Làm sao để tôi có thể tin bạn?

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Làm sao để tôi có thể tin bạn?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

chanhhoitrong_123 đã hỏi ''Làm sao mình biết đề mục nào phù hợp với mình, nế́u nương nhờ một vị thầy nhiều kinh nghiệm thì e hơi khó bởi vì thời nay cách xa PHật quá nên sư tăng chứng đạo quá ít và tu giả nhiều quá.''

Cùng với nghĩa là ''Làm sao để tôi có thể tin bạn'' ?

- Bạn có thể lấy một số bài của các vị danh sư đưa vào diễn đàn hoặc giả một số kinh điển của các Danh Tăng soạn giả đương thời đem vào đây để chứng minh cho lời nói bạn, nhưng sự thật ra thì bạn chỉ là người sao chép lại thôi. Mà nếu sao chép lại thì ai làm cũng được, kẻ ngoại đạo vẫn copy và pha chế ít chữ rồi cũng xong. Nên đây không gọi là chánh tín.

- Bạn cũng có thể nói theo lời kinh

“Này Ananda, nếu trong các ngươi có người nghĩ rằng: “Lời nói của bậc Ðạo sư không còn nữa. Chúng ta không có Ðạo sư (giáo chủ)”. Này Ananda, chớ có những tư tưởng như vậy.

Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp Luật ấy sẽ là Ðạo Sư của các Ngươi.”



“Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, Này Ananda là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.” (Kinh Trường Bộ, bài Kinh Đại Niết Bàn).


Vậy, qua bài kinh Trường Bộ, Kinh Đại Niết Bàn, khi mà bạn còn do dự của nghi vấn chưa chánh tín, bạn có thể dựa vào Pháp họcgiới luật. Nhưng tới đây thì chỉ là một phần căn bản thực học của mỗi người chưa đủ chứng minh, nhưng tôi nghĩ, bạn cũng chưa đủ tin!

Do đó, chúng ta phải giao lưu bằng chính bản thân mình, để nói đến chính bản thân bạn. Nôm na là sự thực hành của tôi thế nào, thì bạn cũng tương tự như thế ấy.

Tóm lại người hỏi cũng như người trả lời phải cùng một quan điểm tương đối, đúng với logic xã hội và cùng một giáo lý thì việc giao lưu đó mới thành công và đầy đủ Chánh tin cho mình và người.

Chỉ có vậy, nếu bạn chưa đủ tin thì chúng ta sẽ đi sâu vào Giới học, Định học và Huệ học của mỗi người xem sao?

(Còn tiếp...)
********

Không biết là tôi viết như vậy, có phá được cái nghi tình của bạn chưa, mời bạn @chanhhoitrong_123 cho ý kiến. Hề hề.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Làm sao để tôi có thể tin bạn?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Bạn cũng từng nghe các thầy thuyết pháp, đọc và thấy ở các diễn đàn cộng đồng Phật giáo, thành viên online. Khi mà tranh luận thiếu tư duy, bàn cải không đúng lập trường logic, đúng lý hay không rõ lý. Thì đem bài kinh này ra để che lấp cái chổ "không biết, đuối lý''...

Kinh Kàlàmà

Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy về lòng tin chân chánh:

“Này các Kàlàmà! Chớ vội tin vì nghe truyền thuyết,
Chớ vội tin vì nghe truyền thống,
Chớ vội tin vì nghe người ta nói đồn,

Chớ vội tin vì được Kinh Tạng truyền tụng,
Chớ vội tin vì nhân lý luận siêu hình,
Chớ vội tin vì đúng theo một lập trường,

Chớ vội tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện,
Chớ vội tin vì phù hợp với định kiến của mình,
Chớ vội tin nơi xuất phát có uy quyền,

Chớ vội tin vì bậc Sa Môn là đạo sư của mình v.v..


Nhưng ít khi chịu phân tích thế nào là thế nào về phần sau cùng của kinh Kàlàmà này.

Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào tự mình biết rõ như sau:

“Các pháp này bất thiện, Các pháp này là có tội lỗi, Các pháp này bị người có trí chỉ trích, Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau.

Thời này, Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng không nên tin theo”.

Tất nhiên, bạn muốn có Chánh tín trước bạn phải có học Chánh kiến, hiểu và thực hành theo Chánh kiến.

Hay ngược lại bạn không có chánh kiến thì không thể nào có chánh tín với một ai và luôn cả chính ngay bản thân của bạn cũng vậy.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Làm sao để tôi có thể tin bạn?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

:) Thiện Huynh hữu kính,

Thông thường chúng ta thường phát biểu sự cảm súc về ''Tâm và tánh''. Sơ giao với mình hay đối ngoại. Hay dạy bảo con cái thì chỉ nói ''Tánh nó thường hay sân giận; nóng tính...'' nhưng tâm nó hiền lắm.v.v.(Theo tâm lý thế gian, thì ai ai cũng hiểu tâm và tánh là hai sự khác nhau. Người đời muốn tu sửa là chỉ sửa cái tánh. Còn tâm ở đâu, hay tâm làm gì, không ai biết!)

Khi đã vào giáo lý Phật giáo sơ bộ thì càng rối rắm nhiều hơn, giữa tâm và ý (hay tâm và thức?)

Trích dẫn Phật học: ý (manas) cũng được xem như một giác quan (căn) (indriya) như mắt hay tai.
"Mana" tượng trưng cho đặc tính chủ trương của Tâm (Citta).
Trong khi đó, thức (Viññvāna) biểu hiện cho sự chứa đựng cái biết của việc làm do tâm vọng động. Còn các nhà cổ ngữ học, thì các chữ Citta (चित्त), Viññāna (विञ्ञान), và Mana (मन): Tâm, Tâm thức, tâm linh, thức tánh, tinh thần…
Hề hề! ai diễn tả đúng, bên Đại thừa Phật giáo ''Tâm dẫn đầu các pháp'' tức chỉ hàng phục ''Tâm'' thì mới có sự giác ngộ.
Lại có người đề quyết ''Ý dẫn đầu các pháp'' theo như các bài giáo lý rải rác khắc các kinh điển PGNT thì dạy chúng ta từ bỏ ngũ dục, tức là điều phục ''ý''. Có phải như vậy không, các huynh đệ ?
Khongduyen123 đã viết: Ví một lưới nhện có 5 sợi tơ (nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân căn) mỗi chơn con nhện dính liền với sợi tơ, thân con nhện ví cho'' ý căn'', khi một con mồi vướng vào sợi tơ làm rung động chơn con nhện,'' thức '' của căn ấy được phát sanh.
Đây là sự trùng hợp với nho giáo ''Nhân chi sơ tính bản thiện''. Em bé chưa có cảm biết về ý căn là gì? (tương tự như người mù bổn sinh thì không bao giờ biết màu sắc như thế nào để diễn tả?)

Nhưng theo lý nhân duyên: thức dẫn đi thọ sanh. Thì có dạy theo duyên khởi từ ''Vô minh; hành; thức; danh sắc; lục nhập...v.v. (lục nhập tức là nhãn nhĩ tỉ thiệt thân căn và ý căn?)

Viết ngày 4-2-2015 (còn tiếp...)

Do vậy, trong vấn đề tu học hay tu sửa, chúng ta dễ lầm lẫn tưởng tri cũng là tuệ tri.
Ví dụ như tham khảo một bài giáo lý hay. Thì tưởng rằng đó là tuệ tri (liễu nghĩa, trải nghiệm, thực hành qua...) nhưng thật sự chúng ta vẫn còn đầy đủ các vọng tưởng phàm phu (tưởng tri).
Hay tóm lại chúng ta đang dùng thức thực (sự hoan hỉ của ý dục) lầm cho là tuệ tri.

Nói một cách dễ hiểu hơn như Ngài Lục Tổ chỉ nghe 1 câu kinh Kim Cang mà ngộ đạo, còn ta đọc kinh, sao chép hơn 10 năm, chẳng những không ngộ được mà tánh tham sân si vẫn còn y nguyên.

Còn nặng hơn, lại có người chấp lời giáo lý trong Nguyên Thủy lại cho là ý mình... rồi chê bai các sư trưởng danh Tăng, bát bỏ kinh điển cho là ngụy tạo, nhục mạ đồng đạo. :) Hết thuốc chửa. :)

Mong Thiện huynh hữu chia sẻ thêm. Kính.
*************************************************************************
Khongduyen123 đã viết:
Chú Hỉ đã viết::)
Khongduyen123 đã viết: Ví một lưới nhện có 5 sợi tơ (nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân căn) mỗi chơn con nhện dính liền với sợi tơ, thân con nhện ví cho'' ý căn'', khi một con mồi vướng vào sợi tơ làm rung động chơn con nhện,'' thức '' của căn ấy được phát sanh.
Đây là sự trùng hợp với nho giáo ''Nhân chi sơ tính bản thiện''. Em bé chưa có cảm biết về ý căn là gì? (tương tự như người mù bổn sinh thì không bao giờ biết màu sắc như thế nào để diễn tả?)
tangbong
Thiện huynh Chú hỉ hỏi hay đấy chứ, nhưng kd không biết nho giáo dạy gì cả, KD lấy ví dụ một người tu tập thân tâm quán ''vô sở vô trụ '' một hôm đi dạo dưới hàng cây, có vật va chạm đập vào loa vành lổ tai, người ấy ngước mặt nhìn lên trời, mắt thấy ''sắc'' thật của cành cây và lá, sau đó mắt thấy đâu là cây cành đâu là lá cây, cành lá bất đầu rung, và tai nghe ''tiếng'' xào sạc cành lá va chạm, sau đó thần kinh thân biết xúc chạm, và sau cùng thân mới biết nóng hay lạnh, viết ra thì thật là dài, nhưng những sự việc trên được tiếp diễn liên tục khoãng một hai giây đồng hồ.

Những câu khác KD xóa bỏ, thiện huynh biết _do nhân gì ? do duyên gì ? không ?

Kính,
Huynh Khongduyen kính,
Có thể nào Huynh hoan hỉ cho biết do nhân gì? và do duyên gì phải xóa và không cần thiết?

Có thể là Hỉ đã hiểu lầm ở đoạn này chăng. Xin trích dẫn:

Đây là sự trùng hợp với nho giáo ''Nhân chi sơ tính bản thiện''. Em bé chưa có cảm biết về ý căn là gì? (tương tự như người mù bổn sinh thì không bao giờ biết màu sắc như thế nào để diễn tả?)

Nhưng theo lý nhân duyên: thức dẫn đi thọ sanh. Thì có dạy theo duyên khởi từ ''Vô minh; hành; thức; danh sắc; lục nhập...v.v. (lục nhập tức là nhãn nhĩ tỉ thiệt thân căn và ý căn?)


Hỉ đính chánh đại ý như vầy: Khi Đứa bé mở mắt ra đời thì chưa thọ nghiệp vì ý chưa bị nhiểm hoàn toàn trong sạch, nhưng trong 12 nhân duyên, nghiệp thức dẫn đi tái sanh thì có tâm thức và ý tánh chủng tử của tiền kiếp (Tánh ác hay thiện...) Ví dụ người mù bổn sinh cũng giống như vậy.

- Rồi sau đó, từ từ đứa bé mới nhận thức cái: đói, no, lạnh, nóng...do 5 dục căn tăng trưởng (mắt, mủi, miệng..,) tiếp súc với 5 trần, sanh ra 5 thức.

Rồi kế đó là ý căn của đứa bé mới có cảm giác và thu thập từ 5 trần, rồi mới sanh ra 5 thức mà chấp trước là âm thanh; mùi vị, sắc màu... là của ta (ý).

Tới giai đoạn 2 của Ý đứa bé là: Lâu dần lâu dần thì sanh ra ý thức. Ví dụ khi thấy ai nói về trái chanh, thì ý thức chỉ cần nghe thôi là biết hình thù trái chanh, màu sắc trái chanh, vị chua của trái chanh và khi suy tưởng như vậy thì Ý căn sanh khởi... rồi tự nhiên não làm việc gửi về vị giác... Hi hi chảy nước miếng...Hết. Đây mới tạo thành nghiệp, thành tánh.
(Giai đoạn này là gia đoạn mà người Phật tử hiểu và khi đã hiểu, nguyên do tại sao ta thông minh tự có sẳn hay là do 5 căn trần thức mới có.v.v. Kiến thức trong kinh là do tự học rồi có trí huệ/vọng thức? HT. Viên Minh đã nói rất rõ. Hỉ sẽ trích từng phần qua bên chủ đề ''Tâm thư Khẩn thỉnh'' để thành viên tự tham khảo. )

Ý căn, ý thức thì Hỉ diễn tả là như vậy. :) kinhle

(p/s. Chủ đề bên TÂM THƯ KHẨN THỈNH có vẽ hơi sô bồ, khó mà tiếp thu hết ý của Huynh, nên có nhả ý chuyển vào đây cho tiện. :) kinhle Thank)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Làm sao để tôi có thể tin bạn?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Chú Hỉ đã viết:
Kinh Kàlàmà

Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy về lòng tin chân chánh:

“Này các Kàlàmà! Chớ vội tin vì nghe truyền thuyết,
Chớ vội tin vì nghe truyền thống,
Chớ vội tin vì nghe người ta nói đồn,

Chớ vội tin vì được Kinh Tạng truyền tụng,
Chớ vội tin vì nhân lý luận siêu hình,
Chớ vội tin vì đúng theo một lập trường,

Chớ vội tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện,
Chớ vội tin vì phù hợp với định kiến của mình,
Chớ vội tin nơi xuất phát có uy quyền,

Chớ vội tin vì bậc Sa Môn là đạo sư của mình v.v..


Nhưng ít khi chịu phân tích thế nào là thế nào về phần sau cùng của kinh Kàlàmà này.

Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào tự mình biết rõ như sau:

Các pháp này bất thiện, Các pháp này là có tội lỗi, Các pháp này bị người có trí chỉ trích, Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau.

Thời này, Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng không nên tin theo”.
Hề hề! ai diễn tả đúng, bên Đại thừa Phật giáo ''Tâm dẫn đầu các pháp'' tức chỉ hàng phục ''Tâm'' thì mới có sự giác ngộ.
Lại có người đề quyết ''Ý dẫn đầu các pháp'' theo như các bài giáo lý rải rác khắc các kinh điển PGNT thì dạy chúng ta từ bỏ ngũ dục, tức là điều phục ''ý''. Có phải như vậy không, các huynh đệ ?

Do vậy, trong vấn đề tu học hay tu sửa, chúng ta dễ lầm lẫn tưởng tri cũng là tuệ tri.
Ví dụ như tham khảo một bài giáo lý hay. Thì tưởng rằng đó là tuệ tri (liễu nghĩa, trải nghiệm, thực hành qua...) nhưng thật sự chúng ta vẫn còn đầy đủ các vọng tưởng phàm phu (tưởng tri).
Hay tóm lại chúng ta đang dùng thức thực (sự hoan hỉ của ý dục) lầm cho là tuệ tri.


Còn nặng hơn, lại có người chấp lời giáo lý trong Nguyên Thủy lại cho là ý mình... rồi chê bai các sư trưởng danh Tăng, bát bỏ kinh điển cho là ngụy tạo, nhục mạ đồng đạo. :) Hết thuốc chửa. :)
Có thể là Hỉ đã hiểu lầm ở đoạn này chăng. Xin trích dẫn:

Đây là sự trùng hợp với nho giáo ''Nhân chi sơ tính bản thiện''. Em bé chưa có cảm biết về ý căn là gì? (tương tự như người mù bổn sinh thì không bao giờ biết màu sắc như thế nào để diễn tả?)

Nhưng theo lý nhân duyên: thức dẫn đi thọ sanh. Thì có dạy theo duyên khởi từ ''Vô minh; hành; thức; danh sắc; lục nhập...v.v. (lục nhập tức là nhãn nhĩ tỉ thiệt thân căn và ý căn?)

Hỉ đính chánh đại ý như vầy: Khi Đứa bé mở mắt ra đời thì chưa thọ nghiệp vì ý chưa bị nhiểm hoàn toàn trong sạch, nhưng trong 12 nhân duyên, nghiệp thức dẫn đi tái sanh thì có tâm thức và ý tánh chủng tử của tiền kiếp (Tánh ác hay thiện...) Ví dụ người mù bổn sinh cũng giống như vậy.

- Rồi sau đó, từ từ đứa bé mới nhận thức cái: đói, no, lạnh, nóng...do 5 dục căn tăng trưởng (mắt, mủi, miệng..,) tiếp súc với 5 trần, sanh ra 5 thức.

Rồi kế đó là ý căn của đứa bé mới có cảm giác và thu thập từ 5 trần, rồi mới sanh ra 5 thức mà chấp trước là âm thanh; mùi vị, sắc màu... là của ta (ý).

Tới giai đoạn 2 của Ý đứa bé là: Lâu dần lâu dần thì sanh ra ý thức. Ví dụ khi thấy ai nói về trái chanh, thì ý thức chỉ cần nghe thôi là biết hình thù trái chanh, màu sắc trái chanh, vị chua của trái chanh và khi suy tưởng như vậy thì Ý căn sanh khởi... rồi tự nhiên não làm việc gửi về vị giác... Hi hi chảy nước miếng...Hết. Đây mới tạo thành nghiệp, thành tánh.
(Giai đoạn này là gia đoạn mà người Phật tử hiểu và khi đã hiểu, nguyên do tại sao ta thông minh tự có sẳn hay là do 5 căn trần thức mới có.v.v. Kiến thức trong kinh là do tự học rồi có trí huệ/vọng thức? HT. Viên Minh đã nói rất rõ. Hỉ sẽ trích từng phần qua bên chủ đề ''Tâm thư Khẩn thỉnh'' để thành viên tự tham khảo. )

Ý căn, ý thức thì Hỉ diễn tả là như vậy. :) kinhle


Cho nên chúng ta đừng câu nệ hay sùng kính kinh điển một cách quá đáng.
Kinh điển của Phật, của Thánh nhân, của các vị Thiền sư đắc đạo thì tất nhiên là đáng kính, đáng học, nhưng không phải kinh điển nào cũng đáng tin cậy.

Kinh điển nào chỉ thuần là quan niệm, tư kiến, luận thuyết, lý tưởng thì chỉ có thể thỏa mãn những tầm cầu của lý trí vọng thức chứ không giúp chúng ta thấy được cái thực, vì thế không nên tin tưởng, sùng kính một cách hoàn toàn.

Phải để mọi tình cảm thiên vị, mọi tư kiến, quan niệm và ngôn ngữ qua một bên để trả kinh về với vô ngôn thì chân lý sẽ tự hiển bày.
Cho nên, khi một vị Thánh đã hoàn toàn giác ngộ, thường tuyên bố rằng:

“Bây giờ lời dạy của Đức Phật không còn trống rỗng (như chỉ là một mớ ngôn từ) nữa”
. (Còn tiếp...)
(Tác giả: HT Viên Minh).
Kính Thiện huynh Chú Hỉ.
KD lấy ví dụ có một người sanh ra và sống ở một làng thôn xa hẻo lánh, khi về già người này mới rời bỏ làng để đi du ngoại, một hôm đi đến một cái thôn làng lạ, trời nắng nóng chan chan khiến ông lão khát nước mới vào một nhà gần đó xin nước uống, phong tục của làng này thường uống nước chanh để giải khát, thế là người ở trong nhà đó đem cho ông lão một tách nước chanh, ông lão buột miệng nói '' sao nước này mặn quá '', người kia nói''tôi đâu có bỏ muối đâu mà ông lão bảo mặn quá ?'' ông lão nghe vậy bụng hơi giận nhưng nghĩ mình khát nước vào nhà người xin nước uống cho đở khát nên tâm bớt nóng nói '' anh trẻ uống thử xem tôi có trách lầm anh không ?'' người này đưa tách nước lên miệng nếm thử '' chua lắm '' ông lão nói '' mặn lắm '', anh kia cãi lại '' chua lắm'' nhưng ông lão nhất quyết cho là mặn lắm, thế rối anh này mới nắm tay ông lão kéo ra vườn cây chanh rồi nói '' đó ông lão xem đi, tôi hái mấy trái chanh ở trên cây này để làm nước đãi ông lão đấy '' ông lão ngước mặt nhìn cây này rồi ''tôi nói có sai đâu anh hái trái muối nước cho tôi uống nên mặn là phải rồi !'' anh kia cãi lại ''đó là trái chanh sao ông lão bảo trái muối '' mấy người hàng xóm kế nhà anh này nghe cãi vả ồn ào nên ra ngoài xem thử, khi họ nghe ông lão bảo trái chanh là trái muối họ phá lên cười bảo ông lão nói sai, ông lão giận lắm mới móc một quyển sách đã cũ lật ra một trang rồi nói với họ rằng '' ông bà cha mẹ tôi dạy như vậy, đây nè quyển sách này có hình cây và trái này nè mấy ông bà xem thử giống như trang cây trồng ờ đây, là cây trái muối đấy, tôi đâu nói sai '' mọi người nghe vậy nhìn xem quyển sách rồi họ phá lên cười to '' quyển sách này viết sai đấy vậy mà ông lão lại tin, nhưng ông lão và những người ở làng này cứ cãi nhau không ai bảo mình sai cả.
Trái muối hay trái chanh ''tên gọi'' có thật sự quan trọng không ? hay cái ''vị biết'' trên đầu lưỡi ?
Phải để mọi tình cảm thiên vị, mọi tư kiến, quan niệm và ngôn ngữ qua một bên để trả kinh về với vô ngôn thì chân lý sẽ tự hiển bày.
Cho nên, khi một vị Thánh đã hoàn toàn giác ngộ, thường tuyên bố rằng:

“Bây giờ lời dạy của Đức Phật không còn trống rỗng (như chỉ là một mớ ngôn từ) nữa”
. (Còn tiếp...)
(Tác giả: HT Viên Minh).
Con nít khi mới sanh đời nó có mắt cho tới khi chúng ta tập đi, chúng ta nhìn biết màu sắc nhưng chưa biết tên gọi, chúng ta ai cũng đã qua giai đoạn này rồi,người mù bổn sanh biết màu sắc này không ? hay chỉ nghe nói lại (như ông lão ở trên ?) chỉ biết bằng tưởng tri ?

Chúng ta đọc kinh văn từ những vị thánh nhân hay là của người phàm nhân viết diễn tả lại ? đừng tìm kiếm đâu xa bây giờ nhiều lắm, đang mở cửa địa ngục cùng nhau lao vào ?

KD nhờ kinh Kàlàmà này nên tránh được nhiều điều hiểu biết sai, nếu không nhờ vậy sau này xuống địa ngục rồi, KD không sân hận hay buồn ai hết, chỉ thấy tội nghiệp thôi, ai không hiểu nặng lời thì KD chỉ làm thinh thôi, đều do nghiệp cả không phải tự nhiên không làm mà có đâu, khi có duyên thì viết vài hàng chia sẽ, Đạo huynh Chú Hỉ hảy thận trọng coi chừng gây oan trái đấy, những gì đạo huynh đọc cũng chỉ là kinh nghiệm của người khác thôi, tu không phải dể đâu nhé, không phải chỉ học vài ba câu rồi tự suy tự diễn, hay đọc hết tất cả kinh văn là thành thánh nhân đâu,nhiều người lầm tưởng lắm đấy, trong bài viết của đạo huynh đều có tất cả câu trả lời rồi, không cần KD viết ra thêm cho dài dòng thêm. cafene

Kính,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Làm sao để tôi có thể tin bạn?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Khongduyen123 đã viết:Kính Thiện huynh Chú Hỉ.
KD lấy ví dụ có một người sanh ra và sống ở một làng thôn xa hẻo lánh, khi về già người này mới rời bỏ làng để đi du ngoại, một hôm đi đến một cái thôn làng lạ, trời nắng nóng chan chan khiến ông lão khát nước mới vào một nhà gần đó xin nước uống, phong tục của làng này thường uống nước chanh để giải khát, thế là người ở trong nhà đó đem cho ông lão một tách nước chanh, ông lão buột miệng nói '' sao nước này mặn quá '', người kia nói''tôi đâu có bỏ muối đâu mà ông lão bảo mặn quá ?'' ...
...mọi người nghe vậy nhìn xem quyển sách rồi họ phá lên cười to '' quyển sách này viết sai đấy vậy mà ông lão lại tin, nhưng ông lão và những người ở làng này cứ cãi nhau không ai bảo mình sai cả.
Trái muối hay trái chanh ''tên gọi'' có thật sự quan trọng không ? hay cái ''vị biết'' trên đầu lưỡi ?
***************
...KD nhờ kinh Kàlàmà này nên tránh được nhiều điều hiểu biết sai, nếu không nhờ vậy sau này Đạo huynh Chú Hỉ hảy thận trọng coi chừng gây oan trái đấy, những gì đạo huynh đọc cũng chỉ là kinh nghiệm của người khác thôi, tu không phải dể đâu nhé, không phải chỉ học vài ba câu rồi tự suy tự diễn, hay đọc hết tất cả kinh văn là thành thánh nhân đâu,nhiều người lầm tưởng lắm đấy, trong bài viết của đạo huynh đều có tất cả câu trả lời rồi, không cần KD viết ra thêm cho dài dòng thêm. cafene Kính,
Huynh KD kính,
Qua sự ví dụ câu truyện của ông lão như trên, có phải là Huynh đã nhắc khéo về ''Kiến thủ kiến" ?
Lời khuyên kế tiếp... những gì đạo huynh đọc cũng chỉ là kinh nghiệm của người khác thôi..., ?
Xin trả lời với Huynh về kiến thủ kiến, Hỉ đã nghĩ suy chắc là không có, nếu có thì tại sao mở thread ''Làm sao tôi có thể tin bạn? -Thôi, chờ thời gian sau, từ từ nhận xét. Chuyển đến những cái còn quan trọng hơn chưa kịp hỏi Huynh để giải đáp.

- Có lẽ là từ ngữ chưa đủ duyên, về kiến thức văn hóa của tôi quá kém để viết ra cái ý mình muốn phát biểu, Thiết nghĩ vấn đề này, tạm ngưng đề tài Tâm và ý hay tâm và tánh. Vì nó Không phải là vấn đề chánh, mà Hỉ yêu cầu.

Cái mà Chú Hỉ cần ở nơi Huynh, là cần sự kinh nghiệm thực hành đã có để chia sẻ truyền đạt cảm hứng lại cho cộng đồng. Bởi nguyên do này đã dự định và đã mời Huynh qua đây bàn thảo, mong sự thông cảm và hoan hỷ bỏ qua những việc lặc dặc cỏn con vừa qua. kinhle thank :) tangbong cafene
Hề hề, sau khi dùng xong ly trà, Hỉ sẻ copy bài tiếp theo: :)
Khongduyen123 đã viết: KD tập theo cách của con nít chưa biết nói, rất đơn giản tức là trực nhận xúc từ nơi thần kinh ngoài da tức là đứng biết đứng, ngồi biết ngồi, không xuyên qua một tư tưởng nào, nếu có một tư tưởng nào sanh lên lập lại thì KD biết đó là thức tri, còn biết xúc cảm thọ (nóng lạnh ) đều đều (biết tưởng tri)hoặc tâm biết không rõ ràng tức là tâm đang dần dần rơi vào trạng thái hôn trầm, hãy quan sát một cách tự nhiên và nhiệt tâm hướng tâm về cảm thọ xúc toàn thân, cái cảm thọ xúc mới, cách tập của KD là tác ý cứ đứng và ngồi trên ghế được lặp đi lặp lại liên tục cho tới chừng nào tâm thuần thục biết xúc cảm thọ hiện tại thật rõ ràng mới thôi, rồi mới đi dạo vài vòng, quán thân trong thân, an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm có thể tập làm mỗi ngày cho thuần thục sao đó mới thôi.
Huynh Khongduyen kính,
Hỉ đang tu tập như Huynh nói vậy, phải mất hơn 5 trời, mới thấy được có chút chút công phu.1 Tức là các vọng tưởng, vọng thức (tưởng tri, thức tri) điều dẹp qua một bên,2 chỉ hằng sống với tâm thức tỉnh giác. 3 Như trẻ nít là ăn biết mình ăn, ngủ biết mình ngủ, lễ Phật biết mình lễ Phật... 4 Có lẽ khác về phương tiện thực hành riêng biệt.
tangbong
Khongduyen123 đã viết:1_ phiền não ngủ ngầm đấy, KD bị nhiều rồi...hi..hi.. chừng nào KD hết các loại này thì mới xong.
2_ Chỉ có các vị vô sanh mới thật sự là hánh giả, còn chúng ta chỉ tạm gọi là giả hành.
3_ Người lớn từ con nít trưỡng thành mà già theo thời gian nên chuyện ăn uống, ngủ nghỉ rất thiện xảo và điêu luyện nên luân hồi sanh tử lên xuống vào 4 cõi thấp giống như ăn cơm bửa vậy, chừng nào biết sợ thì mới ăn uống, ngủ nghỉ đúng với thiên nhiên, KD đi tham quan nhiều rồi nên bây giờ chán sống theo cách đó...hi...hi.....
4_ Có thể buông bỏ cái nhỏ này nắm bắt cái lớn khác, hoặc buông xả cái gì mình ''không thích'', KD nhờ vậy mới có thêm kinh nghiệm. hi..hi....
Xin hỏi, phiền não ngủ ngầm của Huynh bị nhiều rồi, có thể chia sẻ cái nguyên do tu tập và bị cái phiền não đó... tangbong cafene Mời Huynh uống trà đàm đạo.

Hi hi Kính.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Làm sao để tôi có thể tin bạn?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Khongduyen123 đã viết:Kính các đạo hữu,
Vị ấy như lý tác ý: "Ðây là khổ", như lý tác ý: "Ðây là khổ tập", như lý tác ý: "Ðây là khổ diệt", như lý tác ý: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ.” (Kinh số 02 – Trung Bộ kinh)
(3) “Này các Tỷ-kheo, và vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, tuệ tri các pháp cần phải tác ý, tuệ tri các pháp không cần phải tác ý. Vị này, nhờ tuệ tri các pháp cần phải tác ý, nhờ tuệ tri các pháp không cần phải tác ý, nên không tác ý các pháp không cần phải tác ý và tác ý các pháp cần phải tác ý.
hỏi : Do nhân gì ? do duyên gì ? đoạn kinh văn trên viết '' Như lý tác ý '' và đoạn kinh văn dưới viết '' tác ý'' chỉ có hai chữ ?
Chư đạo hữu có nhận những ra điều bỏ sót này không ?

KD biết có người nghe pháp thoại dạy về các trạng thái của tâm nhưng phải học mất gần 10 năm liền mới thực sự mới hiểu rõ về nó, một người thân của KD cũng mất thời gian hơn 7 năm, còn pháp vô ngã phải mất 8 năm dài, đây chỉ mới là học thôi đó ! các đạo hữu có nhận ra các vị trên chỉ nghe pháp thoại lần đầu mà lại chứng đạo quả quá dể dàng không ?

Những bài kinh mà các vị đạo hữu đem trích vào đây nếu đem ra phân tách tỉ mỉ cũng phải mất một thời gian rất dài, không phải chỉ hiểu một cách quá vội vàng và quá đơn giản như vậy đâu, vì mỗi bài kinh văn hàm nghĩa rất rộng tùy thuộc vào mỗi trường hợp khác nhau được mà được hiểu khác nhau, nhưng với một vị đã tu tập qua thì ngược lại rất đơn giản dể dàng thấu triệt, KD thì cũng học được một chút chút......hi..hi......

Kính,
....................................................
PS: ....hi..hi...là thương lắm đấy!
Kính Huynh KD, Hỉ thấy bài này đã lâu và cũng chưa làm thỏa đáng 2 động từ ''Tác ý'' và ''Như ý tác ý''. Mong Huynh giúp một lần nữa nhe.
Có rất nhiều người nghĩ rất đơn giản, nghĩ mật mờ, nghĩ trù tượng ''Như ý tác ý'' chỉ là chánh niệm.
(tóm lại có người chưa hiểu tầm quan trọng của động từ chân đế ''Như ý tác ý'' mà trong các kinh Phật dạy, có phải là một pháp môn hay không? Và Tác ý nghĩa là gì? )

Riêng cá nhân mình, chỉ hiểu bằng những ví dụ:
- Nếu ''Như ý tác ý'' là năng, thì ''tác ý'' phải là sở.
- Nếu ''Như ý tác ý'' là trục của bánh xe, thì ''tác ý'' phải là vành xe.
- Nếu ''Như ý tác ý'' là Tâm , thì ''tác ý'' phải là ý.

Như vậy, có người trả lời ''Như ý tác ý'' là có sẵn trong lúc hành thiền, là có sẵn trong Chánh Niệm, hay là có sẵn trong tứ niệm xứ.v.v. ? - Theo Huynh có quá đơn giản vậy hay không? Hi hì xin mời cafene


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Làm sao để tôi có thể tin bạn?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

...hiểu thế nào về "Như ý tác ý'' theo Thiền minh sát, theo 14 câu hỏi của bài trích dẫn dưới đây:

Huynh KD kính cùng chư thiện hữu mến, có thể xem lại bài trích dẫn này:

Diễn giải theo Thiền Minh Sát hay Thiền Tuệ (Vipassanā)

1.Tuệ giác bên trong không phải là kết quả từ kiến thức không thôi mà phải được thành tựu thông qua công phu hành thiền, quán chiếu trực tiếp về các tiến trình thân và tâm của hành giả.
Sự tác ý, hướng tâm đến bản chất thực sự của thân và tâm là Như lý tác ý.
...!?

2. Nhiều Kinh văn và Chú giải thường giải thích Như lý tác ý là mang trong tâm, để trong tâm cách thấy vô thường là vô thường, thấy khổ là khổ, thấy vô ngã là vô ngã, và thấy bất tịnh là bất tịnh.
...!?

3.Chú giải của ‘Kinh Phật Thuyết Như Vậy’ cho rằng: Như lý tác ý là mang trong tâm cách thấy vô thường, v.v… là vô thường, v.v… trở tâm tới lui nhiều lần, nhận biết, hướng tâm, chú tâm, thuận theo tính vô thường.
...!?

4.HT. Mahāsi chỉ rằng Như lý tác ý là suy xét bản tính vô thường, dễ hoại diệt của vạn vật, và dễ dàng chấp nhận mọi kết quả.
...!?

5.Trong việc hành thiền Minh Sát, sự phòng hộ các căn và Như lý tác ý đóng vai trò quan trọng. Ví dụ, trong lúc đang nhìn, hành giả nên phòng hộ mắt ngăn không cho tâm xấu ác sinh khởi.
...!?

6.Vị ấy tránh để ý đến các đối tượng khơi gợi tư tưởng bất thiện. Hành giả chỉ cần duy trì sự tỉnh giác đối với những gì mình đang thấy và mang trong tâm tính chất vô thường giả tạm của chúng,… Cách quán và phòng hộ các căn còn lại cũng tương tự.
...!?

7.Khi định lực phát triển, hành giả có thể chú tâm đến tất cả các hiện tượng tâm-vật lý và nhận rõ tam tướng (vô thường, khổ, vô ngã) của chúng.
...!?

8.Ở đây, vị ấy chánh niệm khi thấy, nghe, v.v.. và áp dụng Như lý tác ý bằng cách ‘mang trong tâm tính chất vô thường, khổ, vô ngã, và bất tịnh của các hiện tượng tâm lý, vật lý.” Vị ấy cũng để ý kỹ đến các nhân tố diệt trừ ô nhiễm nơi tâm.
...!?

9. Để kiểm soát các căn ngày một tốt hơn, điều đầu tiên hành giả phải chú ý rằng mọi vật có thể sinh ra đều có tính chất hoại diệt. Khi hành giả thấy biết mà không còn nghi ngờ gì nữa thì hành giả chỉ thừa nhận đều này qua việc hành thiền, quán sát thật sự.
...!?

10. Do vậy, Như lý tác ý là sự chuẩn bị rất cần thiết mang lại hiệu quả cao trong thiền tập. Không có Như lý tác ý, hành giả sẽ chấp giữ mãi những điên đảo (vipallāsa) làm ngăn cản sự phát triển tuệ giác.
...!?

11. Như lý tác ý còn được diễn giải rằng: Đó là sự tác ý làm nhân tố khởi sinh các thiện pháp. Nói cách khác, việc ghi trong tâm một cách hợp lý, đúng đắn, làm phát sinh các thiện pháp được gọi là Như lý tác ý.
...!?

12.Cách thức ghi trong tâm: – về các pháp Khổ đế (năm ngũ thủ uẩn), các pháp Tập đế (Lý duyên khởi) là vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh.
...!?

13 – việc khởi sinh các tốc hành tâm thiện trong Thiền Minh Sát có tên là tâm Thuận theo lẽ thật (saccānulomika) bằng cách thuận thứ để tri kiến tường tận Tứ Thánh Đế, gồm cả Niết-Bàn thông qua Đạo Tuệ và Quả Tuệ.
...!?

14 – tạo sự xoay liên tục của dòng tâm hộ kiếp, xoay đi xoay lại nhiều lần bằng ‘ý môn hướng tâm’, mang trong tâm bản chất của các pháp hữu vi, mang trong tâm các bản chất đó và liên tục giữ lại sự hướng tâm bằng việc thuận theo để tri kiến Tứ Thánh Đế thấu đáo. Như thế gọi là Như lý tác ý. Do năng lực của tác ý có trí tuệ đó mà một hành giả có thể tri kiến Tứ Thánh Đế.
...!?

15.Tóm lại, Như lý tác ý được hiểu là tác ý theo chân lý, sự thật, Thánh đế, hay tác ý trí tuệ bởi vì tác ý này làm sinh khởi tâm thiện hoặc tâm thiện hợp trí trong các chặp tốc hành tâm.
Như lý tác ý thường được sử dụng, bao hàm nghĩa tác ý ‘theo lý’, ‘hợp lý’, ‘theo chân đế’, ‘đúng sự thật’, ‘thích đáng’, ‘đúng theo căn nguyên’, hay ‘theo bản chất ’.http://khemarama.com/tim-hi%E1%BB%83u-v ... anasikara/


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Làm sao để tôi có thể tin bạn?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Chú Hỉ đã viết:...hiểu thế nào về "Như ý tác ý'' theo Thiền minh sát, theo 14 câu hỏi của bài trích dẫn dưới đây:

Huynh KD kính cùng chư thiện hữu mến, có thể xem lại bài trích dẫn này:

Diễn giải theo Thiền Minh Sát hay Thiền Tuệ (Vipassanā)

1.Tuệ giác bên trong không phải là kết quả từ kiến thức không thôi mà phải được thành tựu thông qua công phu hành thiền, quán chiếu trực tiếp về các tiến trình thân và tâm của hành giả.
Sự tác ý, hướng tâm đến bản chất thực sự của thân và tâm là Như lý tác ý.
...!?

2. Nhiều Kinh văn và Chú giải thường giải thích Như lý tác ý là mang trong tâm, để trong tâm cách thấy vô thường là vô thường, thấy khổ là khổ, thấy vô ngã là vô ngã, và thấy bất tịnh là bất tịnh.
...!?

3.Chú giải của ‘Kinh Phật Thuyết Như Vậy’ cho rằng: Như lý tác ý là mang trong tâm cách thấy vô thường, v.v… là vô thường, v.v… trở tâm tới lui nhiều lần, nhận biết, hướng tâm, chú tâm, thuận theo tính vô thường.
...!?

4.HT. Mahāsi chỉ rằng Như lý tác ý là suy xét bản tính vô thường, dễ hoại diệt của vạn vật, và dễ dàng chấp nhận mọi kết quả.
...!?

5.Trong việc hành thiền Minh Sát, sự phòng hộ các căn và Như lý tác ý đóng vai trò quan trọng. Ví dụ, trong lúc đang nhìn, hành giả nên phòng hộ mắt ngăn không cho tâm xấu ác sinh khởi.
...!?

6.Vị ấy tránh để ý đến các đối tượng khơi gợi tư tưởng bất thiện. Hành giả chỉ cần duy trì sự tỉnh giác đối với những gì mình đang thấy và mang trong tâm tính chất vô thường giả tạm của chúng,… Cách quán và phòng hộ các căn còn lại cũng tương tự.
...!?

7.Khi định lực phát triển, hành giả có thể chú tâm đến tất cả các hiện tượng tâm-vật lý và nhận rõ tam tướng (vô thường, khổ, vô ngã) của chúng.
...!?

8.Ở đây, vị ấy chánh niệm khi thấy, nghe, v.v.. và áp dụng Như lý tác ý bằng cách ‘mang trong tâm tính chất vô thường, khổ, vô ngã, và bất tịnh của các hiện tượng tâm lý, vật lý.” Vị ấy cũng để ý kỹ đến các nhân tố diệt trừ ô nhiễm nơi tâm.
...!?

9. Để kiểm soát các căn ngày một tốt hơn, điều đầu tiên hành giả phải chú ý rằng mọi vật có thể sinh ra đều có tính chất hoại diệt. Khi hành giả thấy biết mà không còn nghi ngờ gì nữa thì hành giả chỉ thừa nhận đều này qua việc hành thiền, quán sát thật sự.
...!?

10. Do vậy, Như lý tác ý là sự chuẩn bị rất cần thiết mang lại hiệu quả cao trong thiền tập. Không có Như lý tác ý, hành giả sẽ chấp giữ mãi những điên đảo (vipallāsa) làm ngăn cản sự phát triển tuệ giác.
...!?

11. Như lý tác ý còn được diễn giải rằng: Đó là sự tác ý làm nhân tố khởi sinh các thiện pháp. Nói cách khác, việc ghi trong tâm một cách hợp lý, đúng đắn, làm phát sinh các thiện pháp được gọi là Như lý tác ý.
...!?

12.Cách thức ghi trong tâm: – về các pháp Khổ đế (năm ngũ thủ uẩn), các pháp Tập đế (Lý duyên khởi) là vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh.
...!?

13 – việc khởi sinh các tốc hành tâm thiện trong Thiền Minh Sát có tên là tâm Thuận theo lẽ thật (saccānulomika) bằng cách thuận thứ để tri kiến tường tận Tứ Thánh Đế, gồm cả Niết-Bàn thông qua Đạo Tuệ và Quả Tuệ.
...!?

14 – tạo sự xoay liên tục của dòng tâm hộ kiếp, xoay đi xoay lại nhiều lần bằng ‘ý môn hướng tâm’, mang trong tâm bản chất của các pháp hữu vi, mang trong tâm các bản chất đó và liên tục giữ lại sự hướng tâm bằng việc thuận theo để tri kiến Tứ Thánh Đế thấu đáo. Như thế gọi là Như lý tác ý. Do năng lực của tác ý có trí tuệ đó mà một hành giả có thể tri kiến Tứ Thánh Đế.
...!?

15.Tóm lại, Như lý tác ý được hiểu là tác ý theo chân lý, sự thật, Thánh đế, hay tác ý trí tuệ bởi vì tác ý này làm sinh khởi tâm thiện hoặc tâm thiện hợp trí trong các chặp tốc hành tâm.
Như lý tác ý thường được sử dụng, bao hàm nghĩa tác ý ‘theo lý’, ‘hợp lý’, ‘theo chân đế’, ‘đúng sự thật’, ‘thích đáng’, ‘đúng theo căn nguyên’, hay ‘theo bản chất ’.http://khemarama.com/tim-hi%E1%BB%83u-v ... anasikara/
Thiện huynh Chú Hỉ kính, Chư đạo hữu kính,

Thiện huynh Chú Hỉ có nhận ra những diễn giải trên có chổ nào khác so với 2 câu dưới đây không ! ?
Vị ấy như lý tác ý: "Ðây là khổ", như lý tác ý: "Ðây là khổ tập", như lý tác ý: "Ðây là khổ diệt", như lý tác ý: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ.” (Kinh số 02 – Trung Bộ kinh)

(3) “Này các Tỷ-kheo, và vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, tuệ tri các pháp cần phải tác ý, tuệ tri các pháp không cần phải tác ý. Vị này, nhờ tuệ tri các pháp cần phải tác ý, nhờ tuệ tri các pháp không cần phải tác ý, nên không tác ý các pháp không cần phải tác ý và tác ý các pháp cần phải tác ý.
có phải những diễn giải trên thông qua sự trãi nghiệm từ những vị đã kinh nghiệm thực chứng !?
hay từ những vị đọc kinh văn rồi tự suy nghĩ diễn giải lấy bằng thức tri, tưởng tri !?

Có phải thiện huynh Chú Hỉ và chư vị đạo hữu đã tường tận những diển giải trên như thực :
Này các Tỷ-kheo, và vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn
Lời khuyên kế tiếp... những gì đạo huynh đọc cũng chỉ là kinh nghiệm của người khác thôi...,?
Vậy bây giờ thiện huynh Chú Hỉ đã hiểu do nhân gì KD khuyên huynh như vậy !?

Nếu là KD trước đay thì KD sẽ dành thêm nhiềuthì giờ để tu tập qua sự hướng dẫn của Thầy, sau đó trình pháp hoặc hỏi những gì còn chưa vững hoặc còn chưa rõ về pháp hành, thời gian vô thường người sống trên đời này sẽ cũng có ngày ra đi, Trưỡng Lão VM cũng không ngoại lệ, được sanh làm người không phải dể, gặp và gần chánh pháp càng khó hơn, gặp một vị thầy có khả năng nhiệt tâm hướng dẫn mình hướng thượng càng khó hơn, huynh nghĩ có giống như KD nghĩ không ?
Xin hỏi, phiền não ngủ ngầm của Huynh bị nhiều rồi, có thể chia sẻ cái nguyên do tu tập và bị cái phiền não đó...
Tất cả chúng ta đều có đầy đủ như nhau, chỉ khi nào an trú quan sát ....nhiệt tâm ...thì từ từ nhận ra ...an trú quan sát niêm mật tỉ mỉ từng chút càng nhận ra nhiều hơn....vô số mà thường ngày chúng cứ sanh khởi rồi biến mất vô tư mà chúng ta nào có quan tâm hay hay biết.....những loại tâm này sẽ đưa chúng ta sanh về đâu ? do nhân hay do duyên gì ? lúc bấy giờ người tu tập ấy sẽ mình tự nhận ra chứng thực không thông qua một vị thầy hay một bài kinh văn nào, bởi vì sao ? bởi không có thời gian nhớ chuyện nào khác ngoài một chuỗi dài sanh diệt của dòng tâm thức đang trôi chảy.

À KD thì không đa văn tạm mượn 2 câu trên để diển giải, dĩ nhiên là pháp học và pháp hành của KD còn rất tệ :

ví một vị đã trãi nghiệm qua ''khổ'' ,''khổ tập'', ''khổ diệt'' , ''con đường đưa đến khổ diệt '', ''các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ'' nếu có người hỏi pháp vị này dùng trí tuệ và ngôn ngữ văn tự ''địa phương '' giảng dạy phương pháp ấy hay phương cách tu tập ấy hướng dẫn người hỏi pháp học hay thực tập tự mình chứng nghiệm bốn sự thật trên, tức là '' Như lý tác ý ''.

Vị này giảng dạy và hướng dẫn các pháp :

tuệ tri các pháp cần phải tác ý, tuệ tri các pháp không cần phải tác ý. Vị này, nhờ tuệ tri các pháp cần phải tác ý, nhờ tuệ tri các pháp không cần phải tác ý, nên không tác ý các pháp không cần phải tác ý và tác ý các pháp cần phải tác ý.

...............................................
Và đây là một vị đệ tử lắng nghe pháp thoại :
(3) “Này các Tỷ-kheo, và vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn,
tuệ tri các pháp cần phải tác ý, tuệ tri các pháp không cần phải tác ý. Vị này, nhờ tuệ tri các pháp cần phải tác ý, nhờ tuệ tri các pháp không cần phải tác ý, nên không tác ý các pháp không cần phải tác ý và tác ý các pháp cần phải tác ý.
Vị này lắng nghe, vị này tác ý theo sự hướng dẫn của vị thầy trên tự mình trãi nghiệm, tự mình chứng ngộ lấy bốn sự thật ''khổ'' ,''khổ tập'', ''khổ diệt'' , ''con đường đưa đến khổ diệt '', các kiết sử được trừ diệt,

Thọ hưỡng lạc qua thân tâm, gò bó tâm, đè ném tâm, ép hành khồ thân xác, như thật biết, như thật thấy các pháp này không cần phải tác ý.
không thọ hưỡng lạc qua thân tâm, không gò bó tâm, không đè ném tâm, không ép hành khồ thân xác, như thật biết, như thấy các pháp cần phải tác ý.
Lúc nào cần !? lúc nào phải !?

Thiện huynh Chú Hỉ và Chư đạo hữu nghĩ sao !? nếu KD tìm kiếm những diễn giải từ những vị đa văn đem đăng vào đây để chứng minh là đã hiểu rõ !? hay tự quan sát từ chính nơi danh sắc hiện hữu này !? mới thật sự là đã hiểu rõ !?
DK chia sẽ một chút hiểu biết thô thiển từ pháp học và pháp hành, các đạo hữu hãy tự tu tập lấy, tự mình kiểm chứng lấy, đừng vội tin và cũng đừng vội không tin, nếu sau khi tu tập một thời gian mà tâm phiền não của các vị không thuyên giảm ngược lại càng tăng trưỡng thì các vị hãy đặt câu hỏi xem có phải các vị đã hành sai pháp, hoặc pháp hành này chỉ dẫn sai ?
Kính,
...........................................................................................................
PS: KD xin ngừng tại đây, một lời khuyên nho nhỏ với thiện huynh Chú Hỉ : nếu đạo huynh nhận thấy sự chia sẽ pháp học hay pháp hành là thiện pháp thì đạo huynh hãy nên hoan hỉ làm cho thật hoàn hão đầy đủ trọn ba thời kỳ, nếu đạo huynh không đủ khả năng hoan hỉ làm trọn đủ ba thời kỳ, thì đạo huynh chớ nên làm.(KD không cần phải viết ra thêm để tự huynh nhận ra các phiền não ngủ ngầm nầy).


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Làm sao để tôi có thể tin bạn?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Một cách khác là phải tự mình biết đó là chân nghĩa pháp tuyệt đối hay chế định pháp tương đối.

Như vậy có nghĩa là chúng ta phải biết đối chiếu, so sánh với thực tánh pháp tức là cái thực, thực tại hiện tiền.

Nhưng khi nói đến đối chiếu, so sánh thì coi chừng vô tình rơi vào con đường lý luận của lý trí (tỷ lượng) hay vọng thức (phi lượng). Đối chiếu ở đây chính là quán sát, thể nghiệm trực tiếp xem điều đó có đúng là một thực kiện hay chỉ là giả định, qui ước.

Điều này rất quan trọng, rất cơ bản. Bây giờ chúng ta hãy lấy một ví dụ: Trước mặt chúng ta là cái ly nước này nên khi nói: “đây là cái ly nước”, thì chúng ta có thể đối chiếu cái tên gọi là ly nước với cái ly nước thực ngay đây mà chúng ta có thể thấy được bằng mắt, sờ được bằng tay… như thế này. Chính cái ly nước cụ thể đang hiện hữu đây là cái thực, dù không cần phải nói đây là cái ly nước.

Nhưng khi nghe nói : “đây là cái ly nước” mà ở đây không có ly nước nào cả thì đừng có vội tin, vì chẳng có cái thực nào để đối chiếu cả. Nếu không có cái ly nước thực để đối chiếu, thì muôn đời chúng ta chỉ biết cái ly nước qua những ý niệm mà chúng ta đã từng góp nhặt, qua kinh nghiệm, từng mảng vụn vặt trong ký ức mà thôi.

Tệ hơn nữa là chỉ biết qua ý niệm của người khác, rồi người khác, người khác nữa v.v… Thế là cả một chuỗi ý niệm biến dạng, méo mó chồng chất lên nhau! Bấy giờ không phải là một “cái đầu” mà hàng ngàn cái “đầu thượng trước đầu” nên cái thực – pháp – đã bị đẩy vào bóng tối của thế giới ý niệm.
Kính thiện huynh Chú Hỉ, kính chư đạo hữu,

Thiện huynh Chú Hỉ và chư đạo hữu nên hỏi Sư Trưỡng VM cho thật kỹ câu trên để hiểu rõ Ngài dạy chúng ta điều gì ? để tránh sự hiểu lầm hành sai pháp, bởi KD nhân đọc các bài chia sẽ trong topic ''TÂM THƯ KHẨN THỈNH'' rất nhiều huynh đệ tu học và tu tập pháp hành chưa nắm vững phần cơ bản rất quan trọng trong pháp hành tùy niệm xứ mà Sư Trưỡng cố gắng giúp chúng ta học hiểu, chừng nào chúng ta đã thông suốt tu học và tu tập rồi thì ......
"Như ý tác ý'' theo Thiền minh sát, theo 14 câu hỏi của bài trích dẫn : Diễn giải theo Thiền Minh Sát hay Thiền Tuệ (Vipassanā)
sẽ là một vị thầy rất tốt không hoài nghi chư pháp.

KD không khéo ăn nói hay diễn đạt trong khi chia sẽ pháp cùng với thiện huynh Chú Hỉ, khiến tâm huynh ưu phiền, kính xin huynh hoan hỉ bỏ qua cho. kinhle

Trân trọng kính,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Làm sao để tôi có thể tin bạn?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Khongduyen123 đã viết: Thiện huynh Chú Hỉ và chư đạo hữu nên hỏi Sư Trưỡng VM cho thật kỹ câu trên để hiểu rõ Ngài dạy chúng ta điều gì ? để tránh sự hiểu lầm hành sai pháp, bởi KD nhân đọc các bài chia sẽ trong topic ''TÂM THƯ KHẨN THỈNH'' rất nhiều huynh đệ tu học và tu tập pháp hành chưa nắm vững phần cơ bản rất quan trọng trong pháp hành tùy niệm xứ mà Sư Trưỡng cố gắng giúp chúng ta học hiểu, chừng nào chúng ta đã thông suốt tu học và tu tập rồi thì ......
"Như ý tác ý'' theo Thiền minh sát, theo 14 câu hỏi của bài trích dẫn : Diễn giải theo Thiền Minh Sát hay Thiền Tuệ (Vipassanā)
sẽ là một vị thầy rất tốt không hoài nghi chư pháp.

KD không khéo ăn nói hay diễn đạt trong khi chia sẽ pháp cùng với thiện huynh Chú Hỉ, khiến tâm huynh ưu phiền, kính xin huynh hoan hỉ bỏ qua cho. kinhle

Trân trọng kính,
Huynh KD kính,

Huynh đừng ngại vấn đề tiểu tiết, nếu Hỉ không kính thì sẽ không cầu pháp của Huynh, cầu tức là đã đặt ?
Và khi Huynh đã hồi âm cũng là tự mình trình pháp cho mình (quán nghiệm và trải nghiệm của sự học, tức là đi đúng với chủ đề. Dầu không khéo cũng là lời chân thật.) Và Hỉ cũng nương theo đó mà sửa đổi lại mình.

Về văn hóa, cách lập văn có khi phải đi ngược với văn phạm phổ thông, và nhiều lúc viết sai chính tả cũng không hay. Nhiều lúc hiểu ý mà viết không đúng nội dung mình viết, thì vẫn còn bị hiểu lầm.
Vì vậy, có nhiều trương hợp muốn chia sẻ với Huynh, cần mượn trích dẫn các bài giảng của các Huynh trưởng, sư trưởng (Tiến sĩ Phật học) chép vào đây để làm đề tài khảo luận. (p/s. Không phải lấy văn từ của người làm của mình.)

Nếu chúng ta bỏ hết tiểu tiết (sân, si) rồi, kế đó là 5 lợi sử cũng đừng bám díu khi thảo luận. Như vậy thì rất là bền lâu.
Hiện chúng ta chưa có ăn ý (ăn rơ, ăn nhịp) giữa người hỏi và đáp; hoặc người nào là Cầu pháp/trình pháp.v.v.


Huynh có thể giải thích trước thử từ số 1 đến số 14, theo cách thứ tự (thấp tới cao; hoặc thầy dạy học trò; hay là cái giải như tự điển Phật học.)
"Như ý tác ý'' theo Thiền minh sát, theo 14 câu hỏi của bài trích dẫn : Diễn giải theo Thiền Minh Sát hay Thiền Tuệ (Vipassanā)
(Riêng các bài trước Huynh đã comment, Hỉ đọc qua rồi, cần phải tư duy một thời gian, xin hứa với Huynh, tất cả sẽ hồi đáp, kính.) kinhle

Chúc Huynh tinh tấn và an lạc. :)

Thân ái


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Làm sao để tôi có thể tin bạn?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chư đạo hữu,
Thiện huynh Chú Hỉ kính,

"Như ý tác ý'' theo Thiền minh sát, theo 14 câu hỏi của bài trích dẫn : Diễn giải theo Thiền Minh Sát hay Thiền Tuệ (Vipassanā)
1.Tuệ giác bên trong không phải là kết quả từ kiến thức không thôi mà phải được thành tựu thông qua công phu hành thiền, quán chiếu trực tiếp về các tiến trình thân và tâm của hành giả.
Sự tác ý, hướng tâm đến bản chất thực sự của thân và tâm là Như lý tác ý.
...!?
1_ Nếu Tuệ giác chỉ là kết quả từ những kiến thức góp nhặt thì quả thật là quá đơn giản rồi, ví như một anh kỹ sư học ngành xe hơi, cái bằng cấp mà anh này có được chỉ là một sô kiến thức do sự tinh tấn học, và cái bằng cấp thi đổ được do sự tính tấn tư duy mà anh này đã bỏ công học, hỏi và hiểu , cộng thêm sự thông minh lắng nghe, theo dõi sự hướng dẫn có được từ một vị thầy lành nghề, cũng như vậy người học Phật pháp trong giai đoạn này chỉ có tuệ văn và tuệ tư thôi.

Anh kỹ sư ngành xe hơi sau khi thi đổ bằng cấp, anh kỹ sư này phải đem những kinh nghiệm học, hỏi, hiểu để hành nghề chế tạo xe hơi, nếu sau khi xe hơi do anh kỹ sư này nghiêm cứu được chế tạo xong mà nó không nổ máy, hay nổ máy mà nó không chạy, hoặc chạy không đúng tiêu chuẩn thì anh kỹ sư này phải tự mình kiễm điểm tìm hiểu lấy những lỗi lầm sai trái để chiếc xe hơi được hoàn hảo hơn, cũng như vậy người học Phật pháp cũng phải trãi qua các giai đoạn tự tu tập, đối với anh kỹ sư trên chúng ta rất dể nhận ra tay nghề của anh như thế nào, nhưng đối với người tu tập Phật pháp thì chúng ta lấy chi để nhận ra sự tu tập hiểu sai lầm đây ? Chính là ...Sự tác ý, hướng tâm đến bản chất thực sự của thân và tâm là Như lý tác ý.
và bản chất thực sự của thân và tâm đã có giải đáp từ câu 2 phía dưới rồi.
2. Nhiều Kinh văn và Chú giải thường giải thích Như lý tác ý là mang trong tâm, để trong tâm cách thấy vô thường là vô thường, thấy khổ là khổ, thấy vô ngã là vô ngã, và thấy bất tịnh là bất tịnh.
...!?
2_Trước hết chúng ta phải bắt đầu từ sự tư duy hiểu đúng thông qua sự học, hỏi và hiểu biết, lắng nghe từ một vị thầy, hay đọc và tư duy kỹ những đoạn kinh văn (nên lưu ý cẩn thận tránh hiểu biết sai hay lầm tưởng), rồi còn phải tu tập buông bỏ và buông xả bỏ các bất thiện pháp, những gì làm ( đang tu tập) chưa được toàn thiện, ví như thay gì tâm tham ưu được gia giảm, thì ngược lại càng tăng trưỡng tham ưu ngày càng nhiều thêm nhất là hiểu và đánh giá lầm tự cho là tâm từ là tâm bi, phải hỏi lại vị thầy, hoặc quan sát tâm cho thật tỉ mỉ miên mật hơn, quan sát tức chú tâm tinh tấn khách quan theo dõi biết, thấy rõ ràng, cho thuần thục các pháp (chơn đế), cần phải nhiệt tâm hướng tâm về các đối tượng được tu tập, đã có giải đáp từ câu 3 phía dưới rồi.
Đây mới chỉ là học, hỏi, hiểu về danh sắc, và khởi sự tập tành các pháp (chơn đế, tục đế) của giai đoạn đầu(phần cơ bản).
3.Chú giải của ‘Kinh Phật Thuyết Như Vậy’ cho rằng: Như lý tác ý là mang trong tâm cách thấy vô thường, v.v… là vô thường, v.v… trở tâm tới lui nhiều lần, nhận biết, hướng tâm, chú tâm, thuận theo tính vô thường.
...!?
3_Cũng như cách tu tập trên, nhưng do tâm chưa được thuần thục các pháp nên tâm thường dẻ dui phóng dật,hoặc đang hôn trầm tức là tâm ù lì không có tác ý làm việc quan sát, quên đề mục đang tu tập, nên cần phải kịp thời nhận biết rõ và tác ý hướng tâm về đề mục thực tại hiện tiền (xúc, cảm thọ của thân, cảm thọ của tâm) đang diễn tiến sanh diệt của thân của tâm, không nhàm chán, nhận biết rõ bản tính của các pháp này vốn vô thường, tâm chỉ nương nhờ biết rõ rồi buông xả bỏ một cách khách quan, cần phải nhiệt tâm buông xả bỏ dể dàng chấp nhận mọi kết quả, tuệ tư duy đúng, tuệ niệm đúng đang được tu tập, đây là giai đoạn đầu tu tập câu 4 phía dưới.
4.HT. Mahāsi chỉ rằng Như lý tác ý là suy xét bản tính vô thường, dễ hoại diệt của vạn vật, và dễ dàng chấp nhận mọi kết quả.
...!?
4_Khi tuệ tư duy đúng, tuệ niệm đúng được tu tập nhận biết rõ các sắc pháp danh pháp, nội ngoại, tùy duyên sanh, tùy duyên diệt, không bền vững, tâm dể dàng buông bỏ các ác pháp, nhiệt tâm phòng hộ tâm quan sát tin tấn buông bỏ các duyên, đây là lúc trí tuệ bắt đầu chóm nở, biết đâu là thiện pháp, đâu là bất thiện pháp, không bám víu và dể dàng buông bỏ vạn duyên.
5.Trong việc hành thiền Minh Sát, sự phòng hộ các căn và Như lý tác ý đóng vai trò quan trọng. Ví dụ, trong lúc đang nhìn, hành giả nên phòng hộ mắt ngăn không cho tâm xấu ác sinh khởi.
...!?
5_Trí tuệ niệm đúng, biết đúng các bất thiện pháp, tuệ niệm đúng, biết đúng các thiện pháp, tuệ biết tâm sanh khởi bất thiện pháp, tuệ biết tâm bất thiện ấy rất dể tạo ác nghiệp, tuệ biết ác nghiệp ấy là khổ, đây là tâm bất đầu biết phòng hộ tâm. Ví dụ, trong lúc đang nhìn, tâm bất thiện sanh khởi, vị ấy biết tâm ấy đã sanh khởi vị ấy tác ý buông xả bỏ tâm bất thiện ấy.

Thế nào là nhìn ? thế nào là thấy ?
Nhìn là biết rõ đối tượng hình tướng ấy qua ý thức, tình cảm thương ghét, ví như biết đó là đàn ông hay đàn bà, con chó, con bò.....tên gọi ....xấu, đẹp ....hợp với tâm tình cảm thương yêu.....hay chán ghét.v.v.......tâm lúc này đã quên đề mục quan sát.

Thấy chỉ biết đối tượng sắc ấy không qua ý thức, không bị lệ thuộc tìm cảm thương ghét, nếu vị ấy đang an trú, quan sát đối tượng hiện tiền (nội pháp) đang diễn tiến, nhiệt tâm, vị ấy chỉ thấy hình dáng hay hình bóng mà không biết đó là đàn ông ,đàn bà, con bò, con chó......chỉ thấy sắc pháp chơn đế. (có khi hành giả đang tu tập bất ngờ kinh nghiệm được).
6.Vị ấy tránh để ý đến các đối tượng khơi gợi tư tưởng bất thiện. Hành giả chỉ cần duy trì sự tỉnh giác đối với những gì mình đang thấy và mang trong tâm tính chất vô thường giả tạm của chúng,… Cách quán và phòng hộ các căn còn lại cũng tương tự.
...!?
6_ Tuệ biết, thấy sự sanh khởi tâm bất thiện, tuệ biết các tâm ấy là phiền não, là khổ, tâm sanh nhàm chán và ghê sợ tội lỗi do các ác pháp ấy, người ấy biết rõ do tinh tấn sự duy trì sự sáng suốt biết rõ các đối tượng bên ngoài và bên trong sanh khởi đều chỉ là tạm bợ vô thường, tuệ biết sự phòng hộ tâm, phòng hộ giới, phòng hộ căn, tâm vị ấy có tàm có quý.

ví dụ như khi ngồi lâu đau mông mõi lưng, vị ấy đứng lên để mông không còn bị đau và mõi lưng, và sau đứng lên rồi thân cảm thọ sự thoải mái, nếu tâm khởi tư tưởng thoải thích oai nghi mới, vị ấy quan sát oai nghi đứng này từ từ sẽ hoại diệt dần sanh đau mõi chân, vị ấy biết rõ các oai nghi đều phải hoại diệt, đều mang tính chất vô thường giả tạm, vị ấy buông xả bỏ tâm hưỡng thụ thoải thích trên các oai nghi mới.
7.Khi định lực phát triển, hành giả có thể chú tâm đến tất cả các hiện tượng tâm-vật lý và nhận rõ tam tướng (vô thường, khổ, vô ngã) của chúng.
...!?
7_khi tâm được thuần thục thì sự tinh tấn chú tâm được năng cao thì tâm biết rõ các hiện tượng sanh khởi của sắc pháp và danh pháp không ngoài ''nhân'' các tướng vô thường, khổ, vô ngã.
8.Ở đây, vị ấy chánh niệm khi thấy, nghe, v.v.. và áp dụng Như lý tác ý bằng cách ‘mang trong tâm tính chất vô thường, khổ, vô ngã, và bất tịnh của các hiện tượng tâm lý, vật lý.” Vị ấy cũng để ý kỹ đến các nhân tố diệt trừ ô nhiễm nơi tâm.
...!?
8_Vị ấy nhận biết như thật, thấy như thật, nghe như thật....v.v.....kinh nghiệm các tính chất thật pháp chơn đế, vị ấy chú tâm đến sự hoại diệt của '' nhân'' bất thiện nơi thân tâm, quan sát để ý đến sự ''dập tắt nhân'' bất thiện ấy.
9. Để kiểm soát các căn ngày một tốt hơn, điều đầu tiên hành giả phải chú ý rằng mọi vật có thể sinh ra đều có tính chất hoại diệt. Khi hành giả thấy biết mà không còn nghi ngờ gì nữa thì hành giả chỉ thừa nhận đều này qua việc hành thiền, quán sát thật sự.
...!?
Quan sát các hiện tượng nơi thân tâm hiện tại thực tiền nhận biết rõ tính chất hoại diệt (vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh), vị ấy không còn hoài nghi pháp, tuệ biết rõ đây là con đường thoát khổ vượt khỏi dòng sanh tử luân hồi và tâm không còn hoài nghi gì nữa.
10. Do vậy, Như lý tác ý là sự chuẩn bị rất cần thiết mang lại hiệu quả cao trong thiền tập. Không có Như lý tác ý, hành giả sẽ chấp giữ mãi những điên đảo (vipallāsa) làm ngăn cản sự phát triển tuệ giác.
...!?
10_Do tâm không còn hoài nghi pháp nên sự quán sát thân tâm trong từng sát na mang hiệu quả cao trong sự tu tập quan sát.
11. Như lý tác ý còn được diễn giải rằng: Đó là sự tác ý làm nhân tố khởi sinh các thiện pháp. Nói cách khác, việc ghi trong tâm một cách hợp lý, đúng đắn, làm phát sinh các thiện pháp được gọi là Như lý tác ý.
...!?
11_Do học, hỏi, hiểu pháp đúng cách và hợp lý, làm phát sanh các thiện pháp( tuệ văn, tuệ tư).
12.Cách thức ghi trong tâm: – về các pháp Khổ đế (năm ngũ thủ uẩn), các pháp Tập đế (Lý duyên khởi) là vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh.
...!?
12_Từ sự học, hỏi và hiểu đúng, thực tập tu tập cho từ từ thuần thục các pháp, buông bỏ và buông xả những thói quen các ác pháp làm ô nhiễm tâm(tuệ tư, tuệ tu).
13 – việc khởi sinh các tốc hành tâm thiện trong Thiền Minh Sát có tên là tâm Thuận theo lẽ thật (saccānulomika) bằng cách thuận thứ để tri kiến tường tận Tứ Thánh Đế, gồm cả Niết-Bàn thông qua Đạo Tuệ và Quả Tuệ.
...!?
13_Khi trí tuệ được tu tập, được thuần thục, được phát triễn thì tâm chỉ đơn thuần nhận biết và buông bỏ tự nhiên (thuận)quan sát dòng chảy sanh diệt của tâm thức, dù đó là tuệ tri kiến tứ Thánh Đế, Niết Bàn v.v.....chỉ quan sát biết như thật.
14 – tạo sự xoay liên tục của dòng tâm hộ kiếp, xoay đi xoay lại nhiều lần bằng ‘ý môn hướng tâm’, mang trong tâm bản chất của các pháp hữu vi, mang trong tâm các bản chất đó và liên tục giữ lại sự hướng tâm bằng việc thuận theo để tri kiến Tứ Thánh Đế thấu đáo. Như thế gọi là Như lý tác ý. Do năng lực của tác ý có trí tuệ đó mà một hành giả có thể tri kiến Tứ Thánh Đế.
...!?
Sau khi đạo quả rồi, vị này có chánh trí không còn lầm lẫn hay hoài nghi thanh tịnh pháp, sự hướng tâm bằng chánh trí tùy pháp thuận pháp, biết rõ những gì cần nên làm, phải làm, để hoàn thành Tứ Thánh Đế, phải do năng lực tác ý có trí tuệ.
Này các Tỷ-kheo, và vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn
15.Tóm lại, Như lý tác ý được hiểu là tác ý theo chân lý, sự thật, Thánh đế, hay tác ý trí tuệ bởi vì tác ý này làm sinh khởi tâm thiện hoặc tâm thiện hợp trí trong các chặp tốc hành tâm.
Như lý tác ý thường được sử dụng, bao hàm nghĩa tác ý ‘theo lý’, ‘hợp lý’, ‘theo chân đế’, ‘đúng sự thật’, ‘thích đáng’, ‘đúng theo căn nguyên’, hay ‘theo bản chất ’.http://khemarama.com/tim-hi%E1%BB%83u-v ... anasikara/
ví một vị đã trãi nghiệm qua ''khổ'' ,''khổ tập'', ''khổ diệt'' , ''con đường đưa đến khổ diệt '', ''các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ'' nếu có người hỏi pháp vị này dùng trí tuệ và ngôn ngữ văn tự ''địa phương '' giảng dạy phương pháp ấy hay phương cách tu tập ấy hướng dẫn người hỏi pháp học hay thực tập tự mình chứng nghiệm bốn sự thật trên, tức là '' Như lý tác ý ''.
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Chư Thánh Tăng dùng trí tuệ và những kinh nghiệm thực chứng để kết tập kinh văn , có thể hiểu theo nghĩa đó là'' Như lý tác ý", nên trong kinh văn có nhiều từ đại khái như ''Tỉnh giác, Chánh niệm" hay ""Chánh niệm, Tỉnh giác'' vậy mà ngày nay nhiều người lạm dụng thoải mái khi chia sẽ pháp thường hay dùng, ví như ''Tuệ tri'', ''Như Lý tác ý''..v.v......mà không biết hổ thẹn là chi.

Thiện huynh Chú Hỉ hiểu '' Như lý tác ý ''và '' phản văn, văn tự tánh '' của Ngài Quán Thế Âm do huynh đã đăng lên trước đây,huynh có nhận ra sự khác biệt này hay không ?

KD tạm dùng một ít hiểu biết ''múa rìu qua mắt thợ'' đáp mấy câu hỏi trên, huynh nhận thấy thế nào !?.

Kính,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Làm sao để tôi có thể tin bạn?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Khongduyen123 đã viết:Kính chư đạo hữu,
Thiện huynh Chú Hỉ kính,

"Như ý tác ý'' theo Thiền minh sát, theo 14 câu hỏi của bài trích dẫn : Diễn giải theo Thiền Minh Sát hay Thiền Tuệ (Vipassanā)
1.Tuệ giác bên trong không phải là kết quả từ kiến thức không thôi mà phải được thành tựu thông qua công phu hành thiền, quán chiếu trực tiếp về các tiến trình thân và tâm của hành giả.
Sự tác ý, hướng tâm đến bản chất thực sự của thân và tâm là Như lý tác ý.
...!?
1_ Nếu Tuệ giác chỉ là kết quả từ những kiến thức góp nhặt thì quả thật là quá đơn giản rồi, ví như một anh kỹ sư học ngành xe hơi, cái bằng cấp mà anh này có được chỉ là một sô kiến thức do sự tinh tấn học, và cái bằng cấp thi đổ được do sự tính tấn tư duy mà anh này đã bỏ công học, hỏi và hiểu , cộng thêm sự thông minh lắng nghe, theo dõi sự hướng dẫn có được từ một vị thầy lành nghề, cũng như vậy người học Phật pháp trong giai đoạn này chỉ có tuệ văn và tuệ tư thôi.

Anh kỹ sư ngành xe hơi sau khi thi đổ bằng cấp, anh kỹ sư này phải đem những kinh nghiệm học, hỏi, hiểu để hành nghề chế tạo xe hơi, nếu sau khi xe hơi do anh kỹ sư này nghiêm cứu được chế tạo xong mà nó không nổ máy, hay nổ máy mà nó không chạy, hoặc chạy không đúng tiêu chuẩn thì anh kỹ sư này phải tự mình kiễm điểm tìm hiểu lấy những lỗi lầm sai trái để chiếc xe hơi được hoàn hảo hơn, cũng như vậy người học Phật pháp cũng phải trãi qua các giai đoạn tự tu tập, đối với anh kỹ sư trên chúng ta rất dể nhận ra tay nghề của anh như thế nào, nhưng đối với người tu tập Phật pháp thì chúng ta lấy chi để nhận ra sự tu tập hiểu sai lầm đây ? Chính là ...Sự tác ý, hướng tâm đến bản chất thực sự của thân và tâm là Như lý tác ý.
và bản chất thực sự của thân và tâm đã có giải đáp từ câu 2 phía dưới rồi.
Kính,
:) :) :)
Đầu năm Ất Mùi 2015,
Chúc Hỉ kính chúc cộng đồng.

An khang thịnh vượng,
Ngàn việc an lành.
Sức khỏe dồi dào.
Tâm như ý nguyện.

Vạn sự viên thông,
liễu quán tám nghành.
Nhất tâm một đường,
Tứ-niệm-xứ sẽ đạt thành.

Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Huynh Khongduyen kính,

Sự tác ý, hướng tâm đến bản chất thực sự của thân và tâm là Như lý tác ý. Đó là tuệ giác.
Hành giả không phải chỉ hiểu trên kinh điển về lý tánh mà chưa hiểu giới định và huệ thì đó chỉ là kiến thức của tâm.
Sau nhiều năm văn tư và tu, thấm nhuần chánh pháp rồi thì sự tác ý (hành uẩn) cũng điều là như lý tác ý. (ngoại trừ các bậc Thánh, thượng căn, duyên lành.) thì chúng ta phải đi từ bước một, bước một trong thánh đạo tám nghành. Giống như một anh chành kỹ sư có được bằng cấp ngày hôm nay là nhờ vào sự học tập nhiều năm. Chớ không phải là số anh sau này trở thành là kỹ sư đâu vậy. Hề hề.

Đúng như anh chàng kỹ sư mà Huynh đã ví dụ không thể nào khác hơn. Tuệ văn và tuệ tư chưa đủ mà còn phải tuệ tu nữa.
Khi đã tác ý (như ý tác ý) thì sống ở đâu, hoàn cảnh nào cũng đi đôi với thiện nghiệp. (thân khẩu ý thanh tịnh)
Do đó nhiều năm tôi học giáo lý đến nay thì chỉ mới bắt đầu hiểu kinh thôi, còn sống trong ảo tưởng (như thế giới ảo "Internet online'').

Tư duy thì cũng phải dựa vào các danh tăng học hỏi mới hiểu thêm chút đỉnh, sau này có lẽ là nhờ Huynh hổ trợ thêm.

Tu (Hành) Tứ Niệm Xứ chỉ mới bắt đầu:
Khi mà tiếp súc với xã hội, làm việc cho xã hội thì vẫn còn bị ý thức dẫn chớ không thể nào ''như ý tác ý''.
Có lẽ cuộc sống còn lại, tôi sẽ dành nhiều thời gian cho công việc xã hội và gia đình nhiều hơn là sống theo thế giới ảo hiện này.

Thân kính. (còn tiếp số 2,3,...14)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách