Bậc A La Hán không cần phải học lại Chánh Kiến.

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Bậc A La Hán không cần phải học lại Chánh Kiến.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Nghi tình của bạn @chanhhoitrong_123 ''Nếu nói đến Chánh Kiến thì chỉ có những bậc thánh tăng A la hán mới thật sự là người có đủ Chánh Kiến, còn tất cả phàm phu như tôi đây chỉ là ngu kiến mà thôi.

Như trên đạo hữu có nói nếu như trao đổi giữa tôi và đạo hữu thì lấy gì làm chánh kiến ? thiết nghĩ đạo hữu đã diệt trừ 10 kiết sử không còn dư tàn thì CHT đây xin đê đầu đảnh lễ học hỏi, còn không thì giữa tôi và đạo hữu cứ dựa vào pháp và luật của đức PHật làm chổ y cứ mà trao đổi.''
***
Xin lập lại có phải là ý này:

1. Chánh kiến thì phàm phu không thể có?
2. Thánh Tăng A La Hán mới có đủ Chánh kiến?
3. Người nào diệt trừ 10 kiết sử không còn dư tàn thì đ/h mới đáng để đảnh lễ?
4. Không có Chánh kiến; không phải là Thánh tăng, chưa diệt trừ 10 kiết sử, thì y cứ mà trao đổi Pháp và luật của Đức Phật?

Tôi sẽ chia ra làm 4 bài theo tôi đã hiểu bằng trực tánh và học lại trong các kinh Hán tạng/Việt dịch và kinh pali/Việt dịch của cố Trưởng Lão Thích Minh Châu. Hy vọng sẽ phá được những nghi tình này.

2. Thánh Tăng A La Hán mới có đủ Chánh kiến?

Theo tôi thì Thánh Tăng A La Hán là Bậc Vô Học, tức là Bậc Giác Ngộ rồi thì không cần học hay cần có đủ Chánh Kiến. Và Bậc Thanh Văn/Bồ tát còn nhục thân cũng không cần học Chánh kiến.

Vì sao! Vì các vị đó đã chứng ngộ rồi thì đâu thấy pháp để học, thấy tướng để hành.

Trong kinh giảng thường nói về ''Vô trụ tướng'' và hiểu thế nào là ''Vô trụ pháp''?
(Hoặc nghĩ theo nghĩa thường, nếu vô tướng thì không có ai, còn không có pháp thì lấy gì làm định hướng phương tiện. Nếu nói không thì tức không có thiện/ác hay không có nhân quả hay sao? - Xem 3 giai đoạn tu học dưới đây.)

Theo tôi thì không có lạ mà tại gì chúng ta còn trong thời kỳ tu tập nên chưa tiến xa thế thôi, cần phải có chánh tín và thời gian trải nghiệm, giáo lý kinh điển bao la như biển như số cát sông Hồng. Giáo lý của Ngài dạy cho chúng ta ví như một nắm lá trong tay Phật, nếu hiểu đúng thì Phật pháp rộng sâu vô cùng tận. Học hết một đời người cũng chưa hết.

1. Vô trụ tướng tức là hành giả không còn thấy ngã tướng; nhơn tướng; chúng sanh tướng; thọ giả tướng để hành đạo. Trong Kinh Kim Cang Đại Thừa Phật Giáo và cũng đồng nghĩa với Kinh Vô Ngã Tướng Nguyên thủy Phật giáo. Chỉ khác về cách giải về Ngũ uẩn trong thân tâm, còn tướng để thấy, để chấp, để hành thì giống nhau.


Giai đoạn I, Hành giả mới học (Ví dụ như lớp tiểu học; trung học; đại học.) thì thấy có pháp ngã; pháp tướng... Hay thấy rõ các hành tướng của ngũ uẩn.v.v. Cần phải học, cần phải hiểu...

Giai đoạn II, Hành giả có tu tập trong các pháp thực hành/trải nghiệm.v.v. (Ví dụ như sinh viên ra trường còn đang thực tập.) Hành giả thấy các pháp điều do duyên khởi vận hành của nhân sinh. Nên mới có tên mới là ''Vô trụ tướng'' Thật sự thì vẫn còn thấy tướng vô trụ, tức là còn thấy tướng để học, để tu. Có đúng vậy hay không?
Giống như Kinh Tứ Thập Nhị Chương:
"Niệm" mà không trụ chấp nơi niệm, mới thật là "Niệm".
"Làm" mà không trụ chấp nơi làm, mới thật là "làm".
"Nói" mà không trụ chấp nơi nói, mới thật là "nói".
"Tu" mà không trụ chấp nơi tu, mới thật là "tu".
"Chứng" mà không trụ chấp nơi chứng, mới thật là "chứng".


Giai đoạn III, Hành giả đã giác ngộ (Tức là sau khi học tiểu, trung, đại, ra trường thực tập, thi đậu bằng cấp.) tức là Hành giả đã chứng 1 trong 4 quả thánh Thanh Văn hay Bồ tát... Xin hỏi tới đây, là hành giả đã giác ngộ giáo lý rồi thì có còn tu học Chánh kiến nữa hay không? Chắc là không rồi, vì tất cả ý nghĩ, hành động và lời nói đã luôn luôn là "như thị'' hay gọi là ''Thật tướng'' Chơn như Niết Bàn rồi thì đâu có còn quay lại giai đoạn II hay giai đoạn I.

Giống như logic về nghề học lái xe, lúc chưa bằng thì phải học luật, học bản, học kỷ thuật lái xe như thế nào thì mới thi đậu và có bằng lái. Khi đã có bằng lái rồi thì lái sao cho đừng xẩy ra tai nạn hay bị cảnh sát phạt thôi. Chớ đâu có phải học lại từ đầu.

Giống như tiểu sử về Kinh Chuyển Pháp Luân. Khi mà Đức Phật giảng pháp Tứ Diệu Đế cho 5 anh em Tôn giả Kiều Trần Như thì ngay khi ấy, Ngài đã chứng thánh. (theo logic bạn nghĩ là có cần phải học Chánh kiến hay không?) Số 4 người còn lại tuy rằng đã hiểu Tứ Diệu Đế nhưng chưa giác, Đức Phật mới thuyết bài kinh thứ 2 , là kinh Vô Ngã Tướng. Là để phân biệt và đi sâu vào các pháp tướng chi li hơn. Rồi mới được chứng các quả thánh sau...

Về cách ''Vô Trụ Pháp'' hay các pháp môn; phương tiện; các tâm sở hành...điều là Pháp (xem sách Thanh Tịnh Đạo hay kinh Vi diệu Pháp.) Cũng theo các giai đoạn tu tập như trên.

Như nói về Pháp để thực hành chánh pháp đó là Đạo đế hoặc là 37 phẩm trợ đạo pháp môn hay tóm gọn lại là Giới Định Huệ. Còn 5 uẩn là 5 uẩn/ 6 căn; 12 duyên;18 giới thì lại khác, chứng các tầng lớp khác...

Tóm lại: A La Hán là Bậc Vô Học, Dù các Ngài còn mang hình tướng Nhục thân, điều được cúng dường đảnh lễ.

Chánh kiến chỉ là một chi đầu trong Bát Chánh Đạo / Đạo Đế của Tứ Diệu Đế. Trong kinh Chuyển Pháp Luân.
Nếu Phật tử không hiểu Chánh kiến là thế nào, thì tất cả các Pháp trong Đạo Đế cũng không thể học được và cũng đừng bàn thêm về giới luật hay các Pháp môn thực hành trong Chánh Pháp Thế Tôn.

Viết ngày 13-1-2015 Chú Hỉ.
Sửa lần cuối bởi Chú Hỉ vào ngày 15/01/15 20:24 với 1 lần sửa.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bậc A La Hán không cần phải học lại Chánh Kiến.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chú Hỉ đã viết:
Tôi sẽ chia ra làm 4 bài theo tôi đã hiểu bằng trực tánh và học lại trong các kinh Hán tạng/Việt dịch và kinh pali/Việt dịch của cố Trưởng giả Thích Minh Châu. Hy vọng sẽ phá được những nghi tình này.
Chỗ nghi của tôi nè: Có phải Chú Hỉ muốn viết là: Cố Trưởng lão Thích Minh Châu? tangbong
Kinh Phật Tự Thuyết (Udāna)
Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch
Chương Bốn
Phẩm Meghiya

CHÁNH KIẾN ĐI HÀNG ĐẦU
  • (II) (Ud 37)
Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Kusināra, tại Upavatama, trong ngôi rừng Pāla của dân chúng Mallā. Lúc bấy giờ nhiều Tỷ kheo, đang sống trong những cốc ở trong rừng không xa Thế Tôn bao nhiêu, tháo động, kiêu căng, dao động, lắm mồm, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn thả lỏng. Thế Tôn thấy số đông các Tỷ kheo ấy, đang sống trong những cốc ở trong rừng, tháo động, kiêu căng, dao động, lắm mồm, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn thả lỏng.

Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:
  • 2. Với thân không hộ trì,
    Với tà kiến chi phối,
    Bị hôn trầm thụy miên,
    Nhiếp phục và chế ngự,
    Kẻ ấy bị rơi vào
    Uy lực của Ma vương.
    Do vậy hộ trì tâm,
    Sở hành chánh tư duy,
    Đặt chánh kiến hàng đầu,
    Rõ biết tánh sanh diệt,
    Nhiếp phục và chế ngự,
    Hôn trầm và thụy miên
    Vị Tỷ kheo như vậy,
    Từ bỏ mọi ác thú.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Bậc A La Hán không cần phải học lại Chánh Kiến.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Đầu tiên, tôi phải cảm ơn bạn Battting thấy được lỗi Trưởng Lão mà lại viết là Trưởng giả. Và để phụ họa cho xong phần Chánh Kiến có gì sai quấy, khác cảm tưởng thì mong bạn giúp đở cho.
***
**
*
Khi tôi trình bài theo thiển cận cá nhân nói về ''Bậc A-la-hán không cần phải học lại Chánh Kiến''... sẽ có nhiều cặp mắt khách quan.

Ồ, chuyện đó ai mà không biết vậy. (chê)..!?
Đúng rồi, bạn nói giống ý tôi. (khen)..!?

- Cả hai đây có thể thuộc về thiên kiến (một bên) hoặc là Chánh Kiến. Còn bạn thật sự có lòng đố kỵ với bài viết ''ăn cơm dưới đất, nói chuyện trên trời''. Thì bạn hãy nghĩ đến, tại sao số đông thính giả khi nghe một cô ca sĩ, hát hay hoặc dở, khen thưởng bằng tiếng vổ tay. Mặt dầu thính giả không am tường về nốt nhạc.

Ồ! như vậy là bạn viết bài để cho người ta khen chớ gì? - Xin thưa, tôi hoàn toàn không có ý này, mà chỉ viết những cái gì mình biết và hiểu, mặc dầu tôi không chứng đắc cái gì hết, mà cái tôi muốn là chỉ hy vọng cầu Thiện tri thức thấy được cái sai mà chỉ bày thế thôi.

***

Khi bạn thấy sự bất công nơi việc làm, công sở (luật pháp, luật lưu thông), không đúng và có sự gây hại đến người đó hay một cộng đồng thì bạn bênh vực cho cái phải, đó là người đứng trên cương vị khách quan.

Có thể bạn cho là Chánh kiến nhưng không khéo thì bạn sẽ rớt vào thiên kiến. Vì lẽ này, bạn tự hiểu. Nếu bạn đã có nhiều lần trong tình huống này.

Thì hãy tự hỏi lại mình: ''À, tôi rất là thẳng thắn, chánh trực, nhưng sau một thời gian...suy nghĩ lại vẫn là sai'' Do đó, bạn đã bi quan và cho rằng:

1. Chánh kiến thì phàm phu không thể có?

Thì ai có đây! nếu bạn không tự mình tu sửa, học theo giáo lý kinh Phật. Mà chỉ dùng cái ''Nghi kiến'' hay ''Thức tri'' để phủ nhận việc khó có ai mà có thể học được ''Chánh kiến''.

Nhưng cũng phải nói lại một chút, muốn có được Chánh kiến như các bực Thanh văn/Bồ tát thì cần phải trao dồi đức hạnh nhiều lắm. Không thể nào đọc xong một quyển kinh, trích dẫn ra một bài kệ là tôi đã có Chánh kiến.

Bạn cũng tường am hiểu một Sa-di Bắc Tông, mà muốn sau này trở thành một Tỳ kheo, trưởng tử của Đức Phật thì bắt buộc phải học thuộc lòng 423 bài kệ Pháp Cú. Chính là để hiểu cuộc sống xã hội xưa và nay. Thì mới đủ cái thấy khách quan trong nhân sinh quan Phật giáo. Còn bạn không thể học thuộc lòng, và còn bận bịu với gia đình thì ít nhất bạn cũng từ bỏ hết tà kiến thì mới gọi là một Phật tử chân chính thọ tam quy, ngũ giới.
(p/s. Tà kiến, còn gọi là ngũ lợi sử, như ''thân kiến, biên kiến, ác kiến, kiến thủ, và giới cầm thủ kiến''.)
Nếu bạn loại trừ được 5 kiết sử này, thì bạn mới có thể vào hàng nhập lưu của Phật Pháp Tăng.

(Còn tiếp...)
3. Người nào diệt trừ 10 kiết sử không còn dư tàn thì đ/h mới đáng để đảnh lễ?
4. Không có Chánh kiến; không phải là Thánh tăng, chưa diệt trừ 10 kiết sử, thì y cứ mà trao đổi Pháp và luật của Đức Phật?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bậc A La Hán không cần phải học lại Chánh Kiến.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chú Hỉ mến!

Tôi chẳng có ý nghĩ gì về các bài viết trước và sau này của chú. Chú viết thế nào tùy ý theo cảm nhận về "chánh kiến" của chú.

Còn tôi khi đọc bài đầu tiên, tôi thấy có chỗ hình như chú viết không đúng với "chánh kiến" của chú.

Chánh kiến ở trong chữ "Trưởng giả Thích Minh Châu" phải hiểu là "Trưởng lão Thích Minh Châu". Tôi đã nhìn thấy đúng y như nó đang, đã hiện diện trong các kinh điển do cố Trưởng Lão Thích Minh Châu dịch kèm theo cái danh hiệu cao quý "Trưởng lão".

Tôi đã gợi ý với chú và chú được xác nhận.

Tôi cũng có kèm theo bài pháp "Chánh Kiến đi hàng đầu" cho thấy "cái thấy đúng như nó đang là", sau khi quan sát sự việc xảy ra trong rừng Pāla. Đoạn kinh tôi tô đậm, có chữ "thấy" tức chánh kiến của bậc giác ngộ, đứng trước câu lập lai y chang sự việc đang xảy, không thêm một ý tưởng nào khác.

Và sau đó Phật nói nói bài kệ để dạy cho chúng ta hiểu và hành "thế nào là chánh kiến đi hàng đầu".

"Đầu tiên, tôi phải cảm ơn bạn Battting" . Chỗ này có phải là chánh kiến của Chú Hỉ Không, khi mà nghĩa của nó đã khác rồi! Chú viết như vậy cố tình ghẹo tôi, đây là lần thứ ba, nên tôi phải vi phạm nguyên tắc thứ ba của chú nêu ra. :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Bậc A La Hán không cần phải học lại Chánh Kiến.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Chánh kiến là chi đầu tiên của Bát Chánh Đạo (Đạo Đế), người Phật tử cần có sự căn bản đọc hiểu và luôn luôn, thường xuyên câu lưu với tâm ý để phân biệt trắng đen, chánh tà, thiện ác. Chánh kiến, chánh tư duy chính là việc tu huệ của hàng hiền thánh nhân.
Bạn nói ''tôi là phàm phu, anh là phàm phu'' hay ''người ấy là phàm phu vì chánh kiến chỉ dành cho bậc A-la-hán thì chư liệt tổ Thánh hiền nhân lưu giữ kinh điển lại cho ai?

II. Chánh kiến trong kinh Trung Bộ:
"Khi nào vị Thánh đệ tử biết già chết, tập khởi của già chết, đoạn diệt của già chết và con đường đưa đến đoạn diệt già chết, này chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh kiến...”
(Kinh Chánh tri kiến,Trung bộ I, p. 49, HT. Minh Châu dịch) hay "Khi một vị Thánh đệ tử biết được bất thiện và biết được căn bản của bất thiện, biết được thiện và căn bản của thiện, này chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này".(Kinh Chánh Tri Kiến, Trung Bộ I, tr. 47).

Kinh Đại Tứ Thập, Trung bộ III. tr. 207 “Phàm cái gì thuộc tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến, đạo chi của một vị thành thục Thánh đạo A-la-hán, có vô lậu tâm, chánh kiến như vậy là chánh kiến vô lậu, siêu thế.”

Chánh kiến còn được Quí giảng sư gọi là Chánh đế, tức thấy khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo. Và trong kinh Kim Cang nói về ''Ngã, nhơn, chúng sinh, thọ giả tưởng'' cũng cho chúng ta thấy khi tiếp súc với xã hội đời thường thế nào để cho hợp, thuận mình vừa người tức là hợp với đạo.

Vậy kinh Pháp Cú có dạy cho chúng ta về thuận mình vừa người hay không? Mà toàn thế giới Nam Bắc Phật giáo điều chấp nhận. Và Kinh Pháp Cú có phải là khởi sự đầu tiên sự Chánh kiến hay không phải thì chỉ có người đệ tử Phật biết và hành theo lời Phật dạy.

Riêng tôi, người đọc, học, hay thực hành theo kinh Nguyên Thủy, hay tự sưng mình là Phật tử Nam Tông mà không hiểu qua hoặc học thuộc lòng bộ kinh kệ Pháp Cú thì người đó thật sự chưa phải là đệ tử của Nam Tông Phật Giáo. Và Chánh kiến không phải tự có, tự học nơi kinh, mà chánh kiến từ nơi tâm bạn. Thì mới thật sự là người có tuệ tri về Chánh kiến.
*************************
Ấn Độ Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng Kinh Pháp Cú tại Trung tâm văn hóa cổ xưa của Phật giáo Sankisa

10:58:00 - 04/02/2015 (PGVN) -
Hôm thứ bảy ngày 31 tháng 01 năm 2015, đáp lời thỉnh cầu của Hiệp hội Thanh niên Phật tử Ấn Độ (YBS), đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm Trung tâm văn hóa cổ xưa của Phật giáo Sankisa, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ để giảng Kinh Pháp Cú.

Sau khi cung nghinh vào Pháp hội, đức Đạt Lai Lạt Ma đăng lâm Pháp tòa, lướt nhìn đại chúng, Ngài bắt đầu nói rằng: “Sankisa, một trung tâm văn hóa cổ xưa của Phật giáo, di tích lịch sử này đang trong một đống đổ nát, nhưng những lời Di huấn của đức Thế Tôn vẫn hiện hữu với mọi thời đại. Thực tế những người thông minh đều quan tâm đến giá trị lời Di huấn của đức Thế Tôn, đó là Kinh Pháp Cú.


Năm 1960, lần đầu tiên tôi đến Trung tâm văn hóa cổ xưa của Phật giáo Sankisa, xung quanh trống vắng, lưa thưa một vài Tu viện đã được xây dựng. Trãi bao thăng trầm hưng phế suy vong, cơ sở thờ tự cũng điêu tàn theo năm tháng, vì thế nên biết rằng Giáo lý quan trọng hơn Tự viện và tôn tượng. Xuất bản kinh sách và thiết lập một Thư viện như Hiệp hội Thanh niên Phật tử Ấn Độ (YBS) đang làm rất tốt, đáng được khích lệ.
Tôi khuyên quý vị cố gắng bắt tay vào việc giải nén Khoa học, Triết học Phật giáo từ 220 khối lượng của Tengyru (Bộ sưu tập giáo lý Phật giáo Tây Tạng), bao gồm các tác phẩm của các bậc thầy vĩ đại của Đại học Phật giáo Nalanda. Tôi hy vọng có thể trở thành những cơ sở không quá nhiều Tôn giáo nghiên cứu học tập”.


Ngài mở quyển kinh Pháp Cú và giảng dạy từng đoạn Kinh văn:
“Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói năng hoặc hành động với tâm ô nhiễm, thì sự khổ sẽ theo nghiệp đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo”.

“Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói năng, hoặc hành động với tâm thanh tịnh, thì sự vui vẻ sẽ theo nghiệp kéo đến, như bóng theo hình”. . .

Trong hai ngày 31/01/2015 và 01/02/2015, Pháp hội giảng Kinh pháp Cú đã thu hút hơn 20.000 người, trong đó khoảng 500 Sư địa phương Ấn Độ, 1.000 người dân Tây Tạng, nhiều người trong số họ đến từ Delhi, khoảng 50 vị khách các nước từ Đông Nam Á, Châu Âu, Bắc Mỹ . . .

Sau khi kết thúc buổi Pháp hội, Cư sĩ Suresh Chandra Bauddha, Chủ tịch Hiệp hội Thanh niên Phật tử Ấn Độ (YBS), Cư sĩ Alok Kumar Shakya, Bộ trưởng Nhà nước UP Giáo dục kỹ thuật, Ấn Độ và chư Tăng, Phật tử đồng tri ân Pháp nhũ, cảm tạ đức Đạt Lai Lạt Ma và đồng nguyện Y giáo phụng hành. Tiếp theo, Cư sĩ Suresh Chandra Bauddha, Chủ tịch Hiệp hội Thanh niên Phật tử Ấn Độ (YBS) báo cáo tổng kết và tài chính của Hiệp hội Thanh niên Phật tử Ấn Độ (YBS).

Đức Đạt Lai Lạt Ma đích thân trao bằng khen cho 20 Tình nguyện viên nồng cốt, đã có quá trình tham gia đóng góp việc lập kế hoạch và thực hiện tất cả các thỏa thuận.

Trở về Khách sạn, Ngài gặp Cư sĩ Akhilesh Yadav, Bộ trưởng bang Uttar Pradesh, để cùng chia sẻ Phật sự và ăn cơm trưa. Chia sẻ thời gian ngắn, Cư sĩ Bộ trưởng bày tỏ sự nhiệt tình đối với các Trung tâm học tập của Hiệp hội Thanh niên Phật tử Ấn Độ (YBS), và hy vọng sẽ hỗ trợ cho việc nghiên cứu học thuật cho Hiệp Hội Thanh niên Phật tử Ấn Độ thành tựu như ý nguyện.

Cuối cùng Bộ trưởng bang Uttar Pradesh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh niên Phật tử Ấn Độ (YBS) và mọi người cung tiển đức Đạt Lai Lạt Ma ra phi trường về Delhi. Sắp đến đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ có chuyến Phật sự tại các nước Đức, Mỹ, Thụy Sĩ, Na Uy và Đan Mạch.

Chùm ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng Kinh Pháp Cú tại Trung tâm văn hóa cổ xưa của Phật giáo Sankisa trong hai ngày, trân trọng kính giới thiệu đến quý bạn đọc cùng chia sẻ:

Hình ảnh
Đức Đạt Lai Lạt Ma ngồi Bảo tòa giảng Kinh Pháp Cú, Giảng đường Hiệp hội Thanh niên Phật tử Ấn Độ (YBS), viếng thăm Trung tâm văn hóa cổ xưa của Phật giáo Sankisa, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. 31/01/2015. (Ảnh: Tenzin Choejor)
Hình ảnh
Hòa thượng Giáo sư Tiến sĩ Samdhong Rinpoche, Cựu Kalon Tripa phiên dịch từ tiếng Hin-ddi sang tiếng Tây Tạng cho đức Đạt Lai Lạt Ma trong thời gian giảng Kinh Pháp Cú, Giảng đường Hiệp hội Thanh niên Phật tử Ấn Độ (YBS), viếng thăm Trung tâm văn hóa cổ xưa của Phật giáo Sankisa, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. 01/02/2015. (Ảnh: Tenzin Choejor(Ảnh: Tenzin Choejor
Thích Vân Phong),
Hề hề, Ngài Đạt Lai Lạt Ma, xem hình Ngài tưởng chừng 50 t, Ngài còn trẻ hơn Chú Hỉ này, thật đáng ngưởng mộ quá.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách