KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật...

Bài dài thoòng trên không phải do zelda viết ...nhưng mà ai viết cũng được ...tư tưởng kiến giải khác nhau thì không đồng quan điểm.

Coi như ....xong phần này :D . Đồ ăn ai nấy ăn.... :)

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

dct87 đã viết:A Di Đà Phật...

Bài dài thoòng trên không phải do zelda viết ...nhưng mà ai viết cũng được ...tư tưởng kiến giải khác nhau thì không đồng quan điểm.

Coi như ....xong phần này :D . Đồ ăn ai nấy ăn.... :)

A Di Đà Phật.
DCT lại quá chủ quan theo Duy tâm rồi . Nguyên cớ nào DCT cho rằng không phải do tôi viết ?
Nếu dct hiểu vấn đề là DCT ăn thế nào là chuyện của DCt và người ta ăn thế nào là chuyển của người ta thì mọi chuyển êm thắm .
Từ trước đến này PGNT có màn đến chuyện ăn chay của tư tưởng BT đâu ? Nhưng tư tưởng BT cứ mãi săm soi dòm ngó . Bộ không biết là việc ăn chay đó đã sai với giáo lý Đức Phật và thuận theo Balamon giáo sao kìa?


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

bạn Zelda mến, bạn có tấm lòng từ bi lớn, muốn mọi người hiểu rõ con đường đúng để đi đến GIải Thoát nên bạn không ngừng giới thiệu Phật Giáo Nguyên Thủy. Tuy nhiên, dễ thấy rằng bạn vẫn còn vướng vào ngã. Chủ đề khuyên mọi người ăn chay, điều này tốt chứ, điều này có lợi ích to lớn cho súc vật và tăng trưởng lòng từ bi ! Sao bạn cứ phải bài xích!
Nếu Phật giáo nguyên thủy mà biết ăn chay nữa thì có lẽ chúng ta không có những hiểu lầm đáng tiếc giữa những người đệ tử của Phật. Đáng tiếc thay!


_()_
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

khi ăn thịt , bạn nói rằng bạn "quán không". "QUÁN KHÔNG" có nghĩa là bạn nhìn thấy tất cả đều không có thực.
Vậy xin bạn cho tôi biết "Quán Không" là DUY TÂM hay DUY VẬT ?
và PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY là DUY VẬT hay DUY TÂM ?


_()_
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

quang_tam3 đã viết:bạn Zelda mến, bạn có tấm lòng từ bi lớn, muốn mọi người hiểu rõ con đường đúng để đi đến GIải Thoát nên bạn không ngừng giới thiệu Phật Giáo Nguyên Thủy. Tuy nhiên, dễ thấy rằng bạn vẫn còn vướng vào ngã. Chủ đề khuyên mọi người ăn chay, điều này tốt chứ, điều này có lợi ích to lớn cho súc vật và tăng trưởng lòng từ bi ! Sao bạn cứ phải bài xích!
Nếu Phật giáo nguyên thủy mà biết ăn chay nữa thì có lẽ chúng ta không có những hiểu lầm đáng tiếc giữa những người đệ tử của Phật. Đáng tiếc thay!
Phật Giáo Nguyên Thủy không "chấp" vào việc ăn vì :
1/Theo khoa học và kinh điển của Đức Phật thì ăn không làm cho tâm người ta có một chút ích lợi gì cả .
2/Ăn chay phạm vào Tứ Thanh Tịnh giới và biến con người ta thành kẻ "cố chấp vào ăn", khó nuôi .


*Điều đáng nói là nếu Phật Giáo Bắc Truyền lại không ăn trai .Mà ăn trai lại mới chính là tu .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

khi ăn thịt , bạn nói rằng bạn "quán không". "QUÁN KHÔNG" có nghĩa là bạn nhìn thấy tất cả đều không có thực.
Vậy xin bạn cho tôi biết "Quán Không" là DUY TÂM hay DUY VẬT ?
và PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY là DUY VẬT hay DUY TÂM ?


_()_
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

quang_tam3 đã viết:khi ăn thịt , bạn nói rằng bạn "quán không". "QUÁN KHÔNG" có nghĩa là bạn nhìn thấy tất cả đều không có thực.
Vậy xin bạn cho tôi biết "Quán Không" là DUY TÂM hay DUY VẬT ?
và PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY là DUY VẬT hay DUY TÂM ?
QUán Không chắc chắn thuộc về Duy Tâm thuộc trường phái Chấp Không Balamon giáo rồi .
Phật GIáo Nguyên Thủy không thiên về DUy Tâm hoặc DUy Vật . Vì xác nhận Vật Chất và Ý Thức đều có tác động ngang nhau không có cái nào chiếm ưu thế hơn cái nào . Và điều đáng lưu ý là PGNT không quan tâm đến Ý Thức và Vật Chất cái nào có trước và cái nào có sau cả , vì vô ích .


Vật thực này thật là một nguyên chất, tạo thành ra tùy theo món vật dụng, dầu cho ta là người dùng nó, nó cũng chỉ là một nguyên chất, không có sanh mạng, không phải là chúng sanh, có trạng thái không không

Tứ Thánh TỊnh giới nhấn mạnh đến "nguyên chất" ngày nay gọi là "nguyên tố" hay các cấu trúc bản chất của thịt hay bất kì vật thực nào . Và từ đó suy ra CỤC THỊT HAY RAU CỎ KHÔNG CÓ SANH MẠNG và KHÔNG LÀ CHÚNG SINH NÀO CẢ .
Và thực tế cho đến ngày nay bất kì người nào ra đường cho rằng cục thịt và là một động vật ,đều được xác nhận là thần kinh bất ổn định .

Có trạng thái không không . Từ không trong Đại Kinh Tiểu Không và Đại Không , nói đến ý nghĩa KHÔNG CÓ Ở ĐÂY . Theo tôi thì không không ở đây có nghĩa là không có thức tánh , mang tính chất đơn thuần , đơn giản là thức ăn .
Trong Phật Giáo Nguyên Thủy chưa bao giờ Chấp Không và Chấp Có . Do vậy nói là Duy Tâm đương nhiên là không , nói về DUy Vật thấy giống giống mà lại không phải . NHưng được tạm gọi là Nhị Nguyên do không thiên về bên nào .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

rất hay!
Trong Phật Giáo Nguyên Thủy chưa bao giờ Chấp Không và Chấp Có . Do vậy nói là Duy Tâm đương nhiên là không , nói về DUy Vật thấy giống giống mà lại không phải . NHưng được tạm gọi là Nhị Nguyên do không thiên về bên nào .
Nhưng làm sao biết được một người ăn thịt "quán không " và không "quán không" ? thí dụ như một ông sư hổ mang ăn thịt chó vì thèm và một nhà tu PGNT ăn thịt chó vì được bố thí .
làm sao vị hòa thượng có thể biết rằng đệ tử của ông ăn thịt vì thèm, thèm cái xác của con vật đã chết?


_()_
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Tới đây , tôi nghĩ một mình ZELDA có thể ăn thịt vì bạn đã hiểu cái lý vô vi của PHẬT PHÁP.

Nhưng thiết nghĩ việc ăn chay là cần thiết cho tất cả mọi người đệ tử PHẬT vì các thầy còn phải làm gương cho người đời noi theo, để họ noi theo tấm gương từ bi , giữ gìn giới luật. Và khi mà người Phật tử có mấy ai hiểu nổi "QUÁN KHÔNG" !!!!


_()_
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

quang_tam3 đã viết:rất hay!
Trong Phật Giáo Nguyên Thủy chưa bao giờ Chấp Không và Chấp Có . Do vậy nói là Duy Tâm đương nhiên là không , nói về DUy Vật thấy giống giống mà lại không phải . NHưng được tạm gọi là Nhị Nguyên do không thiên về bên nào .
Nhưng làm sao biết được một người ăn thịt "quán không " và không "quán không" ? thí dụ như một ông sư hổ mang ăn thịt chó vì thèm và một nhà tu PGNT ăn thịt chó vì được bố thí .
làm sao vị hòa thượng có thể biết rằng đệ tử của ông ăn thịt vì thèm, thèm cái xác của con vật đã chết?
Một con chim kên kên ăn thịt vì thèm thịt vậy thấy ra nó có ác độc như con cọp nó cắn thịt sống để ăn không ?
Nếu định nghĩa là Sư Hổ Mang tức là "ăn mà lại tham ăn" thì ngay cả đồ chay cũng đồng như đồ mặn . Thực chất đồ mặn và chay kết cấu bằng các "nguyên chất" như nhau . Cái này phạm vào điều học của vị Tỷ Kheo chứ SaDi thì vẫn được vì Si Da căn cơ chưa cao , không thể nghiêm cấm luôn điều học này . Do vậy dùm cụm từ "Sư Hổ Mang" dành cho một vị Tu Hành "còn tham ăn" là thái quá . Tôi xin nói thật nếu vị tu hành thọ không được Trai GIới thì chắc chắn nắm chắc 80% khả năng là Sư Hổ Mang nếu như ý của bạn là vậy .

Ông Sư đó chỉ có thể gọi là Sư Hổ Mang khi đã phạm vào những điều học như Bất Cộng Trụ phải trục xuất . Nói cho ngay ra đó là phạm vào :
1/Giết thịt để ăn , để trả thù , để ghi công . Dù là sinh chính bản thân mình.
2/Nói dối vì cái gọi là "Đạo của tôi , cái tư tưởng của tôi" , vì tiền , tài , danh vọng ,,v,v,v.
3/Trộm cắm cái không phải của mình . Như là vật chất , y , vật thực dùng nuôi mạng , ăn cắp bản quyền để được danh lợi .v.v.
4/Tà Dâm
5/Uống rượu .

Theo tôi là vậy , biết là không đầy đủ . Nhưng nếu anh Tâm Sở có lưu tâm thì xin bổ sung .

Còn để phân biệt Sư nào phá giới và Sư không phá giới . Thật ra cũng khó lắm , vì thân ai nấy lo có tội thì mang , chúng ta quan tâm làm gì . Vì có quan tâm cũng vô ích thôi .
Ví dụ như tôi nói : Các thây Bắc Truyền hãy thọ giới ăn trước ngọ . Vậy có thầy nào làm được đâu ? Vậy mà các thầy cũng đều đã tự xưng tôi thọ tới 250 giới cơ đấy .
Rồi các Sư Nguyên Thủy bây giờ , dù là giới luật có nghiêm rồi . Nhưng tôi tự hỏi là giới thứ 10 không chấp giữ tiền bạc được mấy Sư giữ vững .

NGười Phật Tử học Kinh Phật chứ đâu phải là đi ngắm Sư , ngắm thầy , soi mói , bắt bẻ để làm chi . Đúng kô bạn ?

Thân


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

quang_tam3 đã viết:Tới đây , tôi nghĩ một mình ZELDA có thể ăn thịt vì bạn đã hiểu cái lý vô vi của PHẬT PHÁP.

Nhưng thiết nghĩ việc ăn chay là cần thiết cho tất cả mọi người đệ tử PHẬT vì các thầy còn phải làm gương cho người đời noi theo, để họ noi theo tấm gương từ bi , giữ gìn giới luật. Và khi mà người Phật tử có mấy ai hiểu nổi "QUÁN KHÔNG" !!!!
Không sao cả vì thực ra ăn gì cũng được , theo truyền thống thì ăn thôi, như bạn Tâm Sở nói thì chúng ta tranh chấp vấn đề này thì lại chẳng có tâm thiện nào cả , tai hại lắm.
Nhưng mong bạn hiểu cho "quán không có ở đây" chứ đừng nói gọn là "quán không" . Quán không có ở đây Không bao giờ là DUy Tâm, vì nhìn nhận rõ thực tại khách quan .

Nếu bạn gặp 1 thầy : Đưa tiền không nhận , rũ ăn chiều không ăn , rũ xem ca hát lương không xem, đưa nhạc Phật Giáo không nghe , nói chuyện với thí chủ chỉ duy nhất chủ đề là "đây là khổ , đây là diệt khổ" .,không cười đùa , giỡn hớt . Thì đây chính là một tấm gương sáng .
Thật may cho tôi là tôi đã gặp và ước gì tôi còn gặp mãi vì Sư cũng đã rất lơn tuổi rồi ............... :(( .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Thiệnthông
Bài viết: 240
Ngày: 16/10/08 14:55
Giới tính: Nam
Đến từ: USA
Nghề nghiệp: www.phatam.com

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiệnthông »

Tôi xin trích ra bài của cố Hòa Thượng Thích Thiền Tâm "Lời Dạy Về Sự Đoạn Nhục Thực" trích từ "Phật Học Tinh Yếu"

Xin dẫn một đoạn trong kinh Lăng Già về nhân duyên đoạn trừ nhục thực mà đức Thế Tôn đã dạy, để cho hàng Phật tử thêm sự suy gẫm trên bước đường ăn chay tu thiện:

"... Có vô lượng nhân duyên mà hàng Bồ Tát phải sanh lòng thương xót, không nên ăn tất cả các thứ thịt. Ta nay vì ông nói ra đây một phần ít:

- Nầy Ðại Huệ! Tất cả loài hữu tình từ vô thỉ đến nay ở trong vòng sống chết luân hồi vô tận, không có chúng sanh nào chẳng từng làm cha mẹ anh em con cái quyến thuộc, cho đến chủ tớ bạn bè thân thích lẫn nhau. Vậy đối với chúng sanh đã vì nghiệp lực phải chịu đọa làm thân thủy tộc, cầm thú, nỡ nào bắt nó mà ăn thịt? Bậc Bồ Tát ma ha tát phải quán sát xem tất cả loài hữu tình đồng với thân mình, nên nghĩ các thứ thịt kia từ những sanh mạng biết vui khổ thương đau mà có, đâu nỡ an nhiên mà ăn?

- Nầy Ðại Huệ! Các bọn La sát nghe ta nói điều nầy còn nên dứt trừ sự ăn thịt, huống nữa là người ưa vui theo đạo pháp? Trong mỗi đời, Bồ Tát quán thấy chúng sanh đều là quyến thuộc, thường nghĩ xem đồng như con, nên không ăn tất cả các thứ thịt. Những người bán các thứ thịt trâu bò chó ngựa heo dê nơi chợ phố hàng quán, vì tâm tham lợi nên tạo nghiệp giết hại; thịt là sở do của tâm hạnh tạp uế như thế, làm sao Bồ Tát nên thọ dụng?

- Nầy Ðại Huệ! Tất cả các thứ thịt đều là chất tinh huyết ô uế, người cầu thanh tịnh làm sao nên ăn? Kẻ ăn thịt, chúng sanh thấy đều sợ hãi, người tu từ tâm làm sao nên ăn? Khi gặp bọn thợ săn cùng kẻ hạ tiện làm nghề bắn giết, bẫy lưới tàn hại sanh linh, loài chó trông thấy kinh hãi sủa vang, tất cả cầm thú thảy đều dớn dác trốn chạy. Sở dĩ như thế, bởi các chúng sanh ấy đều nghĩ rằng: những người này lộ vẻ hung ác dường như quỉ La sát, nếu ta đến đó tất bị bắt giết, vậy phải nên xa lánh là hơn. Cũng như thế, người ăn thịt thường bị chúng sanh ghét sợ xa lánh. Vì lẽ đó, bậc Bồ Tát tu hạnh từ bi không nên ăn thịt.

- Nầy Ðại Huệ! Kẻ ưa ăn thịt, thân thể hôi nhơ, tiếng dữ đồn xa, người lành bậc hiền thánh không thích gần gũi, vì thế Bồ Tát không nên ăn thịt. Huyết nhục là chất chúng Tiên từ bỏ, các Thánh chẳng ưa, bởi thế Bồ Tát không nên thọ dụng. Bồ Tát vì tâm từ mẫn, vì giữ gìn lòng tin của chúng sanh khiến cho Phật pháp không bị chê bai, nên không ăn thịt. Nếu đệ tử của ta ưa an thịt, sẽ bị người tục đem lòng khinh báng nói rằng: Tại sao hàng Sa môn tu nghiệp thanh tịnh, lại không bằng hạnh trong sạch của thiên tiên, mà như ác thú mang đầy bụng thịt cá đi dạo thế gian, làm cho chúng sanh thảy đều ghét sợ? Và như thế là kẻ ấy đã phá hạnh thanh tịnh, mất đạo Sa môn, thiếu tư cách để điều phục người. Cho nên, Bồ Tát vì lòng từ mẫn, muốn nhiếp hộ mọi người khiến cho không sanh tâm niệm ấy, chẳng thọ dụng đồ huyết nhục.

- Nầy Ðại Huệ! Như khi thiêu người chết cùng thiêu thịt của loài vật, cả hai mùi khí vị không tinh sạch đồng như nhau, tại sao trong ấy thịt người không ăn, lại ăn thịt loài vật? Vì thế, người ưa hạnh thanh tịnh không nên ăn thịt. Các hàng thiện nam thiện nữ tu hành khổ nhọc chốn a lan nhã, hoặc trụ nơi từ tâm, hoặc trì chú thuật, hoặc cầu giải thoát, hoặc hướng về đại thừa, nhưng vì bởi còn ăn thịt nên bị nhiều sự chướng ngại, công hạnh không được thành tựu. Cho nên Bồ Tát nếu muốn được lợi mình và lợi ích cho chúng sanh, quyết không nên ăn thịt.

- Nầy Ðại Huệ! Kẻ ưa ăn thịt khi thấy hình dáng loài vật đã sanh tâm thèm mùi vị. Bậc Bồ Tát phải thương nghĩ chúng sanh cũng như mình, tại sao vừa thấy hình đã muốn ăn thịt? Bởi thế, Bồ Tát phải dứt trừ nhục thực. Người ăn thịt thì nơi miệng thường hôi nên chư thiên lánh xa, hằng bị Dạ xoa ác quỷ đoạt mất tinh khí. Kẻ ấy giấc ngủ không yên, khi tỉnh dậy lo lắng, tâm nhiều sợ hãi; do tham ăn không biết vừa đủ, nên thêm nhiều tật bịnh, dễ sanh ghẻ độc, bị các loài tế trùng cắn đúc, mà cũng vẫn không biết chán nhàm.

- Nầy Ðại Huệ! Ta thường bảo: ăn thịt chúng sanh chẳng khác chi ăn thịt con mình, vậy đâu phải thật Như Lai hứa cho đệ tử ăn thịt? - Thịt chẳng phải thơm ngon, thịt không tinh sạch, ăn thịt sanh nhiều tội ác, làm hư các công đức, bị chư Tiên Thánh rời bỏ, làm sao Như Lai lại hứa cho đệ tử ăn thịt? Bởi thế, kẻ nào nói Như Lai chấp nhận cho đệ tử ăn thịt, tức là phỉ báng ta.

- Nầy Ðại Huệ! Nên biết thức ăn thanh tịnh là những thứ như: lúa, nếp, đậu, bắp, đường, tô du... Các thứ ấy chư Phật đời quá khứ đã hứa cho, ta nay cũng khuyên bảo như vậy".


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách