Hiệp ước xóa bỏ cấm vận kinh tế và án tử hình

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Van hoa doanh nghiep
Bài viết: 40
Ngày: 23/04/09 23:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Hiệp ước xóa bỏ cấm vận kinh tế và án tử hình

Bài viết chưa xem gửi bởi Van hoa doanh nghiep »

Kế Hoạch Chấn Hưng Nhân Loại
Nền tảng từ bi và bảo vệ sự sống cho mọi quyết định hoạt động
của Liên Hiệp Quốc hay bất kỳ nền chính trị nào

Hiệp ước xóa bỏ cấm vận kinh tế và án tử hình


Xóa bỏ cấm vận về mặt kinh tế là biểu hiện của tình thương con người hơn là thỏa hiệp hay giải quyết các bất đồng giữa quốc gia này hay quốc gia kia. Mục đích của cấm vận không phải để chống lại một dân tộc mà chống lại một đảng phái hay chính quyền nào đó. Tuy nhiên người gánh chịu hậu quả nhiều nhất là người dân của quốc gia và bỗng nhiên trở thành nạn nhân của các thế lực thù địch và đối đầu nhau. Người dân có thể không đứng về phe nào của quá trình đối nghịch nhưng họ phải gánh chịu hậu quả của tất cả mọi thứ. Cấm vận kinh tế như cuộc chiến tranh ngầm theo kiểu giết người từ từ, theo đó con người không đủ khả năng tiếp cận với thức ăn, thực phẩm, thuốc men hay các điều kiện gia tăng sản xuất. Cấm vận chứng minh cho hiện trạng yếm thế của chính phủ áp đặt lên một chính phủ khác, đồng thời làm giảm đi một người bạn trong quan hệ quốc tế. Thật nghịch lý nếu hai quốc gia ở gần nhưng không thể thăm viếng hay chào hỏi nhau. Cấm vận kinh tế là biện pháp lỗi thời nhất và được cho là không đúng đắn khi một nhà chính trị biết thực tập tình thương. Người dân của quốc gia bị cấm vận không đáng phải chịu khổ, nhất là trẻ em, người già và phụ nữ. Toàn cầu hóa kinh tế thế giới có những mặt tiêu cực nhưng mặt tích cực là không chấp nhận sử dụng quyền lực chính trị tạo các rào cản trong giao thương quốc tế vì điều này chỉ làm kiệt quệ chính nước đi cấm vận mà thôi. Việc Hoa Kỳ xóa bỏ cấm vận Việt Nam năm 1994-1995 là một cử chỉ thiện chí và bây giờ trở thành đối tác kinh tế quan trọng của nhau. Vậy thì tại sao vẫn còn chần chừ chưa hoàn toàn xóa bỏ cấm vận kinh tế đối với Cu ba, một quốc gia nhỏ bé nhưng vẫn khát khao sống còn trên thế giới đầy dẫy những biến động? Việc xóa bỏ này không có nghĩa chính quyền Hoa Kỳ nhượng bộ chính quyền Cu ba mà việc làm này chứng minh hai nước muốn trở thành bạn bè của nhau, chấm dứt nhiều thập niên thù địch, không chỉ mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ mà còn tạo thuận lợi cho người dân Cu ba có thể phát triển, nhất là trẻ em. Thiết nghĩ tất cả các quốc gia tham gia Liên Hiệp Quốc đều ký kết một Hiệp ước mang tên Xoá Bỏ Cấm Vận Kinh Tế hoặc Hiệp ước Không Bao Giờ Cấm Vận Kinh Tế. Với hiệp ước này, tất cả các nước không sử dụng quyền lực chính trị hay mạng lưới đồng minh của mình áp đặt, ngăn cản, cấm đoán việc tự do buôn bán, làm ăn, đầu tư hay chuyển tiền từ các thương vụ chính đáng lên các quốc gia khác. Lịch sử sẽ trả lời về tính chất đúng đắn của học thuyết chính trị, nhưng con người cần ăn để sống và tu tập nên phát triển kinh tế lành mạnh sẽ không được phát huy nếu như con người tại một quốc gia bị cô lập về mặt kinh tế.



Song song với hiệp ước không áp dụng cấm vận kinh tế, các quốc gia cần tham gia Hiệp ước Không Áp Dụng Án Tử Hình. Điều này đồng nghĩa với việc xóa bỏ hẳn lệnh tử hình trong hiếp pháp. Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac là người ủng hộ mạnh mẽ việc đưa nội dung bãi bỏ án tử hình vào hiến pháp. Tính mạng con người không thể bị xâm phạm dưới bất cứ hình thức nào cho dù người đó có tội chồng chất bao nhiêu. Tội không thể giải quyết bằng phán quyết chết vì án tử hình chứng minh cho sự bế tắc của cả một xã hội hay một quốc gia. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tội ác của một con người là do đâu, có phải do hằng hà sa số yếu tố chính trị, kinh tế, môi trường, giáo dục, đạo đức…? Án tử hình ban ra đồng nghĩa với án tử hình cho một chế độ chính trị, một nền kinh tế, môi trường sống, nền giáo dục và đạo đức học… Người nhận án nằm trong tất cả môi trường và chịu sự chi phối của môi trường đó, cho nên hành vi phạm tội của người này do tất cả các môi trường chịu trách nhiệm. Xử bắn người này đồng nghĩa với việc công nhận tội ác của mọi đối tượng vừa nêu. Con người dù thế nào vẫn cần con đường sống. Khi họ được giáo dục và đặt trong hoàn cảnh tốt, chắc chắn họ sẽ trở nên tốt đẹp. Quản trị con người bằng các biện pháp tình thương lúc nào cũng có hiệu quả hơn là sử dụng các biện pháp trừng phạt. Tình thương khiến con người tự giác, còn trừng phạt khiến con người đối đầu khủng khiếp thêm nữa. Các nhà tù cần đổi tên thành Trung tâm Tái tạo và Nuôi dưỡng Tình thương để nhắc nhở tù nhân hãy sống vì tình thương. Năm giới cư sĩ được giảng dạy và thực tập trong nhà tù, khơi dậy bản chất yêu thương vốn có của con người. Bãi bỏ án tử hình đối với mọi tội danh là hành vi cứu người, thể hiện lòng nhân đạo và cam kết chuyển hóa khổ đau. Bất kỳ chính phủ nào còn giữ án tử hình đồng nghĩa với tâm của tập thể chính phủ đó rất bạo động, bản thân còn bạo động như vậy thì làm sao có đủ khả năng gìn giữ hoà bình cho đất nước. Trái đất nóng lên là bản án tử hình cho toàn nhân loại rồi, con người không nhất thiết phải đặt ra bất kỳ án tử hình nào nữa.

Chính quyền thường thích cấm cái này cái kia và điều cần phải cấm hơn cả là cấm sử dụng súng, vũ khí, và các chất độc có liên quan. Tiền bạc đâu phải để sản xuất vũ khí mà nên dùng vào việc nghiên cứu bảo vệ môi trường. Vũ khí dù đơn giản hay phức tạp, dù thô sơ hay hiện đại chưa bao giờ chứng minh tính chất hòa bình của nó. Nhiều người làm giàu nhờ buôn bán vũ khí. Thực chất họ đang nghèo đi mà không biết. Nếu hạn chế việc sử dụng súng bằng cách không cấp giấy phép cho những người tâm thần thì cũng vậy thôi, bất cứ ai dùng súng đều có triệu chứng tâm thần hết. Các thợ săn dùng súng bắn chết con thú và bây giờ con người lại dùng súng bắn chết chính con người hoặc chính mình. Nếu như cấm vận thì cấm vận vũ khí là tốt nhất. Những người chuyên chế tạo bom hay vũ khí và tự hào về những sản phẩm của mình là những người điên rồ. Họ cần thực tập về tình thương và tham gia các khoá tu học cách làm thế nào để yêu thương đích thực. Quốc gia nói không với vũ khí, kể cả các loại súng săn là quốc gia khôn ngoan. Sinh mạng con người quý giá không có gì có thể đánh đổi. Không thể vì lợi nhuận của các tập đoàn vũ khí hay lợi ích kinh tế mà đem sinh mạng để trên đầu ngọn súng. Ngân sách quốc gia cần cho y tế, giáo dục và bảo vệ môi trường, còn đem đầu tư mua các máy móc hay trang bị quân đội nhằm tăng cường khả năng bắn giết chỉ làm cho đất nước thêm cằn cỗi và nghèo nàn đi.

Cuộc chiến tại Iraq là một bản án tử hình tập thể, dân chủ và hoà bình đâu chưa thấy, chỉ thấy số lượng người chết cứ tăng dần theo năm tháng. Con người làm nô lệ cho những quan điểm của chính mình và tuyên bố gìn giữ hoà bình bằng chiến tranh. Ở đâu có súng đạn, ở đó có chiến tranh. Thường dân vô tội Iraq chết không biết bao nhiêu. Đây là một thứ án tử hình không cần có toà án phán quyết, không cần luật sư bào chữa và không cần đọc bản án. Chiến tranh phải có chết chóc, đó là chuyện đương nhiên nhưng tại sao hơn 20 thế kỷ đấu tranh cho hoà bình, con người chưa bao giờ có hoà bình thực sự? Sử dụng súng đạn xây dựng hoà bình và dân chủ không thể chứng minh thành công của nó và con người làm nạn nhân trong khi đáng được hưởng hoà bình và dân chủ. Con người tự ban cho mình án tử hình nên không cần ai phải phán quyết nữa. Những người được xưng là anh hùng lại là những người sát hại sinh mạng nhiều nhất. Đề cao những người như vậy đồng nghĩa với việc cổ xúy cho hành vi bạo động, thích chém giết và còn lâu mới thấy hòa bình. Những nghiệp xấu trong quá khứ hay tiền kiếp đẩy một người ra chiến trận, làm người lính, thậm chí bắn giết ngay chính đồng bào của mình. Họ trở thành anh hùng vì không tiếc thân mạng hy sinh cho tổ quốc nhưng nếu nhìn kỹ, con người đang chém giết vì ý thức hệ nhiều hơn gìn giữ hòa bình. Ý thức hệ mang tính vô thường do con người đặt ra, sống chết vì nó giống như tôn thờ cái ảo, chết vì cái ảo thì làm sao có hoà bình bền lâu được. Nhiều nước tại châu Phi trong cơn đói khát, hạn hán, dịch bệnh đang cần cứu trợ trong khi quốc gia khác sử dụng tiền của dân để chế biến và sản xuất vũ khí nhằm tiêu diệt lẫn nhau. Tổng số tiền phục vụ chiến tranh có thể xây dựng sự thịnh vượng cho một châu lục, thậm chí toàn cầu, giúp con người thoát khỏi nghèo đói và bảo vệ Địa Cầu. Nhưng chúng không được sử dụng như vậy, chúng dùng vào mục đích chiến tranh hơn. Con người đừng than thân trách phận nữa. Con người mãi sống trong chiến tranh vì con người thích thế, bằng chứng là con người đã hành động như vậy.

Anan kêu gọi chính quyền Baghdad thiết lập an ninh và hoà bình cho quốc gia mình để không biến đất nước thành một bãi xử bắn. Cấm vận vũ khí tức là nói không với việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và sử dụng vũ khí, không phải là cấm việc giao thương hàng hóa vũ khí. Nhà chính trị dứt khoát nói không với cấm vận kinh tế vì con người đến gần nhau thông qua các hoạt động kinh tế và tình thương hàn gắn con người lại với nhau. Bãi bỏ án tử hình và chấm dứt chính sách chiến tranh, cho phép con người có cơ hội sống còn thực tập thay đổi, sống có ích cho cộng đồng. Bản thân nhà chính trị thực tập tình thương để không dính mắc vào việc đưa ra các quyết định tử hình người khác hay phát động chiến tranh. Người Việt Nam hay nói: Một câu nhịn, chín câu lành. Nhường nhịn thích hợp để có hoà bình còn đòi lấn lướt thì chiến tranh xảy ra và con người gánh chịu hậu quả tất cả.

(Sách: Kế Hoạch Chấn Hưng Nhân Loại - Minh Thạnh)
Xem thêm tại: http://vn.myblog.yahoo.com/sc_minhthanh


karakifun
Bài viết: 91
Ngày: 18/08/09 08:01
Giới tính: Nam
Đến từ: vungtau

Re: Hiệp ước xóa bỏ cấm vận kinh tế và án tử hình

Bài viết chưa xem gửi bởi karakifun »

chừng nào sư tăng nhà ta, làm cho cái nước Mỹ theo đạo phật hết, hoặc là làm cho Mỹ hiểu luật nhân quả được 90% thì họa may cái hiệp ước này mới có dịp thi hành, còn bây giờ, đọc cho đỡ buồn


Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Hiệp ước xóa bỏ cấm vận kinh tế và án tử hình

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

tangbong Những lời thật hay và bổ ích , phải chi chính phủ nào cũng áp dụng thì hay quá

Đem tiền chiến tranh vũ khí làm bảo vệ môi trường và chăm sóc người nghèo bệnh hoạn

Sửa đổi những tù nhân tử hình thành những công dân lương thiện và có thể giúp họ thành Phật nữa .

Xin cám ơn


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Vũ Khúc
Bài viết: 35
Ngày: 14/11/09 23:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Hiệp ước xóa bỏ cấm vận kinh tế và án tử hình

Bài viết chưa xem gửi bởi Vũ Khúc »

Câu chuyện xóa bỏ cấm vận kinh tế có liên quan đến hội nhập toàn cầu - bức tranh về một thế giới phẳng. Xung quanh vấn đề này có hai luồng tư tưởng ủng hộ và chống đối. Mặt tốt của xu thế hội nhập toàn cầu đó là làm giảm đi rào cản, phá vỡ các trở lực trung gian trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Đương nhiên người tiêu dùng được lợi. Nhà sản xuất cũng sung sướng. Nhưng đó là nhà sản xuất nào? Các nước có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ luôn là người đi đầu trong kêu gọi và đấu tranh cho hội nhập. Có phải họ là những người có cái Tâm "bình đẳng tánh trí" như Phật pháp thường nói hay không? Có phải là họ hoàn toàn vô tư trong việc mong muốn thế giới hoàn thiện, văn minh và bình đẳng với mọi dân tộc? Nếu đúng như vậy thì các hiệp định mà các nước đó ký với các nước nghèo hơn xin ra nhập WTO muộn hơn phải nhất quán, không thay đổi hoặc có sự nâng đỡ nhiều hơn mới phải. Nhưng không, điều họ đang làm là chiều hướng ngược lại vì những quyền lợi riêng cục bộ. Như vậy bức tranh về một sự bình đẳng đang bị những Tâm ngã chấp lợi dụng và bôi bẩn. Chính vậy mà ta thấy có rất nhiều sự biểu tình hay ý kiến phản đối hội nhập của những người dân ở các nước nghèo vì nguy cơ mất việc làm và đói nghèo. Như vậy, mặc dù chúng ta nên ủng hộ cho một xu thế phá bỏ ngăn chia, nhưng chúng ta cần ủng hộ hơn nữa cho những trào lưu tiến bộ trong nhận thức con người đấu tranh cho sự phát triển bền vững trong đó lấy mục tiêu con người làm trên hết. Vì con người cần phấn đấu cho sự bình đẳng, vì con người cần cổ vũ mạnh hơn cho đạo đức chân chính, vì con người cần bảo vệ môi sinh, môi trường tự nhiên. Có lẽ Phật giáo chính là tiếng nói lương tâm mà con người trong thế kỷ XXI này cần tập trung hướng tới.

Vấn đề xóa bỏ án tử hình, tôi hoàn toàn đồng ý với bạn. Nhưng bổ sung thêm: thay cho án tử hình cần có một hình thức mà ở đó những người có tội phải lao động để tự nuôi mình và làm lợi cho xã hội như một sự trả giá (trả quả) và bên cạnh đó họ phải có những điều kiện tu dưỡng tâm linh để thực sự được sống đúng nghĩa trên cõi đời này.

Kính.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách