THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

THÔNG ĐIỆP ĐẠI LỄ VESAK LHQ 2014
của Đức Đạt Lai Lạt Ma



Tôi xin bày tỏ lời chào hỏi của tôi đến những người tham dự lễ kỷ niệm thứ 11 và Hội nghị PG quốc tế vào ngày Liên hiệp quốc Vesak 2014, được tổ chức bởi Tăng đoàn PG VN (NVBS).

Đối với Phật tử khắp nơi trên thế giới, Vesak là một ngày mà chúng ta không những thể hiện lòng tôn kính, và cử hành lễ Phật Đản, sự giác ngộ, và Đại Bát Niết Bàn mà còn tự nhắc mình một điều quan trọng là sống sao cho phù hợp với những lời dạy cao quý của Ngài.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giác ngộ và đã chỉ giáo ở nước Ấn Độ cách đây hơn 2000 năm, tuy nhiên, các lời dạy của Ngài vẫn còn lảm tỉnh ngộ và phù hợp ngay cả trong thế giới ngày này. Hôm nay, chẳng hạn, có một sự nhận thức toàn cầu càng ngày càng tăng của tầm quan trọng về sự bất bạo động. Việc áp dụng nhận thức đó không những nghiêm khắc chỉ với con người mà còn cần phải làm với sinh thái học. môi trường, và các mối quan hệ của chúng ta với tất cả sinh vật khác mà chúng ta cùng chia sẻ sự sống. Như vậy, sự bất bạo động có thể được áp dụng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta bất kỳ vị trí hay nghề nghiệp nào của chúng ta.

Mục đích của cuộc sống là phải hạnh phúc. Với tư cách là một Phật tử, tôi thấy rằng thái độ tinh thần của riêng chúng ta là yếu tố có tính ảnh hưởng nhất trong việc làm hướng về mục đích đó. Để thay đổi các điều kiện bên ngoài chúng ta, dù chúng có liên quan đến môi trường hay các mối quan hệ với những cái khác, trước tiên chúng ta phải thay đổi trong chúng ta. Hòa bình bên trong là chính. Trong trạng thái tâm đó, các bạn có thể đối mặt với những khó khăn bằng sự bình tĩnh và lý trí, trong khi đó vẫn giữ được hạnh phúc bên trong của mình. Những lời dạy về tình yêu thương, lòng từ, sự khoan dung, cách ứng xử bất bạo động, lý thuyết đạo Phật, tất cả mọi thứ này là tương đối, cũng như nhiều cách để định tâm là điểm bắt đầu của hòa bình bên trong.

Tôi tin rằng đạo Phật đóng một vai trò quan trọng trên thế giới hiện đại của chúng ta; khái niệm của đạo Phật về sự phụ thuộc lẫn nhau rất phù hợp với những khái niệm căn bản của khoa học. Chúng ta có thể nghĩ về đạo Phật bằng những thuật ngữ của ba loại chính – triết học, khoa học, và tôn giáo. Phần tôn giáo bao hàm những nguyên tắc và sự tu tập những cái mà là mối quan tâm chỉ đối với Phật tử, nhưng triết học PG về sự phụ thuộc lẫn nhau cũng như khoa học PG về tâm và những cảm xúc của con người thì rất có lợi cho mọi người. Như chúng ta biết, khoa học hiện đại đã phát triển một sự hiểu biết rất tinh vi về thế giới vật lý, bao gồm những công việc tinh vi của thân xác và bộ não. Khoa học PG, mặc khác, đã dành hết cho việc phát triển sự hiểu biết đầu tiên về con người chi tiết về nhiều khía cạnh của tâm và những cảm xúc, những lãnh vực còn tượng đối mới so với khoa học hiện đại. Vì thế, mỗi người có tri thức cần thiết để bổ sung cho cái khác. Tôi tin rằng một sự tổng hợp về hai phương pháp này có tiềm năng lớn dẫn đến những sự khám phá làm tăng sự khỏe mạnh về vật chất, tình cảm, và xã hội.

Mãi cho tới 50 năm qua hay là như vậy, nhiều loại cộng đồng PG trên thế giới chỉ có ý niệm qua loa về sự hiện hữu của nhau.và một chút sự trân trọng về cái mà họ giống nhau. Khi giáo lý của Phật đã bén rễ ở nhiều nơi khác nhau, thì những sự thay đổi nào đó về phong cách mà trong đó giáo lý đó được thực tập, được nâng cao, và được mở rộng một cách tự nhiên. Tuy nhiên, tôi nghĩ bây giờ đã tới lúc truyền thông với nhau một cách tự do; sau cùng, nhiều truyền thống PG khác nhau của chúng ta chỉ là những nhánh cây chồi ra từ chung một thân cây và một bộ rễ. Vì thế tôi có thể khẩn khoản hội nghị những người cao tuổi và những người đại diện được quý trọng này tận dụng cơ hội này để cải thiện và mở rộng các loại truyền thông trong số chúng ta, để cộng đồng PG như một tổng thể sẽ có thể đóng góp một cách có hiệu quả cho hạnh phúc và an lạc của nhân loại trên tòan thế giới.

26/3/2014

His Holiness the 14th Dalai Lama


MESSAGE

I extend my greetings to participants of the 11th Anniversary Celebrations and International Buddhist Conference on the United Nations Day of Vesak 2014, being hosted by the National Vietnam Buddhist Sangha (NVBS).

For Buddhists across the world, Vesak is a day when we not only honour and celebrate the Buddha's birth, enlightenment and Mahaparinirvana, but also remind ourselves of the importance of leading our lives in accordance with his noble teachings.

Buddha Shakyamuni attained enlightenment and taught in India over two thousand years ago, yet his teachings remain refreshing and relevant even in today’s world. Today, for example, there is a growing global awareness of the importance of non-violence. Its application is not restricted merely to other human beings, but also has to do with ecology, the environment and our relations with all the other living beings with whom we share the planet. Non-violence thus can be applied in our day-to-day lives whatever our position or vocation.

The purpose of life is to be happy. As a Buddhist I have found that our own mental attitude is the most influential factor in working towards that goal. In order to change conditions outside ourselves, whether they concern the environment or relations with others, we must first change within ourselves. Inner peace is the key. In that state of mind you can face difficulties with calm and reason, while retaining your inner happiness. The teachings of love, kindness and tolerance, the conduct of nonviolence, the Buddhist theory that al! things are relative, as well as a variety of techniques for calming the mind are a source of that inner peace.

I believe Buddhism has an important role to play in our modern world; its concept of interdependence accords closely with fundamental notions of modern science. We can think of Buddhism in terms of three main categories - philosophy, science and religion. The religious part involves principles and practices that are of concern to Buddhists alone, but the Buddhist philosophy of interdependence as well as the Buddhist science of mind and human emotions are of great benefit to everyone. As we know, modern science has developed a highly sophisticated understanding of the physical world, including the subtle workings of the body and the brain. Buddhist science on the other hand, has devoted itself to developing a detailed, first-person understanding of many aspects of the mind and emotions, areas still relatively new to modern science. Each therefore has crucial knowledge with which to complement the other. I believe that a synthesis of these two approaches has great potential to lead to discoveries that will enrich our physical, emotional and social well-being.

Until the last fifty years or so, the world's diverse Buddhist communities had only a distant inkling of each other's existence and little appreciation of how much they held in common. As the Buddha's teaching took root in different places, certain variations in the style in which it was practised and upheld evolved naturally. However, I believe that time has now come to communicate freely with one another; after all, our various Buddhist traditions are but branches springing from a common trunk and roots. May I therefore appeal to this assembly of esteemed Buddhist elders and representatives to take this opportunity to improve and extend communications amongst ourselves, in order that the Buddhist community as a whole will be able to contribute more effectively to human happiness and peace of mind throughout the world.



March 26, 2014

(http://www.undv2014vietnam.com)
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-150_4- ... at-ma.html
-----------------------------------------------


THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

His Holiness the Dalai Lama - Tuệ Uyển chuyển ngữ

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đản sinh như một hoàng tử của bộ tộc Thích Ca ở Ấn độ. Ngài đã giác ngộ và thành đạo ở tuổi 36 và nhập niết bàn ở tuổi 81. Có 3 sự kiện trọng đại xảy ra cùng một ngày hơn 2.500 về trước, mà hôm nay chúng ta kỷ niệm đại lễ Tam hiệp của mùa Vesak.

Như chúng ta đã biết, thế giới của Phật là trạng thái tự tại với tất cả mọi chướng ngại đến tri thức và quấy rầy của cảm thọ. Đấy là trạng thái mà tâm hoàn toàn khai mở. Tuyên bố của Đức Phật, căn cứ trên kinh nghiệm thực chứng của ngài, rằng tất cả chúng sinh trải qua khổ đau mặc dù chúng sinh không muốn như vậy. Cùng lúc chúng sinh cũng tiềm tàng khả năng bẩm sinh để đạt được hạnh phúc của giải thoát.

Điều thực chứng này đã hình thành nên căn bản toàn bộ những lời dạy của ngài. Bởi vì lời Phật dạy là tuệ trí thâm sâu và tuyệt diệu trong ý nghĩa, Đức Phật được tôn xưng như một vị hướng đạo tối thượng.

Mặc dù, thế giới chúng ta đã thay đổi vô vàn một cách chắc chắn kể từ thời Đức Phật, nhưng căn bản những lời dạy của ngài vẫn liên hệ đến hôm nay như 2.500 năm trước. Nhiều trường phái Phật giáo đã xuất hiện ở nhiều vùng đất khác nhau. Tất cả những phương pháp đều để giải thoát khỏi u mê và đau khổ.

Lời Phật dạy đơn giản tuyên bố rằng, hãy tránh làm tổn hại đến kẽ khác và nếu có thể thì giúp đỡ họ. Chúng ta có thể bắt đầu để làm điều này bằng sự nhìn nhận rằng mọi người đều như chúng ta trong điều là họ cũng muốn hạnh phúc và không thích khổ đau. Tìm hạnh phúc và tự do từ khổ đau là quyền lợi của tất cả chúng sinh. Nhưng hạnh phúc cá nhân thì rất tùy thuộc vào việc chúng ta liên hệ với người khác thế nào. Bằng sự phát triển khả năng tôn trọng những người khác và sự quan tâm quyền lợi kẻ khác, chúng ta có thể giảm bớt trung tâm tự ngã của chúng ta, đấy chính là căn bản của tất cả mọi vấn đề của chúng ta, và làm nổi bật đức tính thương yêu, thân ái, đấy là bản chất tự nhiên của hạnh phúc.

Những tiến bộ trong thời đại chúng ta là vĩ đại. Chúng ta để nhiều động lực vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và vật chất. Những chương trình này là quan trọng, nhưng tự nó thì không thể đem đến sự mãn nguyện rốt ráo. Ám ảnh bởi sức mạnh kinh tế và chính trị, chúng ta quên đi cảnh tượng những ảnh hưởng của những hành động chúng ta trên kẻ khác. Trung tâm tự ngã hẹp hòi của chúng ta tập trung kết quả trong sự lan rộng khổ đau và tàn phá môi trường thiên nhiên. Chúng ta cần đánh giá lại động cơ và thái độ của chúng ta trong ánh sáng của ý thức về trách nhiệm toàn cầu.

Từ quan điểm của đạo Phật, tất cả là do tâm. Những hành động và sự kiện lệ thuộc một cách sâu đậm trên động cơ. Một ý thức thật sự của sự đánh giá về loài người, từ bi và thương yêu là những chìa khóa. Nếu chúng ta phát triển một trái tim tốt lành, rồi thì cho dù là trên lãnh vực của khoa học, văn hóa hay chính trị, hãy nhớ là động cơ thì rất rất quan trọng, kết quả sẽ lợi ích hơn. Với một động cơ thích đáng những hành động này có thể giúp nhân loại, nếu không nó sẽ đi theo hướng khác. Điều này để thấy, tại sao tư tưởng từ bi thì rất rất quan trọng cho loài người. Mặc dù khó khăn để mang đến sự thay đổi từ bên trong để làm phát khởi từ tâm, nhưng chắc chắn nó xứng đáng để cố gắng.

Chúng tôi xin ngỏ lời chào mừng đến tất cả anh chị em tham dự đại lễ Tam hiệp Vesak...Và nguyện cầu mỗi chúng ta, hãy đem lời dạy của Đức Phật vào trong sự thực tập của đời sống hằng ngày chính chúng ta, để có thể góp phần tạo dựng một thế giới hạnh phúc hơn và hoà bình hơn.



THÍCH CA MÂU NI TA BÀ THỊ HIỆN TUYÊN DIỆU ĐẠO
NĂNG NHÂN TỊCH MẶC LỘC UYỂN SƠ KỲ CHUYỂN PHÁP LUÂN


A message from His Holiness the Dalai Lama at Saka Dawa


The Birthright of All Beings
http://www.lamayeshe.com...sect=article&id=420
Tuệ Uyển chuyển ngữ
Source: thuvienhoasen


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Thông điệp Phật đản LHQ của Hòa thượng Chủ tịch lễ hội Phật Đản Quốc tế

Minh Nguyên chuyển ngữ


Ngưỡng bạch chư tôn thiền đức Tăng Ni,



Thưa toàn thể quý vị thiện nam tín nữ Phật tử và thiện hữu tri thức,

Cộng đồng Phật giáo và Chính phủ hoàng gia Thái Lan lấy làm tự hào và diễm phúc khi được vinh dự tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc lần thứ 9, năm 2012. Như nhiều người đã biết, sự kiện trọng đại này nhằm mục đích tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng Phật giáo trên toàn thế giới và mục đích cuối cùng là đem lại sự hòa bình và ổn định cho thế giới hiện tại, một thế giới đang phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu và vô số thách thức.

Đối với những lễ lớn năm nay, trường Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, nơi tôi được vinh dự làm hiệu trưởng, hiện đang ra sức cố gắng, dồn tất cả thời gian và năng lực của mình để chuẩn bị cho ngày đại lễ được thành công tốt đẹp. Đại lễ năm nay gồm các sự kiện quan trọng sau: Lễ kỷ niệm 2.600 năm ngày Đức Thế Tôn thành đạo, mừng khánh tuế 80 tuổi của Hoàng hậu Sirikit, mừng sinh nhật lần thứ 60 của Hoàng thái tử Vajiralongkorn, và đặc biệt là Hội thảo Phật giáo quốc tế lần thứ 9 và Lễ Vesak Liên hiệp quốc. Việc tổ chức những sự kiến ấy được diễn ra dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Tăng già tối cao của Thái Lan và sự hỗ trợ của Chính phủ Hoàng gia Thái Lan. Những khâu chuẩn bị cần thiết đã được thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quan khách quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới.

Xin mời tất cả mọi người đồng hành cùng chúng tôi trong những lễ kỷ niệm đặc biệt được diễn ra cùng thời điểm này để mang lại nhiều hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau và mang lại hòa bình cho nhân loại.

Nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho tất cả quý vị.


Hòa thượng Giáo sư Tiến sĩ Phra Dharmakosajarn,
Hiệu trưởng Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya,
Chủ tịch Hiệp hội quốc tế của các trường Đại học Phật giáo,
Chủ tịch Hội đồng quốc tế về Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN CỦA TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC

Tác giả: Ban Ki-moon

Quảng Trí chuyển ngữ


Tôi hân hạnh gửi lời chúc mừng nồng hậu nhất đến ngày Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc. Xin chân thành cảm ơn Chính phủ Thái Lan và trường Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya đã đăng cai tổ chức đại lễ quan trọng này.


Quý vị chọn chủ đề cho ngày đại lễ năm nay là "Sự giác ngộ của Đức Phật và Hạnh phúc của nhân loại", đây là một chủ đề chuyển tải tinh thần từ bị và vị tha truyền thống của Phật giáo trong hàng thiên niên kỷ.

Liên hiệp quốc vẫn tiếp tục lấy nguồn cảm hứng từ những lời dạy sâu sắc của Đức Phật. Đức Phật khẳng định rằng: "Con đường để thay đổi thế giới là thay đổi bản chất của con người", lời dạy này đã đem đến sự thấu hiểu quan trọng về cách thức mà mọi người trên khắp thế giới có thể và phải chung sức với nhau để cải thiện điều kiện sống cho hành tinh của chúng ta và cho muôn loài sinh sống trên hành tinh này.

Tất cả các mối đe dọa lớn mang tính toàn cầu mà chúng ta đang phải đối mặt, từ sự gia tăng của vũ khí giết người hàng loạt đến sự tàn bạo và bất bình đẳng, thách thức chúng ta, buộc chúng ta phải thay đổi các giả định cố hữu và cởi mở hơn đối với những cách thức suy nghĩ và hành động mới. Ngay cả những thiên tai, thảm họa cũng xuất phát từ lỗi lầm của con người, từ cái nhìn thiển cận của chúng ta.

Một mô hình mới và đặc biệt cần thiết, cấp thiết nhất đối với chúng ta ngày nay là mô hình phát triển bền vững. Chưa đầy hai tháng nữa, cộng đồng quốc tế sẽ nhóm họp tại Rio de Janeiro để tham dự Hội thảo Liên hợp quốc về phát triển bền vững - đây là cơ hội một lần trong một thế hệ để thiết lập thế giới theo một phương thức công bằng và bền vững hơn trong sự phát triển. Phật giáo có nhiều thứ để cung cấp cho quá trình đó, và tôi hy vọng tiếng nói của các bạn sẽ được lắng nghe.

Trong tinh thần đó, tôi xin gởi những lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể quý vị và cầu chúc cho ngày đại lễ thành công mỹ mãn.

Tổng thư ký Liên hiệp Quốc



Ban Ki-moon


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Hành hương về miền đất Phật
Tác giả: DJKN (Dzongsar Khyentse Rinpoche) - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Thật quan trọng để nhớ rằng, trọng điểm của việc hành hương không chỉ là thăm viếng nơi vị thánh sinh ra, hay để nhìn chằm chằm vào nơi một sự kiện thiêng liêng ngoại lệ đã xảy ra. Chúng ta thực hiện việc hành hương để giúp chúng ta nhớ tất cả những giáo huấn của Đức Phật, những tinh hoa của những điều được thấy trong bốn tuyên bố mà Ngài đã dạy trước khi nhập niết bàn.

Trong khi nhiều tôn giáo truyền thống khuyến khích tín đồ lên đường hành hương, như Đức Phật Thích Ca là một bậc thầy vô thượng mà tất cả Phật tử hướng về quy y và những giáo huấn của Ngài chúng ta thực hành một cách tốt nhất để đi theo, đối với chúng ta những thánh địa thiêng liêng nhất là những nơi Đức Phật đã giảng dạy và hành động vì lợi ích của chúng sinh. Trong khi chúng ta nên ngưỡng vọng và thăm viếng những nơi này, một cách truyền thống bốn thánh tích được xem như quan trọng nhất là:

* Lâm tỳ ni, nơi Sĩ Đạt Ta sinh ra trong thế giới này như một người bình thường.

* Đạo Tràng Giác Ngộ, nơi Sĩ Đạt Ta trở nên giác ngộ.

* Lộc Uyển, nơi Ngài giảng dạy con đường đến giác ngộ, và

* Câu thi na, nơi Ngài nhập niết bàn.


Tuy thế, thật quan trọng để nhớ rằng, trọng điểm của việc hành hương không chỉ là thăm viếng nơi vị thánh sinh ra, hay để nhìn chằm chằm vào nơi một sự kiện thiêng liêng ngoại lệ đã xảy ra. Chúng ta thực hiện việc hành hương để giúp chúng ta nhớ tất cả những giáo huấn của Đức Phật, những tinh hoa của những điều được thấy trong bốn tuyên bố mà Ngài đã dạy trước khi nhập niết bàn. Như những hành giả Phật tử, hãy nhớ rằng Đức Phật không giống như có một cơn mộng tưởng về vị thầy của chúng ta, những gì chúng ta đang làm là đang nhớ lại mỗi một điều Ngài giảng dạy, bởi vì Đức Phật là giáo huấn, không chỉ là vị thầy. Và điều này là tại sao nhiều quốc gia Phật Giáo truyền thống, như Thái Lan, Tây Tạng và Miến Điện đã đặt tên những tu viện như tên các thánh địa ở Ấn Độ, và ngay cả tạo dựng những phiên bản của chính họ về Đạo Tràng Giác Ngộ, cũng như nhiều đền chùa và những biểu tượng nổi tiếng.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

1- Sĩ Đạt Ta đã đến trái đất như một người bình thường.

Tuyên bố này bao hàm một trong những cốt lõi của giáo huấn về Phật tính và điều ấy ở trung tâm của triết lý Đại Thừa Phật Giáo. Bằng việc nói rằng Sĩ Đạt Ta đã xuất hiện như một người bình thường, Đức Phật đã làm cho hoàn toàn rõ ràng rằng ngài không phải và không bao giờ là một Thượng đế ban sơ hay một đấng Tạo hóa toàn năng. Có nhiều câu chuyện tiền thân trong Kinh Bản Sinh (Jatakamala) về việc một vị Phật tái sinh qua nhiều kiếp sống trong những loại chúng sinh khác nhau, như con rùa, con chim, hay con cá và qua những sự hóa thân này, Ngài đã khổ đau cùng những cảm xúc và rắc rối như chúng ta. Con người bình thường này sau đó đã chịu đựng những hình thức đủ loại của những sự rèn luyện liên hệ hầu hết những gian khó tâm linh và thân thể không thể tưởng tượng được, cho đến cuối cùng Ngài khám phá ra sự thật.

Trong tuyên bố thứ nhất, Đức Phật đang nói với chúng ta rằng mỗi người chắc chắn có cùng khả năng như Ngài để tỉnh thức và giác ngộ, và tất cả chúng ta phải hành động một cách chính xác như Ngài là áp dụng con đường đúng đắn. Mỗi một chúng sinh có Phật tính và vì thế có thể trở nên giác ngộ; cho nên, mặc dù chúng ta một cách tuyệt đối được làm cho nhận thấy sự si mê và ngu tối của chính mình, và thường thất vọng với những thứ kinh khủng và lố lăng mà chúng ta làm có thể diễn tả như 'những hành vi tiêu cực', nhưng bất chấp những nhiễm ô của chúng ta sâu dày như thế nào, thì chúng cũng có thể được tiêu trừ.

Đức Phật đang chỉ bảo một điểm nữa ở đây mà có thể thậm chí nổi bật hơn rất nhiều. Một chúng sinh giác ngộ hiện thân của tất những phẩm chất cao quý của giác ngộ, kể cả toàn tri, toàn giác, toàn triệt và năng lực vô hạn. Điều này làm cho nó thật rõ ràng rằng không ai chúng trong chúng ta giác ngộ, bởi vì nếu chúng ta không thể nhớ những gì chúng ta đã ăn hôm qua, chúng ta không thể là toàn tri; và như chúng ta xử trí một cách bất thường để giải quyết ngay cả một trong nhiều rắc rối của chúng ta, chắc chắn chúng ta không toàn năng; không đề cập đến sự bất lực cuối cùng của chúng ta để đối phó với dòng suối bất tận của sân giận, ghen tỵ, và tự hào mà chúng ta liên tục phát sinh. Vấn nạn là việc nhận ra thực tế này có thể làm cho khả năng của giác ngộ dường như xa vời, và nhiều người trong chúng ta tự hỏi mình rằng, "Đất trời ơi làm sao tôi có thể thành một vị Phật?" Nó đơn giản là quá xa vời để mà quán chiếu, một sứ mạng hoàn toàn không thể hiện thực! Xét cho cùng, chúng ta là bất thiện từ vô lượng kiếp; và chúng ta ô nhiễm, trần tục, 'tội lỗi' và quá tầm thường, chẳng bao giờ trở thành một vị Phật. Nhưng theo Đức Thế Tôn, ai, cùng với nhiều phẩm chất khác, thật sự là toàn năng và toàn tri, mọi thứ đã kềm giữ chúng ta tầm thường là có thể tiêu trừ được. Đây là tinh hoa của lời tuyên bố thứ nhất của Ngài: Sĩ Đạt Ta là một con người với cùng tất cả những rắc rối và chướng ngại như chúng ta có, nhưng Ngài đã biết xử trí để tiêu trừ tất cả chúng và đã hoàn thành vì thế đã trở thành bất cứ điều gì đấy chứ không là tầm thường.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

2- Sĩ Đạt Ta đã đạt đến giác ngộ

Ở đây Đức Phật đang nói với chúng ta rằng bất cứ người nào với toàn giác là có thể đạt được, và mọi nhiễm ô mà chúng ta có là có thể tiêu trừ. Nếu mục tiêu giác ngộ là không thể đạt được và nhiễm ô là không thể tiêu trừ, thì con đường chúng ta đang cố gắng và theo đuổi tự nó là lừa dối và hoàn toàn vô nghĩa.

Hãy tượng tượng, muốn lấy dầu từ một đống hạt mè. Chúng ta biết có dầu trong hạt và điều này là lý do cho việc cố gắng trích dầu. Đặt nó vào trong một cung cách khác, thực tế rằng hạt chứa dầu là lý do cho việc lo lắng để áp dụng phương pháp trích dầu. Nếu không có dầu trong hạt, nổ lực cố gắng để trích dầu sẽ là một việc hoàn toàn lãng phí năng lượng. Trong thí dụ này, hạt mè là một sự so sánh cho những người tầm cầu tâm linh, và dầu so sánh cho những phẩm chất của Đức Phật. Nơi nào có hạt mè, nơi ấy có dầu, và trong cùng cách ấy nếu chúng ta là chúng sinh, chúng ta cũng có những phẩm chất giác ngộ của một vị Phật. Đấy là điều mà lời tuyên bố của Đức Phật rằng tự Ngài xử trí việc tiêu trừ tất cả mọi nhiễm ô của Ngài và đạt đến giác ngộ là rất trọng yếu.

Khi chúng ta nhìn vào một hạt mè, chúng ta không thể thấy dầu mà nó chứa đựng, nhưng chúng ta chắc chắn rằng đưa vào những hoàn cảnh thích đáng thì dầu sẽ nổi lên. Đây là cái nhìn đúng và nó sẽ không làm cho chúng ta thất vọng. Trái lại, đập một viên đá ra và tin tưởng rằng cuối cùng chúng ta sẽ trích được dầu ra chỉ có kết quả là thất vọng.

Việc làm của chúng ta là phát triển sự tin tưởng chắc chắn là trong thực tế bản chất chân thật của chúng ta có cùng tiểm năng một cách chính xác như Đức Phật, và rằng tất cả những gì chúng ta cần thực hiện để làm cho hoàn thiện tiềm năng ấy là đi theo tấm gương của Sĩ Đạt Ta và áp dụng những phương pháp đúng.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Công bố chương trình Đại lễ Vesak 2014 tại Việt Nam

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Công bố chương trình Đại lễ Vesak 2014 tại Việt Nam



Ngày 28-4, tại Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức họp báo công bố các chương trình và sự kiện chính thức sẽ diễn ra tại Đại lễ Phật đản LHQ lần thứ 11 - Vesak 2014 tại Việt Nam.

Tại buổi họp, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak 2014, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: "Vesak 2014 với chủ đề chính Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LHQ do nước chủ nhà Việt Nam đề xuất, được Ủy ban Tổ chức quốc tế ICDV thông qua là một khẳng định của Phật giáo đồ trên toàn thế giới xây dựng một thế giới hòa bình, đời sống an lạc, hạnh phúc cho mọi người vì một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh".

Trong khuôn khổ chương trình Đại lễ Vesak 2014 từ ngày 7 đến 11-5-2014 sẽ diễn ra Hội thảo khoa học với sự tham gia của hàng trăm học giả trong nước và quốc tế, nhằm tìm ra hướng đi và giải pháp cho những khủng hoảng, mâu thuẫn xung đột, để cùng nhau thực hiện thành tựu các mục tiêu của LHQ.

Các diễn đàn hội thảo khoa học của đại lễ bao gồm: Hồi ứng của Phật giáo về phát triển bền vững và thay đổi xã hội; Hồi ứng của Phật giáo đối với sự nóng lên của trái đất và bảo vệ môi trường; Đóng góp của Phật giáo về lối sống lành mạnh; Giáo dục Phật giáo và chương trình cấp đại học...

Bên cạnh đó, những hoạt động văn hóa đặc sắc như: Hội chợ văn hóa Phật giáo tái hiện lại những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam với những di sản vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận; Triển lãm mỹ thuật Phật giáo đương đại với những tác phẩm hội họa của các họa sĩ danh tiếng; Triển lãm ảnh Panorama giới thiệu hình ảnh những ngôi chùa Việt Nam; Triển lãm ảnh "Non nước Ninh Bình" sẽ phản ánh đời sống văn hóa và vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam.

Cũng trong khuôn khổ Đại lễ, Liên hoan phim Phật giáo thế giới với hơn 100 bộ phim thuộc các thể loại: phim tư liệu, phim ngắn, phim hoạt hình, phim chuyên đề và phim lịch sử sẽ đem đến cho khán giả một cái nhìn tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo thế giới.

Đại lễ Vesak 2014 không những là cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, văn hóa truyền thống và lịch sử, văn hóa Phật giáo Việt Nam mà còn là cơ hội để UNESCO công nhận quần thể danh thắng Tràng An là di sản thiên nhiên thế giới.


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Đại biểu gần 100 nước dự Đại lễ Vesak 2014

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Đại biểu gần 100 nước dự Đại lễ Vesak 2014

Đại lễ Phật đản (Vesak) Liên Hợp Quốc 2014 diễn ra từ 8-10/5 tại Chùa Bái Đính, Ninh Bình.
Đại lễ Phật đản (Vesak) Liên Hợp Quốc 2014 diễn ra từ 8-10/5 tại Chùa Bái Đính, Ninh Bình.
canhchuabaidinh.jpg (32.94 KiB) Đã xem 1883 lần
Theo Ủy ban Tổ chức Vesak 2014, Đại lễ Vesak 2014 dự kiến sẽ tiếp đón khoảng 1500 lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các giáo sư, tiến sĩ, học giả, nhà nghiên cứu Phật học cũng như các Phật tử hành trì thuộc nhiều truyền thống Phật giáo đến từ khoảng 95 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới và 10.000 đồng bào Phật tử và nhân dân Việt Nam.

Chủ đề chính của Đại lễ là “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc”.

Tại Đại lễ, sẽ diễn ra 5 diễn đàn hội thảo khoa học, gồm: Hồi ứng của Phật giáo về phát triển bền vững và thay đổi xã hội; Hồi ứng của Phật giáo đối với hâm nóng toàn cầu và bảo vệ môi trường; đóng góp của Phật giáo về lối sống lành mạnh; xây dựng hòa bình và sự bình phục hậu mâu thuẫn; giáo dục Phật giáo và chương trình cấp đại học.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ nội dung Đại lễ Vesak năm nay, sẽ diễn ra những lễ hội tâm linh văn hóa; chương trình trồng cây hưởng ứng bảo vệ môi trường và phát quà từ thiện cho các quỹ khuyến học, hội chợ văn hóa Phật giáo.

Đại lễ Vesak LHQ 2014 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai chủ trì, với sự phối hợp của Ủy ban Tổ chức Quốc tế (ICDV). Đây là lần thứ 2 Đại lễ Vesak LHQ được tổ chức tại Việt Nam, lần thứ nhất vào tháng 5/2008.

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc là một trong các hoạt động văn hóa mang tính quốc tế của Liên Hợp Quốc nhằm tôn vinh giá trị nhân văn, hòa bình của nhân loại. Ngày 15/12/1999, tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 54, mục 174 của chương trình nghị sự Liên Hợp Quốc đã chính thức công nhận Đại lễ Tam hợp (kỷ niệm Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn, thời gian tương đương với tháng 5 dương lịch) là Đại lễ Phật đản hay Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc.


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Hà Nội: Họp báo công bố chương trình tổ chức đại lễ Vesak LHQ 2014


Chiều ngày 29/03/Giáp Ngọ (28/4/2014), tại hội trường chùa Quán Sứ (Hà Nội)Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak 2014 đã long trọng tổ chức họp báo thông báo những nội dung chính của Đại lễ Vesak và công tác chuẩn bị của BTC. Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak năm 2014 sẽ được Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức từ ngày 7 đến ngày 11/5 tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình với sự tham dự của gần 1.500 đại biểu quốc tế.


Cuộc họp báo đặt dưới sự chứng minh của; HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức quốc tế (ICDV), Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2014; HT,Thích Gia Quang – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN – Trưởng ban TTT T.Ư; TT.Thích Nhật Từ - Phó Tổng thư ký Ủy ban Tổ chức,; Cư sĩ Từ Vân – Phạm Nhật Vũ – Phó trưởng ban TT Ban TTTT T.Ư cùng chư tôn đức phụ trách các tiểu ban tổ chức Đại lễ. cùng hơn 100 các phóng viên báo đài, truyền hình cùng về tham dự.

Phát biểu của HT.Thích Thanh Nhiễu tại cuộc họp báo đã chia sẻ Hiện nay mọi công tác chuẩn bị cho Đại lễ Vesak LHQ 2014 tại chùa Bái Đính, Ninh Bình về cơ bản được hoàn tất. Tất cả các tiểu ban Nội dung, Lễ tân giao tế, Hậu cần, An ninh… đang tiếp tục tích cực rà soát và hoàn thiện. Dự kiến, Đại lễ sẽ tiếp đón khoảng 1.500 lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, phật tử quốc tế đến từ 95 quốc gia và 10.000 đồng bào Phật tử và nhân dân Việt Nam.

BTC đã dự trù các phương án để đảm bảo an toàn, trật tự cho các phật tử tham gia các hoạt động của Đại lễ Vesak 2014. Hội trường lớn đang được chuẩn bị, hai màn hình lớn và 40.000 suất ăn mỗi ngày cho phật tử tham dự bổi lễ . Đại lễ có sự tham gia của hàng ngàn tình nguyện viên phục vụ đại lễ.

Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng TTTT T.Ư chia sẻ “ để đảm bảo cho công tác tổ chức, BTC đã bố trí hội trường lớn chứa 3.500 người, cùng nhà bạt lớn và 2 màn hình lớn ngoài trời để các Phật tử được theo dõi sự kiện. Ngoài ra có hàng trăm nhà vệ sinh lưu động cùng lực lượng hơn 2000 tình nguyện viên tham gia phục vụ Đại lễ.

Nhân dịp này HT.Thích Gia Quang – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN- Trưởng ban TTTT Giáo hội giới thiệu với các phóng viên báo chí về bộ phim tài liệu , Chào mừng Đại lễ Vesak LHQ 2014 tổ chức tại Việt Nam, được sự hỗ trợ của Ban thư ký Đại lễ Vesak, một e kíp gồm nhiều đạo diễn, quay phim kỳ cựu của Truyền hình An Viên (AVG) đã thực hiện bộ phim tài liệu 10 tập có nhan đề “Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc

Qua những cột mốc lịch sử, những triều đại, những nhân vật nổi tiếng, lần đầu tiên lịch sử Phật giáo Việt Nam sẽ được tái hiện song hành cùng lịch sử đất nước trên những thước phim truyền hình. Bộ phim sẽ được phát sóng trên truyền hình An Viên (BTV9) từ 28/04/2014.

Trong khuôn khổ Đại lễ, sẽ có 5 cuộc hội thảo. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak năm nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn tổ chức những lễ hội tâm linh văn hóa, hội chợ văn hóa Phật giáo… Phiên khai mạc và bế mạc Đại lễ Vesak sẽ được truyền hình trực tiếp vào sáng ngày 8 và chiều ngày 10/5.

TT Thích Nhật Từ phát biểu tại buổi họp báo, thông qua các chương trình được diễn ra trong quá trình tổ chức Đại lễ.

Đại lễ Vesak với sự tham gia của 1500 đại biểu đến từ 95 quốc gia các vùng lãnh thổ, có sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia, hoàng gia các nước, các đại sứ quán, các cơ quan ngoai giao.. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng cao vai trò của đất nước Việt Nam trong hội nhập quốc tế. là cơ hội để giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam với các đại biểu quốc tế tham dự, phát triển tiềm năng du lịch tâm linh góp phần vào sự phát triển toàn diện của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Là cơ hội để Unesco công nhận quần thể danh thắng Tràng An là di sản thiên nhiên thế giới.

Đại lễ Vesak năm nay có chủ đề “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LHQ”. Chủ đề này do nước chủ nhà Việt Nam đề xuất nhằm khẳng định rằng, tín đồ phật giáo trên toàn thế giới mong muốn xây dựng một thế giới hòa bình, đời sống an lạc, hạnh phúc cho tất cả mọi người, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn tổ chức những lễ hội tâm linh văn hóa, hội chợ văn hóa Phật giáo, chương trình nghệ thuật tại lễ khai mạc và bế mạc… Phiên khai mạc và bế mạc Đại lễ Vesak sẽ được truyền hình trực tiếp vào sáng ngày 8 và chiều ngày 10/5.

Đến nay chỉ còn 10 ngày nữa chính thức diễn ra khai mạc Đại lễ, Mọi khâu chuẩn bị của tất cả các tiểu ban cơ ban đã được cơ bản hoàn tất , Toàn thể các tiểu ban như ban nội dung, lễ tân, giao tế cho đến hậu cần an ninh trang trí và khánh tiết đang tiếp tục tích cực hoàn thiện các công việc để chuẩn bị cho ngày Khai mạc.

Nhân dịp này Chư tôn đức cũng đã trả lời các câu hỏi của các phóng viên báo chí đưa ra.


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Buổi tập huấn đặc biệt của các bạn Tình nguyện viên Vesak 2014 với TT. Thích Chân Quang
TNV 32_18-04-2014.jpg
TNV 32_18-04-2014.jpg (31.58 KiB) Đã xem 1879 lần
Sáng ngày 17 / 04 / 2014 (nhằm ngày 18 tháng 3 năm Giáp Ngọ), tại Hội trường TW GHPGVN chùa Quán Sứ - 73 Quán Sứ, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, hàng nghìn bạn tình nguyện viên (TNV) phục vụ khâu hậu cần Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2014 tổ chức tại chùa Bái Đính, Ninh Bình đã có một ngày tập huấn rất đặc biệt với TT. Thích Chân Quang – Phó Ban kinh tế Tài chánh TW GHPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực Tiểu ban Hậu cần về công tác hậu cần, nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết của một TNV, chuẩn bị cho Đại lễ được thành công tốt đẹp.

Buổi tập huấn còn có sự tham dự của TT.Thích Đức Thiện - Tổng Thư ký BTC Vesak 2014; ĐĐ.Thích Quang Thạnh – Phó Ban kiêm Chánh Thư ký Ban Phật giáo Quốc tế; anh Vũ Minh Lý – Giám đốc Trung tâm tình nguyện quốc gia và hàng nghìn bạn TNV cũng như Phật tử các đạo tràng.

Đến với buổi tập huấn, TT. Thích Quang Thạnh chia sẻ: " Đây là một sự kiện khẳng định vai trò, vị thế của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trong quá trình hội nhập, đồng thời cũng là khẳng định trách nhiệm của Việt Nam với Liên Hiệp Quốc và chúng ta cũng là đất nước tự hào là chúng ta có một sự đóng góp cho thế giới."

Anh Vũ Minh Lý - Giám đốc trung tâm Tình nguyện viên Quốc gia cũng chia sẻ: "TW Đoàn chúng tôi sẽ phối hợp cùng với Giáo Hội để các bạn sinh viên đến từ các trường đại học và trung tâm tình nguyện quốc gia nắm được các kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết để phục vụ tốt cho Đại lễ mà Quý Thầy đã truyền dạy. Mong cho Đại lễ diễn ra thành công tốt đẹp."
Buổi tập huấn đặc biệt của các bạn Tình nguyện viên Vesak 2014 với TT. Thích Chân Quang
Buổi tập huấn đặc biệt của các bạn Tình nguyện viên Vesak 2014 với TT. Thích Chân Quang
TNV 43_18-04-2014.jpg (43.72 KiB) Đã xem 1879 lần
Bắt đầu buổi tập huấn, TT. Thích Chân Quang đã nhắn nhủ rằng từng lời nói, hành động, cử chỉ của mỗi TNV cũng như sự quý trọng, quan tâm chăm sóc chu đáo cho các đại biểu, quý Phật tử và quan khách quốc tế đến tham dự Lễ chính là đại diện cho hình ảnh của một đất nước Việt Nam giàu đẹp về đạo đức, về một dân tộc Việt Nam hiếu khách, thịnh tình, thân thiện và về một nền Phật Giáo vững mạnh, phát triển, là bạn hiền của các quốc gia trên thế giới, để lại ấn tượng đẹp, sâu sắc cho bạn bè khắp năm châu. Đó chính là trách nhiệm và cũng là một vinh dự hiếm có của mỗi TNV khi được phục vụ cho một sự kiện Phật giáo mang tầm vóc Quốc tế.

Để hiểu trách nhiệm và công việc của mình, một TNV phải hiểu được ý nghĩa của từ “Hậu cần”. Đó chính là những việc làm ở phía sau, làm những việc ít ai biết đến nhưng đóng góp vô cùng quan trọng. Và cũng chính nhờ những việc này mà mỗi TNV sẽ rèn luyện tu dưỡng nội tâm ngày một tốt hơn, nuôi cho mình một cái nhân tốt cho một cái quả thiện lành về sau.

Các TNV cũng phải biết và hiểu những thông tin thiết yếu về Đại lễ như “Vesak là gì? Đạo Phật là gì? Đức Phật là ai? Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Luận Nhân Quả? ...” Mỗi bạn sinh viên đều mang trong mình một tấm lòng khi đăng ký trở thành TNV phục vụ Đại lễ, song điều đó vẫn chưa đủ. Với tinh thần “Thiện nguyện, hết mình phụng sự vì Đạo Pháp, vì Quốc gia”, mỗi bạn còn phải có được một sức khỏe, một tinh thần vưng chắc, một sự kiên nhẫn, tận tụy, sự bình tĩnh ôn hòa; hiểu rõ được ý nghĩa của Đại lễ; rèn luyện phẩm chất, tư cách đạo đức của một thanh niên Phật tử; hiểu rõ nhiệm vụ cũng như công việc mình đang làm để tránh xảy ra sơ suất trong quá trình phục vụ Đại lễ.

Hậu cần là một khâu vô cùng quan trọng và rất nặng nhọc thế nhưng sẽ giúp chúng ta chiến thắng được cái tâm thích hưởng thụ cá nhân, sự ích kỷ để hướng đến tinh thần phụng sự hết mình cho mọi người. Trở thành một con người không phải của riêng ta với ước mơ rằng cả đất nước Việt Nam này ai cũng sống với tinh thần phụng sự cho nhau, cho đất nước, cho nhân loại.

Tại buổi tập huấn, Thượng tọa và Quý Thầy Cô cũng đã hướng dẫn các bạn TNV các nghi thức chào hỏi đối với quý Phật tử, chắp tay xá chào đối với Chư Tôn Đức và Đại biểu quốc tế, cách quỳ chào, đảnh lễ đối với các vị Hòa thượng, các Bậc tôn kính và phong thái khi đi qua những nơi trang nghiêm như Chánh Điện, Bàn Phật hay gặp các vị Tôn kính. Đặc biệt hơn khi hàng nghìn TNV đến tham dự buổi tập huấn hôm nay được Quý Thầy hướng dẫn tập cách ngồi thiền để giữ được và nuôi dưỡng tâm khiêm hạ, sự trầm tĩnh và giải stress khi căng thẳng, mệt mỏi vì công việc.

Ngoài ra, Thượng tọa còn đưa ra các thông tin về các vị Trưởng lão Hòa Thượng của GHPGVN, thông tin về sự thành lập cũng như một số hoạt động của GHPGVN ... Đặc biệt Thượng tọa nhấn mạnh về sự hòa hợp giữa các tông phái của Phật Giáo Việt Nam.

Để đại lễ diễn ra thành công tốt đẹp, Thượng tọa đưa ra các phương châm làm việc dành cho các bạn TNV bao gồm:

1-Vâng lời khi nhận được mệnh lệnh từ cấp trên.

2-Xin phép khi đề xuất ý kiến trước khi làm một việc gì đó.

3-Báo cáo sau khi hoàn thành công việc.

4-Phối hợp ăn ý các nhóm, các thành viên với nhau để đảm bảo công việc thông suốt,thành công.

5-Hỗ trợ giữa các thành viên, các nhóm để đảm bảo mọi việc đều đạt kết quả tốt nhất.

6-Linh động, không quá chấp nguyên tắc cứng nhắc, quan trọng là mục tiêu phục vụ chu đáo cho mọi người.

7-Nhanh nhẹn, tiết kiệm thời gian để đảm bảo sự kịp thời trong công tác chăm sóc mọi người.

Thượng tọa cũng khuyên các TNV nên lập ra cho bản thân một kế hoạch chi tiết, rõ ràng về những việc các bạn sẽ thực hiện trong quá trình phục vụ Đại lễ để mỗi bạn TNV có thể nắm thật vững và hoàn thành tốt trách nhiệm cũng như các nhiệm vụ mà các bạn sẽ đảm nhận.

Trong buổi tập huấn, Thượng tọa luôn nhấn mạnh tinh thần tận tụy, phụng sự hết mình cho mọi người, cho Đại lễ và phải để cho tình thương yêu, sự quý trọng đến với tất cả quan khách, quý Phật tử, Chư tôn đức và các Đoàn đại biểu quốc tế đến tham dự.

Thượng tọa và Ban tổ chức trân trọng ghi nhận tấm lòng, sự nhiệt huyết của các bạn TNV đối với Sự kiện lớn của Phật Giáo nước nhà. Với sự nỗ lực, ý thức và tinh thần phụng sự cho Đạo Pháp – Dân Tộc, Thượng tọa và Quý Thầy tin tưởng về một Đại lễ thành công viên mãn, để lại trong mắt bạn bè quốc tế những ấn tượng sâu sắc với những nét đẹp của văn hóa và truyền thống Việt, những con người Việt đầy chân tình, mến khách.
Một số hình ảnh về buổi tập huấn của các bạn TNV
Một số hình ảnh về buổi tập huấn của các bạn TNV
TNV 26_18-04-2014.jpg (60.62 KiB) Đã xem 1881 lần


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Website chính thức của Đại lễ Phật đản LHQ VESAK 2014



Đại lễ Phật đản LHQ UN VESAK 2014 sẽ được diễn ra từ ngày 07 đến 10/05/2014 tại chùa Bái Đính – Ninh Bình.

Đây là một sự kiện lớn mang tầm thế giới do do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai chủ trì, với sự phối hợp tổ chức của Uỷ ban Tổ chức Quốc tế (ICDV), sự giúp đỡ và bảo trợ của Chính phủ Việt Nam.

Sự kiện thu hút hàng trăm cơ quan báo chí, truyền thông trong nước và quốc tế đưa tin.

BTC giới thiệu website http://www.undv2014vietnam.com/vn/ là trang web chính thức của Đại lễ Phật đản Vesak 2014, cung cấp tin tức, hình ảnh, video… trước, trong, sau những ngày diễn ra Đại lễ một cách nhanh nhất, chính xác nhất.

Với 11 chuyên mục song ngữ tiếng Việt, tiếng Anh, có các chuyên mục chính như sau:

Trang chủ: Khái quát các sựu kiện đã và đang diễn ra, các bài phát biểu, các video cập nhật sự kiện…của Đại lễ.

Chuyên mục Giới thiệu: Trong đó có các bài viết về lịch sử, hiến chương cũng như ý nghĩa của Vesak; các Tuyên ngôn về Vesak qua các kỳ Đại lễ…

Chuyên mục Chương trình, Tin tức, Địa điểm: đăng tải các lịch trình, thông tin về Đại lễ cũng như địa điểm tổ chức Đại lễ, các cuộc hội thảo khoa học, họp báo…

Các chuyên mục Thông điệp, Hội thảo, Diễn giả, Khách quý: sẽ giới thiệu lần lượt các bức Thông điệp tại các kỳ Đại lễ, các bài hội thảo khoa học…

Trang website sẽ trở thành một kênh thông tin hữu ích phục vụ tích cực việc truyền tải thông tin, cầu nối với tất cả bạn bè khắp mọi miền tổ quốc cũng như quốc tế.

PGVN


Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN (THƯ NGỎ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

Thư ngỏ tài trợ công đức cho Vesak 2014
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

ỦY BAN TỔ CHỨC VESAK 2014



THƯ NGỎ


(Tài trợ công đức cho Vesak 2014)
Kính gửi:

Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và Ủy Ban tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV), Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức đăng cai Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc – UN Vesak 2014 tại Bái Đính, Ninh Bình từ ngày 08 đến 10 tháng 5 năm 2014.

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2014 là sự kiện đối ngoại quan trọng góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế; khẳng định vị thế, trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên hợp quốc; đồng thời nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, tăng cường giao lưu quốc tế góp phần vào sự phát triển hợp tác toàn diện của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.

Với chủ đề: Phật giáo góp phần thành tựu các mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Đại lễ Vesak LHQ 2014 sẽ thu hút 2000 đại biểu quốc tế bao gồm các nguyên thủ quốc gia, lãnh tụ tinh thần thuộc các truyền thống Phật giáo trên toàn thế giới, các học giả thuộc các trường đại học và viện nghiên cứu quốc tế đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ; các vị Đại sứ, trưởng đại diện các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội; lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, MTTQ, lãnh đạo các bộ, ban ngành trung ương, các tỉnh thành trong cả nước cùng với 20 000 đồng bào Phật tử và nhân dân, và sự hỗ trợ của 100 báo đài trong nước và quốc tế đưa tin rộng rãi về sự kiện này.

Chương trình khai mạc, bế mạc được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 Đài truyền hình Việt Nam. Đêm giao lưu nghệ thuật được VTC1 truyền hình trực tiếp.

Đại lễ Vesak LHQ 2014 được thực hiện từ nguồn kinh phí của GHPGVN và nguồn xã hội hóa với quy mô của một sự kiện quốc tế lớn nhất từ trước tới nay và là một lễ hội tâm linh Phật giáo toàn cầu, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak 2014 kêu gọi và trân trọng kính mời các cá nhân, tập thể, quý doanh nghiệp, công ty, các nhà hảo tâm tham gia tài trợ công đức cho sự kiện tâm linh đặc biệt này. Đây cũng là cơ hội để quý vị bày tổ sự tôn kính lên Đức Phật Bản Sư Thích Ca Mâu Ni và là cơ hội quý giá để tham dự một Đại lễ cầu an: cầu đất nước Việt Nam hội nhập phát triển, thịnh vượng, và cầu nguyện hòa bình thế với sự quy tụ các Cao tăng Phật giáo trên toàn thế giới.

Được GHPGVN tin tưởng giao phó, Chương trình truyền thông Việt đồng hành cùng doanh nghiệp (TTV) sẽ hỗ trợ truyền thông và vận động tài trợ cho Vesak 2014. Rất mong nhận được sự phát tâm tài trợ công đức của quý liệt vị để công tác tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc – UN Vesak 2014 thành công để lại ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2014.

TM. BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC

CHỦ TỊCH ỦY BAN TỔ CHỨC VESAK 2014
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Mọi thông tin, xin vui lòng liên hệ:

Văn phòng trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Chùa Quán Sứ, 73 phố Quán Sứ, Hà Nội
ĐT: (04)39422427; Fax: (04)38223345; DĐ: 0912019747
Email: [email protected]
Tài khoản: Văn phòng T.Ư GHPGVN
41141140016967045678 Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh Thủ đô.



Đơn vị hỗ trợ thực hiện:

Chương trình Truyền thông Việt đồng hành cùng doanh nghiệp

Số 57/97 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội
Điện thoại: (04)37737814; Fax: (04)38359896; DĐ: 0913212872
Email: [email protected]

(Nguồn:http://www.undv2014vietnam.com/tin-tuc/ ... esak-2014/ )


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách