Tự Xưng KHAI NGỘ Là Quyến Thuộc Của MA VƯƠNG

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Tự Xưng KHAI NGỘ Là Quyến Thuộc Của MA VƯƠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Red Lotus Flower - Fractalius, photo by Bahman Farzad

KINH

ĐẠI PHẬT ĐẢNH
NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH

THỦ LĂNG NGHIÊM
ŚŪRAṂGAMA-SŪTRA

NĂM MƯƠI LOẠI ẤM MA

TUYÊN HÓA THƯỢNG NHÂN Giảng Tại
PHẬT GIÁO GIẢNG ĐƯỜNG San Francisco
California _ USA _ 1968
Ban Phiên Dịch Việt Ngữ VẠN PHẬT THÁNH THÀNH

Đọc Sắc Ấm @: http://www.dharmasite.net/KinhLangNg...AmMa_SacAm.htm

Đọc THỌ ẤM @: http://www.dharmasite.net/KinhLangNg...AmMa_ThoAm.htm

Trích ra một phần:

Tự Xưng KHAI NGỘ Là Quyến Thuộc Của MA VƯƠNG

Kinh: "Nhưng không khi nào tự xưng: 'Tôi thật là bậc Bồ-tát, thật là bậc A-la-hán,' tiết lộ mật nhân của Phật, khinh ngôn với kẻ vị-học, chỉ trừ lúc mạng chung có di chúc âm thầm cho biết mà thôi. Thế sao hạng người kia lại mê hoặc chúng sanh mà tạo thành đại-vọng-ngữ như vậy?”

Giảng nghĩa:

"Nhưng không khi nào tự xưng: 'Tôi thật là bậc Bồ-tát." Bất luận là chư Bồ-tát, chư A-la-hán, hay chư Phật--như Ðức Thích Ca Mâu Ni Phật, Ðức A-Di-Ðà Phật, Ðức Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật, Ðức Bảo Sanh Phật, Ðức Thành Tựu Phật--đích thân đến thế giới này thì từ đầu tới cuối chẳng bao giờ các ngài tự nói rằng: "Tôi đích thật là Bồ-tát. Tất cả quý vị phải tin tôi bởi tôi là một bậc Bồ-tát thực thụ!!" Các ngài cũng không tự xưng: "Tôi thật là bậc A-la-hán. Quý vị có nhận ra tôi không? Quý vị có biết tôi thật ra là ai không? Tôi là một vị A-la-hán thực thụ, quý vị biết chưa?" Kẻ nào dám tự xưng như vậy thì kẻ đó chính là quyến thuộc của Ma-vương!

Giả sử có kẻ ca tụng, gọi quý vị là Bồ-tát, là A-la-hán, thì cho dù có đúng thật là như vậy đi chăng nữa, quý vị cũng không nên nhìn nhận: "Ðúng, tôi là Bồ-tát!" hay "Tôi là La-hán!" Vì sao? Vì quý vị không được phép làm "tiết lộ mật nhân của Phật."

"Khinh ngôn với kẻ vị học." "Khinh ngôn" tức là nói năng một cách khinh xuất, hết sức tùy tiện, bừa bãi. "Ông ấy à, cứ tiết lộ lai lịch của mình một cách tùy tiện như thế sao được? Phải đợi đến lúc chết mới được tiết lộ. Hễ chưa chết thì chưa được nói ra!"

Hễ tiết lộ thì không ở lại; mà ở lại thì không được tiết lộ.

(Tiết tắc bất trú; trú tắc bất tiết.)

Nếu quý vị tiết lộ lai lịch của mình, là một vị Bồ-tát hóa thân chẳng hạn, thì quý vị phải ra đi cho mau, phải chết cho lẹ; còn nếu chưa tiết lộ thì quý vị vẫn có thể lưu lại thêm ít hôm nữa. Vì sao? Bởi nếu quý vị tiết lộ rồi mà không ra đi, thì quý vị sẽ gặp nhiều sự rắc rối lắm.

"Chỉ trừ lúc mạng chung, có di chúc âm thầm cho biết mà thôi." Nếu thật sự là bậc thánh-nhân thì phải tới khi lâm chung mới được phép tiết lộ mình chính thật là ai. Tuy nhiên, cũng không được nói với tất cả mọi người mà chỉ được cho một hoặc hai đệ tử nhập thất thân tín nhất của mình biết mà thôi.

"Thế sao hạng người kia lại mê hoặc chúng sanh mà tạo thành đại-vọng-ngữ như vậy?" Tại sao hạng người ấy lại có thể mê hoặc chúng sanh bằng những lời đại vọng ngữ như thế? Chưa đắc mà nói rằng mình đã đắc, chưa chứng quả vị mà nói là mình đã chứng quả vị--đó đều là đại vọng ngữ.

Giảng đến đây, tôi lại nhớ tới Ấn-Quang Lão Pháp-sư, một bậc cao tăng cận đại của Trung-Hoa. Ngài vốn quê quán tỉnh Thiểm-tây, Trung-Hoa. Sau khi xuất gia, Ngài đi triều bái núi Phổ-đà, đạo tràng của Quán-Thế-Âm Bồ-tát, và lưu lại nhập thất tại đó. "Nhập thất" tức là tự giam mình trong một căn phòng nhỏ, thủy chung không bước chân ra khỏi phòng. Ngài ở trong phòng làm gì? Ngài "duyệt Tạng," tức là xem Ðại-Tạng Kinh. Xem suốt bộ Ðại-Tạng Kinh từ đầu đến cuối thì phải mất một thời gian là ba năm. Ngài xem kinh hằng ngày. Từ sáng đến tối, ngày ngày Ngài đều chuyên chú xem Kinh. Hết ba năm lại thêm ba năm nữa. Rồi qua ba năm lại thêm ba năm nữa. Cứ thế, Ngài xem đi xem lại trọn bộ Ðại-Tạng Kinh có đến bảy, tám lần trong mười tám năm ròng rã; và trong suốt thời gian ấy, Ngài không hề xuống núi.

Sau mười tám năm ấy thì có một nhóm cư sĩ ở Thượng-hải thỉnh Ngài đến hội Cư-sĩ-lâm để giảng Kinh A-Di-Ðà. Ấn-Quang Pháp-sư vốn người tỉnh Thiểm-tây nên nói tiếng trọ trẹ, hơi khó nghe; có lẽ nhiều người nghe mà không hiểu mấy, do đó, chẳng có đông người đến nghe giảng cho lắm.

Bấy giờ, trong số thính chúng có một nữ sinh đang theo học bậc Trung-học ở Thượng-hải. Một đêm nọ cô nữ sinh này nằm mộng, mộng thấy gì? Mộng thấy có người bảo cô nên đến hội Cư-sĩ-lâm nghe Ðại Thế-Chí Bồ-tát giảng Kinh A Di Ðà. Chiêm bao đêm hôm trước thì đến sáng hôm sau cô đọc báo quả nhiên thấy có đăng tin Ấn-Quang Pháp-sư giảng Kinh A-Di-Ðà tại Cư-sĩ-lâm. Cô phân vân tự hỏi: "Thế nhưng, đó là Ấn-Quang Pháp-sư; sao mình lại nghe là Ðại Thế-Chí Bồ-tát?" Thế là cô quyết định đi nghe Ấn-Quang Pháp-sư giảng Kinh.

Nghe giảng xong, đợi mọi người ra về hết rồi, cô nữ sinh mới đến liêu phòng của Ấn-Quang Pháp-sư thỉnh hỏi: "Bạch Thầy, con chiêm bao thấy nói Ðại Thế-Chí Bồ-tát giảng Kinh A-Di-Ðà tại đây, nhưng trong báo lại đăng là Ấn-Quang Lão Pháp-sư. Như vậy phải chăng Thầy chính là Ðại Thế-Chí Bồ-tát?"

Nghe qua, Ấn-Quang Lão Pháp-sư tỏ vẻ rất không hài lòng, nói: "Con không được nói nhăng nói càn. Không nên nói bậy bạ như thế!" Vì thế, cô nữ sinh không dám kể cho ai nghe về giấc mơ của mình nữa. Về sau, cô xin quy y với ngài.

Ba năm sau, Lão Pháp-sư viên tịch. Trong thời gian ba năm ấy, cô nữ sinh nọ chẳng dám hở môi với ai về giấc mộng của mình. Ðợi đến sau khi Lão Pháp-sư viên tịch rồi, cô mới kể lại giấc mơ ấy cho mọi người biết, thì ai nấy đều trách cô: "Sao cô không nói sớm? Phải chi cô nói sớm một chút thì chúng tôi có thể thỉnh Lão Pháp-sư giảng thêm chút Pháp!"

Cô đáp: "Đó là vì Lão Pháp-sư không cho phép tôi nói ra!"

Từ sự kiện này mọi người mới biết được Ấn-Quang Lão Pháp-sư là hóa thân của Ðại-Thế-Chí Bồ-tát. Sau khi thiêu hóa, ngài để lại rất nhiều xá lợi.

Cho nên, phải đợi đến lúc lâm chung mới được biểu thị đôi chút, song không được nói: "Quý vị biết tôi là ai đây không? Tôi là Ðại Thế-Chí Bồ-tát đấy!" Tuyệt đối không được nói như thế. Có thể biểu thị bằng cách báo mộng, hoặc bảo người khác gợi ý đôi chút, báo trước sơ sơ thôi, chứ không được tự xưng mình là Bồ-tát giáng thế. Nếu nói ra thì nên chết đi, không nên ở lại thế gian này nữa. Do đó, người đời nay công nhiên tự xưng mình là Phật, như thế là hoàn toàn tương phản với Kinh Lăng-Nghiêm. Ðành rằng "tất cả chúng sanh đều là Phật," nhưng phải tu hành thì mới thành Phật được; còn chẳng tu hành thì không chừng là thành súc sanh, ngựa, bò, dê, gà, chó, … hoặc là làm ngạ quỷ, hoặc phải đọa địa ngục.

Không được nói: "Tôi là Phật!" Ông là Phật, vậy tôi là gì ? Tôi chưa là Phật, còn ông là Phật rồi, thật là lạ lùng !
Tập tin đính kèm
6pat_008.jpg
6pat_008.jpg (35.58 KiB) Đã xem 2802 lần


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: Tự Xưng KHAI NGỘ Là Quyến Thuộc Của MA VƯƠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Lời dạy này thật lợi ích! Nhưng không phải là tuyệt quán !
thichtambinh1985 đã viết:"Nhưng không khi nào tự xưng: 'Tôi thật là bậc Bồ-tát." Bất luận là chư Bồ-tát, chư A-la-hán, hay chư Phật--như Ðức Thích Ca Mâu Ni Phật, Ðức A-Di-Ðà Phật, Ðức Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật, Ðức Bảo Sanh Phật, Ðức Thành Tựu Phật--đích thân đến thế giới này thì từ đầu tới cuối chẳng bao giờ các ngài tự nói rằng: "Tôi đích thật là Bồ-tát. Tất cả quý vị phải tin tôi bởi tôi là một bậc Bồ-tát thực thụ!!" Các ngài cũng không tự xưng: "Tôi thật là bậc A-la-hán. Quý vị có nhận ra tôi không? Quý vị có biết tôi thật ra là ai không? Tôi là một vị A-la-hán thực thụ, quý vị biết chưa?" Kẻ nào dám tự xưng như vậy thì kẻ đó chính là quyến thuộc của Ma-vương!
.

Thật sự có "Pháp gì là Bồ Tát ?" Trong Kinh MaHa Bát Nhã, Tu Bồ Đề đã vấn Phật như vậy ! Và lại nửa, nếu có hành giả nào thấy có Bồ tát đễ thành, có nơi y cứ, và trụ rồi thì đó là "Bồ tát" mà "Bồ Tát Đọa Đảnh" tức là rớt rồi, Vậy thì không chỉ lúc sống mà cã khi chết củng chẳng có Bồ Tát gì cã. An trú trong thễ tịch nhiên vắng lặng, lúc sống cũng như lúc cận tử. Lúc nào cũng như vậy , và đễ chỉ hành giả như vậy thì tạm danh xưng là A La Hán, Bồ Tát,....,


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: Tự Xưng KHAI NGỘ Là Quyến Thuộc Của MA VƯƠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Ma vương đâu đây ?

Vô niệm, vô sanh là Phật, Hửu niệm hửu sanh là chúng sanh. Đơn giản là sanh niệm "tôi là...." tức là chúng sanh rồi ! Vậy thì tự xưng tức là chúng sanh rồi !!! nếu Phật khởi niệm "Ta là Phật..." hóa ra....


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: Tự Xưng KHAI NGỘ Là Quyến Thuộc Của MA VƯƠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

:))


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Tự Xưng KHAI NGỘ Là Quyến Thuộc Của MA VƯƠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Cho nên, phải đợi đến lúc lâm chung mới được biểu thị đôi chút, song không được nói: "Quý vị biết tôi là ai đây không? Tôi là Ðại Thế-Chí Bồ-tát đấy!" Tuyệt đối không được nói như thế. Có thể biểu thị bằng cách báo mộng, hoặc bảo người khác gợi ý đôi chút, báo trước sơ sơ thôi, chứ không được tự xưng mình là Bồ-tát giáng thế. Nếu nói ra thì nên chết đi, không nên ở lại thế gian này nữa. Do đó, người đời nay công nhiên tự xưng mình là Phật, như thế là hoàn toàn tương phản với Kinh Lăng-Nghiêm. Ðành rằng "tất cả chúng sanh đều là Phật," nhưng phải tu hành thì mới thành Phật được; còn chẳng tu hành thì không chừng là thành súc sanh, ngựa, bò, dê, gà, chó, … hoặc là làm ngạ quỷ, hoặc phải đọa địa ngục.
kinhle

Xin đa.o hưu? đo.c kinh Kim Cang. kinhle kinhle :D :D

Thiê.t đau cho Phâ.t Gia'o....đu'ng la` lu'c mă.t trơi` mo.c hay lă.n thi` chi? co' cây co? ơ? trên đi?nh la` hươ?ng đươ.c a'nh sa'ng mă.t trơi` ma` thôi (Theo Hoa Nghiêm Tông Thâ.p Huyê`n Duyên Khơi?-Trung Hoa) Lâ`m phương tiê.n la` cưu' ca'nh rôi` co`n no'i thêm cho Như Lai nưa~ thi` thiê.t đu'ng la`..... :D :D :D :D :D

Thôi tư. ai nây' hiêu? đi... :D :D :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Tự Xưng KHAI NGỘ Là Quyến Thuộc Của MA VƯƠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

I am speechless....Hê't thuô'c chưa~ :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Tự Xưng KHAI NGỘ Là Quyến Thuộc Của MA VƯƠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Cũng có người hiểu được cái gì là cứu cánh, cái gì là phương tiện. kinhle

Lỗi không nằm ở chỗ nói hay nín, tự xưng hay không tự xưng v.v... Kinh luận hay chư vị tiền bối có nói ra điều gì cũng chỉ là đối trị cái tật cái bệnh của chúng sanh mà nói. Đó là tùy duyên mà có thuốc. Đã tùy duyên thì không thể lấy cái tướng tùy duyên đó ấn định hết cho tất cả mọi tướng rồi thấy ai làm khác đi thì cho là ma...


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: Tự Xưng KHAI NGỘ Là Quyến Thuộc Của MA VƯƠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Có một lời dạy của Ngài Ấn Quang Pháp Sư, trong phạm vi topic này, hảy mang ra mà suy ngẫm.
Hãy xem mọi người như là bồ tát, mà ta chỉ là phàm phu
.
Câu này là một lời khuyên tu hành, nhưng thật câu này là một khẳng định tuyệt đối. Có thễ xem như một công án thiền.
Hảy chú ý tới vế thứ hai, ta chỉ là phàm phu, trong kinh Kim Cang , có dạy rằng ::"Nếu Bồ tát có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, chẳng phải là bồ tát". Khi khởi niệm :"Có ta" tức là phàm phu rồi. Hay khi khởi niệm "Ngã tướng" liền đó là phàm phu. Đó là lời dạy cũa Ấn Quang Pháp Sư.

Vế thứ nhất, Hảy xem mọi người là Bồ Tát, có "Ta" mới có cái xem, "không ta" có "Cái xem " không?

Vế này còn phúc tạp hơn rất nhiều, phải hành thâm bát nhã mới tạm gọi là có thễ dung nạp được.


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: Tự Xưng KHAI NGỘ Là Quyến Thuộc Của MA VƯƠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

TRong lơp của CL học kinh TLN, Giảng sư hỏi :"KHi Ta thấy cây viết, thì Phật có thấy cây viết không ?" giảng sư đưa đưa cây viết lên làm hình tượng.

Theo Quý vị thì như thế nào ???


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tự Xưng KHAI NGỘ Là Quyến Thuộc Của MA VƯƠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

nhờ thần lực của Như Lai


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: Tự Xưng KHAI NGỘ Là Quyến Thuộc Của MA VƯƠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

ChiLan đã viết:TRong lơp của CL học kinh TLN, Giảng sư hỏi :"KHi Ta thấy cây viết, thì Phật có thấy cây viết không ?" giảng sư đưa đưa cây viết lên làm hình tượng.

Theo Quý vị thì như thế nào ???
Dưới đây là đại ý của Thầy :
Chúng sanh thấy cảnh liền trú vào cảnh mà sanh tâm điên đảo, Bậc giác ngộ thấy cảnh mà chẳng sanh tâm, nhưng vẫn biết rỏ, đó gọi "Thế bố lưu tưởng", nghĩa là chúng sanh gọi là cây viết, thì Thế Tôn củng gọi cây viết, không phải đi nghịch lại thế gian, củng không phải theo Thế gian. Chúng sanh thấy cảnh liền có "Sở thấy" đây là điên đảo tưỡng là con đường sanh tử luân hồi, còn Thế Tôn lúc nào củng nơi "Năng thấy"
.

Ah ! Có cái gì đó hay hay, nhưng thiêu thiếu :-? , Thế Tôn là Bậc Nhất thiết chủng trí, nghĩa là Trí biết tất cã, từ Thễ, tánh, Tướng, Dụng, Nhân, Duyên, Quã, Báo. Cho nên, gọi là Thế Tôn lúc nào củng nơi năng thấy, thì có vẽ hơi sai ! Vì ở nơi năng thấy thì cái Năng ấy thành sở rồi. Nhưng lời Thầy không hề sai, chỉ vì chúng ta lảnh hội chưa tới.

Bây giờ, giả dụ Thế Tôn nhìn vật thì Thế Tôn ở "Năng Thấy" hay "sở thấy" ? :-? :-?

1/ Năng Thấy : Thế Tôn còn có một danh hiệu là "Như Lai", nghĩa là :"Chẵng từ đâu đến, chẳng đi về đâu". Cái gì chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu ? "TÁNH KHÔNG". Vậy thì nơi tánh không có năng có sở không ? Dĩ nhiên là không luôn! Vậy thì nói Thế Tôn, luôn ở nơi Năng thấy, chì là phương tiện dụng danh từ đễ chỉ cho chúng sanh rỏ biết được "tánh chấp có" thì liền sanh điên đảo tưởng.

2/Sở Thấy: Như đã nói Thế Tôn là bậc, Nhất thiết chủng trí, tức là Trí biết rỏ, Thễ, tánh, Tướng, dụng, nhân, duyên, quã, báo. Biết rỏ như vậy thì cho dù ở nơi "cái thấy" củng không hề sanh tâm điên đảo. Dụ như một người biết rõ tên lường gạt, thì cho dù có nói chuyên bình thường với hắn củng không bao giờ bị hắn gạt được. Như một người sống từ lúc nhõ, cho đến khi trung niên ở Sài Gòn thì không thễ nào nói bị lạc ở Sài Gòn được.

Giờ quay lại vế đầu cảu lời dạy Ấn Quang Pháp Sư.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách