyền một cách trực tiếp, không có vật gì cách biệt. Nghĩa là chỉ thẳng cho người trực ngộ được bản tâm củamình, nên bên Thiền tôn dạy người chỉ tham cứu một câu nói (thoại đầu). Cấm không cho xem kinh điển vì sợ loạn tâm, nên Tam tạng kinh điển đều không dùng. Trái lại, bên Duy thức tôn thì dùng Thức để truyền tâm, nghĩa là phương tiện dùng Thức làm vật giới thiệu, để cho người tứ “Thức” mà ngộ được “Tâm”. Đây gọi là gián tiếp truyền, nên phải học tập kinh điển, không rời Tam tạng.
Truyền pháp

1- Thiền tôn – Dùng tâm truyền tâm – rời văn tự, không dùng Tam tạng

2- Duy thức tôn – Dùng thức truyền tâm – dùng văn tự, phải đủ Tam tạng


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

NGƯỜI TU TRONG HAI TÔN, VÌ CHẤP NÊN ĐỀU THÀNH TỆ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »


III. NGƯỜI TU TRONG HAI TÔN, VÌ CHẤP NÊN ĐỀU THÀNH TỆ

HỎI: Nếu như anh D chấp cái hìh con chim vẽ trên giấy là thật, thì không làm sao hiểu được cái hình con chim bay trong hư không. Nghĩa là bên Duy thức tôn phương tiện dùng văn tự nói Thức để dẫn người ngộ Tâm. Nếu người chấp nơi văn tự, chấp nơi Thức thì không thể ngộ được Tâm. Như thế, có phải vì văn tự làm cho người sanh ra chấp ngã chấp pháp, thì làm sao giải thoát được?

ĐÁP: Cái Diệu dụng của Duy thức toàn là nơi phá chấp, cho nên vừa lập pháp tướng rồi liền phá, không cho người khởi chấp. –Nếu nói về người chấp, thì bên nào cũng có. Bên Duy thức tôn vì có văn tự, nên chấp văn tự, chấp Thức; cũng như người chấp dấu chim trên giấy là thật, như thế là chấp pháp. Còn bên Thiền tôn thì lại chấp câu thoại đầu (thiền ngữ) hoặc chấp việc đánh, hét là thật pháp, cho nên mới có: “Khẩu đầu thiền, Dã hồ thiềnv.v…” Thế cũng là chấp pháp như người chấp dấu chim trong hư không là thật có. Cái tệ này hai bên đều có, đâu phải chỉ bên nhà Duy thức.
Chấp pháp

1- Duy thức vì văn tự sanh ra chấp ngã, chấp pháp.

2- Thiền tôn thì chấp việc đánh, hét và câu thoại đầu (thiền ngữ).

PHỤ CHÚ:

Khẩu đầu thiền là thiền chỉ nói suông ngoài môi chót lưỡi mà thôi, không có hạ thủ công phu.

Dã hồ thiền là thiền của con Dã hồ (chồn ở đồng nội). Vì tu theo thiền định tà đạo, khởi tâm chấp trước nên thành con Dã hồ.

Đánh, hét. – Xưa có người đến hỏi đạo với một vị Tổ sư về Thiền tôn… Tổ sư không dạy, chỉ dùng gậy đánh hoặc la hét mà người được tỏ ngộ. Về sau có người chấp như thế… bắt chước đánh đập làm đau người mà không kết quả.


trích
DUY THỨC HỌC TẬP II
DUY THỨC PHƯƠNG TIỆN ĐÀM
QUYỂN HẠ
Tác giả: ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN
Dịch giả: THÍCH THIỆN HOA


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: DUY THỨC VÀ THIỀN TÔN

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Sự thực thì duy thức và thiền tôn chỉ là một do căn cơ có khác nên việc dẫn dắt có khác nên mới có tên gọi khác nhau mà thôi .thiền tôn chỉ thẳng khi đối tượng đã có căn bản trí .duy thức củng cố thưc để chuyển thức thành trí ,khi thức chuyển thành trí cũng là lúc hành giả nhận lại mình lúc này găp nhau tại một điểm ,cả hai nếu chưa đi suốt thì sanh tranh cãi ,mỗi bên đều rơi vào hí luân mà thôi.KÍNH


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: DUY THỨC VÀ THIỀN TÔN

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

Re: DUY THỨC VÀ THIỀN TÔN
“Thức” nghĩa là hiểu biết, phân biệt, tức là biệt hiệu của Tâm. Đứng về phương diện bản thể mà luận, thì vô hình tướng, vô phân biệt, gọi là “Tâm”. Còn đứng về phương diện tác dụng (hiện tượng) mà nói, thì từ nơi chỗ vô tướng mà hiện ra có tướng, từ nơi chỗ vô phân biệt mà khởi ra hữu phân biệt, nên gọi là “Thức”.

Tâm

1- Bản thể (Tâm): vô tướng, vô phân biệt

" Để dể Nhận Chân ( TÂM), còn được gọi là Cái " BIẾT " Khi Hành Giả được đầy đủ Tri Kiến PHẬT thì còn gọi là ( Tự Biết Cái " BIẾT ".) với người Việt Nam thì từ ngữ này dể hiểu và nhờ dể hiểu nên nắm bắt mà vào Đạo không sợ bị Tà Ma Ngoại Đạo thời Mạt Pháp này lừa gạt nữa."

2- Hiện tượng (Thức): hữu tướng, hữu phân biệt. "

" Từ nơi ( CÁI BIẾT) vì động nên biến hiện Thế Giới. " một con người là một Tiểu Vũ Trụ" và "THỨC" hiện ra cùng lúc chúng sinh có ra, và tác đồng chuyển giao qua Lục Căn, Mắt thấy Cảnh, Hiển ra cái " BIẾT " vì chấp mắc mê muội cho Thân Tứ Đại là Thật Mình, nên bị che khuất cái Chân Thật Tánh vì vậy mà nói là " THỨC " tức là biết có nhận thức đối đãi tốt, sấu ,v,v... còn gọi là Cái BỊ BIẾT như vậy dể hiểu hơn với ngôn ngữ Việt Nam, nhờ hiểu nên không bị rơi vào Bốn Tướng, và không bị bệnh Tác, Nhậm , Chỉ , Diệt , và rời xa lìa các bệnh thì THÀNH ĐẠO TRONG HIỆN KIẾP là sự thật.
( Nói về Bồ Tát DI LẶC không Tu gì cả, chỉ ngủ một đêm tới sáng là Thành Đạo ( Thành Phật) " cũng gọi là Tu một đêm".
Để nói lên sự Thành Đạo trong Hiện Kiếp là điều dĩ nhiên, vì sự Tu Phật , không ở nhanh hay chậm, mà do Hành Giả có Tin Tấn quyết Tin và nắm bắt 'CÁI BIẾT" hay gọi " Căn Bản Trí" " Vô Sư Trí " hay không mà thôi, vậy sướng hay khổ là do Ta cả.

Vì Tâm thể vô tướng, vô phân biệt nên trong Kinh chép: “Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt”. (luận bàn không trúng, tâm suy nghĩ chẳng nhằm) Đây là chỗ chú trọng của Thiền Tôn gọi là: “Dùng tâm truyền tâm”. Cho nên bên Thiền Tôn nói “Mích Tâm liễu bất khả đắc” (tìm Tâm trọn không thể được).

-Vì TÂM THỂ như hư không, ra ngoài mọi đối đãi, nhưng nhờ Cảnh mà TÂM HIỂN, CẢNH DO TÂM HIỆN. nếu không có Môn Pháp Duy Thức thì không thể nói lên Cái Chánh Lý, hay Diễn Giảng rõ Chân Lý sát nghĩa được, thì sau mà Tu Phật và làm sao mà phát sanh Trí Tuệ Chân Thật được ( không phải Trí Tuệ của sự nghe giảng hay tra cứu Kinh Điển, vì Trí Tuệ này vẫn là Thức, nhưng khác cái là không phải Trí Khôn của người phàm ).

Về Thức dụng thì có hình tướng và có phân biệt; cho nên từ chỗ không nói năng được (Tâm) mà phương tiện có nói năng (Thức); từ chỗ suy nghĩ không được (Tâm) mà phương tiện có tâm suy nghĩ (Thức).

( Vì vậy nên có câu " không Thầy đố mày làm nên ". Vì vậy nên nói phải nhờ có Khai Ngộ mới trực Nhận được Chân Lý mà thôi. " Thể Đại Bình Đẳng" .

Tâm

1- Thiền Tôn – truyền tâm (không nói năng, không suy nghĩ)

( phải hiểu là " Dùng Tâm Ấn Tâm " khi Hành Giả " Tham " tới chổ Cận Định thì Thầy Tổ mới Ấn cho được nên không phải ai cũng được "Truyền Tâm" ( ví dụ như : phải biết số ĐT của nguòi khác mới gọi được vì chung mã sống điện. )
Người ngày nay, chưa Đạt Đạo, chưa là Thánh, Phật tự nơi mình còn mù mờ, chưa xong lại đèo bồng thêm cái gọi là truyền dạy đạo, thật là không lường được sự hiểm nguy của sự đi" Hành " phải gặp ở dọc đường. Nên vô tình mắc phải "Tội Đại Vọng Ngữ " cùng nhau xuống Địa Ngục muôn kiếp đau khổ trầm luân, cũng vì bắt chước Chư Tổ, mà bản thân chưa phải là Tổ. ( Phải là Tổ là người đã được người Thầy Tổ đã là Đắc Pháp Phật trực tiếp truyền lại mới đúng.) còn ngoài ra là những kẻ vì lợi danh cả. Cảnh Báo cho những ai muốn Tu Phật để được giải thoát, hãy xem xét kỷ ở những Thầy dỏm, coi chừng bị lợi dụng khi mất thân này có Hối cũng không kiệp nữa. " vì Hiện Chánh Pháp đã ra đời , theo sự hứa của Chư Bồ Tát ở trước Phật khi còn tại thế " Môn này còn gọi là ĐÀ LA NI MÔN. Tức TỐI THƯỢNG THỪA cũng là TỔ SƯ THIỀN.

2- Duy thức Tôn – truyền thức (có nói năng, có suy nghĩ).

( Duy Thức còn gọi là " Tư Duy Tu " cũng là " Bát NHã Môn" , là " Bình Đẳng Môn" trước nay đã thất truyền và hiện được " Đạo Tràng Dược Sư ở Việt Nam " mở dạy cho Chư Bồ Tát .) " Bồ Tát vẫn phải học ở Đại Bồ Tát, Đại Bồ Tát vẫn phải học ở Phật vì chưa được hoàn toàn như Phật "

DUY THỨC PHƯƠNG TIỆN ĐÀM
NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪARe: DUY THỨC VÀ THIỀN TÔN/

Sự Thật mà nói " DUY THỨC " và " THIỀN TÔN " luôn luôn được day song song ở Đạo Tràng Chánh Pháp vì người đời sau không biết nên có sự phân chia và tranh cải . vì THIỀN có nhiều loại Thiền chỉ riêng " TỔ SƯ THIỀN " hay còn gọi là " GIÁO NGOẠI BIỆT TRUYỀN " " BIỆT GIÁO " " dùng cho Căn Cơ hiếm, lạ kỳ " nên khác biệt với những Thiền khác mà thôi, tuy khác nhưng không ngoài Giáo Pháp của Phật.
doccobo với sự tu học còn nông cạn xin diễn đạt thêm vào bài trên nên còn chổ chưa đúng Chánh Lý xin quý ĐH soi sáng và góp ý cho, doccobo rất biết ơn.
Kính


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách