Ngày Thế Giới Sống Trong Hiện Tại 1-9

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Van hoa doanh nghiep
Bài viết: 40
Ngày: 23/04/09 23:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Ngày Thế Giới Sống Trong Hiện Tại 1-9

Bài viết chưa xem gửi bởi Van hoa doanh nghiep »

Kế Hoạch Chấn Hưng Nhân Loại
Ngày Thế Giới Sống Trong Hiện Tại 1-9



Sống trong hiện tại đã trở thành khẩu hiệu của mọi tôn giáo ngày nay và chính hiện tại đóng góp cho hoà bình nhân loại. Nền chính trị phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, nhưng khó khăn cách mấy cũng chỉ trong hiện tại, không thể nào chắc chắn được chúng sẽ kết thúc vào một tương lai nhất định. Ngày hôm nay đối trị với khó khăn hay khủng hoảng là điều cần làm, không có đợi đến ngày mai hay mai sau. Xây dựng một chủ nghĩa đâu có phải là mang đến cho người dân hạnh phúc của 100 năm nữa mà là trong giây phút này. Nền chính trị phục vụ cho cái sẽ đạt được trong 100 năm nữa chắc chắn sẽ mang yếu tố giả tạo, nếu không nói là không tưởng. Một trường đại học ở Mỹ tuyên bố sẽ mở ngành Tương Lai Học là không cần thiết bởi vì cái được dạy phục vụ cho tương lai, mang trạng thái xa rời hiện tại thì dù có giỏi cách mấy vẫn chỉ là tương lai. Tương lai có rạng rỡ hay không tuỳ thuộc vào phút giây hiện tại. Trong quá khứ con người đã không tiên liệu được khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra vào khoảng tháng 9 năm 2008 thì làm sao có thể biết được trong tương lai sẽ không tái diễn những khủng hoảng như thế. Chính phủ ra sức kích cầu tiêu dùng nhưng nếu người dân không có tiền thì làm sao kích cầu trong khi tiền thì đổ vào các công ty lớn, còn người dân không được hỗ trợ về mặt tài chính. Đó là nghịch lý của cái gọi là giải quyết khủng hoảng. Hiện tại đang có khủng hoảng và con người thích giải quyết khủng hoảng hơn là thực tập để không có việc khủng hoảng xảy ra. Hiện tại, khủng hoảng đã có mặt và điều cần thiết là làm thế nào để sống an lạc với khủng hoảng và biết kiềm chế bản thân để xem khủng hoảng là chuyện bình thường. Ngày 1-9 được lấy làm Ngày Thế Giới Sống Trong Hiện Tại, theo đó những kế hoạch, dự án hay giải quyết vấn đề đều phục vụ cho hiện tại. Hiện tại có rỡ ràng thì tương lai mới rực rỡ được. Hiện tại xám xịt thì tương lai sức mấy sáng sủa.
Bằng chứng cho thấy kinh tế thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng và đề cao giá trị tư bản, con người làm nô lệ hay trả giá cho chính cái mình tạo ra. Dính mắc vào kinh tế thị trường và toàn cầu hóa không chỉ khủng hoảng theo kiểu đơn phương độc mã mà sự dính mắc này tạo ra phản ứng dây chuyền. Kinh tế thị trường dù định hướng tư bản hay định hướng xã hội chủ nghĩa cũng vậy thôi, đều là sự dính mắc vào chủ nghĩa tiêu thụ, lợi nhuận, số lượng, hay vẻ hào nhoáng bên ngoài trong khi chất lượng nền kinh tế hoàn toàn không được để ý tới. Bây giờ khủng hoảng tài chính nhưng trong tương lai khủng hoảng lương thực là điều không thể tránh khỏi khi diện tích nông nghiệp giảm dần và các vùng đồng bằng ngày càng ngập mặn. Con người chắc chắn sẽ quay trở về việc phát triển nông nghiệp nhiều hơn phát triển công nghiệp, công nghệ hay vũ trụ. Nhà chính trị nghiên cứu hiện tại để nhìn thấy tương lai. Hiện tại mang dáng dấp của thiếu thốn và nghèo đói, con người cần ăn để sống hơn là tiện nghi. Hiện tại không được sửa chữa, số người đói vì thế sẽ gia tăng thêm nữa. Buông bỏ những tiện nghi tốn kém không chỉ bảo tồn được thiên nhiên mà còn giúp duy trì các thành quả nông nghiệp để nuôi sống con người. Liên Hiệp Quốc chắc chắn biết được kỷ nguyên của thế kỷ 21 không phải kỷ nguyên của phát minh vượt trội, vũ trụ và khám phá thế giới mới mà là kỷ nguyên của nông nghiệp. Tức là con người sẽ quay trở về giai đoạn ban đầu của họ là tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái và qui mô hơn. Buông bỏ thói quen tiêu xài hay thói quen cho rằng phát triển gắn liền với bằng phát minh sáng chế để thấy những điều bấy lâu tin vào đều lầm tưởng. Sự lên ngôi của chủ nghĩa tiêu thụ đã qua và đã đến lúc nó phải thoái vị nhường chỗ cho tiết kiệm và sống giản đơn. Bản thân Anan luôn hưởng ứng các công cuộc tiết kiệm năng lượng nhưng muốn làm điều đó, hãy ngưng dạy con cháu của mình tham gia vào các chiến dịch tiêu thụ. Hiện tại với sự khủng hoảng kinh tế, con người đã giảm tiêu thụ rất nhiều, vấn nạn thất nghiệp xảy ra và chính phủ lại gia tăng tài trợ kích cầu, tức là tiếp tục quay lại con đường cổ xúy cho tiêu thụ và cho rằng sức mua càng cao thì kinh tế sẽ phục hồi cũng như phát triển trở lại. Thất nghiệp hiện tiền vì việc chia sẻ công việc ít quá. Nếu một người giảm giờ làm để nhường công việc cho người khác, có phải có nhiều người được làm việc hay không. Tiền lương giảm đi đồng nghĩa với tiêu thụ ít lại nhưng việc làm lúc nào cũng có. Thực tập cách sống trong hiện tại để tìm kiếm hạnh phúc trong những điều bình dị hơn là chạy đua theo lối tiêu thụ vô bổ, để rồi đến khi không đủ khả năng thỏa mãn, con người cố gắng tạo ra nhiều loại việc làm không cần thiết, khủng hoảng kinh tế khiến cho các loại việc làm này dư thừa và con người ngày càng ngập ngụa trong khủng hoảng.
Bản thân nhà chính trị bị sốc bởi khủng hoảng kéo dài và dự báo có thể lâu hơn nữa. Khủng hoảng tạo ra khổ đau cho người nghèo lẫn người giàu. Người giàu mất đi tiền của nhưng vẫn có thể sống tốt được còn người nghèo lại nghèo thêm và thiếu đói. Điều này minh chứng cho việc con người sẽ phải buông bỏ những khổ đau cũ để đối diện với khổ đau mới: nỗi đau của cái nghèo rình rập. Nếu không buông bỏ được nỗi đau cũ, họ sẽ gánh trên vai, oằn cả lưng để chất chứa hay tập hợp các nỗi đau. Buông bỏ các nỗi đau thì họ sẽ thấy khỏe hơn nhiều. Sở dĩ có nỗi đau nghèo đói vì con người thích đưa ra tiêu chuẩn cho cái giàu và các chỉ số chứng minh cho việc thoát nghèo. Sự sống đâu có yêu cầu phải đưa ra tiêu chuẩn hay chỉ số để theo đuổi chi trong khi mọi thứ đã tự quyết định. Việt Nam sau bao nhiêu năm nổ lực để thoát nghèo và cái nghèo chưa giải quyết được thì khủng hoảng kinh tế làm cho số hộ nghèo tăng trở lại và lại phải bắt đầu từ đầu. Các nhà chính trị đặt ra mục tiêu dĩ nhiên để giúp người nghèo có cơ sở mà cố gắng vươn lên, nhưng chính mục tiêu này lại gây đau khổ cho người trong việc chạy đua hay cố gắng quá sức để đạt mục tiêu. Cái mà con người cần không phải là mục tiêu kia mà cái cần nhất là làm sao trong khủng hoảng vẫn có thể sống hạnh phúc, hạnh phúc một cách đường hoàng và không bị nghèo đói dìm chết. Sở dĩ ta nghèo vì những tiếng gọi của cái giàu bao vây chúng ta, xiết chặt lấy những tâm hồn tức tưởi, bắt ta phải chấp nhận cái này đòi hỏi cái kia.
Nghèo đói khiến một người đàn ông dùng súng bắn vào những người vô tội với tâm trạng buồn bực vì mất việc làm xảy ra vào đầu tháng tư năm 2009 tại toà nhà Hội Công dân, thị trấn Binghamton, tiểu bang New York, Hoa Kỳ là minh chứng cho sự quẫn trí, mặc cảm thua kém và bị chế giễu. Con người thích đánh giá người khác qua bằng cấp, chất lượng công việc và số tiền họ có trong ngân hàng nhiều hơn là nhìn vào bản chất thân thiện của con người. Nếu được quan tâm và không bị khinh miệt, chắc chắn người đàn ông này sẽ không xử sự bạo lực như vậy. Hiện tại đã quá khổ đau nhưng con người thích châm dầu vào lửa, thêm mắm thêm muối để làm cho vết thương thêm rát, khổ đau vì thế tăng dần. Nếu không biết cách giải quyết và đối diện, con người lại đi tìm bạo lực mà giải quyết. Thực hết sức vô lý. Xã hội phải biết cách giáo dục con người sống có lối thoát trong hiện tại hơn là tạo ra những con người chỉ biết bó tay. Xã hội có trách nhiệm rất lớn cho cái chết của những người tại Hội Công dân hơn là đổ lỗi cho người đàn ông kia. Ông ta chỉ là nạn nhân của một xã hội cho phép sử dụng súng tràn lan, đánh giá quá mức về đồng tiền và xem thường tính mạng con người. Nếu người đàn ông này biết cách thực tập sống trong hiện tại, ông ta sẽ đối diện với nỗi đau thất nghiệp và nỗi đau bị chế giễu một cách kiên cường. Thất nghiệp là cơ hội để ông ta nhìn lại cách chi tiêu của mình, điều gì đáng xài và điều gì không nên xài. Người khác chế giễu vì họ tôn thờ vật chất mà vật chất đâu có bền lâu, có đó rồi mất đó, những người như vậy đáng thương hơn đáng trách. Người đàn ông sẽ có thì giờ tiếp xúc với các điều kiện mầu nhiệm đang có mặt ở xung quanh, chúng giúp bản thân điều tiết trạng thái căng thẳng và bình tĩnh trở lại. Khi đó ông ta có thể sáng suốt vạch ra các kế hoạch tìm việc mới và sống bình thản với tai nạn thất nghiệp của mình. Bản thân xã hội cũng cần thực tập sống trong hiện tại, quán chiếu nguyên nhân vì sao người đàn ông này có hành động kinh khủng. Những lời lên án hay chỉ trích chỉ làm cho hiện tại thêm đau khổ và nặng nề. Tha thứ là cách xoa dịu nỗi đau để hiện tại có thể được tiếp tục.

Hiện tại là nền tảng của hoà bình, theo đó tâm an trú trong hiện tại, nhận biết hiện tại cho dù hiện tại là hạnh phúc hay khổ đau. Những gì nhà chính trị làm ngày hôm nay quyết định vận mệnh của đất nước ngay chính lúc ấy và đi vào tương lai. Nói về lịch sử, những gì mà thời đại Lý Trần làm tại Việt Nam khi xưa có tác động đến dân chúng vào thời gian ấy mà thôi và dĩ nhiên sẽ có sự tiếp nối trong tương lai nhưng điều mà vua chúa làm lúc bấy giờ trước hết là vì sự an nguy, thịnh vượng và hoà bình của triều đại hiện tiền của mình. Bây giờ cũng vậy, đảng nào nắm chính quyền đều phải lo cho hiện tại hơn là làm những gì trong hiện tại để bảo vệ cho cái 50 năm tới. Hiện tại có quyền năng rất lớn trong việc xây dựng niềm tin, cởi bỏ những rào cản và biết lời hứa có thực hiện hay không. Con người sống trong hiện tại trân quý từng giây phút trôi qua của sự sống, vì thế họ biết điều gì nên làm và điều gì không nên làm. Hoà bình không dành cho quá khứ hay tương lai mà hoà bình thực sự có mặt trong hiện tại, an trú trong hiện tại tức là an trú trong hoà bình. Hoà bình là kỳ quan của hiện tại nhưng con người hay đấu tranh cho những thứ không phải là kỳ quan nên còn lâu mới thấy được hoà bình. Buông bỏ những đấu tranh đó đi là tiếp xúc được với hoà bình ngay trong cơ thể và khi hoà bình từ bên trong đầy dẫy nơi thân tâm, con người mới bắt đầu nhận diện hòa bình đang lắp đầy không gian và thời gian, hòa bình đó là bây giờ và ở đây. (16)

(Theo sách: Kế Hoạch Chấn Hưng Nhân Loại - Minh Thạnh)
Xem thêm tại: http://vn.myblog.yahoo.com/sc_minhthanh


Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách