Tuyên chiến mê tín dị đoan trong chùa .

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Tuyên chiến mê tín dị đoan trong chùa .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Mở đầu :
Bài viết này tôi copy từ tác giả Hoàng Liên Tâm . TUy còn nhiều điểm bất đồng nhưng xét ra lại rất bổ ích trong việc bài trừ mê tín dị đoan . Đang hoành hành trong xã hội nước ta và ở nhiều nước đang phát triễn khác . Ngày nào còn có người nương nhờ tha lực và bao biện cho tư tưởng nương nhờ tha lực , thì ngày ấy mê tín dị đoan vẫn còn , và mầm móng tư tưởng DUy Tâm sẽ vẫn còn gây hại rất nhiều cho việc phát triễn xả hội .

Cúng sao giải hạn
Hằng năm, cứ vào dịp đầu năm Âm Lịch, nhất là tuần lễ thứ hai trong tháng Giêng mà cao điểm là ngày Rằm, người Phật tử Việt Nam và Trung Hoa thường có lệ đi chùa dâng sớ cầu an cúng sao giải hạn. Vì là ngày Rằm đầu năm nên các chùa ở trong nước cũng như hải ngọai thường tổ chức lễ rất trọng thể nhằm đáp ứng nhu cầu của quần chúng Phật tử. Hầu như chùa nào cũng có chương trình cầu an đầu năm. Tuy nhiên vẫn còn một số chùa nhận ghi danh Phật tử cúng sao giải hạn vào ngày Rằm tháng Giêng.

Đến thăm một ngôi chùa khá lớn và nổi tiếng tại Hà Nội vào dịp đầu năm vừa qua, chúng tôi cũng thấy chương trình cầu an đầu năm từ ngày mồng tám đến ngày Rằm, có cúng sao giải hạn. Lễ Phật xong, chúng tôi vào phòng khách thăm thầy trú trì. Trong phòng cũng khá đông Phật tử đến nhờ thầy xem tuổi, xem sao hạn và ghi danh vào danh sách cần cúng sao giải hạn. Chúng tôi nghe thầy nói với một Phật tử: “Phật tử năm nay sao Thái Bạch, vào hạn khánh tận, thái bạch là sạch cửa nhà, phải dùng tám ngọn đèn hay tám ngọn nến làm lễ hướng Tây, mỗi tháng cúng vào ngày Rằm, khấn đức Thái Bạch Tinh Quân”. Tới lượt Phật tử khác và cứ như thế, người vào người ra mang trong lòng nỗi buồn vui đầu năm theo những vì sao đã an bài cho đời mình trong năm.

Tôi rời chùa mà lòng như không vui, tự hỏi ai đã đem tập tục cúng sao giải hạn vào nơi già lam, biến chốn thiền môn nghiêm tịnh thành nơi thờ cúng Thần Tiên, cầu hên xui may rủi cho con người và cũng thương thay cho những ai đặt lòng tin không đúng chỗ, trao phận mình cho người khác sử lý qua việc khấn sao xin giải trừ hạn xấu.

Thật ra, lễ Rằm Tháng Giêng, còn gọi là lễ Thượng Nguyên là lễ hội dân gian ở Việt Nam, được du nhập từ nước láng giềng Trung Hoa phương Bắc. Gọi thượng nguyên là cách phân chia theo Âm lịch: thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và hạ nguyên (Rằm tháng Mười) của hệ thống lịch tính theo mặt trăng. Theo một số sách Trung Hoa, như Đường Thư Lịch Chí, quyển 18 thì có chín ngôi sao phát sáng trên trời. Có sách nói là bảy sao, rồi về sau có sách thêm vào hai sao La Hầu và Kế Đô. Chín vì sao đó là Nhật Diệu, Nguyệt Diệu, Hỏa Diệu, Thủy Diệu, Mộc Diệu, Kim Diệu, Thổ Diệu, La Hầu và Kế Đô. Có sách thêm sao Thái Bạch nữa thành mười sao. Chín vì sao này hay còn gọi là Cửu Diệu là các sao phối trí theo các phương, sắp xếp theo mười hai chi và ngũ hành. Theo sách này cho rằng thì hàng năm mỗi tuổi âm lịch chịu ảnh hưởng của một vì sao gọi nôm na là sao chiếu mạng. Do đó có năm gặp sao tốt, có năm gặp sao xấu. Hai sao La Hầu và Kế Đô là sao xấu, là loại ám hư tinh vì hai sao này chẳng thấy được mặt trời.

Đó là theo tập tục dân gian vốn có từ thời xa xưa mông muội, khi mà con người cảm thấy quá bé nhỏ trước thiên nhiên, bị đủ loại bệnh hoạn mà chưa tìm ra thuốc chữa, cho là vì các vị Thần trừng phạt, nên sợ sệt trước đủ mọi loại Thần mà họ có thể tưởng tượng ra được, từ thần Sấm, thần Sét, thần Cây Đa, cây Đề, thần Hổ, thần Rắn, thần Núi, thần Sông (Hà Bá) v.v…

Nhưng căn cứ vào kinh sách liễu nghĩa của nhà Phật, theo lời Phật dạy trong Pháp Tứ Y : "y cứ theo kinh liễu nghĩa, chẳng y cứ theo kinh không liễu nghĩa", thì chúng tôi thấy không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho Phật tử cả. Tuy vậy, vẫn có một số ít chùa, ở những vùng địa dư còn chịu nhiều ảnh hưởng truyền thống tín ngưỡng dân gian đa thần, thì các vị tu sĩ Phật giáo cũng đành phải, gọi là tùy duyên hóa độ, tùy theo niềm tin của đa số quần chúng sơ cơ học đạo giải thoát, mà tổ chức các buổi lễ lạc, bên cạnh những nghi thức thuần túy Phật giáo, mục tiêu cũng vẫn là dùng phương tiện để hóa độ chúng sinh, từ từ chuyển tâm họ quay về bờ Giác. Ngoài ra, cũng có một số chùa ở chốn thị thành, mặc dầu biết việc cúng sao giải hạn là không phù hợp với chánh pháp nhưng vẫn duy trì, hoặc do nhu cầu phát triển chùa cần sự trợ giúp của thí chủ, hoặc vì lo ngại Phật tử sẽ đi nơi khác hay theo thầy bùa, thầy cúng mà tội nghiệp cho họ phải xa dần Phật đạo.

Tại sao chúng tôi nói là không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho Phật tử cả. Bởi vì tất cả họa và phước mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên. Bảy ngôi sao, chín ngôi sao hay mười ngôi sao nói ở trên là do chính con người đặt tên và vẽ cho mỗi ngôi sao mang một đặc tính, chứ đức Phật không hề nói về chúng. Ngài dạy chúng ta về nhân quả. Ngài dạy rằng không có quả nào từ trên trời rơi xuống, hoặc dưới đất hiện lên, mà đều do các hành động qua tâm, khẩu và ý của con người tạo ra. Con người tạo nhân tốt lành thì quả tốt lành nhất định đến. Thí dụ như chúng ta muốn có cam ngọt thì chúng ta phải chọn giống hay chiết cành từ cây cam ngọt, như cam Texas chẳng hạn. Thêm vào đó chúng ta phải chăm sóc, bón phân, tưới nước đúng thời kỳ, thì thế nào chúng ta cũng sẽ hái được cam ngọt.

Tương tự như vậy, mọi sự thành công hay thất bại trong đời của mỗi người không phải do ai ban phát cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo nên từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành. Những nhân duyên xấu do chúng ta tạo tác sẽ trổ quả xấu, những nhân duyên tốt sẽ trổ qủa tốt. Nhà Phật có câu “muốn biết thời quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang lãnh. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại”; Tuy nhiên, nhân quả không đơn thuần mà rất đa dạng, trùng trùng, chẳng phải chỉ do trực tiếp ở đời hiện tại mà lại có thể do ảnh hưởng từ nhiều đời trong quá khứ, ngoại trừ những người tu hành liễu đạo, tới được trạng thái "Tâm Không" thì: "Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không"(Vĩnh Gia Huyền Giác).

Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng. Phật giáo dạy rằng bất luận việc gì xảy đến cho chúng ta, đều do một hay nhiều nguyên nhân, chớ không do ngẫu nhiên, thời vận hên xui hay số mạng an bài.

Đối với Phật giáo, không có ngày nào xấu, mà cũng không có ngày nào tốt, mà cũng không có sao hạn xấu tốt. Nếu ta đi coi xăm, bói quẻ, coi sao, coi hạn, thầy nói ngày ấy tốt mà lại đi làm những chuyện không tốt lành, như ăn trộm, gây gỗ, đánh nhau, giết người, chắc chắn chúng ta sẽ bị pháp luật trừng trị và ngày tốt do ông thầy nói ấy trở thành ngày xấu ngay. Như vậy ngày tốt, ngày xấu không có cơ sở, chỉ là do con người bày ra mà thôi. Lại thí dụ có hai đạo quân giao tranh, đều chọn ngày tốt và giờ hoàng đạo ra quân, vậy mà chỉ có một bên thắng, và cả hai bên, dù thắng dù thua, cũng đều có tử sĩ và thương binh. Chọn ngày tốt mà làm việc giết người thì quả trổ ra sẽ có chết chóc là vậy.

Đối với sự cúng sao giải hạn, nếu chỉ mua sắm lễ vật mang lên chùa để xin thầy cúng sao La Hầu, Kế Đô hay Thái Bạch gì đó để giải hạn xấu giùm thì nghịch lại lý Nhân Qủa. Nếu vị thầy cầu xin đức Thái Bạch Tinh Quân, đức La Hầu Tinh Quân, … tha tội, giải hạn xấu nổi thì những người giầu có cứ tạo ác rồi sau đó xin thầy cúng sao giải hạn cho tai qua nạn khỏi, cho khỏi bị tù tội, tạo nhân ác mà hưởng được quả thiện, thì toàn bộ nền đạo lý xây dựng trên quan điểm về lý Nhân Quả mà nhà Phật rao giảng phải sụp đổ sao?

Có người hỏi rằng, nếu chỉ tin vào quy luật Nhân Quả thì có nên cúng bái Cầu Siêu, Cầu An không?

Xin thưa, cúng bái Cầu Siêu, Cầu An khác với cúng Sao giải hạn.

Trường hợp Cầu Siêu, đó là một hình thức tưởng niệm người đã qua đời, với tâm thành ước mong thần thức người quá vãng được sanh về nơi tốt đẹp. Chuyện lời cầu có được đáp ứng hay không thì chưa ai chứng minh bằng khoa học được. Nhưng lòng thương nhớ mà thân nhân dành cho người quá vãng nếu được biểu lộ bằng những buổi lễ trang nghiêm, với niềm tin tưởng thành kính, chí tâm cầu nguyện cho người quá vãng, thì nếu như thần thức người quá vãng còn trong trạng thái thân trung ấm, sẽ có thể có cảm ứng tốt mà vơi đi nỗi buồn rầu, lo sợ, sân hận, có thể tạo được cơ hội cho nghiệp lành dẫn dắt mà tái sanh.

Ngay như những buổi cúng giỗ, nếu gia đình người quá vãng có thể thiết lễ trên chùa, cùng nhau vì người quá vãng mà tụng một thời kinh, dùng một bữa cơm chay tịnh, thì ngoài biểu tượng của lòng hiếu thảo từ con cái hướng lên cha mẹ, hoặc tình thương mến đối với người thân nhân đã qua đời, cũng còn là một duyên lành của những người tham dự với nhà Phật khởi lên từ kỷ niệm đối với người quá vãng.

Còn trường hợp lễ Cầu An thì chúng tôi thiết nghĩ, nếu muốn có được kết quả tốt thì chính người bệnh phải cùng với thân nhân tham dự buổi lễ. Mà phải tham dự với tâm niệm chí thành. Người bệnh và tất cả thân nhân đều đồng tâm chí thành tụng niệm, thì ngay trong những giờ phút chí thành đó, tâm họ đã thanh tịnh. Nhà Phật quan niệm rằng tất cả Thân và Tâm đều vô thường, cho nên khi Tâm chuyển thì nghiệp chuyển, nghiệp chuyển thì bệnh chuyển. Bệnh là do Thân, Khẩu, Ý Nghiệp xấu tạo nên.

Có câu: "Tâm được tịnh rồi, tội (nghiệp) liền tiêu".

Vậy muốn Cầu An cho có kết quả thì ngoài vị thầy, chính người bệnh và thân nhân phải cùng nhau hành trì để cho Tâm được tịnh. Sự kiện thân nhân nên cùng tụng niệm là để cho người bệnh được tăng trưởng niềm tin khi thấy có bạn đồng tu, chứ nhân vật chính vẫn phải là người bệnh. Còn như chỉ đưa tiền cho vị thầy để nhờ thầy tụng niệm giùm, rồi xoa tay hoan hỉ về nhà chờ kết quả thì trái quy luật nhân quả. Vị thầy tụng niệm thì Tâm thầy tịnh, người bệnh không được ảnh hưởng, ngoại trừ chút hy vọng.

Đức Phật là vị đạo sư, Ngài không làm chuyện bất công là ban phước hoặc giáng họa cho ai, đã dạy chúng ta rằng phải tạo nhân lành để hưởng quả tốt trong Nhân Thừa. Rồi Ngài dạy chúng ta con đường để thăng tiến trong năm Thừa của nhà Phật, từ Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa và Bồ Tát Thừa, rồi đi tới giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Quý vị tu sĩ trong đạo Phật là Trưởng Tử Như Lai, hiển nhiên là phải nối tiếp bước chân của Đức Phật mà soi chiếu Ánh Đạo Vàng cho Phật tử, dạy Phật tử những điều Phật dạy trong kinh. Quý vị tu sĩ Phật giáo không phải là những người môi giới giữa Thần Thánh và tín đồ như tu sĩ của một số tôn giáo khác, tự nhận là có thể cầu xin Thần Thánh ban ơn giáng họa được. Chúng ta cần dùng trí tuệ để hiểu rõ con đường Giải Thoát của nhà Phật.

Trong kinh Phật Giáo Nguyên Thuỷ (kinh Trường Bộ), Đức Phật đã khuyên các thầy Tỳ Kheo, những người đã thọ dụng sự cúng dường của tín thí Phật tử, không nên thực hành những tà hạnh như: “chiêm tinh, chiêm tướng, đoán số mạng, xem địa lý, xem mặt trăng, mặt trời, các sao mọc lặn, sáng mờ, … sắp đặt ngày lành để đưa (rước) dâu hay rể về nhà, lựa ngày giờ tốt để hòa giải, lựa ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để cho mượn hay tiêu tiền, dùng bùa chú để giúp người được may mắn, dùng bùa chú để khiến người bị rủi ro, dùng bùa chú để phá thai, dùng bùa chú làm cóng lưỡi, dùng bùa chú khiến quai hàm không cử động, dùng bùa chú khiến người phải bỏ tay xuống, dùng bùa chú khiến tai bị điếc, hỏi gương soi, hỏi phù đồng thiếu nữ, hỏi thiên thần để biết họa phước, …”

Ngoài ra, cũng trong kinh Nguyên Thuỷ (Giải Thoát Kinh), Đức Phật đã dạy về giáo pháp của chư Phật. Ngài dạy rằng:

“Ai hành trì chánh Pháp

Là cúng dường Đức Phật

Bằng cách cao quí nhất

Trong các sự cúng dường…”

Pháp mà Ngài dạy có thể tóm lược trong ba điều, đã trở thành quen thuộc với mọi người Phật tử:

“Không làm các việc ác

Siêng làm các việc lành

Thanh tịnh hoá tâm ý…”

Như vậy, nếu mỗi Phật tử đều hành trì ba điều Đức Phật dạy kể trên thì giờ nào, ngày nào, tháng nào hay năm nào cũng đều là giờ hoàng đạo, là ngày tốt, tháng tốt và năm tốt cả; đâu cần phải đi nhờ thầy cúng sao giải hạn nữa. Và hành trì như thế mới là cách cúng dường cao quý nhất trong các cách cúng dường Đức Phật.

Hoàng Liên Tâm


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
khang
Bài viết: 209
Ngày: 26/04/08 21:06
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Re: Tuyên chiến mê tín dị đoan trong chùa .

Bài viết chưa xem gửi bởi khang »

Biết rồi khổ lắm nói mãiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii :)) :)) :)) :)) !
Lâu lâu đùa với zelda tí cho vui cửa vui nhà! Đừng nổi sân nhé bạn...hí.hí. :D !

kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Tuyên chiến mê tín dị đoan trong chùa .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

khang đã viết:Biết rồi khổ lắm nói mãiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii :)) :)) :)) :)) !
Lâu lâu đùa với zelda tí cho vui cửa vui nhà! Đừng nổi sân nhé bạn...hí.hí. :D !

kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Không đâu một đệ tử Bắc Truyền mà lại biết bài trừ mê tín dị đoan thì còn gì bằng.
Nếu chúng ta tẩy chay những chùa mê tín dị đoan thì thì Phật GIáo sẽ có một bộ mặt tươi sáng hơn .

Ra ngoài hỏi 10 người "nhà có thờ ông địa , dán bùa là Đạo Phật hay Đạo Chúa?" . Câu trả lời luôn luôn là "Đạo Phật".
Thời mạc pháp làm cho Đạo Phật thiếu phần trong sáng hơn cả tôn giáo DUy Tâm nữa . Thật là đáng buồn.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Tuyên chiến mê tín dị đoan trong chùa .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Giết con vì mê tín dị đoan
Ám ảnh về giấc mơ buộc tội cô con gái là "con ma", nhân lúc chồng đi vắng, Ón đang tâm trùm khăn lên đầu, dùng dao chém, dùng gạch đập vào đầu cháu Kim, mới 7 tuổi, khiến cháu ngất xỉu.
Một đêm đầu tháng 4, sau khi đi có việc về, anh Quàng Văn Hặc hốt hoảng bởi sự biến mất của vợ là Cà Thị Ón, 29 tuổi và 2 con gái: cháu Quàng Thị Kim, 7 tuổi và Quàng Thị Diên, 3 tuổi. Khi anh Hặc đánh thức cháu Quàng Thị Cương, 10 tuổi, con gái lớn đang ngủ trong nhà thì cháu cũng không biết mẹ và các em đi đâu.
Cả đêm, những người hàng xóm đốt đuốc đi tìm 3 mẹ con chị Ón nhưng không thấy. Cho đến sáng hôm sau, cuộc tìm kiếm đã ở quy mô rộng hơn thì mọi người tìm thấy cháu Quàng Thị Diên ở nhà mẹ đẻ chị Ón, cách đó vài trăm mét.
Mẹ chị Ón cho biết, tối hôm trước, cháu Diên được mẹ đem sang gửi nhà bà ngoại trông hộ và cũng không nói đi đâu, bao giờ đón con về. Gần đến trưa, khi cuộc tìm kiếm 2 người mất tích tưởng đã vô vọng thì người dân phát hiện cháu Quàng Thị Kim trên người nhiều vết thương đang lê lết về nhà. Sau khi được hồi sức cấp cứu, cháu Kim kể lại rằng, tối hôm trước, khi cháu vừa tắm xong thì được mẹ trùm một chiếc khăn lên đầu. Sau đó, cháu thấy đầu đau buốt, ngất đi. Khi tỉnh dậy, cháu Kim vô cùng hoảng sợ bởi xung quanh là màn đêm dày đặc, gọi mãi không có ai đến cứu.
Cố sức cựa quậy khỏi dây trói bằng vải nilon, cháu đã thoát ra được rồi lại lịm đi, phần vì thấy mình ở một mình giữa rừng, phần vì kiệt sức bởi các vết thương trên người tiếp tục rỉ máu. May mắn cho cháu Kim, tối hôm đó trời không mưa cũng không có con thú dữ nào lẩn quất ở khu rừng đó. Sáng hôm sau, cố hết sức lực còn lại, cháu Kim lê về nhà. Việc cháu gái 7 tuổi tự thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong hoàn cảnh đầy khó khăn đã khiến gia đình và mọi người vui mừng.
Gia đình anh Hặc đi báo chính quyền xã, tổ chức lực lượng tiếp tục tìm kiếm chị Ón. Sau nhiều ngày tìm kiếm, cuối cùng gia đình anh Hặc đã tìm chị Ón đang ở nhà một người quen ở xã Chiềng Ngần, huyện Mường La.
Tại cơ quan Công an, người mẹ trẻ trông rất suy sụp, gầy xanh xao sau những ngày trốn chạy. Theo lời trình bày thì chị Ón chính là thủ phạm sát hại con gái mình. Một đêm, chị Ón ngủ mơ thấy bố chồng hiện về dặn mình: Nếu muốn gia đình êm ấm, đời con được sung sướng thì phải trừ khử "con ma" ở trong nhà này. "Con ma" đó chính là cái Kim, đứa con gái thứ 2 mới 7 tuổi. Để nó càng lớn, gia đình sẽ gặp nhiều xui xẻo. Tỉnh dậy, suy nghĩ đó cứ ám ảnh tâm trí chị.
Điểm lại quá trình chung sống, chị Ón thấy rằng, trong 3 đứa con gái, anh Hặc lúc nào cũng chiều chuộng Kim nhất. Thời gian gần đây, anh chị thường hay cãi nhau, đôi lúc nguyên nhân bắt nguồn từ những việc liên quan đến cháu Kim. Càng nghĩ, chị Ón càng quả quyết rằng lời bố chồng nói trong mơ là sự thật, chị phải đuổi "con ma" Kim khỏi nhà.
Tối hôm đó, nhân lúc chồng đi vắng, con gái lớn đã ngủ say, con gái nhỏ mới 3 tuổi chưa biết gì, Ón quyết định hành động. Người mẹ đó đã trùm khăn lên đầu con, dùng dao chém, dùng gạch đập vào đầu Kim khiến cháu ngất xỉu. Nghĩ rằng "con ma" đã chết, chị Ón vội rửa sạch hung khí gây án, cất vào chỗ cũ, lấy nilon, chiếu cuốn xác Kim vào rồi mang ra địa điểm gần giếng cạn trong rừng vứt. Sau đó, chị ta đem đứa con gái út 3 tuổi gửi bà ngoại rồi lên lán nương ngủ.
Những ngày sau, nghĩ rằng con đã chết, chị Ón không dám về nhà mà đi lang thang từ bản này sang bản khác ở nhờ nhà người quen. Giờ đây, khi nhận thức được việc làm mất nhân tính của mình thì đã muộn. CQĐT đã khởi tố Cà Thị Ón về tội giết người.

(Theo Công An Nhân Dân)


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Tuyên chiến mê tín dị đoan trong chùa .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Nhiều hoạt động mê tín dị đoan tại các chùa chiền
Dọc theo đường lên đền Bà Chúa Kho - làng Cổ Mễ, Bắc Ninh có gần chục chiếc bàn nhận ghi sớ, xem bói, xem tướng, xem chỉ tay… bàn nào cũng chật ních người đứng vòng trong, vòng ngoài. Chen chúc trong dòng người về "vay mượn tiền" là "đội quân" hàng chục người, chủ yếu là phụ nữ đứng tại sân đền sẵn sàng phục vụ nhu cầu khấn vái thuê của khách.

Tại điện thờ chính, một người đàn ông đứng tuổi đang chắp tay vái lia lịa, mắt không nhìn vào ban thờ mà quay sang nhìn một người phụ nữ được anh ta thuê khấn. Thỉnh thoảng người phụ nữ lại dừng lại hỏi tên, tuổi, địa chỉ rồi tiếp tục lẩm nhẩm khấn vái. Khấn xong, chị ta hỏi người đàn ông có tung đồng tiền âm dương lấy may không, nếu đồng ý xin âm dương sẽ phải đưa thêm cho chị ta 5.000 đồng. Người đàn ông đồng ý, nhưng phải tung đến lần thứ 3, đồng tiền mới nẩy mặt dương lên trên. Như vậy, ngoài 2.000 đồng/lượt khấn thuê, người khách nọ phải trả thêm cho người khấn thuê 15.000 đồng tiền tung đồng xu xin lộc thánh.

Chưa đầy một tiếng, người phụ nữ khấn thuê này, đã khấn cho hơn 10 người. Khấn xong, chị ta rút trong túi áo ra một xấp sách tử vi 12 con giáp, các tờ thẻ nài nỉ khách mua. Chỉ trong khoảng sân chưa đầy 50m2, chúng tôi đếm được gần 20 người cầm đĩa khấn thuê. Mặc dù Ban quản lý đền đã đề ra những quy định nghiêm cấm mọi hành vi mê tín dị đoan, nhưng do lượng khách quá đông nên những người khấn vái, rút thẻ vẫn lén lút hành nghề.

Đền Sái (xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội) cũng là một trong những điểm đền chùa có nhiều người hành nghề bói toán. Cứ đầu năm, đền Sái lại tụ tập gần chục "thầy" bói dựng cả lều, lán để giải quẻ thẻ kiêm xem bói vận hạn cả năm cho khách. Quãng đường chưa đến 500m dẫn vào đền chật kín người, nhiều người nhẹ dạ, cả tin đứng ngơ ngác buồn rầu sau khi rút phải quẻ thẻ "độc". Họ hỏi các "thầy" cách cúng giải hạn, có người còn tuyên bố sẵn sàng bán cả mảnh đất đang ở để mua chỗ đất khác vì được quẻ "phán" là đất dữ, ở thì sinh bệnh tật, làm ăn lụi bại…

Được người quen giới thiệu, chúng tôi tìm đến nhà thầy S. ở Hà Nam. Dù mới 8h sáng mà khoảng sân rộng nhà “thầy” đã chật cứng xe, biển số từ khắp nơi: Hưng Yên, Hà Nội, Phú Thọ, Nam Định… nghe tiếng “thầy” bói tú lơ khơ mà cứ đọc vanh vách chuyện trong nhà, trong dòng tộc, chuyện đất cát, mồ mả và tính cách của từng người.

Giữa tiếng người đến xem tán chuyện xôn xao, rồi con cháu, họ hàng đến chúc Tết mà “thầy” S. vẫn nói sang sảng, khiến những cái đầu cứ gật gật thán phục. Nhất là khi “thầy” S. vừa xếp bài vừa phán ngay chồng sắp cưới của một cô gái ở Hưng Yên làm nghề gì khiến cả bố mẹ và người cô đi cùng phục sát đất. Thực ra, do vừa nãy nghe được câu chuyện của mấy mẹ con nhà cô gái về chuyện cưới xin, trong đó bà mẹ có nhắc đến nghề nghiệp của con rể tương lai, “thầy” đã nghe lỏm được.

Bên cạnh vấn nạn bói toán là thực trạng sách tử vi, mê tín dị đoan được bày bán tràn lan. Quanh các chùa lớn như chùa Quán Sứ, chùa Hà, Phủ Tây Hồ luôn có hàng chục mẹt, sạp bán "hàng" di động. Thoáng thấy bóng Công an, các quán hàng di động này chạy vào chùa để… trốn.

Tại chùa Hà, Hà Nội, dịp Tết này, chúng tôi chứng kiến hàng chục sạp hàng bày bán các loại sách mê tín dị đoan công khai trước cửa chùa. Năm nào cũng chỉ ngần đấy loại sách, thậm chí có cả các cuốn được xuất bản trước năm 1975 nhưng vẫn bán chạy. Điều lạ là các sạp bán sách mê tín dị đoan đã tồn tại từ rất nhiều năm nhưng các cơ quan chức năng vẫn không dẹp được (?!).
báo Công An Nhân Dân


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Tuyên chiến mê tín dị đoan trong chùa .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

LÀM THẦY ĐỊA ,CÚNG SAO HẠN SAO GỌI LÀ TÀ MẠNG ?

Theo luật NHÂN QUẢ LIÊN QUAN ,làm lành hưởng quả vui ,làm dữ mang quả khổ ,đúng như nho giáo ,có câu "CHỦNG QUA ĐẮC QUA ,CHỦNG ĐẬU ĐẮC ĐẬU' có nghĩa là trồng DƯA ,thì được Dưa tỉa Đậu thì hái ĐẬU .

Đức PHẬT khuyên dạy :

-Chính ta là tạo hoá của ta .Thiên đường do ta tạo .Địa ngục cũng chính ta gây .Phước hay tội đều do ta cả .Gọi là "TỰ TÁC TỰ THỌ" Ngoài ta ra ,không có một vị thần linh toàn năng toàn trí nào ,có thể ban phước hay rước hoạ cho ai được cả .

Như vậy ,làm thầy địa lý ,cúng sao hạn ,coi tướng số ,đoán tử vi ,vẽ bùa chú ,trừ tà ,ếm quỷ là hành vi của hạng người không chơn chánh .Lợi dụng vào lòng tin yếu kém của tín đồ để đưa họ vào con đường mê tín dị đoan, tin tưởng nơi đấng thần quyền tha lực chỉ biết cầu khẩn, van xin nơi một đấng thiêng liêng huyền bí mà không chịu TỰ TU TỰ ĐỘ ,đó là nhân đưa CHÁNH PHÁP đến chỗ lu mờ suy yếu ,há không phải là TÀ MẠNG sao ?

Trích lời Đại Đức


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
TieuBangHo
Bài viết: 80
Ngày: 19/08/08 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: PHUCDUONGTINHXA

Re: Tuyên chiến mê tín dị đoan trong chùa .

Bài viết chưa xem gửi bởi TieuBangHo »

Thành thực mà nói: TBH rất cảm phục , trân trong vấn đề Zelda đưa ra.
TBH nghe văng vẳng đâu đây lời đức Cổ Đàm: ... Những điều Như Lai biêt, đó là điếu chân thật, mang lại lợi ích cho chúng sinh, nhưng chúng sinh không nghe, chúng sinh không tin, thì Như lai không (chưa) nói.
Tâm tính Như lai của các vị Tổ-Phật đâu có phải vì hóa thân bởi tượng gỗ tượng đồng thếp vàng sơn son rực rỡ! Người đời vẫn cúng dâng khói rám, tiền, vật phẩm phù du. Chao! Đó phải chăng những gánh nặng trầm luân của muôn cõi chúng sinh "dâng" lên Tổ-Phật. Cõi chúng sinh Ta Bà chúng ta thấy những điều mê tín-dị đoan, làm mất trang nghiêm cõi Phật, Tại sao chúng ta, chính quyền đủ quyền hành các cấp, ng tangbong ành văn hóa thông tin, hương ước, hương làng không dẹp bỏ thẳng tay!
Xin hãy vào cuộc hỡi những tâm - tính Như Lai.


Tam giáo đồng nguyên
Tâm vong giác liễu tri
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Tuyên chiến mê tín dị đoan trong chùa .

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Mê Tín Dị Đoan là do ai đó mê chứ có phải Bắc Tông ai cũng mê tín đâu hihi . Các vị Tổ đã nhiều lần khuyên bỏ các tập tục Mê Tín này rồi mà người ta không nghe chứ có phải Bắc Tông là mê tín đâu tangbong dù sao cũng cám ơn nè


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Hình đại diện của người dùng
QT2009
Bài viết: 22
Ngày: 30/04/09 19:56
Giới tính: Nữ
Đến từ: CANADA

Re: Tuyên chiến mê tín dị đoan trong chùa .

Bài viết chưa xem gửi bởi QT2009 »

zelda đã viết:
Không đâu một đệ tử Bắc Truyền mà lại biết bài trừ mê tín dị đoan thì còn gì bằng.
Nếu chúng ta tẩy chay những chùa mê tín dị đoan thì thì Phật GIáo sẽ có một bộ mặt tươi sáng hơn .

Ra ngoài hỏi 10 người "nhà có thờ ông địa , dán bùa là Đạo Phật hay Đạo Chúa?" . Câu trả lời luôn luôn là "Đạo Phật".
Thời mạc pháp làm cho Đạo Phật thiếu phần trong sáng hơn cả tôn giáo DUy Tâm nữa . Thật là đáng buồn.
Tại sao không phải "Phật tử" mà là "một đệ tử Bắc Truyền mà lại biết bài trừ mê tín dị đoan thì còn gì bằng" vậy zelda??? zelda theo Nam Tông Phật giáo ???

QT đọc tin tức và xem phóng sự cũng thấy các chùa ở Thái Lan & Lào mê tín không kém các chùa Bắc Tông Việt Nam .

Chỗ nào còn sự sợ hãi, lo âu, phiền muộn não hại, thi chỗ đó còn mê tín dị đoan dài dài .


minhthanhjp
Bài viết: 3
Ngày: 07/04/10 22:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Japan

Re: Tuyên chiến mê tín dị đoan trong chùa .

Bài viết chưa xem gửi bởi minhthanhjp »

Cách đây chục năm tôi có đi ngồi thiền tại một ngôi chùa ở Nhật, một hôm có một ông Nhật ngồi thiền chăm chỉ lắm đến nói với vị sư phụ trong chùa rằng hôm qua ông ta ngồi thiền thấy Thiền sư Trạch Am ( Thiền sư Trạch Am là một trong ba vị thiền sư nổi danh của lịch sử Phật giáo Nhật bản và cũng là sư tổ của ngôi chùa mà tôi đến học thiền). Vừa nghe xong thì thầy trụ trì không nói gì đi ra ngoài vườn lấy cây gậy vào nện cho ông 5 gậy và hét rằng " Vọng tưởng , vọng tưởng . Sư tổ Trạch Am bây giờ có về chùa ông cũng đi lạc đường. Không chừng ổng thấy cái toilet của các người ổng tưởng lầm rằng bồn rửa mặt không chừng. Vô minh, vô minh, buông đi. " .


Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: Tuyên chiến mê tín dị đoan trong chùa .

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

có lẽ topic nên dừng lại đây là đũ !
nói chung thì con người bây giờ thật khó mà xoay chuyển .những tập tục đó quá lâu đời từ người trước truyền cho người sau ấy thế mà khi nhận biết chẳng suy nghĩ đúng sai chỉ ôm lấy nó . bởi vậy đời mới có cái khổ /
xét thấy mỗi người có 1 trình độ hiểu biết khác nhau ! chính vì vậy cần cho họ 1 niềm tin gì đó cũng là chuyện tốt .giả dụ từ đó họ sẽ hiểu lần lần .
việc đúng sai chỉ phân định giữa 1 khoảng cách ngắn bởi vậy mình chớ đi chỉ trích người khác mà không nhìn lại mình .
trong những tác phẩm của KIM DUNg có 1 đoạn rất hay : Võ công không có cao thấp , nếu có cao thấp thì vã chăng là do người luyện tập .
Đạo phật cũng vậy chúng ta nên từ bi hỷ xã thương tưỡng những chúng sanh lạc lối đó hơn là tìm cách chỉ trích họ
NhuanTruong mong rằng cuộc đời này sẽ bớt đau khổ và mọi người cùng nhau dẫn dắt đến bờ giác .
Nam Mô Bổ Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
tangbong tangbong


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: Tuyên chiến mê tín dị đoan trong chùa .

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

zelda đã viết:Mở đầu :
Bài viết này tôi copy từ tác giả Hoàng Liên Tâm . TUy còn nhiều điểm bất đồng nhưng xét ra lại rất bổ ích trong việc bài trừ mê tín dị đoan . Đang hoành hành trong xã hội nước ta và ở nhiều nước đang phát triễn khác . Ngày nào còn có người nương nhờ tha lực và bao biện cho tư tưởng nương nhờ tha lực , thì ngày ấy mê tín dị đoan vẫn còn , và mầm móng tư tưởng DUy Tâm sẽ vẫn còn gây hại rất nhiều cho việc phát triễn xả hội .

Cúng sao giải hạn
Hằng năm, cứ vào dịp đầu năm Âm Lịch, nhất là tuần lễ thứ hai trong tháng Giêng mà cao điểm là ngày Rằm, người Phật tử Việt Nam và Trung Hoa thường có lệ đi chùa dâng sớ cầu an cúng sao giải hạn. Vì là ngày Rằm đầu năm nên các chùa ở trong nước cũng như hải ngọai thường tổ chức lễ rất trọng thể nhằm đáp ứng nhu cầu của quần chúng Phật tử. Hầu như chùa nào cũng có chương trình cầu an đầu năm. Tuy nhiên vẫn còn một số chùa nhận ghi danh Phật tử cúng sao giải hạn vào ngày Rằm tháng Giêng.

Đến thăm một ngôi chùa khá lớn và nổi tiếng tại Hà Nội vào dịp đầu năm vừa qua, chúng tôi cũng thấy chương trình cầu an đầu năm từ ngày mồng tám đến ngày Rằm, có cúng sao giải hạn. Lễ Phật xong, chúng tôi vào phòng khách thăm thầy trú trì. Trong phòng cũng khá đông Phật tử đến nhờ thầy xem tuổi, xem sao hạn và ghi danh vào danh sách cần cúng sao giải hạn. Chúng tôi nghe thầy nói với một Phật tử: “Phật tử năm nay sao Thái Bạch, vào hạn khánh tận, thái bạch là sạch cửa nhà, phải dùng tám ngọn đèn hay tám ngọn nến làm lễ hướng Tây, mỗi tháng cúng vào ngày Rằm, khấn đức Thái Bạch Tinh Quân”. Tới lượt Phật tử khác và cứ như thế, người vào người ra mang trong lòng nỗi buồn vui đầu năm theo những vì sao đã an bài cho đời mình trong năm.

Tôi rời chùa mà lòng như không vui, tự hỏi ai đã đem tập tục cúng sao giải hạn vào nơi già lam, biến chốn thiền môn nghiêm tịnh thành nơi thờ cúng Thần Tiên, cầu hên xui may rủi cho con người và cũng thương thay cho những ai đặt lòng tin không đúng chỗ, trao phận mình cho người khác sử lý qua việc khấn sao xin giải trừ hạn xấu.

Thật ra, lễ Rằm Tháng Giêng, còn gọi là lễ Thượng Nguyên là lễ hội dân gian ở Việt Nam, được du nhập từ nước láng giềng Trung Hoa phương Bắc. Gọi thượng nguyên là cách phân chia theo Âm lịch: thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và hạ nguyên (Rằm tháng Mười) của hệ thống lịch tính theo mặt trăng. Theo một số sách Trung Hoa, như Đường Thư Lịch Chí, quyển 18 thì có chín ngôi sao phát sáng trên trời. Có sách nói là bảy sao, rồi về sau có sách thêm vào hai sao La Hầu và Kế Đô. Chín vì sao đó là Nhật Diệu, Nguyệt Diệu, Hỏa Diệu, Thủy Diệu, Mộc Diệu, Kim Diệu, Thổ Diệu, La Hầu và Kế Đô. Có sách thêm sao Thái Bạch nữa thành mười sao. Chín vì sao này hay còn gọi là Cửu Diệu là các sao phối trí theo các phương, sắp xếp theo mười hai chi và ngũ hành. Theo sách này cho rằng thì hàng năm mỗi tuổi âm lịch chịu ảnh hưởng của một vì sao gọi nôm na là sao chiếu mạng. Do đó có năm gặp sao tốt, có năm gặp sao xấu. Hai sao La Hầu và Kế Đô là sao xấu, là loại ám hư tinh vì hai sao này chẳng thấy được mặt trời.

Đó là theo tập tục dân gian vốn có từ thời xa xưa mông muội, khi mà con người cảm thấy quá bé nhỏ trước thiên nhiên, bị đủ loại bệnh hoạn mà chưa tìm ra thuốc chữa, cho là vì các vị Thần trừng phạt, nên sợ sệt trước đủ mọi loại Thần mà họ có thể tưởng tượng ra được, từ thần Sấm, thần Sét, thần Cây Đa, cây Đề, thần Hổ, thần Rắn, thần Núi, thần Sông (Hà Bá) v.v…

Nhưng căn cứ vào kinh sách liễu nghĩa của nhà Phật, theo lời Phật dạy trong Pháp Tứ Y : "y cứ theo kinh liễu nghĩa, chẳng y cứ theo kinh không liễu nghĩa", thì chúng tôi thấy không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho Phật tử cả. Tuy vậy, vẫn có một số ít chùa, ở những vùng địa dư còn chịu nhiều ảnh hưởng truyền thống tín ngưỡng dân gian đa thần, thì các vị tu sĩ Phật giáo cũng đành phải, gọi là tùy duyên hóa độ, tùy theo niềm tin của đa số quần chúng sơ cơ học đạo giải thoát, mà tổ chức các buổi lễ lạc, bên cạnh những nghi thức thuần túy Phật giáo, mục tiêu cũng vẫn là dùng phương tiện để hóa độ chúng sinh, từ từ chuyển tâm họ quay về bờ Giác. Ngoài ra, cũng có một số chùa ở chốn thị thành, mặc dầu biết việc cúng sao giải hạn là không phù hợp với chánh pháp nhưng vẫn duy trì, hoặc do nhu cầu phát triển chùa cần sự trợ giúp của thí chủ, hoặc vì lo ngại Phật tử sẽ đi nơi khác hay theo thầy bùa, thầy cúng mà tội nghiệp cho họ phải xa dần Phật đạo.

Tại sao chúng tôi nói là không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho Phật tử cả. Bởi vì tất cả họa và phước mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên. Bảy ngôi sao, chín ngôi sao hay mười ngôi sao nói ở trên là do chính con người đặt tên và vẽ cho mỗi ngôi sao mang một đặc tính, chứ đức Phật không hề nói về chúng. Ngài dạy chúng ta về nhân quả. Ngài dạy rằng không có quả nào từ trên trời rơi xuống, hoặc dưới đất hiện lên, mà đều do các hành động qua tâm, khẩu và ý của con người tạo ra. Con người tạo nhân tốt lành thì quả tốt lành nhất định đến. Thí dụ như chúng ta muốn có cam ngọt thì chúng ta phải chọn giống hay chiết cành từ cây cam ngọt, như cam Texas chẳng hạn. Thêm vào đó chúng ta phải chăm sóc, bón phân, tưới nước đúng thời kỳ, thì thế nào chúng ta cũng sẽ hái được cam ngọt.

Tương tự như vậy, mọi sự thành công hay thất bại trong đời của mỗi người không phải do ai ban phát cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo nên từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành. Những nhân duyên xấu do chúng ta tạo tác sẽ trổ quả xấu, những nhân duyên tốt sẽ trổ qủa tốt. Nhà Phật có câu “muốn biết thời quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang lãnh. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại”; Tuy nhiên, nhân quả không đơn thuần mà rất đa dạng, trùng trùng, chẳng phải chỉ do trực tiếp ở đời hiện tại mà lại có thể do ảnh hưởng từ nhiều đời trong quá khứ, ngoại trừ những người tu hành liễu đạo, tới được trạng thái "Tâm Không" thì: "Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không"(Vĩnh Gia Huyền Giác).

Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng. Phật giáo dạy rằng bất luận việc gì xảy đến cho chúng ta, đều do một hay nhiều nguyên nhân, chớ không do ngẫu nhiên, thời vận hên xui hay số mạng an bài.

Đối với Phật giáo, không có ngày nào xấu, mà cũng không có ngày nào tốt, mà cũng không có sao hạn xấu tốt. Nếu ta đi coi xăm, bói quẻ, coi sao, coi hạn, thầy nói ngày ấy tốt mà lại đi làm những chuyện không tốt lành, như ăn trộm, gây gỗ, đánh nhau, giết người, chắc chắn chúng ta sẽ bị pháp luật trừng trị và ngày tốt do ông thầy nói ấy trở thành ngày xấu ngay. Như vậy ngày tốt, ngày xấu không có cơ sở, chỉ là do con người bày ra mà thôi. Lại thí dụ có hai đạo quân giao tranh, đều chọn ngày tốt và giờ hoàng đạo ra quân, vậy mà chỉ có một bên thắng, và cả hai bên, dù thắng dù thua, cũng đều có tử sĩ và thương binh. Chọn ngày tốt mà làm việc giết người thì quả trổ ra sẽ có chết chóc là vậy.

Đối với sự cúng sao giải hạn, nếu chỉ mua sắm lễ vật mang lên chùa để xin thầy cúng sao La Hầu, Kế Đô hay Thái Bạch gì đó để giải hạn xấu giùm thì nghịch lại lý Nhân Qủa. Nếu vị thầy cầu xin đức Thái Bạch Tinh Quân, đức La Hầu Tinh Quân, … tha tội, giải hạn xấu nổi thì những người giầu có cứ tạo ác rồi sau đó xin thầy cúng sao giải hạn cho tai qua nạn khỏi, cho khỏi bị tù tội, tạo nhân ác mà hưởng được quả thiện, thì toàn bộ nền đạo lý xây dựng trên quan điểm về lý Nhân Quả mà nhà Phật rao giảng phải sụp đổ sao?

Có người hỏi rằng, nếu chỉ tin vào quy luật Nhân Quả thì có nên cúng bái Cầu Siêu, Cầu An không?

Xin thưa, cúng bái Cầu Siêu, Cầu An khác với cúng Sao giải hạn.

Trường hợp Cầu Siêu, đó là một hình thức tưởng niệm người đã qua đời, với tâm thành ước mong thần thức người quá vãng được sanh về nơi tốt đẹp. Chuyện lời cầu có được đáp ứng hay không thì chưa ai chứng minh bằng khoa học được. Nhưng lòng thương nhớ mà thân nhân dành cho người quá vãng nếu được biểu lộ bằng những buổi lễ trang nghiêm, với niềm tin tưởng thành kính, chí tâm cầu nguyện cho người quá vãng, thì nếu như thần thức người quá vãng còn trong trạng thái thân trung ấm, sẽ có thể có cảm ứng tốt mà vơi đi nỗi buồn rầu, lo sợ, sân hận, có thể tạo được cơ hội cho nghiệp lành dẫn dắt mà tái sanh.

Ngay như những buổi cúng giỗ, nếu gia đình người quá vãng có thể thiết lễ trên chùa, cùng nhau vì người quá vãng mà tụng một thời kinh, dùng một bữa cơm chay tịnh, thì ngoài biểu tượng của lòng hiếu thảo từ con cái hướng lên cha mẹ, hoặc tình thương mến đối với người thân nhân đã qua đời, cũng còn là một duyên lành của những người tham dự với nhà Phật khởi lên từ kỷ niệm đối với người quá vãng.

Còn trường hợp lễ Cầu An thì chúng tôi thiết nghĩ, nếu muốn có được kết quả tốt thì chính người bệnh phải cùng với thân nhân tham dự buổi lễ. Mà phải tham dự với tâm niệm chí thành. Người bệnh và tất cả thân nhân đều đồng tâm chí thành tụng niệm, thì ngay trong những giờ phút chí thành đó, tâm họ đã thanh tịnh. Nhà Phật quan niệm rằng tất cả Thân và Tâm đều vô thường, cho nên khi Tâm chuyển thì nghiệp chuyển, nghiệp chuyển thì bệnh chuyển. Bệnh là do Thân, Khẩu, Ý Nghiệp xấu tạo nên.

Có câu: "Tâm được tịnh rồi, tội (nghiệp) liền tiêu".

Vậy muốn Cầu An cho có kết quả thì ngoài vị thầy, chính người bệnh và thân nhân phải cùng nhau hành trì để cho Tâm được tịnh. Sự kiện thân nhân nên cùng tụng niệm là để cho người bệnh được tăng trưởng niềm tin khi thấy có bạn đồng tu, chứ nhân vật chính vẫn phải là người bệnh. Còn như chỉ đưa tiền cho vị thầy để nhờ thầy tụng niệm giùm, rồi xoa tay hoan hỉ về nhà chờ kết quả thì trái quy luật nhân quả. Vị thầy tụng niệm thì Tâm thầy tịnh, người bệnh không được ảnh hưởng, ngoại trừ chút hy vọng.

Đức Phật là vị đạo sư, Ngài không làm chuyện bất công là ban phước hoặc giáng họa cho ai, đã dạy chúng ta rằng phải tạo nhân lành để hưởng quả tốt trong Nhân Thừa. Rồi Ngài dạy chúng ta con đường để thăng tiến trong năm Thừa của nhà Phật, từ Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa và Bồ Tát Thừa, rồi đi tới giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Quý vị tu sĩ trong đạo Phật là Trưởng Tử Như Lai, hiển nhiên là phải nối tiếp bước chân của Đức Phật mà soi chiếu Ánh Đạo Vàng cho Phật tử, dạy Phật tử những điều Phật dạy trong kinh. Quý vị tu sĩ Phật giáo không phải là những người môi giới giữa Thần Thánh và tín đồ như tu sĩ của một số tôn giáo khác, tự nhận là có thể cầu xin Thần Thánh ban ơn giáng họa được. Chúng ta cần dùng trí tuệ để hiểu rõ con đường Giải Thoát của nhà Phật.

Trong kinh Phật Giáo Nguyên Thuỷ (kinh Trường Bộ), Đức Phật đã khuyên các thầy Tỳ Kheo, những người đã thọ dụng sự cúng dường của tín thí Phật tử, không nên thực hành những tà hạnh như: “chiêm tinh, chiêm tướng, đoán số mạng, xem địa lý, xem mặt trăng, mặt trời, các sao mọc lặn, sáng mờ, … sắp đặt ngày lành để đưa (rước) dâu hay rể về nhà, lựa ngày giờ tốt để hòa giải, lựa ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để cho mượn hay tiêu tiền, dùng bùa chú để giúp người được may mắn, dùng bùa chú để khiến người bị rủi ro, dùng bùa chú để phá thai, dùng bùa chú làm cóng lưỡi, dùng bùa chú khiến quai hàm không cử động, dùng bùa chú khiến người phải bỏ tay xuống, dùng bùa chú khiến tai bị điếc, hỏi gương soi, hỏi phù đồng thiếu nữ, hỏi thiên thần để biết họa phước, …”

Ngoài ra, cũng trong kinh Nguyên Thuỷ (Giải Thoát Kinh), Đức Phật đã dạy về giáo pháp của chư Phật. Ngài dạy rằng:

“Ai hành trì chánh Pháp

Là cúng dường Đức Phật

Bằng cách cao quí nhất

Trong các sự cúng dường…”

Pháp mà Ngài dạy có thể tóm lược trong ba điều, đã trở thành quen thuộc với mọi người Phật tử:

“Không làm các việc ác

Siêng làm các việc lành

Thanh tịnh hoá tâm ý…”

Như vậy, nếu mỗi Phật tử đều hành trì ba điều Đức Phật dạy kể trên thì giờ nào, ngày nào, tháng nào hay năm nào cũng đều là giờ hoàng đạo, là ngày tốt, tháng tốt và năm tốt cả; đâu cần phải đi nhờ thầy cúng sao giải hạn nữa. Và hành trì như thế mới là cách cúng dường cao quý nhất trong các cách cúng dường Đức Phật.

Hoàng Liên Tâm
chỉ biết số 3 mà không tìm hiểu tại sao có số 3 :D
đơn giản thôi : 1+2 = 3 <-----chính xác :)) :)) :))


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]16 khách