Giới luật là sanh mạng của người tu hành

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Giới luật là sanh mạng của người tu hành

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

16. Nghiêm Trì Giới Luật - Học Nhẫn Nhục

Giới luật là sanh mạng của người tu hành. Người phạm giới cũng bi ai, đau khổ giống như sanh mạng mình đã bị đứt đoạn. Lúc đức Thế Tôn sắp nhập Niết Bàn, Ngài đã từng nói với tôn giả A Nan rằng: “Lấy giới làm thầy.” Đây cũng là sự chứng minh về tánh trọng yếu của giới luật. Nghiêm là nghiêm minh, cũng có nghĩa là trang nghiêm minh sát. Người tu hành không được tùy tiện nói năng lung tung. Lúc nào cần thì nói, mà nói cũng phải có chừng mực, hợp pháp, không được nói năng hồ đồ. Nói theo cách khác, khi đi đứng nằm ngồi, nhất định đều phải có thứ tự, không phải là tôi muốn như thế nầy thì tôi làm như thế nầy, đó không phải là giữ giới luật.

Trì là trì giữ, cũng có nghĩa là dùng tay nắm giữ một cách cẩn thận, thời khắc nào cũng chú ý, không giải đãi. Chúng ta nên tập trung tinh thần để giữ gìn giới luật.

Giới là phòng phi, ngăn ngừa chuyện sai trái, cũng có nghĩa là cấm ngưng các việc ác, gọi là: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành,” không làm các việc ác, vâng làm các điều lành. Giới là khuyên răn trước khi chúng ta phạm tội.

Luật là trừng phạt người sau khi đã phạm tội. Ví như rắn, khi bò thì nó uốn cong mình, đến lúc chun vào ống cống thì nó thẳng mình ra, đó là công dụng của giới luật. Luật là pháp luật, bất luận khi chúng ta làm việc gì cũng phải phù hợp với quy luật, gọi là: “Không có com-pa thì không vẽ thành tròn được.” Chúng ta không nên hành động một cách tùy tiện, như làm cản trở tự do hoặc xâm phạm lợi ích của kẻ khác.

Nói tóm lại, nghiêm trì giới luật là không nổi giận. Khi công phu tu nhẫn nhục của chúng ta đã đúng mức thì dù gặp nghịch cảnh, thuận cảnh gì, chúng ta cũng đều chịu đựng được các thử thách mà không động tâm. Hơn nữa chúng ta vẫn giữ được tâm bình khí hòa và xử sự một cách điềm tĩnh. Khi đạt đến trình độ như thế, chúng ta sẽ không thể không giữ quy củ nề nếp. Phàm người không giữ quy củ là bởi công phu tu nhẫn nhục chưa đủ, cho nên họ mới không thể kiềm chế được ngọn lửa vô minh, để rồi bị nó thiêu rụi hết cả công đức mà họ đã tu được bấy lâu.

Giảng ngày 6 tháng 6 năm 1981

 

17. Không Nên Tùy Tiện Hiện Thần Thông

Tôn giả Ma Ha Mục Kiền Liên là vị có thần thông đệ nhất. Nhưng đức Thế Tôn đã nhiều lần cảnh cáo ông không được tùy tiện hiển hiện thần thông. Tại sao? Bởi vì không phải ai ai cũng có thần thông. Nếu quý vị hiện thần thông một cách bừa bãi, sẽ làm người thế tục kinh sợ, rồi khiến họ mê thích thần thông, sùng bái thần thông. Thế thì người có thần thông sẽ được cúng dường lớn, còn người không có thần thông chắc là chẳng ai muốn cúng dường. Bởi vậy đức Phật mới không cho đệ tử tùy tiện hiện thần thông, với dụng ý là bảo hộ người tu hành đời sau nầy.

Người tu hành không nên tự khoe khoang về đức hạnh, như nói là mình đã khai ngộ, mình là Tổ Sư hay là Bồ Tát. Đó là đại vọng ngữ, tương lai chết đi sẽ đọa địa ngục bạt thiệt cắt lưỡi. Đây tuyệt hẳn không phải là những lời hý luận giỡn chơi. Chỉ những hạng người vô tri, vô thức mới có thứ hành vi tự mãn như thế. Ví như người nào đó thật sự giàu có, họ tuyệt đối sẽ không nói với người khác rằng: “Các anh có biết không? Tôi có bấy nhiêu hột xoàn, bấy nhiêu ngọc quý nè. Tất cả tài sản bảo vật của toàn thế giới, nếu so ra cũng không nhiều bằng của tôi đâu.” Nếu quý vị tuyên truyền như thế, tức làm mục tiêu cho bọn trộm cướp, chúng nhất định sẽ chú ý đến quý vị và tìm cách cướp đoạt châu báu đó.

Tu đạo cũng tương tự như thế, không nên nói với người khác rằng: “Tôi có thần thông. Tôi có thể nghe Phật và Bồ Tát nói chuyện. Tôi có thể thấy Phật, Bồ Tát hiện ra trước mặt.” Hoặc giả có như thế, tức là tạo cơ hội cho Ma Vương thừa dịp nhập vào hợp tác với quý vị, chỉ huy quý vị để làm quyến thuộc của nó. Bất luận gặp cảnh giới nào, người tu hành cũng nên nhận rõ cảnh giới, chớ để cảnh giới xoay chuyển và nên dùng định lực để chuyển cảnh giới. Không nên hồ đồ, nói năng bừa bãi là mình chứng được thần thông gì, thấy được cảnh giới chi. Quý vị nên hiểu đó là do ma tác quái, nó khiến quý vị mất đạo tâm mà phát cuồng. Đó chính là hiện tượng bị “tẩu hỏa nhập ma,” chứ không phải là cảnh giới thật. Trong kinh Lăng Nghiêm có nói rất rõ về năm mươi loại ấm ma.

Tôi hy vọng mọi người nên triệt để nghiên cứu thấu đáo để khỏi bị nhầm lẫn. Nếu không thì sau nầy có hối hận cũng không kịp. Người tham thiền không nên chấp vào cảnh giới, gọi là: “Phật đến thì chém Phật, ma đến thì chém ma.” Bất luận ai đến, mình cũng chém hết. Đó là không chấp tất cả các pháp hữu vi, không chấp tất cả các hình tướng. Người tu hành nên chuyên cần nhất tâm dụng công, nếu được vậy thì còn thời gian đâu để lo những chuyện tào lao. Hơn nữa cũng không nên cống cao ngã mạn, mà cũng đừng tham danh, tham lợi. Nếu như quý vị có thứ tư tưởng và hành vi như thế, tức quý vị bị rơi vào cảnh giới của ma rồi. Người tu hành dù ở trong hoàn cảnh nào cũng không nên tự mãn, không được kiêu ngạo, hoặc nghĩ mình là nổi bậc, phi thường. Hãy cẩn thận, không nên sai lầm về nhân quả. Nếu không, chúng ta không tưởng tượng nổi hậu quả sẽ như thế nào.

Người tu hành chủ yếu là tu giới thanh tịnh, tức là ba nghiệp thân, khẩu, ý đều nên thanh tịnh. Người có thần thông, tuyệt đối không được nói là mình có thần thông; hà huống mình vốn không có thần thông mà nói bừa nói láo, há đó không phải là tạo nhân để đọa địa ngục sao? Điều đó quả thật là đáng sợ! Ai mà khẩu nghiệp không thanh tịnh thì chịu tội cắt lưỡi ở địa ngục. Vậy chúng ta chớ nên liều lĩnh. Thời khắc nào cũng phải tự quản chế mình, không nên buông thả hay nói năng bừa bãi. Nếu chúng ta trồng nhân không thanh tịnh, tương lai chúng ta nhất định sẽ gặt quả
không thanh tịnh.

http://www.chuavanphat.org/


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Giới luật là sanh mạng của người tu hành

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

tangbong tangbong tangbong tangbong
kinhle kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Giới luật là sanh mạng của người tu hành

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Cám ơn Vo Huu Bat Khong luôn quan tâm tất cả bài viết của mọi người , bạn thật là tinh tấn cafene tangbong


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách