Hạ Thủ Công Phu - Tu Chính Là Quyền Lực

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Van hoa doanh nghiep
Bài viết: 40
Ngày: 23/04/09 23:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Hạ Thủ Công Phu - Tu Chính Là Quyền Lực

Bài viết chưa xem gửi bởi Van hoa doanh nghiep »

Hơi Thở Tinh Khôi
Hạ Thủ Công Phu - Tu Chính Là Quyền Lực


Làm một hành giả

Hành giả là người chuyên tâm thực hành thiền và các lời dạy của đức Phật trong khi học giả chủ yếu nghiên cứu và diễn giải. Hành giả nên là đệ tử của một thiền sư hay vị tu sĩ có nhiều kinh nghiệm không chỉ trong việc thực hành thiền mà còn hiểu biết về các giáo pháp. Quan sát và gần gũi thầy mình giúp hành giả học hỏi thật nhiều từ cách đi đứng, ăn nói và hành vi ứng xử hàng ngày. Hành giả gìn giữ giới luật nghiêm túc và tham gia đầy đủ các buổi công phu của tăng thân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hành thiền. Cư sĩ cần giữ Năm giới, Sa Di cần giữ Mười giới và nam Khất sĩ cần giữ 307 giới. Tứ Niệm Xứ là cơ sở phát triển Thiền Minh Sát, hành giả có thể thực tập Tứ Niệm Xứ hoặc Thiền Minh Sát đều được, miễn sao tiếp xúc được với thực tại cùng tột và có hạnh phúc trong hiện tại. Kinh Quán Niệm và Thiền Quán Niệm đề cập rất rõ phương pháp thực hành Tứ Niệm Xứ, nên học hỏi và hạ thủ công phu.

Trong quá trình thực tập, chắc chắn sẽ có những hạnh phúc và khó khăn, đừng ngại chia sẻ với thầy của mình, lắng nghe để có thể hiểu biết và thực tập đúng đắn hơn. Dù cho máu có khô cạn, da gân có bào mòn, thịt xương có tan chảy, vẫn miên mật thực tập không từ bỏ bất cứ cố gắng nào. Nói ít nhưng làm nhiều, nếu nói nhiều quá, không có thì giờ lắng nghe và thực tập. Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng, chú ý đến quân bình âm dương và nên áp dụng phương pháp ăn uống Oshawa. Sức khỏe vừa đủ giúp việc hành thiền diễn ra trôi chảy không bị gián đoạn. Nhớ điều phục sáu căn, đừng để cho nó chạy theo tiếng gọi của sáu trần, biết nhận diện và chuyển hóa. Thực tập từ chối mọi lời mời, những lời dục vọng thấp hèn và nên mời người khác cùng thực tập với mình để gia tăng năng lượng. Trong mọi cử động dù chậm hay nhanh đều phải chú ý, chậm biết là chậm và nhanh biết là nhanh, nhưng chậm mà chắc vẫn hơn. Thật đáng khen nếu có thể ăn nói nhỏ nhẹ, đi đứng nhẹ nhàng và làm việc thảnh thơi. Thân tâm phải ở tình trạng tinh tấn, chánh niệm và tỉnh thức. Ba yếu tố này giúp hành giả không bị đi lạc, chỉ an trú trong việc thực tập. Không cần phải vồn vã hay ép buộc vào khuôn khổ, cứ tự nhiên và thoải mái, dần dần việc thực tập thành điều hiển nhiên, thực tập giống như không thực tập.

Hành giả vẫn sinh hoạt và làm các công việc hàng ngày bình thường nhưng nhớ rằng các giờ sinh hoạt và làm việc cũng là các bài hành thiền. Người bận rộn vì thế vẫn thực tập được, nhiều khi còn giỏi hơn người ít bận rộn. Đức Phật dạy thầy Mục Kiền Liên trong kinh Thắp Lại Ánh Sáng Nội Tâm về các phương pháp chấm dứt hôn trầm, buồn ngủ… Thường xuyên đọc các bài kệ khuyến khích mình tinh tấn, không thể thành tựu đối với người lười biếng và dễ duôi. Tham gia các buổi pháp đàm, chia sẻ với thầy, học hỏi kinh nghiệm thực tập và nâng cao khả năng nương tựa lẫn trong thực tập. Nói lên những điều còn thắc mắc muốn được làm sáng tỏ phục vụ cho hành thiền đúng phương pháp, tuy nhiên không sa vào tranh cãi hay biện minh quan điểm. Thực tập một mình hay thực tập chung với tăng thân không quan trọng, điều cần thiết là lựa chọn môi trường thực tập yên tĩnh, có nhiều điều kiện và thì giờ thực tập. Nếu thực tập một mình thì cần biết cách tự khuyến khích thúc đẩy, nếu thực tập chung thì cần lựa chọn nhóm người có ý chí như mình hoặc giỏi hơn mình. Tận dụng các dấu hiệu nhắc nhở bản thân thực tập chánh niệm. Tiếng chuông chùa, chuông nhà thờ, chuông điện thoại, tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, thậm chí tiếng em bé khóc hay tiếng còi xe hơi… đều có thể là các dấu hiệu đánh thức, ngụ ý hành giả phải tỉnh thức, theo dõi hơi thở hay tâm của mình.

Dứt bỏ những điều âu lo

Nhiều sư chú thực tập thậm chí giỏi hơn sư thầy hay sư phụ của mình vì không phải lo lắng gì. Trong khi đó, sư thầy phải lo các công việc của tăng thân, sư phụ lo cho chùa nên nhiều khi quên thực tập. Làm việc thì cứ làm, lo thì cứ lo nhưng làm và lo phải có chánh niệm, thực tập ngay trong cái làm cái lo đó. Những lo âu quá mức ràng buộc hành giả xa rời việc thực tập, rơi vào thất niệm và tâm trở nên tán loạn. Sư phụ lo cho đệ tử là dĩ nhiên nên khi thực tập, mọi lo toan vui lòng bỏ qua một bên, chuyên chú vào thực tập thôi. Lo âu mãi chắc chắn không thể chánh niệm được, nói chi đến đạt yếu tố định và tiến xa hơn. Sư phụ mà thực tập không giỏi bằng các sư chú, sư đệ hay sư em thì làm sư phụ làm gì. Người thuyết pháp giỏi chưa chắc thực tập giỏi nhưng người thực tập giỏi có khả năng chia sẻ và truyền đạt giá trị hơn. Nhiều giảng sư chỉ châm mẫm lo việc thuyết pháp khắp nơi, xây đắp tên tuổi, gầy dựng người hâm mộ và hả hê trong những lời khen tặng. Họ đánh mất mình hồi nào không hay trong khi quên rằng mục đích của người tu là tu, tu tức là sửa đổi và thực tập. Người tu mà không biết tu, không biết thực tập trở thành người máy có thương hiệu là tu sĩ. Nhiều đạo trạng thích khuyếch trương số lượng tu sĩ, khoe khoang về tu viện mình có những khóa tu rất đông người và thu hút hằng hà sa số tu sĩ đến tu tập nhưng chất lượng tu học chẳng được quan tâm đến. Người ta đến tu viện để có cơ hội thực tập, nâng cao phẩm chất của mình, không phải để nghe khoe khoang năm nay tu viện mở được bao nhiêu cơ sở trên khắp thế giới. Con người dù sống trăm năm mà không tu không bằng người sống một ngày có tu. Tu không bị kẹt vào hình thức, không nhất thiết phải xưng tán cho giỏi, phải đi đứng cho ngay hay phải chứng minh mình là người tu giỏi nhất. Người tu giỏi không cần chứng minh bản thân với bất cứ ai, càng chứng minh bao nhiêu càng sai đường bấy nhiêu, bản ngã càng lớn và chẳng bao giờ giỏi được. Người làm chức càng cao trong tự viện càng khó tu vì họ thường có sĩ diện lớn, họ cho mình cái quyền nhận xét người khác, bài bác hay chỉ trích người khác và chỉ có mình là đúng. Làm đến chức thượng tọa, đại đức hay hòa thượng mà không biết thảnh thơi, không biết cười cứ lo rầu thì không bằng một chú tiểu chỉ mới cạo tóc có ba ngày mà lúc nào cũng vui cười, hồn nhiên, dễ thương biết bao. Tất cả những điều này ngăn cản hành giả tiến xa trên con đường tu tập. Phải biết buông bỏ và học theo các hạnh Bồ Tát, đồng thời phát nguyện thật mạnh để có đủ năng lượng và chất liệu vững chãi đưa ta đi một cách tự tại.

Hành giả hay lo về cái ăn cái mặc, đơn giản vì trong lòng có nhiều sợ hãi và phóng tâm. Hoặc đưa ra danh sách các nhu cầu cần được phục vụ trong quá trình thực tập, và nếu không được đáp ứng thì bực tức khó chịu. Nghĩ ngợi nhiều đến các mối quan hệ trong tự viện cũng cản trở con đường tinh tiến. Nếu bàn cách làm thế nào lấy lòng sư thầy, làm thế nào để sư phụ chú ý đến hay làm thế nào để được thăng tiến thì thôi ra đời đi làm cho rồi, ở trong chùa làm chi mà tính toán những chuyện này. Trong tự viện còn có tình trạng đưa hối lộ và tham nhũng thì thật đáng tiếc. Sư phụ có bao giờ cần hành giả làm những chuyện như vậy, tu tập và tiến bộ theo chánh pháp của đức Phật là cách cúng dường cao thượng nhất, là tu sĩ, đừng bao giờ quên điều đó. Hành giả cũng hay lo âu về bệnh tật. Dù bệnh vẫn có thể hành thiền, thiền trong tư thế nằm rất hay, vẫn có hạnh phúc như thường và hơn thế nữa, sống chung an lạc với căn bệnh của mình. Có người lo cho thực tập của người khác nhưng lại không lo thực tập cho mình. Điều này nói ra nghe có vẻ cao thượng, biết hy sinh, nhưng thực ra rất dại dột. Bản thân thực tập chưa tới đâu mà hướng dẫn người này người kia thực tập, việc hướng dẫn có thể sai lạc. Tu sĩ phải giúp các chúng sanh là chuyện đương nhiên nhưng khi giúp phải chắc chắn, phải thực tập giỏi đã và chỉ nên hướng dẫn những bài thực tập mà mình thực sự hiểu rõ và có hạnh phúc. Bản thân không có hạnh phúc thì chẳng thể nào giúp người khác hạnh phúc được, nếu như không nói rơi vào tình huống vọng ngữ. Cái gọi là quyền hành trong tự viện là một thứ quyền lực bệnh hoạn khi tự cho mình cái quyền quản lý tu sĩ hay ra lệnh trừng phạt. Tăng thân là nơi giúp nhau chuyển hóa và thực tập hạnh phúc, đâu phải để ai quản lý ai hay ai trừng phạt ai. Kinh Hải Đảo Tự Thân dạy rõ ràng hành giả phải tự thắp đuốc lên mà đi, lấy giáo pháp của đức Phật làm nền tảng và bước đi, không đứng ì ạch một chỗ. Người chấp vào quyền thế của mình còn lâu mới tu được, người khôn không bao giờ lấy quyền lực trong tự viện làm mục đích. Tu chính là quyền lực, người sớm tối chỉ lo tu quyền lực rất lớn.

(Sách: Hơi Thở Tinh Khôi - Tác giả: Thích Minh Thạnh)
Xem thêm tại: http://vn.myblog.yahoo.com/sc_minhthanh


Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Khoa học phước hay họa

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

5. Khoa Học: Phước Hay Họa - Vật Có Ân Hay Chén Trà Độc

Khoa học tuyệt đối không thể mang lại cuộc sống an lạc chân thật và cứu cánh cho nhân loại về phương diện tinh thần lẫn vật chất. Không phải ai cũng đều chấp nhận loại lý luận nầy. Tại vì sao? Bởi con người vì chấp cái mê mà không được khai ngộ. Nếu quý vị muốn đề xướng loại lý luận nầy, tất nhiên sẽ bị thất bại, bởi vì nhiều người sẽ không đồng ý về cách nói như vầy. So với các thứ khác, khoa học kỹ thuật có sức quyến rũ mạnh hơn. Rất nhiều người biết rõ là khoa học có vấn đề, nhưng họ vẫn ủng hộ và tán dương khoa học. Trên thế giới nầy, điều gì có lợi ắt có hại. Phàm việc gì có nhiều lợi ích to lớn, tức nó cũng có cái hại tương đương.

Xem đấy, bệnh ung thư đang lan tràn khắp cả hoàn cầu. Đó là bởi khoa học phát minh mỗi ngày một mới lạ, sanh sản ra biết bao loại độc tố làm ô nhiễm bầu không khí. Kết quả là nhân loại hít phải các thứ độc khí nầy, mà bị nhiễm thành các chứng bệnh ung thư. Chẳng lẽ các khoa học gia không rõ biết tình trạng đó hay sao? Không phải là không biết, mà chỉ vì họ không muốn suy nghĩ kỹ càng, và không muốn chấp nhận loại lý luận như thế đó thôi. Để rồi ngày nay, thế giới đã lâm vào tình trạng bị nhiễm bệnh đến tận xương cốt, không thuốc cứu chữa. Mặc dù không thuốc chữa, nhưng chúng ta biết bao nhiêu thì hãy làm bấy nhiêu, và cứ đem hết khả năng sức lực của mình để cứu vãn trận sóng cuồng đã ập đến. Không phải chúng ta muốn phản đối các nhà khoa học, nhưng chúng ta cũng nên biết để thấu rõ cái chân lý nầy. Phàm vạn sự vạn vật, hễ có lợi thời có hại. Ví như có người đã lên đến mặt trăng, vậy lên đến đó rồi họ sẽ tính toán gì nữa đây? Giả sử như chính phủ quyết định cất giấu bom nguyên tử trên mặt trăng, để chuẩn bị hủy diệt nhân loại toàn cầu. Hay có một ngày nào đó, số bom đạn nầy phát nổ, rồi cũng hủy diệt luôn cả mặt trăng v.v... Nếu thế giới mà ngay cả mặt trăng cũng không có, vậy còn thành ra thế giới gì nữa? Đây chỉ là một thí dụ thôi, nhưng chúng ta nên lãnh hội ý chỉ của nó.

Nói tóm lại, khoa học càng tiến bộ, sanh mạng của nhân loại càng bị nguy hiểm. Tiến bộ cũng như thành tiến độc. Ngày xưa, khoa học chưa có phát triển mà nhân loại còn sống được vui vẻ, tự tại. Như khi mặt trời mọc thì đi làm, mặt trời lặn thì về nghỉ, an phận giữ mình. Ngày nay, khoa học phát đạt thì nhân loại lại bị nhiễm thiên ban vạn chủng chứng bệnh kỳ quái, không thể chữa trị. Như vậy là khoa học vô hình trung đã chế tạo ra tai nạn. Chúng ta nên biết rằng: trên đời hễ có tốt thời có xấu, có lợi thì có hại, có thành tất có bại, và phàm tất cả các sự việc đều là tương đối, không có gì là tuyệt đối cả.

Giảng ngày 6 tháng 10 năm 1980

 


6. Tiền

Hôm nay tôi sẽ giảng một bài Pháp đặc biệt. Pháp gì vậy? Là Pháp TIỀN. Vì sao tiền là vật không sạch sẽ? Quý vị thử nhìn xem! Tiền là thứ dơ bẩn nhất trên thế giới đó. Bởi vì người ta lúc đếm tiền, đa số thường thấm nước miếng để đếm. Trong nước miếng có chứa biết bao nhiêu là vi trùng, vi khuẩn. Không biết là tiền đã trải qua bao nhiêu lần nước miếng của người ta rồi, cũng không biết là đã có bao nhiêu giống vi trùng truyền nhiễm bệnh trong đó. Có thể thấy, hễ tiền được đếm càng nhiều lần thì tiền càng trở nên dơ bẩn hơn. Nhưng trái lại, vẫn có người yêu quý tiền còn hơn sanh mạng họ. Đó là đã biết nó dơ mà cố phạm. Có số người vì tham tiền mà hy sinh ngay đến sanh mạng mình cũng không tiếc. Điều đó đủ chứng minh ma lực của tiền là như thế nào rồi.

Người Trung Hoa khi sáng tạo ra chữ, họ đều rất cẩn thận và bỏ ra nhiều tâm huyết mới thành tựu được. Thông thường chữ có sáu loại là: Tượng Hình, Chỉ Sự, Hội Ý, Hình Thanh, Chuyển Chú và Giả Tá (giả danh để mượn tiếng). Mỗi chữ đều không rời phạm vi của sáu loại nầy. Như chữ tiền (錢) thuộc Hội Ý. Tiền gồm có chữ kim (金) và hai cái mác (戈).

Có bài kệ nói về tiền như sau:

Nhị qua tranh kim sát khí cao,
Nhơn nhơn nhân tha phạm lao đao.
Năng hội dụng giả siêu tam giới,
Bất hội dụng giả nghiệt nan đào.

Nghĩa là:

Hai giáo tranh tiền sát khí cao,
Người người vì nó chịu lao đao.
Biết dùng thời đặng thoát tam giới.
Không biết dùng khó mà thoát tội.


Đại ý bài kệ nói rằng: Người ta dùng kim loại để đúc thành Tiền. Hai cái mác là hai người giành tiền, hai bên kẻ tranh người đoạt khiến sát khí bùng vút tận mây xanh. Nhiều người vì tiền mà sanh ra biết bao nhiêu phiền toái. Người biết dùng tiền thì đem nó làm nhiều chuyện có công đức, lợi người lợi mình và có thể thoát khỏi tam giới, khỏi phải chịu sanh tử. Người không biết dùng tiền thì dùng nó tạo nhiều nghiệp ác, cho nên đọa vào tam ác đạo, vĩnh viễn không được giải thoát. Chúng ta nên biết tiền là vật hại người và cũng không nên tham cầu nó.

Vì sao chúng ta xuất gia tu đạo? Bởi vì chúng ta muốn xem tài sắc như không có, chúng ta không chấp ở tài, cũng không chấp ở sắc. Sau nữa là đối với từng cử chỉ, hành động của chính mình, giờ khắc nào mình cũng hồi quang phản chiếu, nhiếp giữ tâm không để nó chạy ra ngoài. Trải qua ngày dài tháng rộng, đến lúc tâm chúng ta trong sạch như tấm gương, chúng ta sẽ tự rõ ràng được thiện ác. Như thế chúng ta mới thoát khỏi tam giới và sanh tử. Đó là hoài bão căn bản của người xuất gia. Nếu như chúng ta bỏ không nổi tài, xả không nổi sắc, tức là luống phụ cả ý nguyện xuất gia của mình.

Người thế gian làm đến quên sanh mạng để kiếm tiền, và nghĩ hết mọi cách để tích trữ tiền bạc cho con cái. Nhưng họ không biết rằng, để tiền lại cho con cháu tức là mang tai họa đến cho chúng. Trái lại, nếu họ không để lại tiền của thì sẽ không có phiền phức gì, gọi là: “Con cái giỏi hơn cha, lưu của để làm gì? Có con không bằng cha, lưu của để làm chi?” Con trai, con gái có bản lãnh hơn cha, nếu để tiền cho chúng, chúng cũng chẳng có chỗ dùng. Ngược lại, con trai, con gái không có bản lãnh như cha, nếu để tiền lại cho chúng, là dạy chúng không chịu làm việc để sanh sống, mà chỉ thích rong chơi, say sưa cờ bạc, đàng điếm rượu chè, suốt ngày lân la ở lầu Tần, quán Sở. Há đó không phải là hại con cháu sao? Vì vậy tôi khuyên người có tiền nên làm nhiều việc công đức, tế thế cứu nhân thì sẽ được vô lượng công đức.

Chúng ta là người xuất gia, chẳng những không tham tài sắc, mà ngay cả vọng tưởng cũng không nên khởi nghĩ tới. Khi đi đứng nằm ngồi, chúng ta đều nên khống chế vọng tưởng. Khống chế như thế nào? Chỉ có một pháp môn là niệm Phật hoặc trì Chú. Ít nói một câu thì niệm thêm được một tiếng Phật. Niệm đến khi có cảm ứng đạo giao là có thể khai ngộ và đạt được trí huệ. Cho nên nói: “Đả đắc niệm đầu tử, chuẩn nhữ Pháp thân hoạt” tức là: Đánh chết vọng niệm để Pháp thân bừng sống. Bởi vậy người tu đạo, giờ khắc nào cũng nên tự kiểm soát lấy mình. Cho nên nói: “Phải nhớ vô thường, cẩn thận chớ buông lung.” Chúng ta nên dùng hai câu nầy để cảnh giác, tự nhiên mình sẽ thức tỉnh trở lại. Hy vọng mọi người sẽ nghiêm trì giới luật, đó là điều tôi hằng trông mong!

Đây là hai câu nói rất có đạo lý: “Lung kê hữu thực, thang oa cận. Dã hạc vô lương thiên địa khoan.” Nghĩa là: Con gà trong lồng tuy có thóc ăn, nước uống, nhưng khi nó mập lớn thì bị giết, và bị bỏ vào nồi nước sôi để làm thức ăn cho người. Cho nên nói: “Thang oa cận” là nồi nước sôi kế bên. Con hạc rừng tuy không được thóc lúa để ăn, nhưng trời cao đất rộng, nó mặc sức tung hoành trong vũ trụ, không bị câu thúc, không chấp vào đâu, tiêu dao tự tại biết bao nhiêu!

Chúng ta là người xuất gia thì nên lấy trời đất làm lều và bốn biển là nhà, không nên có chỗ ở riêng tư. Nếu chúng ta có chùa thì cũng có lúc bị dính mắc, rồi giong ruổi tìm cầu, như thế là trái ngược với Phật Pháp. Cho nên sai lầm dù nhỏ, nhưng dẫn đến hậu quả to lớn. Đó cũng là ý nghĩa của câu: Sai một ly đi ngàn dặm.

Có vị thiền sư đã từng nói như thế nầy: “Năm qua nghèo, còn có đất cắm dùi; năm nay nghèo cả dùi cũng không!” Tư tưởng của ngài tự tại, giải thoát biết là bao! Thật là vi diệu không thể nghĩ bàn. Chúng ta nên noi theo gương của vị thiền sư nầy, là ngoài một bình bát và ba tấm y, ngài đã không tìm cầu chi hết. Tiền là vật ngoài thân, sanh không mang đến, chết không mang đi. Cho nên có tiền, chúng ta nên làm nhiều việc công đức, như in một quyển sách nhỏ để phổ biến tuyên dương Phật Pháp thì công đức vô lượng, so ra còn hơn là dựng chùa xây tháp cho chính mình.

Người sáng suốt thì không chấp trước và cũng không có hành vi ô nhiễm. Ô nhiễm cái gì? Tức là tham tài, ái sắc. Nếu không bỏ tài, thời không thể trừ khử ô nhiễm; sắc chẳng coi là không, thì không thể sạch hết nhiễm ô. Nếu mình không muốn bị ô nhiễm, chỉ có một biện pháp là phá tan hai cửa “tài sắc” đi. Tức thì tận hư không khắp pháp giới, đâu đâu cũng đều là chỗ ở của chúng ta. Chúng ta là người tu đạo, hãy nên ghi nhớ rằng: then chốt là ở tại hai cửa “tài sắc,” nếu có thể phá được chúng, thì chúng ta sẽ không chấp trước vào bất cứ gì. Người đời có câu nói mỉa mai rằng: “Người xuất gia không thích tiền - nhưng có càng nhiều càng tốt!”.

Người xuất gia chúng ta nên phản tỉnh, nên kiểm điểm lại, xem mình có thứ tư tưởng như thế không? Nếu có thì nên sửa đổi, còn không thì ráng mà tránh. Hy vọng mọi người đề cao cảnh giác và tự lực cánh sinh, nên học theo lời răn bảo của thiền sư Bách Trượng: “Một ngày không làm là một ngày không ăn.” Như quả ai cũng làm được như thế, thời người đời sẽ không còn châm biếm rằng: Kẻ xuất gia là con mọt gạo.

Người xuất gia ở chùa Kim Sơn biết tiền là vật không trong sạch, cho nên có người trì giới không giữ tiền bạc. Tức là tay họ không đụng chạm đến tiền, họ tuyệt nhiên không có liên hệ qua lại đến tiền bạc. Để tôi kể một câu chuyện có thật cho quý vị nghe. Tôi có đệ tử là con độc nhất của một ông triệu phú. Chú nầy chẳng những không muốn tài sản của cha, mà khi được cha giới thiệu cho một cô bạn gái, chú cũng cự tuyệt luôn. Rồi sau đó chú quyết định tìm đến chùa Kim Sơn xuất gia tu hành. Bởi vậy tôi mới đặt pháp danh cho chú là Hằng Không. Một ngày kia, cha chú gọi điện thoại hỏi: “Con cần tiền không? Cha có thể gởi cho con mà.” Nhưng chú không chịu nhận tiền của cha. Hành động đó thiệt là xứng với danh, đệ nhất đại ngu xuẩn. Chú giữ giới không đụng tiền, danh và quả thật phù hợp, vì một xu chú cũng không dính túi. Người không tham tài sắc tức sẽ không bị nhiễm ô. Nếu ai có hành vi như vậy thì nhất định sẽ được thành tựu.

Giảng ngày 10 tháng 10 năm 1980

 

 

chuavanphat.org


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách