Làm sao để tôi có thể tin bạn?

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Làm sao để tôi có thể tin bạn?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Thiện huynh Chú Hỉ kính,
Sự tác ý, hướng tâm đến bản chất thực sự của thân và tâm là Như lý tác ý. Đó là tuệ giác.
Đúng như thiện huynh hiểu, nhờ tác ý đúng, hướng tâm đúng bản chất thực sự của thân và tâm là Như lý tác ý, nhưng đây chỉ mới là '' tầm '', nhưng nếu lở sự tác ý sai thì chúng ta làm sao biết được !?, KD đã từng chính tai lắng nghe từ vị thầy giảng dạy, vừa lang nghe vừa tu tập từ tại chổ ngồi , tu tập từ giây từ sát na khi vừa tỉnh giấc ngủ cho tới khuya cho tới khi ngồi và ngã lưng nằm giường cho tới khi nào tâm không biết chi nhiều ngày như vậy, vậy mà vẫn không tránh khỏi sự tác ý hành sai.
quán chiếu trực tiếp về các tiến trình thân và tâm của hành giả.
Đây mới là '' tứ'', nhưng nếu chúng ta gọi đó là tuệ giác thì chưa hẳng là đúng lắm, tại sao !?
13 – việc khởi sinh các tốc hành tâm thiện trong Thiền Minh Sát có tên là tâm Thuận theo lẽ thật (saccānulomika) bằng cách thuận thứ để tri kiến tường tận Tứ Thánh Đế, gồm cả Niết-Bàn thông qua Đạo Tuệ và Quả Tuệ.
...!?

14 – tạo sự xoay liên tục của dòng tâm hộ kiếp, xoay đi xoay lại nhiều lần bằng ‘ý môn hướng tâm’, mang trong tâm bản chất của các pháp hữu vi, mang trong tâm các bản chất đó và liên tục giữ lại sự hướng tâm bằng việc thuận theo để tri kiến Tứ Thánh Đế thấu đáo. Như thế gọi là Như lý tác ý. Do năng lực của tác ý có trí tuệ đó mà một hành giả có thể tri kiến Tứ Thánh Đế.
...!?
1_tri kiến tường tận Tứ Thánh Đế, gồm cả Niết-Bàn thông qua Đạo Tuệ và Quả Tuệ.
2_ tri kiến Tứ Thánh Đế thấu đáo. Do năng lực của tác ý có trí tuệ đó mà một hành giả tri kiến Tứ Thánh Đế.

Hai câu trên mới thật là Tuệ giác.
Hành giả không phải chỉ hiểu trên kinh điển về lý tánh mà chưa hiểu giới định và huệ thì đó chỉ là kiến thức của tâm.
Đúng vậy ! mới chì là đọc kinh thôi, nhưng phải chịu khó lắng nghe pháp thoại nhiều còn phải tư duy nữa, nhưng không có nghĩa là vị thầy nào cũng giảng đúng theo những gì Đức Phật dạy, và cũng không có nghĩa là chúng ta tư duy đúng, huynh có đồng ý không !?.
Sau nhiều năm văn tư và tu, thấm nhuần chánh pháp rồi thì sự tác ý (hành uẩn) cũng điều là như lý tác ý. (ngoại trừ các bậc Thánh, thượng căn, duyên lành.) thì chúng ta phải đi từ bước một, bước một trong thánh đạo tám nghành. Giống như một anh chành kỹ sư có được bằng cấp ngày hôm nay là nhờ vào sự học tập nhiều năm. Chớ không phải là số anh sau này trở thành là kỹ sư đâu vậy. Hề hề.
Thiện huynh biết nhân sanh thánh đạo !? đạo lộ sanh khởi như thế nào không !?.

Anh đậu bằng cấp kỹ sư nhờ học thuộc lòng bài vở và nhớ các công thức, có chi khác với người học thuộc lòng kinh sách, sau đó thi đổ cái bằng cử nhân, tiến sĩ Phật học !?.
Đúng như anh chàng kỹ sư mà Huynh đã ví dụ không thể nào khác hơn. Tuệ văn và tuệ tư chưa đủ mà còn phải tuệ tu nữa.
Đúng vậy! câu này đã giải đáp hai câu trên rồi đó sao !?
Khi đã tác ý (như ý tác ý) thì sống ở đâu, hoàn cảnh nào cũng đi đôi với thiện nghiệp. (thân khẩu ý thanh tịnh)
khi đã tác ý đúng như lý rồi, thì đương nhiêu sống ở đâu, trong mọi hoàn cảnh nào cũng đều đem lại nhiều sự lợi ích cho thân tâm.
Do đó nhiều năm tôi học giáo lý đến nay thì chỉ mới bắt đầu hiểu kinh thôi, còn sống trong ảo tưởng (như thế giới ảo "Internet online'').
Nhờ biết sai chính là kim chỉ nam, nhờ vậy mới học hỏi và hiểu biết thêm nhiều, tâm trí càng hạnh thông sáng suốt, KD cũng nhờ vậy mà học sửa sai, các vị khi xưa cũng đã từng đi qua con đường này.
Tư duy thì cũng phải dựa vào các danh tăng học hỏi mới hiểu thêm chút đỉnh, sau này có lẽ là nhờ Huynh hổ trợ thêm.
Nếu chúng ta còn có duyên với nhau thì KD hoan hỉ không ngại, ngoại trừ mạng sống vô thường khó tránh khỏi.
Tu (Hành) Tứ Niệm Xứ chỉ mới bắt đầu:
Khi mà tiếp súc với xã hội, làm việc cho xã hội thì vẫn còn bị ý thức dẫn chớ không thể nào ''như ý tác ý''.

Có lẽ cuộc sống còn lại, tôi sẽ dành nhiều thời gian cho công việc xã hội và gia đình nhiều hơn là sống theo thế giới ảo hiện này.
Khi đã tác ý (như ý tác ý) thì sống ở đâu, hoàn cảnh nào cũng đi đôi với thiện nghiệp. (thân khẩu ý thanh tịnh)
khi đã tác ý đúng như lý rồi, thì đương nhiêu sống ở đâu, trong mọi hoàn cảnh nào cũng đều đem lại nhiều sự lợi ích cho thân tâm.
Tu tập là gì ? Tu là tâm phải nhận biết sai để sửa sai trở nên tốt đẹp hơn, tập là những thói hư tật xấu, tu tập là tâm nhận phải biết những thói hư tật xấu nào là sai để chân thật sửa lỗi ấy, buông bỏ và buông xả bỏ những thói hư tật xấu ấy không ngoài tham ái, sân hận, si mê.

Thật lòng hoan hỉ khi đàm đạo với thiện huynh.

Kính,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách