Kiến thức chân chính về Năm Giới Hạnh ! phần 2

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Nguyên Tuệ Lý
Bài viết: 21
Ngày: 04/01/14 00:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: sài gòn

Kiến thức chân chính về Năm Giới Hạnh ! phần 2

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Tuệ Lý »

<tiếp theo phần 1>
2-Giới Hạnh Thứ Hai: Không Ăn Trộm, Ăn Cắp
Chữ “adinna” có nghĩa là “những gì không được cho” và có nghĩa đó là tài sản, của cải hay vật chất sở hữu của người khác, và người đó có quyền sở hữu về mặt pháp lý. Ví dụ đơn giản là những thứ không có hay chưa có ai là người sở hữu thì mình lấy sử dụng là không mang tội ăn cắp, vì sử dụng củi trong rừng mình đem về để nấu bếp hay trái cây rừng trong rừng mình lượm về để ăn.
Việc sở hữu lương thiện, đúng đắn chỉ áp dụng cho trường hợp người nào sở hữu những tài sản được pháp luật công nhận, bằng công sức hay sự thừa hưởng lương thiện chứ không phải bằng gian lận, chiếm đoạt; hoặc nặng hơn là sở hữu những thứ mang tính phi đạo đức gây ra đau thương, tàn phá và tội ác như ma túy, vũ khí giết người.
Theo quyển “Luận Giảng Bộ Pháp Tụ” (Atthasalini), có năm (5) điều kiện để tạo thành tội ăn cắp, đó là:
a) Vật đó thuộc về sở hữu lương thiện của người khác về mặt pháp lý.
b) Biết rõ, ý thức rõ vật đó thuộc về người khác.
c) Có ý định ăn cắp.
d) Hành động lấy cắp phải xảy ra.
e) Việc ăn cắp đã xảy ra do hành động lấy cắp đó.

+ Phân Loại Hành Động Lấy Cắp “Những Thứ Không Được Cho”
Hành động lấy “Những Thứ Không Được Cho” có thể được phân thành những loại sau, đó là:
1) Trắng trợn nhất, là những hành động đe dọa, dùng vũ lực cướp bóc, trấn lột, bắt cóc, giựt túi, bóp ngay cả giữa ban ngày.
2) Loại thứ hai là ăn trộm, ăn cắp một cách lén lút, kín đáo mà chủ sở hữu không biết, như đột nhập vào nhà lấy tiền bạc, của cải, ăn trộm của công, của tư hay móc túi.
3) Loại thứ ba là lừa gạt, đưa ra những lời nói sai sự thật, làm cho nạn nhân tin tưởng để lừa, chiếm lấy tài sản của người khác.
4) Loại thứ tư là lừa đảo, mua gian bán lận, cân thiếu, bớt xén, bán gạo giao cám.
5) Loại thứ năm là giả mạo, buôn bán đồ giả mạo, làm hoặc sử dụng tiền giả, vàng, bạc… giả mạo, cố tình bán thuốc men giả.
6) Loại cuối cùng là, mặc dù trong có vẻ là tội nhẹ, nhưng thường xuyên xảy ra khắp nơi hàng ngày đó là hành động ăn cắp vặt, như nhân viên lấy những đồ đạc, vật dụng nhỏ trong chỗ làm…để đem về sử dụng miễn phí, khỏi tốn tiền mua, mà không được cho phép; Hay một cái mũ, nón, một cây dù của ai bỏ quên…cũng có khi ít người trả lại cho khổ chủ.

+Nguyên Nhân Của Hành Động Lấy Cắp “Những Thứ Không Được Cho”
Những hành động lấy cắp những thứ không được cho: Ăn cướp, ăn trộm, ăn cắp, trộm vặt… đều xuất phát từ căn Tham hoặc Sân, cả hai được đi kèm với Si mê, ngu dốt. Thông thường, hành động ăn cướp, trộm cắp thường xuất phát từ lòng Tham. Còn những hành động ăn cướp, trộm cắp không xuất phát từ ý muốn sở hữu hay sử dụng nó mà chỉ làm cho khổ chủ bị thiệt hại, khổ sở, là xuất phát từ lòng sân hận, thù ghét, ý muốn làm khổ người khác, vì mục đích trả thù, hay tương tự như vậy.

+ Những Yếu Tố Tạo Nên Mức Độ Nghiêm Trọng Của Tội Lấy Cắp Những Thứ Không Được Cho
Đó là những yếu tố quyết định tính nghiêm trọng, tính chất nặng nhẹ của hành động lấy cắp những thứ không được cho.Mức độ nặng nhẹ của hành động ăn cắp ăn trộm được quyết định bởi tính chất (phẩm chất) đạo đức của nạn nhân và giá trị của thứ bị lấy cắp.
Đầu tiên, ăn cắp từ những người đức hạnh hay những người từ thiện thì mang tội nặng, đáng chê trách hơn là ăn cắp từ những kẻ vô đạo đức hay những loại người khác.
Thứ hai, ăn cắp những đồ vặt, tài sản càng nhiều giá trị thì tội nặng hơn là ăn trộm những vật có giá trị nhỏ bé. Tuy nhiên, ở đây cần ghi nhớ rõ giá trị không phải chỉ là giá trị quy đổi ra bằng tiền. Ví dụ, việc lấy hay lấy cắp một bình bát của một tu sĩ dùng nuôi bản thân qua ngày vì mục đích tu hành cao cả thì chắc chắn là mang tội nghiêm trọng và đáng chê trách hơn là ăn cắp một ngàn USD từ một người giàu có. Tương tự, lấy hay đánh cắp mấy trang giấy của một bài soạn, một bài ghi chú của một học sinh hay sinh viên chuẩn bị vào phòng thi thì có thể mang tội nặng hơn là ăn cắp một cái TV của anh ta, vì việc không thi được hay thi rớt sau một thời gian học hành có thể sẽ làm người đó buồn bã thất vọng đến mức nào.
Cũng như tất cả những hành động vi phạm giới hạnh, mọi hành động trộm cắp cũng đều do tâm cố ý, tâm tạo tác và nguồn lực thúc đẩy là mức độ ô nhiễm hay vô đạo đức của người thực hiện mà ra, chính mức độ của hai nguyên nhân này cũng quyết định mức độ nặng nhẹ của tội của những hành động trộm cắp.
Và đa số những hành động cướp bóc, trộm cắp xuất phát từ nguyên nhân Sân hận, thù ghét cũng được cho là nghiêm trọng hơn, nặng tội hơn là nguyên nhân Tham lam bình thường. Như những vị trí trên, việc lấy hay ăn cắp một bình bát của một thầy tu chỉ vì ghét người ta, hay việc lấy vở sách của một người chuẩn bị đi thi để người này thi không được, hay việc lấy một chiếc xe đạp của một người chỉ để làm người đó không có phương tiện để đi làm hàng ngày nuôi thân nuôi gia đình thì đó không phải là những tội nhẹ về mặt lương tâm, đạo đức.
Nói chung, về mặt đạo đức, các bạn hay tập nghĩ một cách là: “Mức độ đáng thương của nạn nhân, chưa chắc thuộc về giá trị quy đổi ra tiền, càng nhiều thì tội hay mức độ đáng trách của người gây ra sẽ nặng hơn, dù về mặt pháp luật có thể người ta kết đó là một tội nhẹ”
tangbong tangbong tangbong tangbong
note : sẽ pót lần sau (Phần 3) Giới Hạnh Thứ ba: Không Tà Dâm
trích GIÁO TRÌNH PHẬT HỌC :
http://www.mediafire.com/download/zthab ... hatHoc.rar


Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách