Những cái tuệ của Thiền Minh Sát - phần 4

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Van hoa doanh nghiep
Bài viết: 40
Ngày: 23/04/09 23:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Những cái tuệ của Thiền Minh Sát - phần 4

Bài viết chưa xem gửi bởi Van hoa doanh nghiep »

Hơi Thở Tinh Khôi
Những cái tuệ của Thiền Minh Sát - phần 4


Tuệ thứ 9: Tuệ sống trong hiện tại. Từ khi chán nản đến dễ chịu, hành giả buông bỏ những dính mắc cũng như tham cầu về thân và tâm. Hành giả hoàn toàn thực tập sống trong hiện tại, ý thức và chấp nhận thân tâm. Cho dù thân tâm như thế nào, đều phải tỉnh thức biết rõ tình trạng của nó, không xua đuổi ghét bỏ cũng không ôm ấp nâng niu. Chỉ cần nhận diện cái thực sự đang là xảy ra bên trong và bên ngoài sẽ thấy được bản thể của vạn vật. Tất cả nhu cầu trước đây, danh sách mục đích, mơ ước, chờ đợi, kế hoạch A, dự án B đều tan biến hết. Những yếu tố mình từng cho là khó chịu đều trở nên dễ mến và đáng yêu. Hành giả giảm thiểu ý niệm tôi thích cái này và không thích cái kia. Thích hay không thích đều cùng bản thể, như các đợt sóng cao hay thấp đều do kết hợp của nước và gió, không có gì khác nhau. Tâm phân biệt giảm xuống đến mức bằng không, nhìn bất cứ ai bất cứ vật gì cũng thấy trân quý như nhau. Hành giả có thể thấy đau đớn khi biết sự thật về bản thể, sau đó gia tăng cảm giác hối hận về quá khứ. Tại sao trong quá khứ mình lại giận người, hành xử không đúng đắn với người hay đối đãi tệ bạc với người. Làm như vậy chẳng khác nào cư xử không dễ thương với bản thân. Ta và người không khác nên không cần gì phải phân biệt nữa. Hành giả dặn lòng từ rày về sau đối xử dễ thương với mọi người là đối xử dễ thương với chính mình. Cơ thể hành giả ấm và nóng lên, hạnh phúc tột độ khi phát hiện ra sự thật. Sự hỷ lạc này làm nền tảng thúc giục thực tập miên mật không bao giờ dám dễ duôi hay giãi đãi. Có hành giả ngáp chảy nước mắt, người lắc qua phải qua trái hoặc quay vòng. Đơn giản vì năng lượng trong cơ thể quá mạnh, mạnh đến nỗi nếu có người chạm vào có thể có cảm giác điện giật hay bản thân hành giả muốn hét toáng lên và múa may, hoặc khóc oà một cách nức nở vì sung sướng. Lúc này hành giả phải hết sức tỉnh giác, nếu các hiện tượng này xảy ra phải niệm chúng cho đến khi chúng đi qua.

Hành giả có ý muốn chuyên tâm an trú trong hiện tại, không quay về quá khứ hay chạy theo tương lai. Có người trong môi trường yên tĩnh muốn chạy đến nơi ồn ào và ngược lại, ở nơi ồn ào chỉ muốn yên tĩnh. Tức là thay đổi môi trường trong chốc lát, nhưng hành giả đâu cần phải chạy trốn, nếu tỉnh giác niệm các ý muốn đó thì chúng sẽ biến mất, đâu cần thay đổi môi trường chi cho mắc công. Đây là thời khắc hành giả thấy đời tu thật tuyệt vời, thân tâm thêm vững chãi và biết mình thực sự tu học đàng hoàng.

Tuệ thứ 10: Tuệ an trú trong thực tại. Hành giả thực sự an trú trong hiện tại, hạnh phúc hay đau khổ đều được nhận biết. Các lạc thọ và khổ thọ xuất hiện rất nhiều, liên tục niệm và liên tục hết. Thực tại được tiếp xúc và có nhiều giai đoạn hoàn toàn an trú trong thực tại. Hành giả thích thú sống trong thực tại và ngày càng tinh tấn hơn. Hành giả thực tập thoải mái và việc hành thiền trở thành lẽ tự nhiên như ăn cơm hàng ngày, không xem đó là công việc hay cố gắng hết sức nữa. Thấy được các nhiệm mầu trong thực tại, hành giả không mong cầu gì và chỉ chuyên tâm sống trong thực tại. Chấp nhận các hạnh phúc và khổ đau, xem hạnh phúc và khổ đau như nhau bởi vì tất cả chúng đều là hiện tại và diễn ra trong hiện tại. Tâm hối tiếc sẽ không còn và nếu có sẽ được niệm đến khi dứt hết, hành giả sống trọn vẹn trong hiện tại. Tuệ này có thể ngắn hay kéo dài tuỳ thuộc sự tinh tấn và tỉnh giác. Sau đó, hành giả có thể rơi vào trạng thái phóng tâm về quá khứ hay tương lai,nhưng không bị chúng lôi kéo mà hoàn toàn ý thức trong hiện tại, nghĩa là đem quá khứ và tương lai về hiện tại nghiên cứu và biết mình đang làm điều đó trong hiện tại.

Tuệ thứ 11: Tuệ hành xả. Hành giả cảm thấy nhẹ nhàng và dễ chịu. Đây không là dễ chịu của tiện nghi vật chất. Thực tập ở nơi lạnh giá hay nóng nực vẫn thấy dễ chịu như thường. Thiền công việc được chú ý nhiều hơn mặc dù trước đây việc này có thực tập nhưng không được miên mật lắm. Mọi thứ đều trở thành thiền được, nghe đâu cũng thấy thiền, nhìn đâu cũng thấy thiền. Hành giả tiếp xúc với xả thọ, tức là vắng mặt của lạc thọ và khổ thọ. Trạng thái chấp nhận lẫn không chấp nhận phát khởi, nói dễ hiểu là xem các chuyện rất bình thường. Hành giả đồng thời không chán nản thân tâm và cũng không trân quý thân tâm. Tâm bình đẳng xuất hiện khắp mọi nơi, bản chất tâm rõ ràng. Hành giả niệm như không niệm, không niệm cũng như niệm. Sự an nhiên làm cho việc thực tập đi, đứng, nằm, ngồi vững chải, công việc trong chúng có thể cực nhọc nhưng vẫn thảnh thơi. Thiền công việc lâu hơn mà vẫn không thấy mệt mỏi hay phiền hà. Khả năng tự tại bắt đầu phát sinh cho dù nó chưa phát triển và đạt đến độ chín muồi nhưng đã biểu hiện ở mức nào đó. Các niệm chi tiết hơn và hành giả tiếp xúc với thực tại dần dần cùng tột, có thể viên mãn phần nào ở thời điểm nào đó nhưng hành giả vẫn nhận biết được. Nhiều người chế tác ra nhiều bài thiền để tập niệm chi tiết như thiền ăn cơm, thiền dọn dẹp hay thiền làm bánh chưng. Các bài tập này có thể giúp hành giả thay đổi khẩu vị thiền và niệm chi tiết dễ dàng hơn, không đơn thuần chỉ chi tiết ở các điểm đụng của thân.

Tâm được kiểm soát kỹ càng không cho chạy tới lui và nếu có đều được ý thức rõ ràng. Biết rõ thân tâm tức là biết rõ cảnh trần, bên trong và bên ngoài. Tuệ xả giúp hành giả bao dung, tinh thần phóng khoáng và cởi mở. Người thực tập đến đây có thể chia sẻ với thiền sư để được hướng dẫn thêm, tuy nhiên cần giữ sự khiêm cung, nếu không sẽ rơi vào vọng ngữ. Mục đích của thực tập là để thực tập, không phải khoe khoang hay lên lớp người khác. Chia sẻ phải đúng đối tượng và căn cơ, nếu không người nghe có thể rơi vào tình trạng ảo tưởng. Tất cả tuệ phát sinh bản thân hành giả chia sẻ với thiền sư và được thiền sư công nhận mới có thể thông qua, còn nếu bản thân không biết kể lại cho thiền sư mới được công nhận thì đó chưa phải là tuệ được nhận diện. Điều này cho thấy không có khái niệm tu dùm, mạnh ai nấy tu, mạnh ai nấy thực tập nhưng nương tựa lẫn nhau để giúp nhau tiến tu. Hành giả đạt được bài này càng phải nương tựa vào thiền sư, học hỏi và thực tập hết lòng, nếu không tâm tham sẽ xuất hiện, không chỉ cản trở việc thực tập mà còn đi thụt lùi.

Tuệ thứ 12: Tuệ Niết Bàn là bây giờ và ở đây. Khi năm căn bao gồm tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và tuệ căn được thực tập đầy đủ và cân bằng, hành giả có thể tiếp xúc với Niết Bàn trong giây phút hiện tại. 16 bài thiền giúp hành giả đi vào Niết Bàn ngay từ bài thực tập đầu tiên, không cần đợi đến hết bài 16 mới đến Niết Bàn. Niết Bàn trải dài suốt con đường thực tập. Chỉ có điều Niết Bàn biểu hiện rõ ràng hay mờ nhạt mà thôi. Năm căn đều có liên hệ tương tức với nhau, theo đó các căn hỗ trợ lẫn nhau mà biểu hiện. Trạng thái cân bằng giữa các căn giúp thân tâm quân bình, vì thế mà có xả hành để nói. Hiện tượng tà kiến, hoài nghi, phóng tâm hay hôn trầm đều do trạng thái mất cân bằng giữa các căn gây ra. Giống như làm việc quá độ thì mệt mỏi và làm việc quá ít thì lười biếng nhưng nếu biết cách làm việc quân bình thì khỏe khoắn cả thân tâm.

Người có chánh niệm sẽ có chủ quyền về thân và tâm, nếu không thân tâm bị cấm vận hoặc bị chiếm đóng. Chánh niệm giúp cân bằng các căn: niệm tín, niệm tấn, niệm niệm, niệm định và niệm tuệ. Niệm là một sự kiện nên bản thân niệm cũng phải được niệm, nên có từ niệm niệm. Niệm càng chi tiết thì việc cân bằng các căn càng mạnh. Quên niệm căn nào thì sử dụng tha lực nhắc nhở cho đến khi có thể tự lực được. Nhờ vào tha lực thì vẫn còn nương tựa vào ngoại cảnh, nhờ vào tự lực thì có thể nương tựa chính mình. Hành giả thực tập liên tục không có nghĩa thực tập từ sáng đến chiều, từ chiều đến tối và thức khuya thức hôm để tập. Khi thấy thoải mái hay cần thiết thì tập hoặc theo thói quen mỗi sáng và mỗi tối. Tập theo kiểu hành xác hay hành tâm đều không đúng đắn. Tập quá đáng không làm cho thiền có tác dụng trị liệu mà chỉ làm căng thẳng thêm vì thân tâm đều bị gò bó. Hành thiền ở các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi đều tốt nhưng thiền ngồi giúp ổn định năm căn nhanh và vững chắc hơn. Nhiều người trẻ tìm đến giải trí để thư giãn sau một tuần làm việc mệt mỏi căng thẳng, nếu giải trí quá đáng cũng sẽ chẳng giảm được mà còn căng thẳng thêm. Cân bằng giữa thiền và cuộc sống hay nhất là đưa thiền vào cuộc sống. Hãng Prudential Realty của Hoa Kỳ đã khuyến khích nhân viên tham thiền giải tỏa các ức chế tâm lý về khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-09 và các cựu chiến binh trở về từ Iraq và Afganistan có thể cân bằng tâm lý do những hình ảnh ghê rợn của chiến tranh khiến họ tự tử quá nhiều. Tuỳ theo mỗi người, hành giả này ưa thiền đi, người khác ưa thiền ngồi hay nằm và người khác thích thực tập chánh niệm trong công việc. Dung hoà giữa các tư thế thiền cũng tốt nhưng không phải chỉ tập một tư thế thiền mà không có định và tuệ. Vẫn có người chỉ đi kinh hành hoặc chỉ ngồi thiền thôi mà có định và tuệ, hay đến như vậy.

Khi bắt đầu thực tập trong ngày, hành giả nên ôn lại các bài thiền cũ làm tiền đề cho bài thiền đang tập. Đang tập ở bài 12 có thể đi vào bằng bài 1, tức là từ đầu, giống như chạy xe phải bắt số từ từ rồi mới chạy nhanh lên được. Một số hành giả thích bắt đầu ngay từ bài 12 vì họ nghĩ đang tập ở bài này, bài 1 đến bài 11 đã tập rồi thì không cần quay lại nữa. Làm vậy cũng được, nhưng như máy móc vừa khởi động đã cho chạy tốc độ cao sẽ sử dụng không lâu, hành giả dễ thấy khó chịu nếu bắt đầu ở bài cao ngay, leo núi nên từ từ để lên đến núi vẫn thấy đủ sức lực để xuống núi. Hành giả hiểu rõ và có khả năng ứng dụng 37 pháp chứng quả Bồ Đề bao gồm Bốn Niệm Xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy giác chi, và Tám chánh đạo. Những gì học trong kinh điển chỉ mang tính lý thuyết, đem vào thực hành mới hiểu rõ giáo pháp vi diệu, không còn chấp vào vô thường, vô ngã và Niết Bàn. Ngay cả Niết Bàn còn không chấp thì tìm kiếm Niết Bàn làm gì nữa. (Còn tiếp)

(Sách: Hơi Thở Tinh Khôi - Minh Thạnh)
Đọc thêm: http://vn.myblog.yahoo.com/sc_minhthanh/index?l=f&id=9


shine2930
Bài viết: 72
Ngày: 08/06/09 08:21
Giới tính: Nam
Đến từ: dau

Re: Những cái tuệ của Thiền Minh Sát - phần 4

Bài viết chưa xem gửi bởi shine2930 »

tangbong tangbong tangbong tangbong Vanhoadoangnghiep post bài nào cũng hay hết. Đa tạ.

thiền minh sát khi chạy xe .... máy trên đường ...
Mỗi lần bạn chạy xe trên đường hen ... hay bạn đi bộ ... nếu bạn bận bịu với những suy nghĩ vu vơ trong đầu, hay mệt mỏi, hay mắc kẹt công chuyện gì, như vừa đi vừa lo tới nơi sẽ làm gì, ngày mới ra sao .... hay nhiều lúc lại nghiền nghẫm về Phật pháp chẳng hạn ... cái nào đúng cái nào sai ... ^_^ ........ lúc này tầm mắt không nhìn được xa ... chạy xe mà trông xuống đường, hoặc là trông theo sau lưng ai đó đi trước .... tâm bận rộn với suy nghĩ chẳng biết rõ đường mình đi nữa nên cứ như sờ xoạng theo ai đó dẫn dắt ...( ì giống như bạn chạy theo sau lưng một người bạn mà bạn không biết đường vậy, lúc này bạn chỉ thấy cái lưng người đó là chính thôi ) Hoặc là, tâm lại cứ tập trung vào cái đích đến, nghĩ tới cách đến, nghĩ tới hướng đến mà quên mất cả con đường, lúc này chỉ nhìn xa xăm, nhìn cái bản chỉ đường ... xeo hướng nào ... lại lo vượt... Ì ... Chẳng lúc nào bạn nhìn rõ được toàn cảnh, con đường xinh đẹp chẳng thể dừng xe lại khi đèn đỏ nhìn lên bầu trời thấy chim bay qua bay lại, đáng yêu. ^_^
vậy là khi trông đích đến, hay bận suy nghĩ chẳng yên thì chẳng nhìn thấy hết con đường được hen .... bạn cứ để ý khi nào mình chạy xe mà toàn thấy lưng người ta, chẳng thấy bầu trời, hoặc thấy biển chỉ đường, thấy xe trước mặt chuẩn bị vượt mà chẳng thấy tán cây xanh xanh đẹp đẹp ... hay là lá rớt nhẹ nhẹ gì đó thì lập tức trở lại với hơi thở .... ^_^
Hít thở thế thôi ... nhẹ nhàng quan sát thân tâm và cảnh vật... tác ý ban đầu có thể là "chẳng có suy nghĩ nào xuất hiện trong tâm trí nữa ... không ... một từ ngữ, hình ảnh ... nào nữa" ... ^_^ mỗi người thực hành theo một cách hoặc là có thể, hít thở quan sát mọi vật với ý " Mọi thứ thật là thư thái và đáng yêu " là tác ý với từ tâm đó ... Trở lại với hơi thở, với cảm giác ở thân nhẹ nhàng... lúc nôn nao thì tác ý thư thái ... trở về hiện tại .... Có một cái rất hay khi mình chạy xe là con đường mọi cảnh vật thay đổi không ngừng .... Bạn thoải mái ngắm nhìn mọi thứ .... dấu hiệu đẹp là bạn thấy được toàn bộ, có thể vừa thấy lá rơi, vừa thấy tán cây xanh, vừa thấy mây trời, vừa thấy cây cỏ, vừa thấy chim chóc, không chỉ là phải thấy xe, không chỉ là chỉ thấy bản chỉ đường .... có thể lúc bạn sẽ cảm giác mọi vật bừng tỉnh, màu xanh của cây rất đẹp, màu trời rất đẹp, mọi thứ rộng mở .... trong tầm mắt mà vốn bình thường bị bận rộn với những suy nghĩ mà không thể thấy nó được. ^_^ Lúc bạn thấy tất cả con đường như vậy mình chẳng biết nên gọi nó là gì ... nhưng nó thật đẹp. chẳng có một ý nghĩ nào ... chỉ biết là nó rất trọn vẹn không bị thiếu sót chút nào. Tất cả mắt thấy tai nghe ... mũi ngửi ... cảm giác đều rất trọn vẹn. trọn vẹn.....
Ì nếu bạn chạy xe hay đi dạo thì mình chúc bạn " THẤY CẢ CON ĐƯỜNG "
( góp ý phê bình đừng ngại ... ^_^ ) mong mọi người khi chạy xe cũng thiền được nữa ;)
chúc an lạc ... tinh tấn


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.6 khách