TÌM TỰ DO VÀ HẠNH PHÚC TỪ KHỔ ĐAU

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

TÌM TỰ DO VÀ HẠNH PHÚC TỪ KHỔ ĐAU

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

TÌM TỰ DO VÀ HẠNH PHÚC TỪ KHỔ ĐAU LÀ QUYỀN LỢI CỦA TẤT CẢ CHÚNG SINH
-His Holiness the Dalai Lama-


Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đản sinh như một hoàng tử của bộ tộc Thích Ca ở Ấn độ. Ngài đã giác ngộ và thành đạo ở tuổi 36 và nhập niết bàn ở tuổi 81. Có 3 sự kiện trọng đại xãy ra cùng một ngày hơn 2.500 về trước, mà hôm nay chúng ta kỷ niệm đại lễ Tam hiệp của mùa Vesak.

Như chúng ta đã biết, thế giới của Phật là trạng thái tự tại với tất cả mọi chướng ngại và quấy rầy của cảm thọ để hiểu biết. Đấy là trạng thái mà tâm hoàn toàn khai mở. Tuyên bố của Đức Phật, căn cứ trên kinh nghiệm thực chứng của ngài, rằng tất cả chúng sinh trãi qua khổ đau mặc dù chúng sinh không muốn như vậy. Cùng lúc chúng sinh cũng tiềm tàng khả năng bẩm sinh để đạt được hạnh phúc của giải thoát.
Điều thực chứng này đã hình thành nên căn bản toàn bộ những lời dạy của ngài. Bởi vì lời Phật dạy là tuệ trí thâm sâu và tuyệt diệu trong ý nghĩa, Đức Phật được tôn xưng như một vị hướng đạo tối thượng.

Mặc dù, thế giới chúng ta đã thay đổi vô vàn một cách chắc chắn kể từ thời Đức Phật, nhưng căn bản những lời dạy của ngài vẫn liên hệ đến hôm nay như 2.500 năm trước. Nhiều trường phái Phật giáo đã xuất hiện ở nhiều vúng đất khác nhau. Tất cả những phương pháp đều để giải thoát khỏi u mê và đau khổ.

Lời Phật dạy đơn giản tuyên bố rằng, hãy tránh làm tổn hại đến kẽ khác và nếu có thể thì giúp đở họ. Chúng ta có thể bắt đầu để làm điều này bằng sự nhìn nhận rằng mọi người đều như chúng ta trong điều là họ cũng muốn hạnh phúc và không thích khổ đau. Tìm hạnh phúc và tự do từ khổ đau là quyền lợi của tất cả chúng sinh. Nhưng hạnh phúc cá nhân thì rất tuỳ thuộc vào chúng ta liên hệ với người khác thế nào. Bằng sự phát triển khã năng tôn trọng những người khác và sự quan tâm quyền lợi kẽ khác, chúng ta có thể giảm bớt trung tâm tự ngã của chúng ta, đấy chính là căn bản của tất cả mọi vấn đề của chúng ta, và làm nổi bật đức tính thương yêu, thân ái, đấy là bản chất tự nhiên của hạnh phúc.

Những tiến bộ trong thời đại chúng ta là vĩ đại. Chúng ta để nhiều động lực vào sự phát triển khoa học kĩ thuật và vật chất. Những chương trình này là quan trọng, nhưng tự nó thì không thể đem đến sự thoả mãn cuối cùng. Ám ảnh bởi sức mạnh kinh tế và chính trị, chúng ta quên đi cảnh tượng những ảnh hưởng của những hành động chúng ta trên kẽ khác. Trung tâm tự ngã hẹp hòi của chúng ta tập trung kết quả trong sự lan rộng khổ đau và tàn phá môi trường thiên nhiên. Chúng ta cần đánh giá lại động cơ và thái độ của chúng ta trong ánh sáng của ý thức về trách nhiệm toàn cầu.

Từ quan điểm của đạo Phật, tất cả là do tâm. Những hành động và sự kiện lệ thuộc một cách nặng nề trên động cơ. Một ý thức thật sự của sự đánh giá về loài người, từ bi và thương yêu là những chìa khoá. Nếu chúng ta phát triển một trái tim tốt lành, rồi thì cho dù là trên lãnh vực của khoa học, văn hoá hay chính trị, hãy nhớ là động cơ thì rất rất quan trọng, kết quả sẽ lợi ích hơn. Với một động cơ thích đáng những hành động này có tthể giúp nhân loại, nếu không nó sẽ đi theo hướng khác. Điều này để thấy, tại sao tư tưởng từ bi thì rất rất quan trọng cho loài người. Mặc dù khó khăn để mang đến sự thay đổi từ bên trong để làm phát khởi từ tâm, nhưng chắc chắn nó xứng đáng để cố gắng.

Chúng tôi xin ngõ lời chào mừng đến tất cả anh chị em tham dự đại lễ Tam hiệp Vesak...Và nguyện cầu mỗi chúng ta, hãy đem lời dạy của Đức Phật vào trong sự thực tập của đời sống hằng ngày chính chúng ta, để có thể góp phần tạo dựng một thế giới hạnh phúc hơn và hoà bình hơn.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: TÌM TỰ DO VÀ HẠNH PHÚC TỪ KHỔ ĐAU

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nam Mô A Di Đà Phật.

Kính lễ Đại Chúng!

Đề tài "Tìm Tự Do Và Hạnh Phúc Từ Khổ Đau" thật rất hay, xin cám ơn bác Phuoctuong.

Muốn có tự do và hạnh phúc trước hết phải nhìn ngay nơi sự khổ đau của chính mình và muôn loài chúng sanh. Nếu thấy rỏ được sự khổ đau và nghiền ngẳm suy nghĩ sự khổ đau nầy là do đâu ra thì chắc chắn sẽ mang lại tự do và hạnh phúc cho mình và người. Tất cả những khổ đau đều là do chính bản ngã vô minh của ta gây tạo. Vì thế những hành động lợi mình hại người chớ có làm thì lương tâm chúng ta sẽ không ái nái bức rức nặng nề. Nếu thân và tâm của mình được thảnh thơi và an lạc thì những giây phút đó là những giây phút tự do và hạnh phúc của chính mình và người.

Thông thường chúng ta chỉ thấy được cái khổ đau mà không suy nghĩ xem cọi góc của sự khổ đau là gì để trừ diệt nó. Khi chúng ta khổ đau thì chỉ tìm những thứ giả tạm vô thường nào đó để giải buồn như là uống rượu, đi đây đi đó chơi, hoặc là tìm việc nào đó để tránh sự khổ đau, để quên đi sự buồn phiền. Nhưng nào có biết được làm những việc đó chỉ tăng thêm nỏi buồn phiền đau khổ cho chính mình và người nào có bớt đi được chút nào đâu.

Vì thế tránh né sự khổ đau thì không thể có được tự do và hạnh phúc. Ngược lại nếu chịu đối diện với hiện thực khổ đau để tìm ra nguồn góc của sự đau khổ mà diệt trừ thì mới tìm được tự do và hạnh phúc cho mình và người.

Như ta thấy việc đời đầy đau khổ, chúng sanh ai nấy cũng lầm thang, nên sanh tâm bi mẫn thương sót và tìm cách để giúp mình và người thoát khổ. Chịu hướng Phật Pháp tu hành nói chung là vân làm các việc lành, lìa xa các việc ác thì sẽ mang lại được sự tự do và hạnh phúc của tâm hồn mình và người.

Khi còn làm một vị Thái Tử dạo chơi ở bốn cửa thành, đức Phật đã thấy những cảnh khổ đau sanh già bệnh chết và suy tư về những việc khổ đau ấy. Cuối cùng ngài đem lòng bi mẫn quyết định xuất gia để tìm con đường giải thoát giác ngộ và để mang lại sự tự do và hạnh phúc cho chính ngài và muôn loài chúng sanh. Ngài không như chúng ta rụt rè đi tìm dục lạc của đời người để quên đi những sự buồn phiền khổ não khi nhìn thấy sự đau khổ của cuộc đời, mà ngược lại ngài dũng mảnh rời bỏ dục lạc của đời người, đi tìm cọi góc của sự khổ đau và tìm cách diệt trừ những cái góc khổ đau đó. Ngài đã tìm được góc của mọi đau khổ là cái vô minh tự ngã, lợi mình quên người. Ngài đã tu tập và quán triệt được hoàn toàn góc khổ vô minh nên trí huệ phát sanh, xuyên thấu được hoàn toàn tự ngã nên chứng nhập tự tánh bình đẳng. Vì hết vô minh và không còn tự ngã nên ngài nên ngài được tự do và hạnh phúc hoàn toàn, xem thấy tất cả chúng sanh đều là một, đều là bình đẳng nên tôn trọng, thương sót, thuyết pháp hơn 40 năm, nhằm ban vui cứu khổ cho muôn loài, để tất cả đồng được hoàn toàn giác ngộ giải thoát, tự do hạnh phúc như chính ngài không khác.

Mặt dù đức Thế Tôn đã thị hiện nhập Niết Bàn hơn 2500 năm trước, nhưng gương đẹp (vì người quên mình) của ngài vẫn còn để làm mô phạm cho đời và giáo pháp của ngài vẫn còn để giác ngộ chúng sanh. Ngài đã nói: "Thấy Pháp như thấy ta, thấy ta như thấy pháp", Phật là Pháp, Pháp là Phật, Phật và Pháp là một chẳng hai. Muốn thấy được pháp của Phật không phải chỉ là nhìn thấy được kinh điển lời dạy của Phật mà phải tu tập theo những lời dạy ấy thì mới thật sự thấy được pháp, mà thấy được pháp ấy rồi thì tức sẽ thấy được cái tâm tánh sáng suốt của chính mình (vốn bị vô minh che lấp). Cái tâm tánh sáng suốt ấy của ta chính là Phật. Mà cũng từ nơi cái tâm tánh sáng suốt ấy ta lại thấy được vô lượng (phật) pháp. Vì thế Lục Tổ Huệ Năng nói: "Nào ngờ tự tánh năng sanh vạn pháp".

Nay đã đến mùa Phật Đản, nghĩ nhớ ơn thị hiện giảng dạy Phật Pháp của đức Phật cho mình và người, ta phải nôi gương sáng của ngài, theo con đường ngài đã đi qua và vạch sẵn để mang lại sự tự do và hạnh phúc chân thật cho chính mình và muôn loại.

Cầu chúc quý vị có được một mùa Phật Đản đầy tự do và hạnh phúc và nguyện quý vị thường sống trong hào quang của Tam Bảo.

Nam Mô A-Di-Đà Phật
Thánh Tri Kính Viết


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách