Ngày Thế Giới Thực Tập Buông Bỏ

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Van hoa doanh nghiep
Bài viết: 40
Ngày: 23/04/09 23:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Ngày Thế Giới Thực Tập Buông Bỏ

Bài viết chưa xem gửi bởi Van hoa doanh nghiep »

Kế Hoạch Chấn Hưng Nhân Loại
Ngày Thế Giới Thực Tập Buông Bỏ 1-8


Thực tập buông bỏ những điều có thể làm bản thân đau khổ, đánh mất niềm vui thật sự trong phút giây hiện tại. Đối tượng của buông bỏ rất nhiều, có thể là buông bỏ các ý niệm, điều dính mắc, thói quen không hay và cả những khổ đau kéo dài. Buông bỏ không phải là chuyện dễ làm vì bị kẹt vào đối tượng nhiều quá, nhưng nếu làm được, thân tâm khoẻ re và cuộc sống dễ chịu hơn. Buông bỏ những suy nghĩ, hành động và lời nói biểu thị cái tôi để có thể dấn thân vào cái chung của nhân loại hay thế giới. Thế giới này có hàng tỉ người, hàng triệu sắc tộc, hàng ngàn ngôn ngữ… nhưng thực chất đâu có gì khác nhau. Dân tộc này đang trên đà phát triển có nghĩa là đến lúc nào đó sẽ đạt mức phát triển, dân tộc kia đã phát triển nhưng cũng sẽ chùn lại và đối mặt với nhiều khó khăn. Điều quan trọng dù bất cứ đâu con người đều hướng tới sự cao đẹp và cố gắng hoàn thiện mình. Các dân tộc khó gần nhau vì không chịu buông bỏ những cái tôi, chấp vào sự riêng biệt và lúc nào cũng thích gây khổ đau cho bản thân và người khác. Sự sống có yếu tố nương tựa tức là các dân tộc đều phải nâng đỡ nhau để phát triển. Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Luân Đôn năm 2009 là minh chứng cho việc mỗi dân tộc không thể giải quyết khủng hoảng một cách đơn độc mà phải đoàn kết với nhau để giải quyết vấn đề. Một bài báo trên trang web điện tử BBC đã có lời chê bai sự giao tế của Trung Quốc tại hội nghị này. Điều này thật sự không cần thiết. Trung Quốc cũng như các quốc gia khác đến với hội nghị vì quyết tâm giải quyết khủng hoảng kinh tế và cùng chung tay góp sức cho tiến trình này. Ai cũng có thể góp công tùy theo sức của mình. Buông bỏ những thành kiến hay lời nhận xét sẽ không thấy quốc gia này hay hay quốc gia kia dở. Buông bỏ là một nghệ thuật và hoa trái của nó được gặt hái không bao giờ hết. Quốc gia nào cũng vì dân tộc của mình và nói đến Liên Hiệp Quốc thì cái gọi là dân tộc kia chắc chắn không có biên giới. Công việc của tổ chức không thể phân biệt đối xử, không thể xem nhẹ dân tộc này và coi nặng quốc gia khác. Mọi quốc gia đều được đối xử và tôn trọng một cách bình đẳng. Việc Liên Hiệp Quốc lấy ngày 1-8 làm Ngày Thế Giới Thực Tập Buông Bỏ là minh chứng cho thấy toàn thể nhân loại là một, Địa Cầu này là một, năm châu bốn biển là một và khi thế giới thống nhất, không có gì gọi là đường biên giới hay phân chia đường biển nữa.

Địa cầu nóng dần lên và càng nóng hơn khi một số nước không buông bỏ việc tranh giành Bắc Cực. Ngày 27/3/2009 nước Nga tuyên bố thiết lập một quân đội đặc biệt bảo vệ quyền lợi của nước này tại Bắc Cực. Cùng với một số nước khác, lời nói này của Nga chẳng hề góp phần vào qui trình làm giảm sự nóng ấm toàn cầu. Băng tuyết ở Bắc Cực sẽ tan, nguyên do đều là hành động của con người và tiến trình đó sẽ nhanh hơn khi loài ngoài nghĩ đến việc xâm chiến hay tranh giành vùng đất đã từng rất lạnh giá. Sau này đến phiên Nam Cực tan chảy, người ta lại có thể chạy đến Nam Cực để giành tiếp. Với ý niệm cho rằng dưới lòng Bắc Cực có rất nhiều tài nguyên dầu lửa, một thứ vàng đen của nhân loại, con người thi nhau cho rằng đó là sở hữu của mình, chứ không phải của một ai khác. Dầu lửa khai thác riết rồi cũng hết, lúc này con người sẽ lấy gì làm nhiên liệu phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của mình. Dầu lửa phục vụ con người, nhưng không thể đem lại hoà bình cho nhân loại, vậy dầu lửa chỉ là một thứ ma quỷ. Dầu lửa nếu giành được nhưng tình người mất hết thì thà không có dầu lửa còn hơn. Việc khẳng định chủ quyền vùng biển đã trở thành thông lệ của các quốc gia có đường biên giới tiếp giáp với biển. Nước nào cũng tuyên bố khu vực biển này là của mình khiến cho biển không còn được bình yên. Biển trở nên tức giận và dâng cao lên gây ra sóng thần, bão tố, lụt lội, nhấn chìm các vùng đất. Vậy mà con người vẫn chưa tỉnh ngộ. Kiểm soát dân số và tiêu thụ hiệu quả sẽ không có chuyện giành biển như vậy. Buông bỏ ý niệm cho rằng khu vực này là chiến lược, vùng biển nọ là quan trọng rồi buông bỏ việc đem quân đội trấn giữ hay lập căn cứ quân sự mang lại vẻ đẹp thân thiện cho thiên nhiên. Không lẽ chỉ có quốc gia này được quan tâm về quyền lợi còn quốc gia khác lại không. Mang lợi ích cho quốc gia mình bằng cách triệt hạ quyền lợi của quốc gia khác không phải là hành động của hoà bình, đi ngược lại với tình thương nhân loại. Nga , Canada , Đan Mạch, Na Uy và Mỹ hãy xem lại các chiến lược của mình. Buông bỏ Bắc Cực để Bắc cực có cơ hội đóng băng trở lại. Hành động của các vị chỉ làm cho Bắc Cực thêm tan chảy, và thế giới phải gánh chịu hậu quả bằng chính sinh mạng của mình. Như vậy có đáng hay không? Trữ lượng 90 tỉ thùng dầu có thỏa mãn tính ham muốn tiêu thụ và giàu có của con người hay đây là tình trạng đi đến cái nghèo. Địa Cầu nghèo nàn hơn bao giờ hết một khi không thể buông bỏ các kế hoạch khai thác dầu lửa nói riêng và tài nguyên nói chung. Đây không chỉ là chiến tranh lạnh mà là chiến tranh băng tuyết. Anan không thể hiểu nổi vì sao con người thích tạo chiến tranh, thích sản xuất vũ khí hủy diệt và thích khủng bố nhau như vậy. Ông thường xuyên nhắc nhở các nước kiềm chế, buông bỏ những kế hoạch đối đầu và nhất là nên hợp tác để kéo Bắc Cực trở lại. Tình người là quan trọng, nếu tình người mất đi thế giới còn lại gì. Khối lượng tài nguyên khổng lồ kia vẫn chịu cảnh vô thường như bao vạn vật khác. Lenin cũng phải chết như một người bình thường, xác của ông đến lúc nào đó cũng đem đi thiêu không thể giữ đến một ngàn năm nói chi là khối dầu lửa kia. Thực tế cho thấy dầu lửa không còn là vàng đen nữa mà là hiểm hoạ. Tại sao con người cứ muốn dấn thân vào những hiểm hoạ như thế?

Nhà chính trị buông bỏ các ý niệm về hoà bình và hạnh phúc là cách đem hoà bình và hạnh phúc trở về. Bất cứ ý niệm nào đưa ra về hoà bình và hạnh phúc đều đem lại chiến tranh. Chính vì đặt ra đủ thứ ý niệm, con người đòi hỏi người khác chấp nhận ý niệm đó và nếu không thỏa mãn thì khơi dậy binh đao. Mọi cố gắng của nhà chính trị là đem lại sự an lạc, hoà bình cho nhân loại. Hoà bình chỉ thực sự có khi các ý niệm không còn hoặc không chấp vào các ý niệm. Cái gọi là ý thức hệ chưa bao giờ là học thuyết hoà bình thực sự một khi còn chấp vào hành vi bạo động. Bất bạo động là tiền đề cho những động thái kiến tạo hoà bình. Khi thế giới này con người đi ngủ không cần khoá cửa và mọi quốc gia được đi lại tự do không cần xin thị thực thì mới có hoà bình. Bản thân nhà chính trị suy nghĩ tích cực và yêu thương cuộc đời mới xứng đáng đạt giải Nobel Hoà Bình và đi tiên phong trong các kế hoạch chấn hưng nhân loại. Không có ý niệm nào đúng và cũng chẳng có ý niệm nào sai. Ý niệm nào đem lại hạnh phúc chân thật cho mình và người thì ý niệm này xứng đáng nằm trong kế hoạch chấn hưng. Một ý niệm có lợi cho nước mình nhưng làm hại nước khác làm sao có thể chấn hưng nhân loại được. Ý niệm phát triển kinh tế, tạo nhiều của cải vật chất, tham gia tiến trình toàn cầu hoá, làm phẳng thế giới.. với không biết bao kế hoạch thực hiện nhưng chưa bao giờ làm cho con người bớt khổ. Thế giới càng bày trò bao nhiêu, càng thất vọng càng tiêu tốn năng lượng oan uổng bấy nhiêu. Đời sống có ý nghĩa không phải tạo ra những điều khác thường. Buông bỏ ý niệm khác thường và quay về với điều bình thường. Hoà bình là trạng thái hết sức bình thường của con người, cho phép bản thân tô điểm bằng những chất liệu của buông bỏ và chuyển hóa. Tại sao mình lại thích bị kẹt vào ý niệm trong khi mình biết chắc chắn nó sẽ mang đến không biết bao nhiêu đau khổ? Sĩ diện ngu xuẩn sẽ dìm mình chết xuống hố vực sâu vì nó có sợi dây thòng lọng rất lớn. Chỉ cần cởi bỏ sợi dây thòng lọng đó, đi ra khỏi hố sâu, mình có thể nhìn thấy ánh sáng mặt trời và cánh đồng lúa chín vàng. Lúc này mình mặc tình rong chơi thỏa thích trong tự do muôn màu. Buông bỏ những ích kỷ nhỏ mọn hay chủ nghĩa dân tộc để tấm lòng bao dung được mở rộng trải dài khắp chúng sinh. Có nguồn tài nguyên mới thế giới cùng nhau chia sẻ, đói cùng chịu no cùng hưởng. Nước nào cũng đầy đủ và ấm no thì đâu có gì phải tranh giành nữa. Nhà chính trị phải biết nương tựa vào chính mình, không nương tựa vào đảng phái, tài nguyên hay thế lực nào. Dựa vào tài nguyên và thế lực bên ngoài để củng cố địa vị quyền lực chứng minh cho vị thế đang lung lay nếu không muốn nói là rất yếu đuối. Ôm giữ khư khư những ý niệm chỉ làm cho mình chết trong một nấm mồ không hương khói. Nỗi đau về chiến tranh đã qua thì cho nó qua đi, hằng cớ gì phải khơi gợi lại, trách móc đủ điều và đòi hỏi đủ thứ. Luật nhân quả lúc nào cũng công bằng, không hề sai sót mảy may nào. Thù hằn dai dẳng có bao giờ triệt hạ được kẻ thù, chỉ làm cho họ thêm hả hê. Hơn nữa người đau khổ nhiều hơn cả là người có tâm niệm thù hằn. Buông bỏ cái sân trong tâm, tâm có cơ hội tiếp xúc dòng nước, nhẫn nhục và tha thứ làm cho nhà chính trị lớn lên thêm chứ không nhỏ bé đi. Lịch sử không bao giờ ca ngợi những quốc gia đi xâm chiếm quốc gia khác hay tranh giành tài nguyên mà ca ngợi những anh hùng biết buông bỏ, hy sinh bản thân vì hoà bình và an lạc của nhân loại. Cuộc sống đơn giản của thánh Ghanhi là minh chứng cho người anh hùng đáng được ca ngợi. Tần Thủy Hoàng dù có công xây Vạn Lý Trường Thành hay hàng trăm cái như thế cũng không đáng ca ngợi vì xương máu của không biết bao nhiêu người đổ ra để làm nên cái gọi là kỳ quan thế giới kia. Kỳ quan cách mấy chẳng bao giờ tồn tại lâu vì cái gì sinh ra cũng phải diệt, nói cách khác là chuyển từ dạng này sang dạng khác. Tất cả đều trở về với đất mà thôi. Đất có khi lại tốt cho cây trồng, chỉ e rằng đất đó quá ô nhiễm, cây mọc còn không nổi huống chi ra hoa kết trái. Nhà chính trị buông bỏ mọi thứ mà có thể gây đau khổ và lo lắng để đi đến những suy nghĩ, hành động, lời nói làm an lạc cho bản thân mới có thể sống trong môi trường chính trị đang đóng băng được tan chảy. Cái gọi là chiến tranh băng tuyết hay chiến tranh lạnh sẽ không còn, thay vào đó là sự tươi mát của thế giới, sự rạng rỡ của Địa Cầu và sự bình yên giữa các quốc gia.

(Sách: Kế Hoạch Chấn Hưng Nhân Loại - Minh Thạnh)
Xem thêm tại: http://vn.myblog.yahoo.com/sc_minhthanh


Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Buông xuống chấp trước

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

2. Chìa Khóa Khai Ngộ

Hình ảnh

Con người làm sao mới được khai ngộ? Khai ngộ ví như mở ổ khóa. Ống khóa dùng để khóa cửa nhà lại, ngăn cản không cho quý vị ra vào. Cho nên quý vị nhất định phải có chìa khóa mới mở cửa được. Nếu không, quý vị sẽ bị nhốt trong nhà vĩnh viễn. Thế thì chìa khóa nầy ở đâu? Nó ở ngay trong thân thể quý vị đó, cũng dễ tìm lắm thôi. Vậy phải tìm nó như thế nào? Đang khi quý vị ngồi thiền, niệm Phật, trì Chú tức là lúc quý vị tìm kiếm chìa khóa. Vậy bao giờ mới tìm được nó đây? Chuyện nầy phải xem trình độ tu hành của quý vị mới định chừng được. Nếu ai tinh tấn thì tìm ra nó rất mau. Còn nếu người nào giải đãi thì sẽ không bao giờ tìm nó được, chẳng những đời nầy không tìm ra, mà ngay cả đời sau cũng không tìm ra nó đâu. Đạo lý nầy cũng rất đơn giản thôi.

Trong tâm quý vị mà đã bị khóa thì tâm bị khóa đó là vô minh, nó có thể làm cho tâm thanh tịnh sáng suốt của quý vị biến thành tâm ô nhiễm hắc ám. Khi gặp cảnh đến, nếu quý vị không có trí huệ để phán xét phân biệt giữa thiện và ác, quý vị sẽ làm những việc điên điên, đảo đảo. Nhưng nếu quý vị tu hành đắc lực, quý vị sẽ phá vỡ được vô minh. Đó tức là tìm được chìa khóa, tâm bị khóa tự nhiên sẽ khai mở ra. Sau khi trí huệ quang minh xuất hiện rồi, dù gặp bất cứ việc gì đi nữa, quý vị cũng không có phiền não.

Vô minh là gì? Nói đơn giản là hắc ám đen tối, cái gì cũng không rõ biết. Bởi người không hiểu rõ chân lý mới khóa tâm lại, vì vậy không thể khai ngộ được. Vào đời Đường, thời Tông Đế có vị thái giám tên Ngư Triều Ân. Thái Giám đã hỏi Quốc sư: “Vô minh là gì?” Quốc sư nói: “Ông chỉ là một tên tướng mọn nô tài thì có tư cách gì để hỏi Phật Pháp chớ?” Vừa nghe thế, vị thái giám liền nổi giận đùng đùng. Quốc sư bèn cười và nói: “Đó tức là vô minh, phải không?” Cho nên nói: “Lửa vô minh có thể thiêu hủy cả rừng công đức” là vậy.

Người mà có đủ điều kiện để ngày nay khai ngộ, chính là vì từ nhiều kiếp trước, họ đã từng tu biết bao nhân lành rồi, cho nên đời nầy họ mới được thành tựu. Nếu như lúc trước họ không tu nhiều nhân lành, đời nầy họ sẽ không thể nào khai ngộ được. Quý vị đều muốn khai ngộ, phải không? Trước hết, quý vị nhất định phải biết chuẩn bị tu hành, chỉ như vậy mới có hy vọng khai ngộ được.

Vì sao Đức Phật Thích Ca được thành Phật ở đời nầy? Bởi Ngài “Tam kỳ tu phước huệ, bách kiếp chủng tướng hảo,” là Ngài đã tu phước, tu huệ trong ba đại A Tăng Kỳ kiếp, lại tu ba mươi hai tướng công đức, cùng trồng tám mươi vẻ đẹp trong trăm đại kiếp. Do đó, Ngài ngồi dưới cội bồ đề, đến giữa đêm nhìn lên sao sáng mà khai ngộ. Nếu như những kiếp trước Ngài không tu, thì đời nầy Ngài sẽ không thể thành Phật được.

Giảng ngày 12 tháng 7 năm 1980

3. Ai Niệm Phật ?


Bây giờ là lúc để chúng ta thảo luận. Vậy ai có vấn đề gì thì cứ việc nêu ra để mọi người cùng nhau nghiên cứu, bàn luận. Có người hỏi về câu “Ai niệm Phật” là sao? Như trong kinh Kim Cang nói: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.” Cho nên nếu có chỗ thì đó tức là trụ, còn không có chỗ trụ là không nghĩ thiện, không nghĩ ác, là ngay chỗ đó mà dụng công. Nếu chúng ta chú ý vào một chỗ nào, rồi nghĩ đến tốt hay không tốt thì đó đều là chấp trước. Tu hành là tu đến chỗ không còn chỗ chấp, cái gì cũng không chấp, thân thể cũng quên luôn. Đến cả thân thể cũng không có, vậy còn chấp vào cái gì nữa?

Lúc tọa thiền, chúng ta không nên nghĩ nhớ đến bất cứ điều gì, mà chỉ cần nhớ “Ai niệm Phật?” Ai là người đang niệm Phật? Tức là tìm cái “Ai” nầy. Chừng nào tìm được “Ai” rồi, thì đó là lúc khai ngộ. Nếu tìm không được thì một ngày cũng phải tìm, mười ngày cũng phải tìm, trăm ngày cũng phải tìm, ngàn ngày cũng phải tìm, vạn ngày cũng phải tìm, một năm, mười năm, trăm năm, ngàn năm, vạn năm, đều chỉ là tìm nó. Cho đến lúc nào tìm được nó, lúc đó mới thôi.

Quý vị đừng mong cho mau, vì đây không giống như hút thuốc phiện, hễ hút xong là thoả mãn cơn ghiền. Nó đâu có dễ như vậy! Vì nếu dễ thì là pháp môn lừa dối. Pháp môn tu chân chánh là phải chính mình nỗ lực dụng công. Không nên có ý nghĩ như anh nông phu vì muốn giúp cho lúa mau lớn, anh bèn kéo cây lúa cao lên một chút, để chúng cũng lớn mau thêm một chút. Đó là tư tưởng sai lầm!

Câu “Ai niệm Phật?” có thể chặt đứt tất cả các vọng tưởng, các dục niệm, là chém giết hết cả mười đại quân ma. Chữ “Ai” nầy là thanh bảo kiếm Kim Cang Vương, cái gì nó cũng chém sạch hết, cho đến không còn chỗ nào để chấp cả. “Phàm những gì có hình tướng thì đều là hư vọng. Nếu người nào thấy tất cả hình tướng là phi tướng tức là thấy được Như Lai.” Còn có chỗ chấp thì đó là tâm người, tâm chúng sanh. Không có chỗ chấp thì là tâm đạo. Khi chúng ta ngồi thiền mà không nghĩ đến chữ “Ai” nầy, vọng tưởng sẽ phát sanh nên không thể khai ngộ được. Dùng câu thoại đầu nầy khi tham thiền là lấy độc công độc, dùng vọng tưởng khống chế vọng tưởng, cũng là dùng một vọng tưởng để điều phục nhiều thứ vọng tưởng. Chúng ta dùng nó mãi cho đến khi sơn cùng thủy tận, không còn đường nào để đi thì chính chỗ chuyển thân quay mình đó sẽ khai ngộ.

Giảng ngày 9 tháng 9 năm 1980



4. Không Chấp Tất Cả

Trên thế giới nầy, bất luận tốt hay xấu cũng đều dạy người ta khai ngộ. Tốt là dạy chúng ta giác ngộ từ chỗ tốt; xấu là dạy chúng ta giác ngộ từ chỗ xấu. Tốt và xấu đều có thể làm cho chúng ta giác ngộ cả. Nếu ta có thể giác ngộ cả từ tốt và xấu thì sẽ không có vấn đề gì. Còn nếu không giác ngộ ở cái tốt, chúng ta sẽ chấp vào cái tốt nầy. Nếu không giác ngộ ở cái xấu, chúng ta sẽ chấp vào cái xấu. Bất luận là chấp tốt hay chấp xấu, đó cũng đều là một thứ chấp trước. Một khi có thứ chấp trước như thế, chúng ta sẽ không thể nào thành tựu đạo nghiệp được. Chúng ta phải nhìn cho thấu suốt cả cái tốt và cái xấu. Nếu gặp thuận cảnh hoặc nghịch cảnh mà chúng ta đều có thể an nhiên xử sự, như vậy chúng ta mới không bị cảnh giới xoay chuyển.

Trong kinh Kim Cang có nói:

“Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng huyễn, bào ảnh,
Như lộ diệc như điện.
Ưng tác như thị quán.”

Nghĩa là tất cả các pháp hữu vi trên thế gian giống như giấc mộng, đều không chân thật. Lại giống như bong bóng nổi trên nước, cũng không phải là thật có. Cũng giống như cái bóng, thấy có đó mà nắm bắt chẳng được. Lại cũng giống như giọt sương, như điện chớp, trong nháy mắt là tiêu mất ngay, nên quan sát như thế mới thật là thấu suốt. Sau khi đã thấu suốt thì cần phải buông xả. Nếu như buông không xong và cứ chấp vào cái nầy, chấp vào cái kia, chúng ta sẽ không đạt được tự tại đâu. Dù là thuận cảnh hay nghịch cảnh, chúng ta cũng nên buông hết. Cho đến một tơ hào cũng không chấp trước, như thế chúng ta mới có thể đạt được tự tại.

Giảng ngày 10 tháng 9 năm 1980


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách