KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Thiệnthông
Bài viết: 240
Ngày: 16/10/08 14:55
Giới tính: Nam
Đến từ: USA
Nghề nghiệp: www.phatam.com

KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiệnthông »

Thầy nói “ăn mặn” xuất xứ từ chữ “ăn mạng” mà ra. Sau này “ăn mạng” người ta nói quen riết thành ra ăn mặn cho dễ nghe. Thật sự, nói mình ăn mặn tức là ăn mạng, nghĩa là ăn mạng con này con nọ như thịt, cá, đồ biển…. Trong bài này, tôi khuyên đạo hữu đừng nên ăn mặn, đạo hữu nên hiểu là đừng nên ăn mạng, chứ không phải đừng nên ăn vị mặn. Tôi khuyên đạo hữu đừng nên ăn mặn vì nhiều lý do. Thứ nhất, ăn mặn làm mình dễ bị bệnh và việc ăn mặn lại càng nguy hiểm đến sức khỏe. Mình đâu biết những xác con này con nọ có bệnh này bệnh nọ không. Thứ 2, theo đạo Phật, mình sát sanh thì sẽ mang nhiều thứ bệnh và đoản thọ, và những chúng sanh bị mình giết sẽ trở thành oan gia trái chủ của mình. Thứ 3, theo đạo Phật là những con vật, con cá, đồ biển… đều có sự sống và chúng nó cũng sợ chết như mình, nó cũng tham sống sợ chết như mình. Nếu nó không sợ chết và không biết đau, thì chúng nó không cố gắng giẫy giụa hay tìm cách thoát chết khi mình giết nó. Tuy nó hình thể khác mình, nhưng nó cũng là sự sống dưới hình dạng khác. Thứ 4, theo đạo Phật, những con vật mình sát hại hoặc ăn, mình đâu biết đó có thể là cha, mẹ, vợ, chồng, anh, em…của mình từ nhiều kiếp trước. Thứ 5, theo đạo Phật mình không ăn mặn để trưởng dưỡng tâm từ bi của mình.
Có người nói ăn chay thì không đủ chất, đều đó không đúng. Đâu phải chỉ có thịt, cá, đồ biển hay con này con nọ… mới có chất này chất nọ…Trong rau, quả, trái cây, đậu nành… cũng có những chất như trong thịt, cá… Nếu nói ăn chay không đủ chất, thì tại sao nhiều Thầy tu ăn chay trường từ nhỏ mà vẫn sống thọ và khỏe mạnh. Tôi thấy đa số Thầy tu đều sống thọ, có nhiều Thầy tu ăn chay từ nhỏ, ăn chay trường mà vẫn khỏe mạnh. Tôi có kinh nghiệm riêng, lúc trước tôi ăn mặn, tôi thường cảm thấy mệt và khó thở, đi bác sĩ vẫn không biết lý do tại sao tôi bị triệu chứng như thế. Bác sĩ cũng không biết thật sự nguyên nhân như thế nào. Thời gian sau, tôi ăn chay tự nhiên tôi cảm thấy khỏe và không bị mệt và khó thở nữa. Tôi trở lại bác sĩ và nói, tôi ăn chay và không còn cảm thấy mệt và khó thở nữa. Bác sĩ cũng ngạc nhiên và nói tốt. Có lúc tôi ăn mặn lại thì cảm thấy mệt và khó thở nữa. Và hầu như, nhiều lần sau tôi ăn mặn thì vẫn cảm thấy mệt và khó thở nữa. Nhưng khi tôi ăn chay thì không khó mệt và khó thở nữa. Bây giờ tôi đã ăn chay rồi và vẫn còn đang ăn chay. Câu chuyện tôi kể là sự thật. Tôi nghe có đạo hữu nọ nói, có người giàu kia, ăn nhiều đồ mặn và ăn tôm hùm, thời gian sau bị bệnh sau đó chuyển sang bệnh thận. Không phải có tiền mà ăn mặn nhiều là khỏe mạnh, đó là quan niệm sai lầm. Còn vấn đề mà bệnh do di truyền hay bệnh do sống dưới môi trường nguy hiểm, thì không nói tới. Bệnh có thể phát sinh ra do những gì mình ăn vào. Người ta có câu, “họa tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập”, nghĩa là mình mang họa cũng do miệng mình nói xấu hay ác, bệnh cũng xuất phát từ những gì mình ăn vào. Chắc đạo hữu có nghe tiếng Thầy Tuệ Hải trị nhiều người hết bệnh, thật ra là một trong những cách trị bệnh của Thầy là không có ăn mặn. Mình không ăn mặn, nhiều khi đó là thuốc hay để trị bệnh. Chứ mình ăn nhiều đồ mặn khi mà độc tố nhiều vào cơ thể thì tới lúc đó nó sẽ phát sinh ra nhiều bệnh, tới lúc đó uống nhiều thuốc hay cũng không trị được nữa. Thật ra người bệnh trên mà tôi kể đạo hữu nghe, trước đây người đó ăn đồ mặn, thời gian sau bị bệnh rồi mới uống thuốc vào, nhưng thuốc cũng là con dao hai lưỡi, nó trị bệnh này, xong phản ứng phụ của thuốc làm mình sang tới bệnh khác, như người đó trước đây bệnh khác, nhưng uống thuốc sau đó bệnh chuyển sang bệnh thận. Đó là câu chuyện thật. Nếu mình không sát sanh mà ăn đồ mặn, thì mình cũng gián tiếp sát sanh, thì tội mình cũng ít nhiều trong đó, nếu mình không mua đồ mặn ăn thì làm sao người khác sát sanh để mà bán.
Nếu mình ăn đồ mặn nhiều, nữa những chúng sinh đó cũng ăn lại mình thôi. Đạo hữu thử nghĩ đi, từ hồi mình sanh ra tới bây giờ, cái bụng chứa bao nhiêu là xác của những con vật, con cá, đồ biển…? Thì phải nói là tội mình không nhỏ. Bây giờ đạo hữu nghe tôi khuyên, nên bỏ việc ăn mặn đi. Nhân Quả ba đời Quá Khứ, Hiện Tại và Vị Lai là không sai. Mình tạo Nhân tốt, mình được Quả tốt. Mình tạo Nhân xấu, mình lãnh Quả xấu. Nếu Nhân sát sanh và ăn mặn thì cái Quả hiện tại hay tương lai cũng không tốt gì. Đạo hữu nên tin luật Nhân Quả. Luật Nhân Quả là thật sự có, Đức Phật có khả năng thấy biết được điều đó. Có thể, bây giờ 1 người tạo Nhân tốt hay xấu, tùy nhân duyên mà Quả tốt hay xấu có thể đến với người đó ở cuộc đời này, hay kiếp sau, hay nhiều kiếp sau nữa… Ví dụ: nếu người đó sát hại người thì Quả xấu sẽ là bị người giết lại hoặc mang bệnh hoặc bị đoản thọ ở cuộc đời này, hay kiếp sau hay những kiếp về sau nữa…Như đạo hữu thấy đó, có người giàu, nghèo, đẹp, xấu, sang, hèn, bệnh tật, khỏe mạnh, chết yểu, sống lâu…Tất cả đều có Nhân Quả cả, không có tự nhiên mà có những sự sai biệt như thế. Trong nhà Phật, không có gì là may rủi, hên xui với may mắn cả. Muốn biết đời trước (hoặc nhiều kiếp trước) mình như thế nào, thì xem lại Quả hiện tại mình như thế nào, nếu muốn biết Quả đời sau và những đời sau như thế nào, thì xem lại Nhân hiện tại của mình tạo.
Đôi lúc mình không có khả năng thấy biết hay chứng kiến tận mắt được Luật Nhân Quả thì không phải là không có, mà thật sự là luật Nhân Quả là có, nhưng mình chưa có khả năng hiểu và thấy biết luật Nhân Quả 1 cách toàn diện. Như đạo hữu muốn có trái đu đủ (Quả), thì phải gieo hạt giống đu đủ (Nhân). Chứ không thể gieo trái giống ổi mà ra trái đu đủ được.
Có người gieo Nhân đời này, mà được hưởng Quả đời này hoặc có thể kiếp sau hoặc nhiều đời nhiều kiếp sau mới hưởng cái Quả. Khi Nhân đã có, phải hội đủ duyên thì cái Quả mới trổ. Ví dụ, như gieo hạt giống đu đủ (Nhân), thì phải có duyên hội tụ đầy đủ là điều kiện khác, yếu tố môi trường như đất, nước, ánh sáng, người chăm sóc…khi nhân duyên đã đầy đủ mới ra trái đu đủ (Quả). Nhân Quả cũng thế. Khi đã có Nhân thì phải có đầy đủ duyên khác, khi nhân duyên đã đầy đủ lúc đó Quả đến, trong đạo Phật dùng từ là Định Nghiệp thì lúc đó có chui vào lòng đất, trốn trong hang, bay lên trời cũng không tránh được cái Quả. Cho dù trước đó là mình là phàm phu mà tạo Nhân xấu, nhưng khi mình tu tới quả vị Thánh thì vẫn trả Quả xấu mình tạo ra lúc còn phàm phu. Trong nhà Phật có câu: Bồ Tát sợ Nhân, chúng sanh sợ Quả. Bồ Tát thấy được luật Nhân Quả, nên không tạo Nhân ác để tránh Quả ác. Chúng sinh không thấy luật Nhân Quả nên tạo Nhân xấu, khi Quả xấu tới thì mình sợ. Luật Nhân Quả, mình phàm phu chưa hiểu hết luật Nhân Quả 1 cách toàn diện, nhưng trong cuộc sống, mình ít nhiều cũng thấy phần nào đó.
Không phải lúc nào mình tạo Nhân gì thì mình lãnh Quả đó. Nếu mình biết cách chuyển thì Quả xấu sẽ nhẹ hơn mức độ nào đó. Nếu mình làm nhiều điều thiện, điều lành, sám hối, bố thí, trì giới, trì danh hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, tạo các Công Đức lành…Nếu mà Nhân xấu thì Quả xấu sẽ nhẹ hơn ở mức độ nào đó, chứ không phải là Quả xấu hoàn toàn mất tất cả. Nếu như 1 nắm muối bỏ vào tô nước, tô nước đó sẽ rất mặn, nếu cũng cùng 1 nắm muối, nếu bỏ vào hồ nước thì hồ nước sẽ đỡ mặn hơn nhiều. Cũng như thế, nếu mình biết làm nhiều điều lành, điều thiện, sám hối, bố thí, trì giới, trì danh hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, tạo các Công Đức lành… Thì mình sẽ chuyển đổi cái Quả xấu mình ở mức độ nhẹ nào đó, chứ không mất hoàn toàn. Bên cạnh đó, mình đừng nên tạo những Nhân xấu, ác khác nữa. Ví dụ như: đừng nên sát sanh và ăn đồ mặn nữa…
Đạo hữu thấy không sống trong kiếp sống sanh tử luân hồi này rất nguy hiểm và đau khổ. Ví dụ như việc ăn mặn này, theo quan niệm thế gian nhiều người cho rằng ăn mặn không phải là điều xấu. Quan niệm sai lầm như thế, đã kéo nhiều người tạo Nhân xấu, mà những người đó không hề hay biết. Kết quả là những người đó phải chịu Quả Báo xấu sau này. Mình sống trong cuộc sống này khi chưa biết Phật Pháp ít nhiều gì tâm mình cũng bị nhiễm bởi những quan niệm sai lầm như những người trên như thế, và tạo những Nhân xấu như thế. Những người quan niệm sai lầm như trên thật đáng thương, họ si mê và còn đi vào trong tối, thì thử hỏi chừng nào họ mới thoát khỏi sanh tử luân hồi đau khổ. Chúng ta biết Phật Pháp, đừng nên tạo Nhân xấu, để đừng rơi vào Tam Ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) để chịu nhiều đau khổ và khó ngày ra khỏi. Nay mình biết Phật Pháp, biết sát sanh, ăn mặn là những điều ác thì mình nên tránh.
Đạo hữu nên tu theo Pháp Môn Tịnh Độ để được vãng sanh Cực Lạc sau kiếp này. Vãng sanh Cực Lạc tức là đạo hữu không còn sanh tử luân hồi đau khổ nữa. Theo đạo Phật, đây là thời Mạt Pháp, sau thời Mạt Pháp này qua rồi, Phật Pháp bị diệt phải đợi rất rất rất lâu thì Phật mới ra đời. Nếu mình đánh mất cơ hội tu theo pháp môn Tịnh Độ cuộc đời này, mình sanh tử luân hồi lại rất là đau khổ và nguy hiểm, cho dù ở cõi Người đi chăng nữa lúc đó ngoại đạo, những người ác, những cái ác và cái xấu sẽ rất nhiều và lẫy lừng trong xã hội. Lúc đó không gặp Phật Pháp thì làm sao mình thoát khỏi sanh tử luân hồi tới lúc đó mình rơi vào Tam Ác đạo là địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh rất là dễ. Thêm vào đó, nếu mình tái sanh ở cõi này, nếu không gặp được Phật Pháp, tới lúc đó gặp nhiều cái ác, cái xấu, người xấu, người ác, không có thiện tri thức hướng dẫn mình tu theo Chánh Pháp (Phật Pháp), tức là bỏ cái xấu, cái ác, làm điều thiện điều lành…Thì mình rất dễ rơi vào Tam Ác Đạo (là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Tới lúc đó chịu rất nhiều đau khổ và thời hạn bị đọa cũng rất là lâu. Những điều trên tôi không nói dối vì tôi có thọ trì năm giới cấm (trong đó có giới cấm không nói dối) và những điều trên tôi nói đúng với Phật Pháp và đúng với những lời Thầy dạy

Đạo hữu nên nhớ tu theo pháp môn Tịnh Độ (tức là Pháp Môn Niệm Phật), có Tín (nghĩa là lòng tin chân thật, tha thiết, bền vững), Nguyện tha thiết, Hạnh (nghĩa là đạo hữu chỉ cần chuyên nhất xưng niệm danh hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT nhiều mỗi ngày và giữ trọn đời không thay đổi). Lúc lâm chung cố giữ sao cho được mười niệm tiếp nối liền nhau. Thì đạo hữu chắc chắn sẽ được vãng sanh Cực Lạc sau khi lâm chung ở cuộc đời này. Vãng sanh Cực Lạc tức là đạo hữu không còn sanh tử luân hồi đau khổ nữa.

Chúc đạo hữu thân tâm đều an lạc và tất cả được sớm vãng sanh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà ở Tây Phương.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Cư Sĩ Thiện Thông,
Đây là những phần trích trong những bài viết của những Thầy mà tôi đã trích. Đạo hữu nên đọc để hiểu thêm những điều hại và nguy hiểm do ăn mặn (ăn mạng) gây ra
Khai Thị Về Ăn Chay
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Mỗi người đều có nhân quả báo ứng của riêng mình. Hễ tạo nghiệp gì thì chịu quả báo đó. Không những chỉ có loài người là phải chịu quả báo mà tất cả chúng sanh cũng vậy; tạo nghiệp từ xưa, ngày nay gặt quả. Ðiều đó không dễ hiểu đâu. Ví như bị đọa làm súc sinh hoặc ở nơi ác đạo thì rất khó khôi phục lại thân người; nên nói rằng:
Nhất thất nhân thân,
Vạn kiếp nan phục.
Nghiã là:
Thân người mất rồi,
Vạn kiếp khó tìm.
Trên thế gian, có hai loại nhân: một là nhân thiện, hai là nhân ác. Khi mình trồng nhân thiện thì gặt quả thiện, khi trồng nhân ác thì gặt quả ác.
Song, cái nhân ác lớn nhất là gì? Tức là sát sinh! Con người nếu phạm Ngũ Giới (sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu) thì sẽ rất dễ đọa vào ba ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) và cũng rất dễ thành kẻ đầy dẫy tri kiến sai lầm, tà vọng, không tin Phật Pháp, không kính Tam Bảo. Ðọa vào ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) rồi thì khổ không cách gì nói được.
Tội lỗi lớn nhất mà mình đã phạm là gì? Tức là sát sinh, ăn thịt. Nếu bạn ăn thịt của người thì sau đó người sẽ ăn thịt của bạn lại. Hỗ tương ăn thịt lẫn nhau, hỗ tương chém giết, rồi hỗ tương đọa lạc. Một khi đã đọa lạc thì khó mà tiến lên được, đó là điều hết sức nguy hiểm, là đi vào "hiểm lộ" vậy.
Khi mình giết súc vật thì cũng tạo ra một thứ oán hận trong tâm chúng; lúc gần chết vì quá khủng khiếp và sợ hãi nên chúng nảy sinh lòng cừu hận muốn báo thù. Bởi vậy từ nơi lòng oán hận phẫn uất ấy phát tiết ra một độc tố thấm suốt da thịt chúng, nên hễ ai ăn thịt chúng thì giống như ăn phải chất độc vậy! Lúc ăn thì không thấy hại, nhưng dần dà sẽ mắc đủ chứng bịnh kỳ quái mà chẳng có thuốc gì cứu nổi.

ĂN CHAY
Thích Thiện Hoa
2. Vì muốn tránh quả báu luân hồi
Phật dạy: "Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, cứ tạo nhân tội ác, sát hại ăn thịt lẫn nhau, nên bị ác quả, là sanh tử luân hồi mãi trong sáu đường". Kinh Lăng Nghiêm nói: "Hễ giết một mạng thì hãy trả lại một mạng; tâm giết hại chẳng dứt trừ, thì không thể nào ra khỏi trần lao được." Vậy muốn tránh oan báo luân hồi, tránh các điều tội lỗi thuộc về giới sát. Phật tử phải ăn chay. Nếu ăn mặn hoài thì không thể nào hết nợ thân mạng và nợ xương thịt, máu huyết được.
3. Vì hợp vê sinh
Không phải mới từ nay mà từ ngàn xưa, một triết gia, ông Senèque, đã nói rằng: "Mỗi bữa ăn, người ta dùng thịt là tự đầu độc, thành thử con người tự sát ngấm ngầm mà không hay biết, do đó con người bị mạng yểu, chết sớm". Thật thế, ngày nay những nhà y khoa bác sĩ trứ danh như ông Soteyko, Varia Kiplami có nói: "Trong các thứ thịt, có nhiều chất độc rất nguy hiểm cho sức khỏe con người". Bằng chứng cụ thể là rau cải để lâu ngày thì héo khô, hoặc ung bấy mà ít hôi; còn thịt cá để lâu ngày thì sình, ương, hôi tanh không ai chịu nổi, và khi ăn vào, ta thấy trong người rất nặng nề, mệt nhọc ,khó tiêu. Hơn nữa, các loài thú vật, thường mắc bệnh này hay bệnh khác như: bệnh lao, bệnh thương hàn v.v...,nếu chúng ta ăn vào, sẽ vướng bệnh, rất nguy hiểm.
Ðể tránh những bệnh tật, và tăng sức khỏe, chúng ta nên ăn nhiều rau cải. Các nhà khoa học, cũng như các nhà y học Ðông, Tây đều công nhận đồ ăn chay là nhẹ nhàng, thanh khiết, dễ tiêu hóa và có nhiều sinh tố rất bổ. Bởi thế, ở nước Nhật có hội "Tổ Thực Chủ Nghĩa", ở Pháp, Ðức, Anh, Mỹ đều có "Thảo Mộc Thực Hội".
Có nhiều người có thành kiến sai lầm rằng: ăn thịt cá, mới có đủ sức mạnh. Thật ra, người ăn thịt không có sức mạnh và sức chịu nhọc dẻo dai bằng người ăn chay trường. Chính Giáo sư Irwin Fischer ở Ðại học đường Yale, sau nhiều cuộc thí nghiệm, đã long trọng tuyên bố rằng:
" Ăn thịt hay ăn những vật có nhiều chất đạm, sẽ làm cho con người không đủ sức chịu nhọc, không khác nào như người uống rượu".
Bà White, một bác học gia cũng đã tuyên bố rằng:
" Các thứ hột, các thứ trái cây, đậu và rau cải là những thức ăn mà thiên nhiên đã dành để nuôi chúng ta. Các thức ăn ấy nấu nướng một cách giản dị, thì rất hợp vệ sinh và rất bổ. Nó làm cho thân thể tráng kiện, tinh thần sáng suốt và tránh biết bao nhiêu bệnh tật".


Ăn Chay, Sát Sanh và Quả Báo
Tác giả: Thích Tâm Anh
1. ăn chay được mạnh khoẻ, sống lâu
Thứ nhất: thức ăn chay không độc, thịt có độc
Thức ăn chay phần nhiều đều là rau quả, sinh trưởng lớn lên từ đất, hoặc rong biển… đã nhiều dinh dưỡng lại không có độc tố. Những thực vật này giúp máu giữ được chất kiềm – đây muốn chỉ máu ấy trong sạch. Y học gọi là kiềm tính thực vật. Thực phẩm có thịt ăn vào có thể khiến cho máu mang tính chua – đây muốn chỉ máu ấy dơ, do đó thịt được gọi là thực phẩm mang tính chua. Người ăn chay máu sạch, nên tuần hoàn nhanh, khiến cơ thể nhẹ nhõm thoải mái, hoạt bát, chịu đựng giỏi, suy nghĩ nhanh lẹ và sống lâu. Như Hòa thượng Triệu Châu, một cao tăng Phật giáo đời Đường sống đến 150 tuổi. Hòa thượng Hư Vân thời cận đại sống được 120 tuổi. Cư sĩ Lý Bỉnh Nam, Đài Loan, nhờ nhiều năm trường trai, 95 tuổi mà vẫn sáng suốt. Những điều này đều là hiện thực chứng minh ăn chay mạnh khỏe, sống lâu. Lại như quán quân bơi lội Mậu-lâm-la-tư của thế vận hội Olimpic, lần đầu tiên, tốc độ của anh ta thật kinh người. Là vận động viên nổi tiếng nhất, anh ta là một người ăn chay. Theo báo cáo của Kiện Đức, một nhà hóa học trứ danh Pháp quốc, ông ta phát hiện thực phẩm thịt là một loại thực phẩm trúng độc mang tính chậm. Bởi vì xuất xứ của thịt là từ heo, dê, gà, vịt… mà động vật lúc vội vàng, giận dữ hoặc sợ hãi thì trong cơ thể sản sinh một vật tiết ra độc tố, độc tố ấy nhanh chóng truyền khắp các mạch máu vi tế và thịt trong toàn thân. Vật tiết độc chất này thông thường đều đầy trong cơ thể, tác dụng “cái mới thay đổi cái cũ” bài xuất ra ngoài, hoặc ra bằng đường đại tiểu tiện. Nếu con vật bị giết trong lúc đang giận dữ hoặc sợ hãi, bộ máy cơ thể bị đình chỉ hoạt động, vật tiết xuất độc tố này không được bài xuất ra, vẫn tồn đọng trong máu thịt. Nếu ăn vào loại thịt này, tất bị trúng độc tố ấy. Cho nên, ăn thịt bằng với trúng độc mang tính chậm. Đã từng có người thí nghiệm qua. Động vật trong lúc giận dữ hoặc sợ hãi, chất tiết độc tố mà cơ thể sản sinh ra, nếu hút ra bằng ống thủy tinh, chỉ cần độc tố bằng một cây nhang đã có thể giết chết một mạng người. May mà độc tố này khi gặp rau quả, bị hóa giải bớt một phần nào.
Thứ hai: Nhân loại nên ăn chay, chớ nên ăn thịt
Theo tiến sĩ Hàn Đinh Đốn của trường đại học Ca-luân-tỷ-á Mỹ quốc, đã từng giải phẫu phân tích đường ruột, chứng minh con người thích hợp ăn chay mà không thích hợp ăn thịt. Ông ta giải thích ruột non của động vật ăn thịt thì ngắn, ruột già thẳng và trơn nhẵn; ruột non của động vật ăn chay thì dài, ruột già cũng dài; ruột của động vật ăn thịt lẫn ăn chay dài hơn động vật ăn thịt, ngắn hơn động vật ăn chay. Ruột già của con người dài khoảng 5 – 6 mét và quằn tới quằn lui, vách ruột không láng đồng thời chồng lên một đống. Đường ruột như thế chỉ thích hợp với ăn chay, không thích hợp với ăn thịt. Bởi vì thịt ít chất xơ, sau khi tiêu hóa để lại cặn bã. Ruột của con người tương đối dài, thức ăn ở trong ruột quá lâu sẽ sinh ra độc tố, tăng thêm gánh nặng cho gan. Gan quá sức chịu đựng sẽ trở nên xơ cứng, thậm chí ung thư. Lại nữa, trong thịt có rất nhiều a xít uric, Urê, ăn vào tăng thêm gánh nặng cho tạng thận, dẫn đến bệnh thận. Vả lại, thịt ở trong ruột già, ruột non phải qua sự hấp thu quá độ không cần thiết. Và thịt vốn lại thiếu chất xơ, dễ tạo nên táo bón, dẫn đến bệnh trĩ và ung thư trực tràng. Sự phân tích đường ruột con người trên đây, đủ để chứng minh con người ăn thịt là “tự rước họa vào thân”.
Thứ ba: Thức ăn thịt dễ dẫn đến bệnh tật
Sự nguy hại lớn nhất đến sức khỏe của người già, trung niên là colesterin, mà hàm lượng colesterin tương đối có nhiều trong não, thần kinh, máu, nước mật, lòng vàng trứng và mỡ… của động vật. Colesterin là chủ thể cấu thành hocmon của tuyến thượng thận và vitamin D. Tố chất dinh dưỡng này, thanh niên, trung niên hấp thu một lượng vừa phải rất là hữu ích. Nếu trong máu của một người chứa colesterin quá nhiều, sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch, bệnh tim, bệnh cao huyết áp… Tuổi trung niên trở lên thì cơ thể, sinh lý có chiều hướng suy dần. Tất nhiên, cần phải tránh ăn nhiều thực phẩm thịt hàm chứa phong phú chất colesterin để giữ sức khỏe cơ thể.
Lại một chứng minh nữa: nhà dinh dưỡng học Kha-lâm-tư, Mỹ quốc nói: “Nhân loại nếu có thể bỏ ăn thịt, thì sẽ thu được lợi ích vô cùng”. Ăn chay có thể giữ lâu tuổi trẻ, tinh lực dồi dào, đầu óc mẫn tiệp, da thịt mềm mại, đây là hiện tượng của tuổi trẻ. Ngược lại, thân thể mệt nhọc, thần trí hôn ám, da thịt xù xì, lộ ra dáng vẻ lão hóa. Nay lấy ba cái này làm chuẩn, so sánh giữa ăn chay và ăn mặn, nhà dinh dưỡng học Chu Tu Tuệ nói: “Ăn nhiều thực phẩm có thịt, trong y học gọi là thực vật mang tính chua, có thể làm cho máu mang tính chua, máu dơ. Lúc muốn trung hòa tính chua này, chất canxi trong máu phải tiêu hao lượng lớn. Lượng canxi mất, tế bào sẽ bị lão hóa, cơ thể mỏi mệt không sức chịu đựng, dễ đưa đến thần trí hôn ám và suy yếu. Còn ăn nhiều rau xanh, trái cây, những thực vật mang tính kiềm này, có thể làm cho máu giữ được chất kiềm, máu trong sạch, khiến cho cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái, chịu đựng giỏi, đầu óc nhanh nhạy đồng thời có thể sống lâu”.
Trên đây, đã đối chiếu sức khỏe và tinh thần của người ăn chay và người ăn mặn, rõ ràng đã thấy: một giữ được vẻ thanh xuân, một suy yếu lão hóa. Sự láng mịn và xù xì của da, chỉ nhìn qua ta có cảm giác ngay là già hay trẻ. Cho nên, da thịt mịn màng là điều kiện chính của sự trẻ mãi. Ăn chay làm sao giữ được nước da mịn màng? Điều này cần phải nói từ thực phẩm dầu mỡ nào mà người ăn chay đã ăn. Giá trị dinh dưỡng của mỡ là: thứ nhất, cung cấp nhiệt năng. Thứ hai, duy trì nhiệt độ cơ thể, bảo vệ nội tạng và làm tươi nhuận da. Thứ ba, giúp đỡ hấp thu vitamin. Chất mỡ quá nhiều làm cho người ta mập, dễ mắc bệnh cao huyết áp, mạch máu não cho đến các bệnh tim, gan, phổi, thận… Nếu mỡ quá ít khiến cho người ta gầy gò, dễ mắc các chứng suy nhược cho đến các bệnh về da. Có hai nguồn mỡ: một là mỡ từ động vật, như mỡ của heo, dê và thịt mỡ, gọi là mỡ động vật. Hai là mỡ từ nhân thực vật, như dầu phụng, dầu đậu nành, gọi là dầu thực vật. Sự hơn thiệt của hai loại dầu mỡ này khác nhau rất lớn. Mỡ động vật là mỡ bão hòa, nhiều colesterin, dễ dẫn đến xơ cứng động mạch, cao huyết áp, bệnh tim, cũng có lợi cho việc sinh sản ung thư tế bào. Dầu thực vật không phải là dầu bão hòa, có thể thúc đẩy tăng gia bài tiết tính chua của nước mật, làm cho colesterin xuống thấp, tránh được bệnh tim và các chứng huyết quản khác. Từ đó có thể thấy, người ăn chay sử dụng dầu thực vật, quả thật là một yếu tố lớn để khỏe mạnh tươi da. Hàm lượng dầu trong thực vật, nhiều nhất là ở hồ đào, chứa 66.90%. Thứ hai là đậu phụng, chứa 48.70%. Thứ ba là mè trắng, chứa 48.23%. Thứ tư là đậu nành, chứa 20.20%. Những dầu này đều không phải là dầu bão hòa, ăn vào có ích không hại. Hàm lượng mỡ trong động vật, nhiều nhất là ở thịt heo, chứa 57.80%. Thứ hai là thịt dê, chứa 25.00%. Thịt bò chứa 13.50%. Nhưng những loại mỡ này đều thuộc mỡ bão hòa, chứa rất nhiều colesterin, dễ dẫn đến bệnh tim, bệnh huyết quản.
4. Người ăn chay tăng trưởng lòng từ bi
Ăn chay đối với nhân loại mà nói, không kể là giữ được thân thể khỏe mạnh, hay tránh được nhân quả nghiệp báo, những lợi ích khác không thể nói cùng. Lại từ một người khuếch đại đến quốc gia xã hội, khiến cho xã hội an lành, thế giới hòa bình, có thể thấy lợi ích của ăn chay thật không thể tính đếm. Trong vô lượng lợi ích, tôi cho rằng lợi ích lớn nhất của ăn chay, phải là tăng trưởng lòng từ bi.
Sát sinh ăn thịt thật là ác nghiệp, tất phải thọ báo không còn nghi ngờ gì nữa. Có điều là thọ báo tùy theo tâm giết và cách giết tàn nhẫn hay không mà có nhanh chậm, nặng nhẹ, không thể nói một cách khái quát. Nếu sau khi sát sinh, sám hối tu thiện cũng có thể chuyển hậu báo thành hiện báo, trọng báo thành khinh báo. Tôi vì muốn để cho mọi người hiểu một cách thiết thực việc ác báo sát sinh ăn thịt, không ngại hiện thân thuyết pháp.
Làm sao tránh kiếp đao binh
1. Cội gốc đưa đến chiến tranh
Chúng ta phải hiểu rõ rằng, hết thảy nỗi thống khổ của chiến tranh từ đâu mà có? Không có điều gì là không có nhân quả. Quá khứ tạo nhân bát khổ, thì hiện tại phải chịu quả bát khổ. Hiểu được quan hệ của nhân quả thì biết ngay kiếp can qua cũng là một loại quả báo. Nhưng có một số người không tin vạn pháp đều có lý nhân quả. Bởi không học Phật, cho nên họ không tin lý nhân quả. Không tin nhân quả, vậy can qua nguyên nhân do đâu? Trí tuệ của phàm phu chỉ biết được hiện tại. Cách nhìn của phàm phu thế gian và cách nhìn của Thánh nhân căn bản không giống nhau. Cách nhìn của phàm phu chia làm hai loại: thứ nhất, họ cho rằng kiếp can qua là do bọn xâm lược chủ nghĩa đến quốc gây ra, muốn chinh phục thế giới mà gây nên chiến tranh. Cách nhìn thứ hai, họ cho rằng do bọn dã tâm trong nước không giữ bổn phận, nhiễu loạn trị an nội bộ, tạo phản dẫn đến đánh nhau, nên đã xảy ra kiếp nạn can qua. Phàm phu thường tình cho hai điều này chính là nguyên nhân gây nên chiến tranh. Thật ra, đây hoàn toàn không phải là nguyên nhân chính, chẳng qua chỉ là một trợ duyên mà thôi. Kiếp can qua là duyên, vậy thì nhân của nó ở đâu? Điều này không phải là cái mà kẻ thường tình có thể hiểu được, phải là bậc Thánh trí tuệ siêu xuất mới có thể thông tỏ.

2. Trí tuệ bậc thánh có thể thấy được quá khứ
Phật Pháp vô biên. Chỉ có Phật giáo mới có thể nói rõ được nguyên nhân vì sao xảy ra chiến tranh. Chúng ta đưa ra một ví dụ: Gieo hạt giống dưa xuống đất, đó gọi là nhân. Sau hạt giống nảy mầm, lớn lên ra trái, gọi đó là quả. Trợ duyên chính là điều kiện sinh trưởng. Giống như sau khi gieo hạt giống xuống, phải tưới nước, bón phân, có ánh sáng mặt trời mới sinh ra quả. Cho nên, chắc chắn có nhân, có duyên mới có quả. Như vậy, xem ra rõ ràng hơn rất nhiều. Thấy quả thì biết ngay nhân, giống như thấy dưa thì biết ngay dưa là từ hạt giống dưa mà có. Hiện tại, sở dĩ bị quả báo chiến tranh, là do đời trước tạo nhân chiến tranh. Quý vị phải biết, quả báo của chiến tranh là chết chóc, thì nhân của nó chắc chắn phải là nhân giết chóc. Lại thêm trợ duyên của bọn dã tâm và chủ nghĩa đế quốc, nên đã xảy ra quả báo chiến tranh. Nhưng rất tiếc, phàm phu không biết được nhân này, chỉ có Phật, Bồ tát mới hiểu rõ được. Điều này không phải nói dóc hay suy đoán. Phật, Bồ tát có thiên nhãn thông, cho nên thấy rất rõ nhân quả của chiến tranh, thấy được chúng sinh từ xưa đến nay luôn tạo nghiệp sát, không ai là không sát sinh. Và sát sinh được phân làm hai: một là trực tiếp giết, hai là gián tiếp giết. Tạo hai nghiệp sát này, lâu này gặp duyên tất kết thành quả chiến tranh. Vậy thì, thế nào là trực tiếp giết và gián tiếp giết? Đồ tể trực tiếp giết heo, dê, bò gọi là trực tiếp giết. Vì ngày nào chúng ta cũng ăn thịt nên đồ tể mới giết. Vì chúng ta họ mới giết, nên gọi là gián tiếp giết. Hai loại này đều là nhân sát.
3. Thủ phạm giết chính
Mọi người đều cho rằng, tội của người giết nặng còn tội của người ăn nhẹ, điều này không đúng. Luật pháp chính phủ, phạm tội cũng chia làm hai loại, đó là chủ phạm và tòng phạm.
Chủ phạm chính là tự tay mình làm, tòng phạm là hùa theo. Vậy thì người trực tiếp giết là chủ phạm hay là người ăn là chủ phạm? Điều này không nhất định. Thí như lúc đồ tể giết heo đi bán, lúc này đồ tể chính là chủ phạm, người mua thịt là tòng phạm. Nhưng thịt không đủ bán, người mua thịt nhiều quá, đồ tể bèn giết thêm, lúc này người mua thịt trở thành chủ phạm, và đồ tể là tòng phạm. Cho nên, có nhân như thế nào thì mỗi người tự chịu quả báo như thế ấy. Người thời nay không tin lý nhân quả báo ứng bằng người xưa. Trước đây, không những dân lành sợ nhân quả, mà ngay cả kẻ đồ tể cũng sợ nhân quả báo ứng, nên lúc sắp giết heo, miệng họ luôn nói thế này: “Heo này! Heo này! Mày đừng hận tao, mày là món ăn của thế gian, họ không ăn tao không giết, mày hãy đòi nợ người ăn thịt ấy!”. Bạn xem, chẳng phải người giết heo cũng sợ heo đến đòi mạng sao? Và rốt cuộc heo đòi nợ người ăn hay là đòi nợ người giết? Tục ngữ có câu nói rất hay: “Oan có gia trái có chủ”. Cho nên ăn có quả báo của ăn, giết có quả báo của giết.
Trong kinh cũng có một bài kệ rằng: “Cho dù trăm ngàn kiếp, nghiệp tạo ra hãy còn. Lúc gặp phải nhân duyên, quả báo phải nhận chịu”. Nghĩa là: Giả sử có trải qua trăm ngàn kiếp đi nữa, một thời gian lâu dài như thế, thì những nghiệp tốt xấu mà mỗi người ra tạo cũng không mất. Nên biết, giữa nhân và quả còn có cái duyên, khi nhân gặp duyên thì mình vẫn phải chịu quả báo.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

A Di Đà Phật.

Rất hay! xin cám ơn :)

Lời khuyên hay nhưng người ta sẽ không nghe lời khuyên vì dục vọng ăn ngon thịt cá không thể nào bỏ được.

Mấy hôm nay là ngày lễ Thanksgiving (lễ tạ ơn) của Mỹ. Gà Tây bị giết vô số vì mỗi gia đình đều mua gà tây về ăn. Mà có đến cả triệu gia đình ở Mỹ, cho nên cả triệu con gà tây bị giết vào tháng nầy.

Người Mỹ lễ Tạ Ơn thì ăn thịt gà tây (turkey). Tôi cũng sống ở Mỹ tôi cũng nhân lễ Tạ Ơn nầy mà cảm niệm tri ân những người đã cho tôi mọi thứ, cha mẹ đã cho tôi đời sống, chúng sanh đã cho tôi thức ăn, áo mặt, dạy cho tôi biết chữ, đạo làm người v.v... và Niệm Phật A Di Đà để cầu siêu cho chúng sớm thoát khỏi tam đồ, vãng sanh Tịnh Độ. Xưa vua Lương Võ Đế nhờ Chí Công Hòa Thượng (Quán Âm Hóa Thân) lập đàn tràng Lương Hoàng Sám để cầu siêu cho bà Hy Thị đang bị đọa làm con rắn mãn xà. Sau đó bà cũng được sanh lên cõi trời làm một vị tiên nữ.

Tôi thay vì tụng Lương Hoàng Sám thì chỉ tụng Kinh A Di Đà và niệm A Di Đà Phật cầu cho chúng nó được siêu sanh tịnh độ, hơn là được thành tiên, vì tiên có ngày sẽ bị đọa lạc khi hết phước. Thà làm người nhân gian chịu khổ biết phật pháp, còn hơn làm tiên mà không biết phật pháp chỉ lo hưởng phước.

Mong các vị cùng nhau góp sức niệm phật A Di Đà cầu siêu cho những chúng sanh đã bị giết vào những ngày lễ nầy.

Nam Mô A Di Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Thầy nói “ăn mặn” xuất xứ từ chữ “ăn mạng” mà ra. Sau này “ăn mạng” người ta nói quen riết thành ra ăn mặn cho dễ nghe. Thật sự, nói mình ăn mặn tức là ăn mạng, nghĩa là ăn mạng con này con nọ như thịt, cá, đồ biển…. Trong bài này, tôi khuyên đạo hữu đừng nên ăn mặn, đạo hữu nên hiểu là đừng nên ăn mạng, chứ không phải đừng nên ăn vị mặn. Tôi khuyên đạo hữu đừng nên ăn mặn vì nhiều lý do. Thứ nhất, ăn mặn làm mình dễ bị bệnh và việc ăn mặn lại càng nguy hiểm đến sức khỏe. Mình đâu biết những xác con này con nọ có bệnh này bệnh nọ không. Thứ 2, theo đạo Phật, mình sát sanh thì sẽ mang nhiều thứ bệnh và đoản thọ, và những chúng sanh bị mình giết sẽ trở thành oan gia trái chủ của mình. Thứ 3, theo đạo Phật là những con vật, con cá, đồ biển… đều có sự sống và chúng nó cũng sợ chết như mình, nó cũng tham sống sợ chết như mình. Nếu nó không sợ chết và không biết đau, thì chúng nó không cố gắng giẫy giụa hay tìm cách thoát chết khi mình giết nó. Tuy nó hình thể khác mình, nhưng nó cũng là sự sống dưới hình dạng khác. Thứ 4, theo đạo Phật, những con vật mình sát hại hoặc ăn, mình đâu biết đó có thể là cha, mẹ, vợ, chồng, anh, em…của mình từ nhiều kiếp trước. Thứ 5, theo đạo Phật mình không ăn mặn để trưởng dưỡng tâm từ bi của mình.
Có người nói ăn chay thì không đủ chất, đều đó không đúng. Đâu phải chỉ có thịt, cá, đồ biển hay con này con nọ… mới có chất này chất nọ…Trong rau, quả, trái cây, đậu nành… cũng có những chất như trong thịt, cá… Nếu nói ăn chay không đủ chất, thì tại sao nhiều Thầy tu ăn chay trường từ nhỏ mà vẫn sống thọ và khỏe mạnh
Thật ra chính xác được gọi là ăn mặn là do các thức ăn mang tính chất thịt có mùi vị và đậm đà hơn các loại thức ăn khác .
Và chưa bao giờ thức ăn mặn được ai đó gọi là ăn mạng cả .
Nhưng trong Phật Giáo có từ Trai Thời . Và dần dần biến biển thành từ "ăn chay" .
Từ trai thời tức là ăn đúng giờ và mỗi ngày chỉ ăn 1 bữa để trai tịnh thân và tâm này . Không vì lẽ gì người tu đạo lại chờ giờ chực ăn cả .
Thậm chí ngay cả bữa ăn duy nhất cũng được biến đổi thành một buổi khất thực . Hạnh khất thực là hạnh rất quý báu , giúp cho vị tu hành ấy không tham đắm vào thức ăn , ai cho gì thì ăn nấy và quán thật sát vào tánh vô ngã trong thức ăn . Điều này có trong Tứ Thanh Tịnh giới nội dung như sau :

Yathà paccayam pavattamànam dhàtu mattamevetam yadidam pindapato tadupabhunjako ca puggalo dhàtumattako nissatto nijjìvo sunno.
Vật thực này thật là một nguyên chất, tạo thành ra tùy theo món vật dụng, dầu cho ta là người dùng nó, nó cũng chỉ là một nguyên chất, không có sanh mạng, không phải là chúng sanh, có trạng thái không không
.


Thời Đức Phật tài tiện đạo Balamon giáo luôn luôn có tư tưởng khinh khi đạo Phật vì Đức Phật không chấp nhận ăn chay . Trong khi đạo này lại ăn chay trường nên trong kinh Amangandha Đức Phật đã dạy :

Chẳng phải do kiêng thịt, nhịn ăn, hay lõa thể,

Không do cạo đầu, búi tóc hoặc để đầu bù xù dơ bẩn.
Không do mặc áo nhặm, hoặc thờ cúng thần lửa,

Không phải thực hiện đủ thứ sám hối ăn năn ở đời này,

Cũng chẳng do tụng kệ, hiến dâng, hay tế lễ,
Cũng chẳng do tổ chức lễ lạt quanh năm,
Sẽ thanh tẩy con người từ nghi kỵ trở thành trong sạch


*Như trên những thứ như : kiêng thịt , nhịn ăn , lõa thể , sám hối , tụng kệ , tế lễ, tổ chức lễ lạc , kĩ niệm . Hoàn toàn vô ích , nếu chúng ta mong mỏi đem thân hay tâm này trở nên trong sạch .

Và Đề Bà Đạt Đa một người muốn thay Phật lãnh đạo tăng đoàn đã từng đưa ra điều kiện về "ăn chay trường" và Đức Phật đã hoàn toàn bác bỏ . Vì sao lại như vậy ? Chúng ta xem tiếp trong đoạn kinh sau :

Lại thêm để phân biệt những giáo lý nào là Phật Pháp những giáo lý nào khôg phải là Phật Pháp trong kinh luật Đức Phật có dạy cho Đại Đức Upali và ba Gotami 8 điều như sau :

1/Giáo Pháp nào hành theo dứt được tình dục.
2/Thoát khỏi thống khổ
3/Xa Lìa phiền não
4/Trở nên thiểu dục
5/Thành người tri túc
6/Đực Thanh Tịnh
7/Có sự tinh-tấn
8/Thành người dị dưỡng(dễ nuôi có chi ăn nấy, ăn gì cũng được không cố chấp)


1/Ăn mặn nếu đúng tôi đảm bảo sức mạnh cường tráng và tiết kiệm rất nhiều cho người dân lao động . Chỉ có hạng người nhàn rỗi thì mới có thể kham nhẫn nỗi thức ăn chay mà thôi . Tôi ví dụ nếu anh làm Manager mà anh lại phải ăn chay thì sức lực chẳng thể nào đủ được . Hoặc nếu anh là người phu , khuân vác mà anh lại ăn chay thì chắc chắn rằng anh phải bỏ nghề sớm . Gọi là ăn chay tốt nhưng anh phải giàu , nhiều thời gian , vì chẳng ai ăn chay mà không uống sữa đi kèm , đây là thực tế.

2/Thức ăn không mang nghiệp , điều này rất rõ ràng . Vì như lời Đức Phật thì "Vật thực này thật là một nguyên chất, tạo thành ra tùy theo món vật dụng, dầu cho ta là người dùng nó, nó cũng chỉ là một nguyên chất, không có sanh mạng, không phải là chúng sanh, có trạng thái không không" Rất hợp thực tiễn . NHững còn kền kền ăn xác thối có mang tội sát sinh không ? Nhưng một số người diễn giải việc ăn mặn như là cầm 1 con bò hay một con gì đó lên cắn xịt máu ra vậy . Nhưng thực tế là không, vì cục thịt không phải là chúng sinh . Và chẳng thể thành oan gia gì đó được .

4/Chúng ta ăn rau củ , đậu nành thì đó cũng là thịt của cha mẹ ta nếu ta có quan niệm chấp thường kiến . Vì thân cha mẹ ta khi chết trở về với đất . Rồi đất lại nuôi cây , và ta lại ăn cây .
Ăn thịt gà mà cho là ăn cha mẹ . Vậy tôi hỏi các bạn quen bạn gái và quan hệ có bị xem là loạn luân không ?
Lấy vô thường ra quán : cha mẹ ta hôm nay , ngày sau không còn là cha mẹ ta nữa . Do vậy chúng ta đừng nên vọng tưởng thái quá rồi khổ lấy thân .

5/Về ăn chay trường có dưỡng tâm từ hay không thì tôi đã trích kinh rồi. Cộng thêm chưa bao giờ có giới luật ăn chay cả . Còn thực tế mà có thức ăn này dưỡng được tâm từ bi hay được cái gì đó cho tâm thì là phản khoa học . Nếu được thử hỏi có thức ăn nào tôi ăn vô mà có "tính , tấn , niệm , định , tuệ" không ?
Đức Phật dạy Văn - Tư - Tu . Hoàn toàn không có Ăn là Tu .

Hãy suy xét cho kĩ !
Thân Mến !


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Zelda ơi!

Người viết bài trên là để khuyến khích mọi người có thể ăn chay thì nên ăn chay chứ không có ý ép buộc ai cả. Chỉ nói ra nguyên do vì sao phải ăn chay mà thôi.

Phật dạy có thể ăn mặn nếu đúng theo 4 pháp tịnh: không biết, không thấy, không nghe, không nghi người ta giết sinh mạng để cho mình hưởng dụng.

Hồi xưa Phật đi khất thực thì ai cho gì ăn nấy là phải rồi. Thời nay do vì điều kiện, phong tục, xã hội mỗi nước khác nhau nên thực hành hạnh Khất thực như ở ấn độ thời xưa thì không thể được nữa. Ví như bên Mỹ nầy đâu có ai đi khất thực, mình ôm bình bát đi người ta cũng không biết mình làm gì, lấy gì mà cúng dường cơm nước!

Do vậy Tăng sĩ không đi khất thực nữa ở những nước phong tục khác, mà ở chùa tự nấu ăn hay phật tử nấu giùm.

Quý Thầy tự nấu ăn chẳng lẻ phải đi mua thịt về, hay mua vật sống về giết ăn hay sao?

Còn nếu Phật Tử nấu thì nhiều phật tử nấu ăn cần phải cẩn thận khi nấu đồ mặn cho Tăng Sĩ ăn nhứt là Nam Tông. Vì rằng nếu mua con vật sống về giết để cho quý thầy ăn thì không tốt, vì đã có "Ý ĐỊNH" là mua vật giết lấy thịt cho quý thầy ăn. Trái lại 4 tịnh pháp của Phật đã dạy.

Hồi xưa người ta mua thịt về giết để ăn, người ta đâu biết Phật hay tăng sĩ đến khất thực ngày đó. Nên khi Phật cùng Tăng đến nhà, đâu có gì để mời quý ngài ngoại trừ cơm nước mặn đã làm sẵn cho gia đình ăn, rồi cúng dường một mớ cho Phật cùng tăng.

Còn bây giờ phật tử nấu ăn cho quý thầy cố tình hay vô tình không biết nhưng cái "ý" là mua đồ mặn về cho quý thầy vì ỷ y là quý thầy ăn mặn được.

Nhiều lúc ta ăn mặn hoài cũng ngán, hoặc giả ăn mặn hoài thịt cá nhiều quá bị cholesterol, bác sĩ bảo nên giảm bớt thì ta cũng nên nghe theo lời bác sĩ mà ăn chay. Không ai bắc mình phải ăn chay trường, thì mỗi tháng muốn khỏe mạnh đừng nên ăn mặn hết 30 ngày. Nên dành vài ngày ăn chay. 1 tuần ăn chay 1 ngày cũng là cách để bảo vệ sức khỏe. Cũng tốt mà!

Hoặc giả thay vì một ngày ăn 3 bửa mặn.... thì bây giờ mình ăn mặn 2 buổi, còn 1 buổi ăn chay. cũng tốt thôi!

Tôi ăn chay trường cũng được vài năm rồi. Tôi là một thầy giáo dạy học, cũng làm từ sáng đến tối như ai.... toàn là đi với đứng, cử động tay, nói chuyện giảng bài, suy nghĩ v.v... dùng năng lực cũng nhiều chứ, mà tôi vẫn ăn chay được. Ăn chay rồi thấy người thoải mái nhẹ nhàn hơn ăn mặn.

Đúng như anh vừa nói rằng ăn chay không phải là tu, vì ăn chay không làm cho tâm ta thanh tịnh được, duy trừ thực tập lời dạy của phật buông bỏ dục vọng tham ái, tu thiền định, thiền quán, trí tuệ. Tuy nhiên khi tôi ăn chay đã lâu, tôi cũng cảm thấy nó giúp tôi một phần nào đó mở rộng tình thương với mọi loại hơn. Buông bỏ bớt dục vọng thèm khác máu thịt hơn. Ăn chay không phải trực tiếp tu hành, nhưng nó gián tiếp giúp ta tu hành khá đở hơn. Lúc thiền định hay thiền quán cũng nhẹ nhàn hơn, dễ phát khởi thiện tâm hơn vì đã có lòng không muốn sát hại chúng sanh.

Loài hữu tình khác với loài vô tình là ở chổ hữu tình có trí giác, loài vô tình thì vô tri vô giác.

Chúng sanh như người, súc sanh, loài cây cỏ tuy cũng do từ tứ đại hòa hợp mà thành, nhưng loài hữu tình như người và súc sanh lại còn có cái tri giác của tâm, hay thần thức. Cái đó theo nghiệp báo luân chuyển sanh tử luân hồi từ đời nầy sang đời khác chưa lúc nào ngừng nghĩ. Kiếp thì làm người, kiếp thì làm súc sanh v.v... vì thế khi giết một sanh mạng không phải là chỉ nói đến thể xác mà cả tri giác, thần thức, của vật đó. Do thần thức mê muội của muôn loài vì chưa tỉnh ngộ, nên ai đánh đập giết hại thì sanh lòng hờn giận ghét, có cái móng giận hờn ghét nầy mà oán thù với nhau, thề không đội trời chung với nhau, mầy giết tao, tao giết mầy, luân chuyển mãi trong bể khổ luân hồi không lúc nào ngừng nghĩ. Há có đáng chăng?

Ta đã được làm người, đã có hiểu biết thì lẽ ra khi thấy việc giết hại sanh mạng là không tốt vì sẽ có hậu quả không tốt thì đáng lẽ ta phải chấm dứt lẽ nào còn tạo thêm oán cừu?

Ta phải tu Bát Chánh Đạo. Phải có cái nhìn, cái thấy chân chánh (chánh kiến) và thể hội những sự việc hay ý nghĩ và tư tưởng chân chánh lương thiện từ bi (chánh tư duy) về những việc làm đó (đây thuộc về Tuệ). Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng là chánh đạo để tu thân, miệng phải nói lời chân chánh, làm việc phải chánh, nuôi mạng sống phải chánh thì cái thân mới thanh tịnh được (đây thuộc vời "Giới"). Chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định là ba thức thuộc về "Định". Có định thì cái tâm ta mới có thể trừ được mọi ô nhiễm của tâm tham ái dục vọng. Khi đã có định thì có thể sanh trí huệ, dùng trí huệ chánh kiến, chánh tư duy để cắt đức mọi tham vọng và ai dục đưa đến khổ đao cho mình và chúng sanh.

Tôi chỉ mong là chia sẽ với nhau để hiểu thêm vậy thôi, chứ không có ý tranh cải chi hết. Mong hiểu cho.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. :)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

A Di Đà Phật.

Kính chào các mod Tịnh Độ, hay các mod khác, hay Thầy Admin Vajra. Đề tài nầy không có gì dính liếu đến Tịnh Độ cả, nên chuyển sang "Phật giáo và đời sống" hay hơn.

Tôi tuy làm mod mà không biết chuyển đề tài nầy qua bên "Phật giáo và đời sống" (rất hữu lậu và lạc hậu) nên nhờ các vị giúp giùm cho.

Xin đa tạ :)

Nam Mô A Di Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Thánh_Tri đã viết:A Di Đà Phật.

Kính chào các mod Tịnh Độ, hay các mod khác, hay Thầy Admin Vajra. Đề tài nầy không có gì dính liếu đến Tịnh Độ cả, nên chuyển sang "Phật giáo và đời sống" hay hơn.

Tôi tuy làm mod mà không biết chuyển đề tài nầy qua bên "Phật giáo và đời sống" (rất hữu lậu và lạc hậu) nên nhờ các vị giúp giùm cho.

Xin đa tạ :)

Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
Thể theo góp ý của mod Thánh Tri, mình đã chuyển bài viết này qua mục mới cho thích hợp hơn.
Kính mong các đạo hữu post bài tương thích với các box, cũng như nếu có vẻ không tương thích mà muốn giữ lại ở box nào đó thì xin cho ý kiến chứng minh sự liên quan mật thiết để tránh làm loãng chủ đề của box đó.

Các vị cứ tiếp tục tranh luận trong đây, mình nghĩ chủ đề này có nhiều chuyện cần làm rõ, dù ở diễn đàn khác mình đã đề cập đến chuyện tính hợp lý và chân chánh của việc trong Kinh điển Phật bắt buộc tất cả người tu nếu thật sự có đường hướng tu tập cao tột thì phải ăn chay, không có ăn thịt chúng sanh mà thành tổn hại con đường tu trì, nếu vì tập khí nghiệp chướng mà buộc phải ăn mặn (ăn mạng) thì tạm dùng cái pháp "Tam Tịnh Nhục" cũng được, ác nghiệp sát sanh tuy vẫn kết thành mà cũng nhẹ tội được đôi phần!
Tốt nhất là đừng vì cái miệng tham ăn máu huyết, thịt gân tanh hôi một chút mà tàn hại sanh mạng chúng sanh, mà cũng chính là thân xác của cha mẹ ông bà thân bằng quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp của chính chúng ta, thì thật tốt cho chúng sanh và tốt cả cho con đường tu trì của mình! Người Phật tử nên làm điều nên làm, tránh điều nên tránh, tránh chẳng được thì chọn đỡ cái ít tội ác hơn như là ăn Tam Tịnh Nhục, đừng ăn sống giết tươi chúng sanh vậy!!!
Nam Mô A Di Đà Phật!


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Tôi thấy vấn đề này không cần phải bàn cải nhiều thêm . Tôi xin tóm ý lại như sau :

1/Đức Phật hoàn toàn bác bỏ quan điểm tu là phải ăn chay . Với một căn cơ cao hơn như hàng tu sĩ thì càng không được ăn chay . Mà phải quán thức ăn ấy đơn thuần là vật chất nuôi thân . Tư tưởng ăn chay được du nhập từ Balamon giáo .

2/Ăn chay hoàn toàn không giúp một chút gì cho từ bi hay trí tuệ cả . Đây là điều Đức Phật xác định và các minh chứng khoa học cũng đã xác định điều này .

3/Ăn thịt hoàn toàn không tạo nghiệp . Vì đã là vật chất để ăn thì nó ngang đồng nhau với chay và mặn . Nếu nói rằng ăn thịt tạo nghiệp , thì ăn chay cũng như vậy . Ai dám nói rằng đồ ăn chay đó không hề dùng đến thuốc trừ sâu ? DO vậy nếu ăn mặn mà có liên đới với sát sinh thì ăn chay cũng hoàn toàn có liên đới đến với sát sinh . PHật Giáo Tây Tạng, Nhật cũng ăn thịt chứ chẳng phải ăn chay .

4/Trong bất kì thời nào nếu muốn không dính liếu hoàn toàn đến chúng sinh thì chỉ có cách là khất thực . Và vật thực ấy nhất thiết không phân chay hay mặn . Nếu là nhân tố mua gạo để ăn thì nhân tố ấy đã tiếp tay cho việc lạm sát hàng tỷ côn trùng chúng sinh . Nếu nhân tốt ấy mua thịt để ăn thì đã tiếp tay sát hại 1 chúng sinh động vật . Ngay hiện tại này những Tu Sĩ không còn cầm bình bát để đi khất thực nữa tôi xác định là đã làm sai sai ( Với Nguyên Thủy thì mới đây , còn Bắc Tông thì đã lâu lắm rồi) .

5/Điều duy nhất cần là Bát Quan Trai , chứ không phải là Chay . Đức Phật không dạy ăn chay nên từ "chay" này có được là do đọc trại của "Trai" mà thôi . Nếu gọi ăn chay niệm Phật là Tu thì hoàn toàn sai , vì đó chỉ là vẻ ngoài mà thôi . Tu Tâm giữ giới mới chính là tu vậy . Thử hỏi tại sao ngày nay không giữ Bát Quan Trai nữa mà cứ mãi miết chạy theo ăn chay niệm Phật ? Quá là bất cập



TÓm lại : Tu cốt ở tâm không phải là vẻ ngoài .

Như vậy có lẽ Topic này không cần bàn cải gì thêm rồi .

Thân mến !!!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Chuc Vui
Bài viết: 8
Ngày: 07/07/08 21:08
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Chuc Vui »

Kính Chư Đạo Hữu.

Chúc Vui xin kể về chuyện : Ăn chay & mặn (Trải nghiệm của một anh Bạn trong nhóm tu hành của mình)

- Là một người có công việc đặc thù nên bạn tôi có điều kiện đi khắp đó đây và cũng được thưởng thức đủ cả sơn hào hải vị và các món đặc sản của những nơi mà anh đã qua. Rồi vì một lý do(!) mà anh đã nghỉ việc và một tay gần như bị liệt(Cài nút áo còn khó khăn...). Cũng thời gian ấy ông Bố anh ốm nặng,anh phải thường xuyên vào viện chăm sóc và sau đưa cụ về nhà.Mấy tháng sau cụ mất,gia đình có tổ chức mời các Già đến tụng niệm cho vong linh cụ,không hiểu hôm đó anh thấy gì nhưng anh có sự thay đổi lớn :Quyết định ăn chay trường và tự tìm Kinh sách chuyên tâm trì niệm tinh tấn với nguyện là ba năm.

Từ một người năng động và "Sành điệu!"Ngoại giao rất rộng mà nay chỉ ra khỏi nhà khi thật cần thiết, chỉ có mấy người Bạn tu chúng tôi là thỉnh thoảng gặp nhau để trao đổi. Sau hơn một năm người anh biến đổi:Gầy tọp đi,da xám xịt.Mọi người trước đây quen anh và hàng xóm láng giềng ngỡ ngảng...và có tin đồn đại:Anh nghiện!(Trước đây anh là một người ham rèn luyện thân thể nên rất khỏe và săn chắc,anh có thể nâng hơn 90kg lên qua đầu)

Mặc dư luận anh vẫn kiên trì giữ lòng tin và quyết tâm của mình.Và niềm tin của anh có cơ sở:Tay anh đã trở lại bình thường sau sáu tháng.Anh chia sẻ trải nghiệm của mình với bọn tôi:

Từ khi ăn chay và Tịnh niệm tư tưởng của anh được an ổn không còn bị rối loạn giằng xé,thân thể được nhẹ nhàng và bệnh tật thuyên giảm gần như không còn ảnh hưởng(Anh bị trĩ và đại tràng rất nặng)vì thế sự hiểu biết tăng trưởng,những điều mà trước đây anh không lý giải được và gặp khó khăn vì nó thì nay bắt đầu sáng tỏ.

Ý kiến về lợi ích của sự ăn chay trường của anh là: Sau một thời gian ăn chay trường và Tịnh niệm,cơ thể vật lý năng lượng được thanh lọc(Phát xuất ra ngoài da từng vùng như dị ứng,rất ngứa ngáy và khó chịu...gãi đến chẩy máu và lở loét nhẹ...người đầy sẹo như bị ghẻ,nhưng cũng rất chóng khỏi.)Do đó các cảm nhận rất nhậy cảm như:tiếng Lợn bị chở ngoài đường kêu hét mà cơ thể anh như bị muối rang nóng bắn vào từng vùng...V...V...và các cãm nhận lạ khi xung quang có người mất.Anh nói khi tâm thức trong lặng thì rất dễ cảm nhận sự khác biệt của các nguồn năng lượng khác.Thí như năng lượng thực phẩm khi ăn vào cơ thể dễ cảm nhận được các chuyển hóa của nó và tác động vào tâm sinh lý làm nẩy sinh các cảm giác và cung bậc của tính tình,mỗi loại thực phẩm đều có năng lượng mang tính chất đặc thù riêng của nó.Cộng với đọc tụng kinh sách sẽ vỡ ra nhiều vấn đề và có những phương pháp trợ giúp điều phục thân tâm thêm an lạc.
(Còn tiếp...)
Kính xin mọi Người cùng hoan hỷ thảo luận và góp ý.
Chúc Vui:Kính.


Chuc Vui
Bài viết: 8
Ngày: 07/07/08 21:08
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Chuc Vui »

(Tiếp theo)
Sau gần ba năm kiên trì theo nguyện của mình,sức khỏe và thân thể anh gần trở lại như xưa:Da dẻ sáng nhuận,tăng cân gần như xưa và vẫn rắn chắc(Đặc biệt là không dùng bất cứ dược liệu nào). Trong những lần trao đổi về tu học anh có những ý kiến về những vấn đề nhậy cảm như cúng giỗ thì chỉ nên hương, hoa,quả và cơm canh chay tịnh,còn về tinh thần của người sống thì tổ chức tùy theo ý con cháu như một buổi liên hoan đoàn tụ gia đình(Vì nhiều người còn chưa hiểu)chứ không nên cúng bằng thức ăn mặn!Theo anh nói vui:Nếu "Cụ"nào còn nặng nghiệp mà ở lại ăn giỗ dù đói mấy nhưng"Thấy"mùi thịt cá thì bị nó "Đánh cho"phải chạy tuốt luốt...hoặc nôn ra'Cả ruột" như anh bị ngửi mùi thịt.Anh giải thích:Tất cả mọi thể chất đều có luật tắc theo điều kiện mà nó đang tồn tại (Thọ nghiệp)và tương ứng cũng như tương phản với điều kiện hiện tại của nó,Ví như người già ốm liệt phải duy trì sự sống bằng truyền dẫn năng lượng lỏng mới hấp thụ được mà ta lại "Nhồi"các thực phẩm bổ dưỡng như người khẻo chúng ta thì hậu quả sẽ ra sao?Vì vậy khi tiếp cận giải quyết một sự việc phải quan tâm đến các đối tác liên quan như:Đối tượng,luật tắc môi trường liên đới...thì mới hạn chế được các mâu thuẫn phát sinh đưa tới bất như ý"Khổ"Còn không càng làm càng khổ...Và nhiều ý kiến khác.
Sau thời gian này,thỉnh thoảng anh cũng đến chơi nhà chúng tôi mà chủ yếu toàn là chuyện"Đạo"Khi đến bữa gia đình mời cơm anh cũng vui vẻ ăn cùng gia đình như bình thường.Chúng tôi có trao đổi về vấn đề này
anh nói:Mặc dù tự tâm phát nguyện trì giới nhưng thực tế vẫn tồn tại trong xã hội cuộc sống,và cuộc sống thì muôn hình muôn vẻ mà tinh thần giáo lý của Đức Phật là sự hòa nhập Từ Bi &Trí tuệ,tự lợi và lợi tha nhằm tiến tới Giải thoát khỏi các mâu thuẫn ách tắc trong cuộc sống tiến tới sự Giải thoát rốt ráo.Nên anh "Tập"Ăn mặn, mặc dù đối với anh rất khó khăn vì ngửi thấy mùi thịt là đã buồn nôn,thậm trí lợi còn sưng vù lên một hai ngày.Nhưng anh vẫn quyết tâm vì theo anh:Khi gặp phải hoàn cảnh"Bị ăn" rất khó sử lý!Vì toàn là người thân không từ trối được,hơn nữa không phải Chỗ nào cũng phải thú nhận mình là người ăn chay được(!)Còn khi biết thì lại là một khó khăn cho gia chủ.Thí dụ như là một người bạn đồng tu ở xa mời chúng tôi về chơi,mải chuyện đến bữa chị vợ dọn cơm anh chồng mới nói:Các bác ăn chay! Chợ quê thì xa đến hơn 2km,hơn nữa hoàn cảnh gia đình bạn tôi rất khó khăn cơm khách quả trứng,con cá,đĩa thịt rang chuẩn bị tiếp khách cũng là xa xỉ rồi mà nay lại...Chợ, hơn nữa cũng đến bữa.Vì những ca khó này và(Theo tâm sự của anh) mọi người mời mình đều là vì sự quan tâm và lòng tốt với mình nhưng vì chưa hiểu rõ nên chót mắc nghiệp tham gia vào giới sát,vậy mình mặc họ chịu vì mình sao?Và các chúng sanh bị vô tình bố thí thân mạng làm thức ăn một cách oan uổng sao?Và mình phát nguyện thế nào.Mặc dù mình không muốn nhưng cũng phải...Đành thôi Và mình xin ghé vai gánh đỡ nếu có thể.Rồi lại sẽ thiền,sẽ niệm tâm cầu mong cho tất cả thoát nghiệp...Và như thế mình mới an tâm...Và vấn đề ăn đối với anh không còn quan trọng nữa,Ăn gì cũng được, và nếu có việc thì một,hai ngày không ăn cũng được.
Và nay cuộc sống của anh rất bình thường như mọi người khác,nhưng rất thanh thản an lành.

Chúc Vui:Kính chào các Đạo Hữu.


Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Câu chuyện anh bạn ăn chay của bạn Chúc Vui đọc mới thấy rõ sự nhiêu khê của ăn chay .

YP đề nghị khi anh bạn ăn chay đi ra đường nên mang theo ít đậu phọng rang hay mè rang để, nếu cần, có thể ăn chung với các bạn bè mình .

Vì Tâm dẫn đầu các pháp .

Anh bạn ăn chay đó chưa phải là Thánh . Khi phải ăn uống chung với người ăn mặn, anh phải cẩn thận giữ tâm mình:

1/ không khó chịu vì thấy bạn mình ăn mặn .
2/ không khó chịu vì mùi thịt cá .
3/ quan trọng hơn cả: Không cảm thấy KIÊU NGẠO vì mình cao thượng !!!

Khó chịu là một hình thức SÂN GIẬN .
Kiêu ngạo là một hình thức THAM ÁI .


Nếu chỉ vì miếng ăn mà TẠO NGHIỆP BẤT THIỆN, thật không đáng chút nào .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Thật ra, không ai có thể điều khiển được Tâm theo ý mình muốn .

Do đó, anh bạn ăn chay không thể tránh được Tâm khó chịu hay Tâm kiêu ngạo . Khi đủ điều kiện, lập tức Tâm khó chịu hay Tâm kiêu ngạo xuất hiện ngay lập tức .

Vì tất cả đều Vô Ngã . Không ai có thể điều khiển được .

Như vậy, anh bạn ăn chay phải làm sao ?

Anh chỉ việc nhận biết Tâm khó chịu (hay Tâm kiêu ngạo, hoặc Tâm nào đó) đang khởi lên trong giây phút này . Đồng thời, anh cũng biết Tâm khó chịu này sẽ biến đi .

Vì tất cả đều Vô Thường . Có sinh tất có diệt .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Hi chi YP ^^ !
Chi đã nói lên được sự thực là những người ăn chay dễ dàng sân khi có điều kiện . Đây cũng là một trong các thực tiễn cuộc sống .
Thực ra ăn gì cũng được với hàng Phật Tử tại gia . Vì ngày xưa Đề Bà Đạt Đa khẩn xin các vị Tỷ Kheo phải ăn chay chứ không phải là hàng tại gia . Với lạ Tứ Thanh Tịnh Giới cũng dành cho Tỷ Kheo luôn .
Thực tế là hàng tại gia ở Việt Nam thì đã vướng chấp vào tư tưởng ăn cục thịt là ăn chúng sinh quen rồi . Đây là một vọng tưởng .
Thôi thì tùy theo căn cơ vậy . Căn cơ hạ thì đành phải ăn chay .Vì đã lỡ vướng vào vọng tưởng cục thịt lại là chúng sinh rồi . Nhưng khi căn cơ cao hơn thì lại có thể ăn tùy duyên không vướng chấp vào chay mặn nữa .
Miễn sao người ăn chay ăn không kinh người ăn không vướng chấp . Người ăn không vướng chấp ăn không khinh người ăn chay là được rồi .

Em có vô tình xem được bài viết này của Hòa thượng Henepola Gunaratana trích cho mọi ngươi xem .

Vấn đề ăn mặn. Dầu bản thân tôi không ăn mặn, tôi không bắt mọi người phải ăn chay. Vì nhìn một cách toàn diện hơn, tôi thấy ngay chính những người ăn chay cũng góp tay một cách gián tiếp vào việc giết hại. Thí dụ ở một làng có khoảng một ngàn người ăn chay, và ở làng kế bên, có những người nông dân trồng rau cải, trái cây, và lúa mạch để nuôi một ngàn dân làng kia. Khi họ đào xới đất hay giữ cho côn trùng không phá hoại mùa màng, thì họ cũng phải giết nhiều sinh vật nhỏ bé. Rồi nhiều sinh vật và côn trùng khác nữa lại bị giết bởi các loại máy móc trong mùa thu hoạch. Những người ăn chay ở làng kế bên cảm thấy rất thoải mái. Mặc dầu nhiều sinh vật đã bị giết hại, họ không bị lương tâm cắn rứt, vì họ không cố ý muốn giết hại. Bạn có thể thấy từ thí dụ này rằng việc ăn rau củ và việc giết hại côn trùng trong quá trình trồng trọt rau củ là hai vấn đề khác nhau. Tương tự, lý luận đó cũng có thể áp dụng cho việc ăn mặn. Vì ăn thịt và giết hại chúng sanh để có thịt là hai điều hoàn toàn khác nhau. Ngay chính Đức Phật đôi khi cũng ăn thịt khi được cúng dường. Những người chỉ ăn thịt cũng không có ý muốn giết hại.

Vì mục đích giữ giới không giết hại, Đức Phật đã định nghĩa việc giết hại rất rõ ràng rằng đó là hành động cố ý muốn cướp đoạt mạng sống. Trong các giới luật dành cho tăng ni, Đức Phật nói rõ ràng hơn về những điều kiện cần có trong một hành động giết hại:

- Phải có một sinh vật.

- Ta biết rằng có sinh vật đó.

- Ta có ý muốn giết hại.

- Ta dự tính phương cách giết hại.

- Ta thực hiện hành vi giết hại với phương cách đã dự tính.

Người ăn mặn không phạm vào bất cứ trường hợp nào kể trên. Họ biết những gì họ ăn là thịt và thịt đó là của thú vật. Tuy nhiên họ không có ý muốn giết thú vật đó, mà họ cũng không tham gia vào việc giết thú vật.

Nếu không có sẵn thịt, ta không nên đi tìm kiếm, săn bắn hay giết mỗ cầm thú để ăn mà nên ăn cái gì khác. Nhưng ta cũng không nên đặt nặng vấn đề tránh tất cả mọi thứ góp phần vào việc giết hại một cách gián tiếp. Trong cuộc sống hiện đại, có rất nhiều thứ có thể góp phần một cách gián tiếp vào việc giết hại. Thí dụ, khi lái xe hay đi qua vườn cỏ, ta cũng có thể giết hại côn trùng. Một số loại thuốc ta dùng để trị bệnh đã được thí nghiệm trên thú vật -bằng cách giết chúng, hủy hoại chúng, hay làm cho chúng bệnh. Sử dụng các loại thuốc này không phải là hành động giết hại. Đức Phật đã dạy rõ ràng rằng chính là ý muốn, là chủ tâm làm điều gì đó mới là đáng kể.

Còn nói về sự phát triển tâm linh, thì không có gì khác biệt giữa một người ăn chay và ăn mặn. Khi một người ăn chay nỗi lòng tham, lòng nghi, họ cũng hành động giống như người ăn thịt vậy. Nếu bạn muốn trở thành một người ăn trường chay, thì bằng mọi cách hãy thực hiện đi. Những bữa ăn chay lạt rất tốt cho sức khoẻ. Cá nhân tôi là người ăn chay vì lòng bi mẫn đối với thú vật. Tuy nhiên, đừng cảm thấy bó buộc phải tránh ăn thịt mới có thể đạt được hạnh phúc tuyệt vời nhất.

Nhiều vị cư sĩ hỏi tôi phải làm thế nào đối với những côn trùng trong nhà hay ngoài vườn của họ. Họ muốn làm người Phật tử tốt, không giết hại, nhưng bông của họ sẽ bị tàn úa hay nhà họ trở nên dơ bẩn vì họ không dám đụng đến các côn trùng. Tôi bảo họ rằng việc giết sâu bọ côn trùng, dầu là vì mục đích tốt, cũng vẫn là giết hại. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi sự giết hại đều có cùng một nghiệp quả. Thông thường việc giết một côn trùng không cản trở sự tiến bộ tâm linh của ta giống như khi ta giết một con vật, như là con chó. Tương tự, giết một con chó sẽ không khiến tâm bất an như giết một con người. Không có hành động giết hại nào đem đến nhiều tai họa cho bản thân hơn là giết cha mẹ mình hay giết một bậc giác ngộ. Loại giết hại này sẽ cản trở kẻ sát nhân không thể đạt được giác ngộ trong kiếp này và sẽ đưa đến một sự tái sinh tồi tệ nhất. So với sự giết hại này, giết côn trùng không phải là một vấn đề lớn lao. Nên hiểu rằng có nhiều loại nghiệp quả, chúng ta tự chọn lựa hành động và chấp nhận hậu quả của chúng
.

Thân mên ^^


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách