Ngọn đèn chánh pháp

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Ngọn đèn chánh pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Ngọn đèn Chánh pháp

Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, dạy các Tỷ kheo:

Này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này Ananda, thế nào là vị Tỷ kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Này Ananda, ở đời, vị Tỷ kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy vị Tỷ kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.

(ĐTKVN, Trường Bộ I, Kinh Đại Bát Niết Bàn [trích], VNCPHVN ấn hành, 1991, tr.584)


LỜI BÀN:

Trước khi Thế Tôn nhập Niết bàn, một trong những di huấn quan trọng sau cùng của Ngài cho hàng đệ tử là:

"Hãy nương tựa vào chính mình, dùng ngọn đèn Chánh pháp để soi sáng cho cuộc đời của mình, không nương tựa vào bất cứ điều gì khác". Vì thế, mỗi người con Phật trong sự nghiệp tu hành luôn tâm niệm "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi", không hề ỷ lại hay dựa dẫm vào bất cứ thế lực nào ở bên ngoài. Quá trình chuyển hóa thân tâm hướng đến thanh tịnh, an lạc là do sự nỗ lực của tự thân dưới ánh sáng của ngọn đèn Chánh pháp.
Như Lai đã trao cho chúng ta ngọn đèn, vấn đề là phải tự thắp sáng đời mình để phá tan hôn ám của vô minh.
Quảng Tánh ( Nguồn : http://www.giacngo.vn/ )

Ngày nay, ngọn đèn CHÁNH PHÁP của Đức Thế Tôn vẫn còn tại thế gian, đó là điều may mắn cho chúng ta. Chúng ta chỉ nên theo ngọn đèn ấy, Chớ có mong cầu nơi ngoại đạo !


_()_
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Ngọn đèn chánh pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

tangbong tangbong tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Khéo nói

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

.
Khéo nói

Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Mahavàna, dạy các Tỷ kheo: Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm lỗi và không bị những người có trí chỉ trích. Thế nào là năm?

Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lời liên hệ đến lợi ích, nói lời với từ tâm.

Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm lỗi và không bị những người có trí chỉ trích.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Bà la môn, phần Lời nói, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.701)


LỜI BÀN:
Thiện thuyết có nghĩa là khéo nói, nói sao cho "vừa lòng nhau" như ông cha ta từ bao đời nay đã đúc kết kinh nghiệm quý báu "Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

Hành xử và nói năng sao cho vừa ý, đẹp lòng nhau là cả một nghệ thuật sống với nền tảng là sự chân thật, minh triết và từ bi. Đôi khi người ta hay ca ngợi một người nào đó sao khéo ăn nói vì biết cách thuyết phục người để làm lợi cho riêng mình, khiến người khác làm theo chủ ý của mình. Thực ra, hành vi và cách nói năng này không phải là thiện thuyết, khéo nói mà là ỷ ngữ, nói lời thêu dệt, phù phiếm, nịnh hót làm mê hoặc người.

Theo tuệ giác Thế Tôn, để trở thành người khéo nói, trước hết phải nói đúng lúc. Xác định đúng thời điểm để mở lời về một vấn đề nào đó rất quan trọng. Nếu cảm thấy chưa đúng thời thì không nên nói vì dù có nói ra cũng không mang đến kết quả.

Kế đến, khéo nói chính là nói thật vì không có gì mầu nhiệm, cao siêu hơn nói về sự thật. Đành rằng, không phải nói ra bất cứ sự thật nào cũng có lợi cho mình và người, cho nên phải chờ đúng lúc mới nói. Và một khi đã hợp thời thì quyết không bưng bít hay nói sai sự thật.

Mặt khác, lời nói phải nhẹ nhàng, hòa ái nhằm mang đến sự tin cậy và hòa hợp trong sự mong ước mình và người đều được lợi ích. Quan trọng hơn, lời nói phát ra vì lòng từ, vì tình thương, luôn mong muốn cho người được an lành, lợi lạc. Cho nên những ai biết "nói như hoa" đúng lúc, đúng với sự thật, nhu hòa, lợi ích và từ ái thì chắc chắn người này gặt hái được nhiều an vui, hạnh phúc.

Không phải không có nguyên nhân khi người xưa nói "tai họa từ miệng mà ra". Do vậy, tu tập để chuyển hóa những lời nói thô ác trở nên thiện lành nhằm tránh xa những xung đột, bất hòa, khổ não là điều cần thiết trong đời sống hàng ngày của mỗi người con Phật.


QUẢNG TÁNH

Nguồn : http://www.giacngo.vn/


_()_
autumnbabyc
Bài viết: 21
Ngày: 29/03/09 23:39
Giới tính: Nữ

Re: Ngọn đèn chánh pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi autumnbabyc »

Cảm ơn bạn quang_tam3

Các bài bạn post rất hay....rất khéo nói...đúng nơi, đúng lúc, hợp người, hợp cảnh... =D>


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ngọn đèn chánh pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

cám ơn lời khen của bạn tangbong
được cùng thảo luận , học tập , chia sẻ với các thầy, các bạn Phật tử là niềm hạnh phúc của Quang Tâm.
Chúc các đạo hữu an lạc và tự tại.


_()_
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Lợi ích của giữ giới

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Lợi ích của giữ giới

Một thời Thế Tôn trú ở Pàtaligàma, dạy các cư sĩ:

Này các gia chủ, có năm sự lợi ích cho những ai giữ giới, sống theo giới luật. Thế nào là năm?

Ở đây, này các gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sẽ có tiền của dồi dào vì không phóng dật. Ðó là sự lợi ích thứ nhất cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

Lại nữa, này các gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật được tiếng tốt đồn xa. Ðó là sự lợi ích thứ hai cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

Lại nữa, này các gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật khi đi vào hội chúng nào, hoặc Sát đế lỵ, hoặc Bà la môn, hoặc gia chủ, hoặc Sa môn, người ấy đi vào với tâm thần không sợ hãi, không bối rối. Ðó là sự lợi ích thứ ba cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

Lại nữa, này các gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sẽ chết với tâm hồn không rối loạn. Ðó là sự lợi ích thứ tư cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

Lại nữa, này các gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh vào thiện thú, thiên giới. Ðó là sự lợi ích thứ năm cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

(ĐTKVN, Trường Bộ I, kinh Đại Bát Niết Bàn, VNCPHVN ấn hành, 1991, tr.562)


LỜI BÀN:

Năm giới mà hàng Phật tử tại gia phát nguyện vâng giữ, thọ trì là nền tảng đạo đức căn bản để kiện toàn nhân cách của người con Phật. Sau khi quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến tấn thọ trì năm giới: Không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối và không uống rượu nhằm trau dồi đạo đức, trưởng dưỡng đạo tâm, xây dựng cuộc sống bình an và hạnh phúc.

Theo tuệ giác của Thế Tôn, người nào tuân thủ trọn vẹn năm nguyên tắc đạo đức này thì luôn gặt hái nhiều lợi ích và thành công trong cuộc sống. Trước hết là giữ gìn được tiền bạc, tài sản do công khó làm ra. Tiền bạc tuy không phải là yếu tố chính quyết định hạnh phúc nhưng thiếu hụt cũng gây ra khốn đốn nhiều bề. Thế nhưng, do tập khí phóng dật, người ta thường để hao tán của cải vì đam mê rượu chè, cờ bạc và chi tiêu vô bổ.

Người có đạo đức, sống giữ giới thì mọi người đều yêu thương, tôn trọng và kính nể. Không chỉ có uy tín trong cộng đồng, tiếng tốt đồn xa, người sống có giới đức luôn thanh thản, tự tin với chính mình và mọi người. Họ không hề phân vân, hổ thẹn hay sợ hãi khi gặp gỡ bà con, bè bạn hay đi tới những chốn đông người. Quan trọng hơn, người một đời sống đạo đức khi lâm chung sẽ ra đi trong tỉnh giác, không mê loạn, không hối hận ăn năn về những việc ác đã gây tạo trong đời. Nhờ tâm thanh thản và thanh tịnh nên họ sẽ tái sanh vào cõi lành.

Vì vậy, sống đạo đức, có giới hạnh để mang lại lợi ích cho tự thân và xã hội trong hiện tại và cả tương lai luôn là nếp sống của những người con Phật.

QUẢNG TÁNH

Nguồn : http://www.giacngo.vn/



_()_
Hình đại diện của người dùng
Cavoi
Bài viết: 138
Ngày: 07/05/09 01:31
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Ngọn đèn chánh pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Cavoi »

tangbong Bài viết hay quá.Kết tập lại được những điểm quan trọng;hy vọng nhận được cả những ý kiến(lời bàn) riêng của đạo hữu nữa ạ.Chúc đạo hữu thường an lạc và thỏa thích trong chánh pháp. :)


"Stop complaining said the farmer,
Who told you a calf to be?
Why can’t you have wings to fly with,
Like the swallow, so proud and free?..."
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách