Thập Thiện Nghiệp

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thập Thiện Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Để mình giải đáp thắc mắc của bạn audible thay cho bác battinh luôn. :)

Hỏi: Phật pháp lấy từ bi làm bổn hoài nên người xuất gia không mang giày da, vậy thì tại sao trong chùa còn dùng trống làm bằng da?

Ðáp: Bạn không phải là người đầu tiên hỏi câu này, người xưa đã hỏi rồi, cũng có điển tích nữa. Nhà Phật lấy: ‘từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa’, lúc nãy nói người đó ‘noi theo lý trí chứ không noi theo cảm tình’. Nếu vậy thì người xuất gia có thể mặc áo choàng bằng lông không? Ðược. Có khai duyên. Người trên bảy mươi tuổi, thể lực yếu đuối thì có thể, đây gọi là khai duyên. Vì họ phải giữ gìn thân thể và dùng thân mình để phục vụ đại chúng, đây cũng là từ bi; da của những động vật này được cúng dường cho pháp sư, pháp sư lại đem cúng dường đại chúng, như vậy những động vật này cũng có công đức! Cùng chung một đạo lý, tuy trống này làm bằng da bò, con bò này đã tạo tội nghiệp đọa làm súc sanh, nó rất may mắn, da nó được đem làm trống để trong chùa, trống được dùng để cảnh tỉnh đại chúng, công đức vô lượng!

Pháp sư Tịnh Không giảng

-----------

Lại như hiện tại còn lưu truyền chuyện cái trống bằng da người ở Ngũ Ðài Sơn cũng là chuyện nhân quả báo ứng thật rành rẽ đáng sợ vậy, xin kể rành rẽ. Đời Ðường, tại chùa Hắc Sơn ở mặt sau ngọn Bắc Ðài có nhà sư tên Pháp Ái làm Giám Tự hai mươi năm, lấy vật dụng của Chiêu Ðề Tăng tậu nhiều ruộng ở Nam Nguyên, để lại cho đồ đệ là Minh Hối. Pháp Ái chết liền sanh làm trâu ở nhà nọ tận lực một mình kéo cày trong ba mươi năm. Trâu vừa già vừa bệnh, chủ trại muốn đem trâu đổi lấy dầu. Ðêm ấy, Minh Hối mộng thấy vị thầy đã chết của mình khóc bảo: “Ta dùng tài sản của Tăng chúng để tậu ruộng cho ngươi. Nay đang làm trâu vừa già vừa còm cõi. Xin hãy lột da ta bịt trống, viết tên họ của ta trên trống. Mỗi khi lễ tụng liền đánh trống thì nỗi khổ của ta mới mong có ngày thoát khỏi. Nếu không, dù gò Nam Nguyên có biến thành biển xanh, ta vẫn chưa thể thoát khổ nổi!” Nói xong, phủ phục cả thân mình xuống. Minh Hối tỉnh giấc, chỉ mới nửa đêm liền thỉnh chuông nhóm chúng, kể cặn kẽ chuyện này. Sáng hôm sau, chủ trại ruộng báo con trâu già đã húc đầu vào cây mà chết. Minh Hối y theo lời trước, lột da trâu bịt trống, viết tên [thầy] lên trên, bán hết ruộng ở Nam Nguyên, được bao nhiêu tiền đem đãi cơm chư Tăng Ngũ Ðài hết. Minh Hối lại bán sạch cả y bát, vì vị thầy đã mất mà lễ sám. Sau đem trống ấy gởi vào điện Văn Thù ở Ngũ Ðài Sơn. Lâu ngày, trống hư, chủ chùa đem trống khác thế vào. [Thế gian] ngoa truyền là trống bịt bằng da người. Xem trong Thanh Lương Sơn Chí.

Ấn Quang Đại sư giảng


audible
Bài viết: 75
Ngày: 30/01/15 22:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: SAIGON

Re: Thập Thiện Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi audible »

Con xin cảm ơn Quý Thầy rất nhiều đã khai sáng cho con

A Di Đà Phật
audible


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thập Thiện Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Câu chuyện này tôi có đọc rồi, và trong kinh Phật cũng có nói về viêc giày dép, hình như là do ngài Xá Lợi Phất hỏi đức Phật, có người cúng dường giày dép bằng da súc vật thì có nên xử dụng không, Phật cấm không cho xử dụng, và bây giờ lại cho phép mang là tùy theo phương tiện để độ thân. :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách