Xuất Gia Hoàn Tục Sẽ Đọa Lạc

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Xuất Gia Hoàn Tục Sẽ Đọa Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Người người đều muốn thành Phật, nhưng thành Phật cũng cần phải có điều kiện. Ai nấy muốn làm người tốt, nhưng làm người tốt thì phải trải qua thời gian dài thử thách mà không đổi chí nguyện của mình. Cũng như lúc nào chúng ta cũng làm tất cả điều lành, không làm chuyện ác, như thế mới đủ tư cách để làm người tốt.

Trong tâm chúng ta thì muốn làm người tốt, nhưng lại có những hành vi không chịu hợp tác với mình. Như không có điều ác nào mà không làm, còn dù có chuyện thiện đi nữa cũng không chịu làm. Nếu tâm và hành động không hợp nhất với nhau, vậy chúng ta làm sao có thể bàn đến chuyện làm người tốt cho được? Lúc mới phát nguyện, chúng ta rất nghiêm chỉnh, nhưng thời gian lâu dần lại sanh tâm giải đãi, không lười biếng thì cũng là sống cho qua ngày tháng, rồi quên hết bao ý nguyện của thuở ban đầu mới phát tâm.

Như nói về người xuất gia chúng ta, thời gian mới xuất gia, chúng ta rất có tâm đạo và nỗ lực tinh tấn. Nhưng từ từ ý nguyện thuở ban đầu của chúng ta thay đổi, không biết tiến lên, mà bắt đầu làm những chuyện trái với lương tâm. Rốt cuộc chúng ta chẳng những không được thành Phật, mà lại còn bị đọa địa ngục nữa. Có người xuất gia được vài năm, nhưng không chịu nổi các khảo nghiệm thử thách. Vì bị hoàn cảnh chuyển biến, lại không đủ định lực, thế là họ hoàn tục ra đời. Từ đó họ làm những chuyện theo ý họ. Hoặc là họ sẽ phát tài lớn, hoặc sẽ làm quan to; bất quá các việc đó chỉ là những thứ huyễn hóa trước mắt. Nhưng quả báo của họ thì lại như bóng theo hình, khó mà trốn tránh.

Hôm nay tôi thành thật nói cho quý vị biết. Phàm hễ người xuất gia nào muốn hoàn tục, nhất định sẽ bị đọa lạc và chịu khổ không ngừng. Đó là sự thật và tôi cũng không khách sáo chút nào khi nói về điều nầy. Một niệm lúc mới ban đầu là xuất gia thành Phật và một niệm sau rốt là hoàn tục để làm quỷ. Đây là hai con đường mà quý vị phải lựa chọn, sự quyết định là ở trong tay quý vị đấy.

Chuyện thế gian nếu không tốt thì là xấu, không thành tức là bại, không thịnh tức là suy. Cho nên nói: “Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ đạt,” người quân tử đi lên, kẻ tiểu nhân đi xuống. Quý vị hướng thượng đi lên là đến bốn quả vị Thánh; quý vị muốn tuột đi xuống thời đọa trong ba đường ác, gọi là: “Thiện ác hai đường, tu thì tu, tạo thì tạo.”

Người có căn sâu dầy thì tu theo đường lành, người mang nghiệp nặng thì tạo đường ác. Nếu chúng ta nói những lời thành thật với họ, họ sẽ không tin. Trái lại, nếu chúng ta nói lời giả dối thì họ lại tin ngay. Vì sao? Bởi vì nghiệp chướng của họ nặng nề. Chúng ta học Phật đã nhiều năm, mà không hiểu rõ đạo lý trên, thật đáng thương thay! Tôi vốn không muốn nói về đạo lý nầy, vì nghĩ rằng quý vị đều đã biết rõ hết rồi. Nhưng giờ đây tôi mới biết là mọi người chưa hiểu rõ một cách triệt để và vẫn còn lẩn quẩn ở ngã tư đường vì đã thất lạc phương hướng.

Bây giờ tôi sẽ nhắc lại cho mọi người nghe là: Con người chúng ta đang sống trong cái biển lớn sanh tử, nếu không nổi lên được thì chỉ có chìm xuống thôi.

Tục ngữ có câu: “Trèo cao, té nặng!” Hướng thượng muốn thành Phật, nhưng chúng ta không đi lên thì không thành Phật được; còn nếu té ngã xuống thì sẽ đọa địa ngục, vĩnh viễn khó mà thoát ra.

Có người hỏi: “Rốt cuộc là có địa ngục hay không?” Tôi xin nói với quý vị rằng, như con người đang sống đây là đang ở trong địa ngục đấy. Quý vị xem, có số người phiền phiền não não, tranh cãi láo nháo không bao giờ ngừng dứt. Như thế không phải giống như ở địa ngục sao? Con người sống như thế thì có ý nghĩa gì? Lại còn có hỏa tai, phong tai, chiến tranh và những tai họa do con người gây ra, vậy cũng như là sống trong địa ngục trần gian thôi! Hãy nhìn xem, khi người mang bệnh tật trên thân thì khổ không thể nói, như lúc chứng ung thư hoành hành, họ đau đớn đến nỗi không còn muốn sống. Như thế há không phải là địa ngục sao? Nhưng người ta vẫn không nhìn thấy, buông không được, bỏ không đặng, cứ lo tham luyến cố chấp, lại không có tâm từ bi, thấy lợi quên nghĩa, thừa nước đục thả câu. Cho nên cuối cùng họ vẫn là quanh quẩn trong vòng luân hồi, không bao giờ ngừng dứt.

Thôi được rồi, tôi sẽ không nói nữa, nếu không thì mọi người sẽ sợ hãi mà bỏ chạy hết!

chuavanphat.org


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
minhthanhjp
Bài viết: 3
Ngày: 07/04/10 22:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Japan

Re: Xuất Gia Hoàn Tục Sẽ Đọa Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi minhthanhjp »

Người ta nói "Thứ nhất thì tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa". Đã có tâm tu thì tu ở đâu chẳng được. Không nhất thiết phải mặc áo nâu sồng quấn tràng hạt ,tụng kinh trong chùa mới là kẻ tu, còn tên du đãng buông dao rửa tay gác kiếm khi đã giác ngộ tính thiện là không phải kẻ tu. Phật giáo nói riêng hay các tôn giáo nói chung đều chung mục đích là đưa con người hướng đến chỗ Chân Thiện Mỹ mà thôi. Mỗi con người có mỗi hoàn cảnh, miễn là luôn từng phút giây nuôi dưỡng trong mình cái tâm hướng thiện thì đã là Phật tại tâm rồi.


NamMoADiDaPhat.Org
Bài viết: 21
Ngày: 19/03/10 15:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Atlanta - USA

Re: Xuất Gia Hoàn Tục Sẽ Đọa Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi NamMoADiDaPhat.Org »

“Đạo vô vi của Phật ân cần,
Nối theo chí Thích Ca ngày trước”

Vô vi nghĩa là không phụ thuộc, không bị ảnh hưởng, không chấp, không màu sắc, không hình tướng, không cố định vào một khía cạnh, không vì nhân duyên mà sinh ra. Vô Vi là một phương pháp giúp cho hành giả muốn trau dồi tâm linh. Vô Vi thích hợp với mọi người và mọi tín ngưỡng, trong tự do hoàn toàn, không một ràng buộc nào.

Nếu mình chưa biết phương hướng tu hành mà còn phân chia nhơn ngã, phân biệt từ hình thức sắc tướng cho đến cách hành đạo thì chính ta đã xa rời Phật tánh, xa rời con đường giải thoát giác ngộ, xa rời chánh pháp, và luôn luôn bị trói buộc vào cái mà ta cho là đúng mà người khác sai. Nếu ta còn chống đối, khinh thường, khó chịu, v.v. thì tư tưởng và tâm linh của ta bị khống chế rất nặng nề. Hãy xả bỏ, hãy đừng cho là cách hành đạo ta là hoàn toàn đúng và cách hành đạo của người khác có vấn đề. Ta nghỉ sai có lẽ bởi vì ta còn ngu mụi, chưa biết, hoặc không thấy. Hãy luôn luôn lắng nghe, luôn luôn trao dồi kiến thức. Đừng chống đối, đừng thấy lổi người mà khi. Đừng quên là mình vẫn còn là chúng sanh trong lục đạo luôn hồi.

"Chuyện người chớ móc chớ moi,
Hãy treo gương thiện mà soi lấy mình.
Ai thương ai ghét mặc tình,
Phận mình cứ giữ tâm mình cho ngay. "

"Mau thức tỉnh tu thân kẻo trễ,
Đến tội rồi cũng hối muộn màng.
Chi cho bằng ta sớm lo toan,
Gìn giới luật nghe kinh trọng Phật,
Đến lâm chung quả lành đâu mất,
Cảnh Tây Phương chư Phật đợi chờ.
Việc tu thân thiện tín hững hờ,
Chừng hoạ đến e cho khó tránh.
Môn Tịnh độ là môn cứu cánh.
Ráng phụng hành kẻo phụ Phật xưa"
Sửa lần cuối bởi NamMoADiDaPhat.Org vào ngày 12/04/10 09:56 với 2 lần sửa.


[size=110][color=#0000BF][b]B[/b]iết làm sao gieo Đạo khắp đại đồng,[/color]
[color=#800000][b]Đ[/b]ưa nhơn loại đi vào vòng hạnh phúc.[/color][/size]
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Xuất Gia Hoàn Tục Sẽ Đọa Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Nếu bị đọa lạc bởi hoàn tục sau khi xuất gia thì đó là một khẳng định không căn cứ.
Không lý nào một người từ môi trường tốt trở về môi trường xấu lại phải chịu khổ hơn xưa?
Vậy còn những người bị gọi là :phàm phu tục tử ra sao?
Một kết luận cần phải có tính cụ thể, rõ ràng !


NamMoADiDaPhat.Org
Bài viết: 21
Ngày: 19/03/10 15:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Atlanta - USA

Re: Xuất Gia Hoàn Tục Sẽ Đọa Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi NamMoADiDaPhat.Org »

tqh009 đã viết:Nếu bị đọa lạc bởi hoàn tục sau khi xuất gia thì đó là một khẳng định không căn cứ.
Không lý nào một người từ môi trường tốt trở về môi trường xấu lại phải chịu khổ hơn xưa?
Vậy còn những người bị gọi là :phàm phu tục tử ra sao?
Một kết luận cần phải có tính cụ thể, rõ ràng !
Thôi mà. Hãy từ bi hỉ xả vì có lẽ chưa hiểu đạo lý một cách sâu xa nên cũng vì theo sự hiểu biết về một khía cạnh nào đó nên buôn lời nói vậy.

" Ác thứ nhì Ỷ-Ngôn chất-chứa,
Đợi cho người lầm-lỗi xéo vày.
Của tiền nhiều tự phụ rằng hay,
Chủ ỷ thế nhiếc xài kẻ dưới.
Lắc-léo chi có ba tấc lưỡi,
Quan ỷ khôn mạt-sát dân ngu.
Nghèo ỷ lanh láo-xược lu-bù,
Ôi ! thấy thế lòng đau tợ cắt.
Khuyên bá-tánh giữ-gìn cho chặt,
Đừng để cho quỉ dắt đường cong.
Dùng từ-ngôn nói tận đáy lòng,
Dầu trên dưới cũng không mấy khác.
Chúng vô phước đời này dốt-nát,
Người khôn-ngoan chỉ-dẫn mới là.
Lời trang-nghiêm êm-ái thốt ra,
Đừng bao-biếm mới là nhơn-thiện.


Tôi chỉ khuyên hướng thiện thôi. Ai tu cách nào cũng được bởi đó là lối sống của một cá nhân đó mà thôi cũng vì hoàn cảnh vậy. Xuất gia, tại gia, bà la môn, hồi giáo, thiên chúa giáo, v.v. cũng OK hết vì đạo vô vi mà có gì đâu mà phải phiền não khi nhìn xem 1 người xuất gia rồi lại hoàn tục. Nếu mà như thế thì cảm xút bị nhiểm và cần phải diệt.

" Rán tu cho quỉ khiếp thần khâm,
Được tâm phát Bồ-Đề vững chắc.
Giữ đừng cho Ma-Vương dẫn dắt,
Thường nhớ câu Đại-Lực, Đại-Hùng.
Thắng Thất-Tình giữ vẹn Đạo-Trung,
Trừ Lục-Dục chớ cho ô nhiễm.
Thập-tam Ma diệt bằng trí-kiếm,
Rứt xong rồi vô sự thảnh-thơi.
"

Chúc tin tấn nhé.


[size=110][color=#0000BF][b]B[/b]iết làm sao gieo Đạo khắp đại đồng,[/color]
[color=#800000][b]Đ[/b]ưa nhơn loại đi vào vòng hạnh phúc.[/color][/size]
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Xuất Gia Hoàn Tục Sẽ Đọa Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

A Di Đà Phật!
Theo bài viết thì của trang web chùa Vạn Phật, chắc là Vạn Phật Thánh Thành, và theo phong thái bài viết thì có lẽ là của HT Tuyên Hóa?
Đành phải nói thật lòng, lại thêm 1 lần nữa HT Tuyên Hóa nói sai Phật pháp và gây di họa trong Phật pháp!

Nếu nói xuất gia mà hoàn tục là chắc chắn đọa lạc, cũng như nói xuất gia là phải liều mà tiến lên, cố giữ cái danh xuất gia cho bằng được, thì 1 là người này chẳng hề thông hiểu Phật pháp, 2 là do lời này gây nguy hại khôn lường, đặc biệt là trong thời Mạt pháp này! Đơn cử vài lý do sau:

- Thứ nhất: như nhiều người đã nói, tu học là việc nơi thật tâm, có tâm tu học thì ở nơi nào tu cũng được, cứ gì phải ở nơi chùa, xuất gia, đầu tròn áo vuông mới gọi là tu? Mang tâm niệm này xuy sét đường tu hành thật là ấu trĩ! Chẳng thấy trong lịch sử vô số người giữ cương vị cư sĩ, mang áo thế tục mà đạo hạnh, trí tuệ vượt ngàn vạn lần những ông xuất gia hay sao??? Có thể chấp tướng tới mức độ nói là "tâm niệm ban đầu là xuất gia để làm Phật, tâm niệm sau là hoàn tục để thành quỷ", có thể nói vậy hay không???
- Thứ hai: thời Mạt pháp chính Phật nói, căn tánh chúng sanh ngu si ám độn, nghiệp nặng phước khinh, chướng sâu huệ cạn, trong khi điều kiện xuất gia và giữ đúng bổn phận xuất gia như Kinh Luận đã dạy rất, rất khó, KHÔNG HỀ ĐƠN GIẢN NHƯ 1 SỐ KẺ HAM CÁI MÁC THẦY CHÙA NGÀY NAY COI KHINH CHUYỆN XUẤT GIA CỦA CHÍNH MÌNH! Phải biết, xuất gia là mang danh nghĩa sứ giả Như Lai, là người đại diện cho Như Lai truyền pháp, có thể coi là chuyện nhỏ sao? Nếu chẳng xứng đáng, thì tội nặng tỷ kiếp trả không xong! Chính vì lẽ đó mà Tổ Ấn Quang đã nói: "cả đời tôi không xuất gia cho 1 ai, VÌ XUẤT GIA CHO 1 NGƯỜI LÀ LÀM CHO 1 NGƯỜI ĐỌA THẲNG VÀO ĐỊA NGỤC!!!" Tổ là bậc Thánh nhân tùy nguyện xuất sanh, mà còn vì cảnh tỉnh người nói ra cái sự thật đau lòng như vậy, chuyện xuất gia có thể coi thường sao? Chẳng nhớ trong Kho Báu Nhà Thiền từng có nói: Nếu xuất gia mà đức hạnh không trong sáng tợ lưu ly, trí tuệ không siêu hơn nhật nguyệt, không đủ sức nắm đất đá thành vàng ròng, khuấy nước sông thành tô lạc (công hạnh không thể nghĩ bàn) thì DÙ CHỈ ĂN 1 HỘT CƠM, UỐNG 1 GIỌT NƯỚC, THỌ 1 TẤC TƠ CỦA ĐÀN NA TÍN THÍ QUYẾT ĐỊNH ĐỜI SAU PHẢI LÀM THÂN TRÂU BÒ MÀ KÉO CÀY TRẢ NƠ TÍN CHỦ! Chẳng đáng chiêm nghiệm để mà chỉ ham danh hão tăng ni mà dù không đủ khả năng làm gương cho muôn người lại gắng gượng mang cái áo huyễn đó hay sao??? Sao lại có tư tưởng tà vạy như vậy?
- Thứ ba: không chỉ là tự xét mình không đủ sức đảm đương, mà lý do hoàn tục sau khi xuất gia cũng có nhiều muôn ngàn không hề đơn giản! Trong đó có lý do vì thời Mạt pháp này như Phật tiên đoán trước, tà sư tà kiến đầy rẫy khắp nơi, bọn ma quỷ đội lốt Tăng, Ni nhan nhản khắp các chùa chiền, nhiều kẻ mang áo Như Lai, mượn danh nghĩa sứ giả Như lai mà mở miệng là tung rải tà kến sâu độc hủy diệt Phật pháp và làm lầm hại chúng sanh, chứ có được bao nhiêu người thật tu thật học, còn nói tới hạng Thánh Tăng, Cao Tăng như thời xưa càng là như mò kim đáy biển! Có thì không hẳn tuyệt nhiên không có Thánh nhân thị hiện, nhưng rất rất hiếm, còn ma quỷ mang lốt thầy chùa thì nhan nhản khắp nơi! Dù cho chẳng thật là ác ma đội lốt, hành theo lệnh của Ma vương Ma Ba Tuần hủy diệt Thánh Giáo Như Lai, thì cũng biết bao kẻ hạ tiện xấu xa xuất gia vào chùa chẳng từng vì giải thoát giác ngộ, chỉ chăm bẳm lợi với danh, để xảy ra vô số những thứ tệ nạn mà chỉ cần xét sơ đã rùng mình nóng lạnh! Sát sanh, trộm cướp, gian dối, thậm chí tà dâm ngay chính trong khuôn viên chùa, do những kẻ mang áo Tăng Ni làm ngày nay nhiều không thể kể xiết, mọi người có biết hay chăng? Dù những kẻ đó "ngu thì tự chịu", tự gieo ác nhân gặt ác quả, nhưng trong hàng ngũ đó nếumình chính trực, một lòng vì đạo có thể chịu nổi hay không trước thảm cảnh này, có thể nhắm mắt làm ngơ hay không? Và có thể đứng đồng hàng ngũ với hạng đó hay không??? Vậy thì, cũng có thể người xuất gia hoàn tục là vì không đồng ý với cảnh nhiễu nhương tội lỗi chốn chùa chiền, vì không muốn cùng hội với ác ma, vì muốn tìm duyên nhập thế truyền đạo tốt hơn, thì tư cách gì, căn cứ nào mà Tuyên Hóa dám cho rằng những hạng người đó thảy đều bảo đảm cầm chắc đọa lạc??? Dung túng cho ma, đồng lõa với cái xấu như rất nhiều tăng ni ngày nay đang làm lại là hành động đáng tuyên dương hay sao??? Đúng là thời Mạt pháp!!!

- Thứ tư: Nếu như lý do thứ 2, tự xét chẳng đủ đức hạnh sâu dày, trí tuệ siêu việt, nên chẳng dám nhận danh nghĩa Tăng Ni, chẳng dám thọ hạt cơm tín thí mà hoàn tục sau khi xuất gia, thì như đã nói, chẳng những chẳng đáng trách mà còn đáng trọng vì biết nhìn nhận sự thật, và biết tôn trọng Chánh pháp Như Lai. Ngược lại, hạng do câu nói của Tuyên Hóa mà ráng ôm giữ cái danh xuất gia thì được cái gì??? Là không nổi mà cố vương, là chẳng xứng mà cố nhận, là thân tâm tột nghiệt mà ráng giữ cái danh hão tăng Ni, hạng đó có thể là lợi ích chúng sanh hay không, hay là chỉ gây nên ương họa trong nhà chùa, gây nên ung nhọt trong Phật đạo? Không biết tự tỉnh xét, ngày ngày giới hạnh phạm không chừa, trí tuệ thấp kém tệ hại mà chẳng sớm tự lượng sức, cứ ráng ôm bám trong khi không có khả năng, thì chỉ là mầm nhân hủy diệt Thánh giáo thôi! Và cũng là mầm nhân đời đời đọa lạc ác đạo khó có ngày ra khỏi! Người xưa cả đời là bậc đại Cao Tăng, tu hành công đức chấn động, chỉ vì đáp sai 1 câu mà từ đại cao tăng lý ra sanh Thiên thì đổi thành kiếp yêu quái trong 500 đời (chuyện Bá Trượng Dã Hồ), trải từ thời giáo pháp của Phật Ca Diếp tới tận thời của Tổ Bá Trượng trong thời Tượng pháp của Thích Ca Như Lai cũng toàn là thân hồ ly tinh, nhục nhã, thống khổ, chỉ bởi 1 câu nói bậy, gương xưa chưa đủ sức cảnh tỉnh hay sao, hỡi hạng xuất gia không biết coi trọng Chánh pháp??? Nhân quả nghiệp báo tơ hào không sai chạy, có thể liều mạng mang bừa áo Như Lai mà không xứng đáng hay chăng? Lại nữa, người biết tự xét mà bỏ ra hoàn tục nếu là hạng vì lý do này thì đáng kinh hay đáng trọng, còn chưa rõ sao???

Đương nhiên có hạng vì ham danh lợi mà hoàn tục để thụ hưởng, mong cầu, nhưng ... dù sao hạng này cũng không hủy nhục tấm áo sa môn, không di họa cho Phật pháp bằng 1 phần rất, rất, rất nhỏ của kkẻ mang áo sa môn mà hành hạnh của ma, mà thuyết lời ma trong chính nơi ngôi chùa của Phật! Thảm trạng thời Mạt pháp đã quá thê lương, nay lại thêm lời của Tuyên Hóa làm cho đã thảm thêm thảm hay sao???

Chính vì căn cứ theo lời giáo huấn, răn dạy của Phật, của Tổ mà ngày nay tôi đời này tự thệ không bao giờ xuất gia trong kiếp này (trừ khi đã vãng sanh cõi Phật, sau khi thành Đại Thánh mới dám nhận lãnh áo xuất gia mà hoằng pháp), cũng như hễ ai có ý xuất gia thì phân tích rõ thiệt hơn để họ tự lượng lại sức mình mà bỏ ý định đó đi. Chỉ trừ hạng là Thánh nhân tái thế, đức hạnh, trí tuệ, đạo lực siêu vượt trời người mới hế tlòng khuyên nhủ xuất gia để làm lợi mình lợi người, còn không thì xuất gia còn nguy hiểm hơn tự sát!
Có 1 người từng nói: "tôi vì ban đầu lỡ nông nổi nhất thời mà xuất gia, chứ nếu tôi là mấy em, biết rõ thiệ thơn thì cam đoan xuất gia sẽ không chịu nổi những cái xấu xa trong chùa, cũng như đành phải hoàn tục thôi!". Đó là chỉ nói tới những cái kém thiếu về đức hạnh trong chùa, còn cái thảm cảnh tà kin và tà sư còn thảm hơn và gây nguy hại hơn vô số lần nữa vậy!

Xin hãy cẩn thận xem xét, xin hãy tôn trọng Chánh pháp, xin hãy tôn trọng nhân quả, xin hãy tôn trọng sự tu tập, đừng để đến khi quá muộn!!!

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Xuất Gia Hoàn Tục Sẽ Đọa Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Tuyên Hóa thích hù dọa con nít quá nhỉ !!!

Nào là... "xúi người khác làm ác, tội tăng gấp ba" ... mà sao không gấp 2 hay gấp 4 ???
Nào là... "Bệnh si đa là do trời hại người đồng tính..."


Chú Đại Bi ....đó giờ, từ cổ chí kim, từ Phật đến Bồ Tát, chư Tổ Thánh Hiền chưa ai "dám" dịch, chỉ có Tuyên Hóa dám dịch nghĩa.

Ui !!!
nhiều lắm.......gặp hoài...
Bây giờ là "xuất gia hoàn tục là đọa lạc". Chả biết căn cứ đâu nữa ...



A Di Đà Phật...


Hình ảnh
NamMoADiDaPhat.Org
Bài viết: 21
Ngày: 19/03/10 15:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Atlanta - USA

Re: Xuất Gia Hoàn Tục Sẽ Đọa Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi NamMoADiDaPhat.Org »

"Bây giờ bất luận người nào,
Không dùng của thế sắc màu cũng không.
Nói cho bổn đạo rõ lòng,
Ấy là chơn-chánh mới hòng vinh-vang."


[size=110][color=#0000BF][b]B[/b]iết làm sao gieo Đạo khắp đại đồng,[/color]
[color=#800000][b]Đ[/b]ưa nhơn loại đi vào vòng hạnh phúc.[/color][/size]
NamMoADiDaPhat.Org
Bài viết: 21
Ngày: 19/03/10 15:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Atlanta - USA

Re: Xuất Gia Hoàn Tục Sẽ Đọa Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi NamMoADiDaPhat.Org »

Phải hỏi là tại sao xuất gia hoàn tục là đọa lạc? Đọa lạc là đọa thế nào?

Dể hiểu lắm. Nếu tỉnh tâm nào có mấy hồi. Bởi vì từ bỏ giới luật thì từ bỏ giải thoát. Khi mà từ bỏ giải thoát thì xa lìa con đường giác ngộ thì cứ bị chìm mãi trong vòng lục đạo luân hồi sanh tử chớ có gì đâu mà không đúng? Cũng có nghĩa là không theo Phật nữa là theo chúng sanh. Thì theo chúng sanh thì luân hồi đọa lạc. Đọa lạc đây không phải vào thẳng địa ngục mà đó là luân hồi 6 nẽo. Nếu tương lai cố gắng tu hành mà không thối chuyển thì từ từ bước lên. Nếu vị nào làm được nhiều phước thì hưỡng những phước báo ấy. Phước báo nầy cũng có thể lên cảnh Trời vậy. Nếu làm ác thì vào cảnh giới khổ đau nhiều hơn. Trong cảnh giới thế gian chúng ta sống chung nhau mà có kẻ giàu người nghèo, kẻ xấu người đẹp, kẻ thành tưu người thất bại, kẻ thông minh người ngu dốt, v.v. Như vậy cũng đủ hiểu rồi đó.

Khi ta đọc/nghe cái gì phải thì làm. Nếu không đúng với chân lý thì đừng làm theo hén.

Ví dụ: Chúng ta đi học vậy. Nếu tốt nghiệp đại học là đắc đạo thì nếu ta học mà bỏ cuộc giữa chừng thì bạn nghĩ sao? Thì ít nhất cũng biết đọc/viết và suy nghỉ hơn là kẻ thất học vậy.

"Vậy ta nên làm việc thẳng ngay,
Cứ bền chí có ngày thông thả."


[size=110][color=#0000BF][b]B[/b]iết làm sao gieo Đạo khắp đại đồng,[/color]
[color=#800000][b]Đ[/b]ưa nhơn loại đi vào vòng hạnh phúc.[/color][/size]
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Xuất Gia Hoàn Tục Sẽ Đọa Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Như vầy tôi nghe. Một thời, Đức Phât. Thích Ca Mâu Ni đang đi du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến Kesaputta, thị trấn của các người Kàlàmà.

Các người Kàlàmà ở Kesaputta được nghe: "Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích Ca đã đến Kesaputta. Tiếng đồn tốt đẹp như sau được truyền đi về Sa-môn Gotama: Ngài là Như Lai, bậc Ứng Cúng, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiên Tuệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Sau khi tự thực chứng, Ngài đã giảng dạy chư thiên và loài người, hàng tu sĩ và cư sĩ, vua chúa cùng thường dân, Ngài đã giảng Pháp từ chặng đầu, chặng giữa, cho đến chặng cuối, tất cã đều lành (không có hâu. ý); Ngài đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiết và rõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết. Lành thay, nếu chúng tôi được yết kiến một bâc. Ứng Cúng như vậy".

Rồi các người Kàlàmà ở Kesaputta đi đến găp. Phât. Sau khi đến, có người đảnh lễ Đức Phât. rồi ngồi xuống một bên; có người nói lên với Phât. những lời chào đón thăm hỏi, sau khi nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên; có người chắp tay vái chào Phât. rồi ngồi xuống một bên; có người xưng tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên; có người im lặng rồi ngồi xuống một bên.

Sau khi ngồi xuống một bên, các người Kàlàmà ở Kesaputta thưa với Đức Phât.:
- Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, truyền giáo, bạch Đức Phât., đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Thưa Đức Phât., và một số Sa-môn, Bà-la-môn, truyền giáo khác cũng đi đến Kesaputta, Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Ðối với họ, bạch Đức Phât., chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói láo?"

Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những nghi ngờ! Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các vi. đương nhiên khởi lên phân vân. Như Lai sẽ vì quý vi. mà giãi nói.

Này các vi. Kàlàmà, chớ có tin vì người khác nói hoăc. nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.
Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng!
Các Ông nghĩ thế nào, này Kàlàmà! Lòng tham khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?

- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

- Người này có tham, này các Kàlàmà, bị tham chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, gian dâm vợ người khác, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng sân khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?

- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

- Người này có sân, này các Kàlàmà, bị sân chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, gian dâm vợ người khác, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn..

- Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng si khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?

- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

- Người này có si, này các Kàlàmà, bị si chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, gian dâm vơ. người khác, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, các pháp này là thiện hay bất thiện?

- Là bất thiện, bạch Thế Tôn.

- Đáng chê hay không đáng chê?

- Có tội, bạch Thế Tôn.

- Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách?

- Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.

- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không? Hay ở đây, là như thế nào?

- Ðược thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến bất hạnh, đau khổ, ở đây, đối với chúng con là vậy.

- Như vậy, này các Kàlàmà, điều Ta vừa nói với các Ông: "Chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. ".

Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí quở trách; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên.
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.
Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết như sau: "Các pháp này là thiện; Các pháp này là không đáng chê; Các pháp này không bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này Kàlàmà, hãy tự đạt đến và an trú!

Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không tham, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy, là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?
- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

- Người này không tham, này các Kàlàmà, không bị tham chinh phục, tâm không tràn đầy sân si, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không gian dâm vơ. người khác, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy hạnh phúc an lạc lâu dài hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không sân, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?

- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

- Người này không sân, này các Kàlàmà, không bị sân chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không gian dâm vợ người khác, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho người ấy hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.
- Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không si khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?
- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

- Người này không si, này các Kàlàmà, không bị si chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không gian dâm vơ. người khác, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại hạnh phúc an lạc lâu dài cho người ấy hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, các pháp này là thiện hay bất thiện?

- Là thiện, bạch Thế Tôn.

- Các pháp này là đáng chê hay không đáng chê?

- Không đáng chê, bạch Thế Tôn.

- Bị người có trí quở trách hay được người có trí thán phuc.?

- Ðược người trí thán phuc., bạch Thế Tôn.

- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến hạnh phúc an lạc không, hay ở đây, là như thế nào?

- Ðược thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến hạnh phúc, an lạc. Ở đây, đối với chúng con là vậy.
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.
Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này Kàlàmà, hãy chứng đạt và an trú! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên.
- Này các Kàlàmà, vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Từ biến mãn một phương; cũng vậy phương thứ hai; cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư.
Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Từ, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân.

Vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Bi biến mãn một phương; cũng vậy phương thứ hai; cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư.

Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Bi, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân.

Vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Hỷ biến mãn một phương; cũng vậy phương thứ hai; cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư.

Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Hỷ, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân.

Vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Xả biến mãn một phương; cũng vậy phương thứ hai; cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư.

Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Xả, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân.

Thánh đệ tử ấy, này các Kàlàmà, với tâm không oán như vậy, không sân như vậy, không uế nhiễm như vậy, thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, người ấy đạt được bốn sự an ổn:

i) "Nếu có đời sau, nếu có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sanh lên cõi thiện, cõi trời, cõi đời này"; đây là an ổn thứ nhất vị ấy có được.

ii) "Nếu không có đời sau, nếu không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, thời ở đây, trong hiện tại, ta tự sống với tâm không oán, không sân, không phiền não, được an lạc"; đây là an ổn thứ hai vị ấy có được.

iii) "Nếu việc ác có làm, nhưng ta không có tâm ác đối với ai cả, và nếu ta không làm điều ác, sao ta có thể cảm thọ khổ đau được"; đây là an ổn thứ ba vị ấy có được.

iv) "Nếu việc ác không có làm, như vậy, cả hai phương diện (do ta làm vô ý hay cố ý), ta quán thấy ta hoàn toàn thanh tịnh"; đây là an ổn thứ tư vị ấy có được.

Thánh đệ tử ấy, này các Kàlàmà, với tâm không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị có được bốn an ổn này.
- Sự việc là như vậy, bạch Thế Tôn! Sự việc là như vậy, bạch Thiện Thệ! Thánh đệ tử ấy, bạch Thế Tôn, với tâm không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị có được bốn an ổn:
"Nếu có đời sau, nếu có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ được sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này"; đây là an ổn thứ nhất vị ấy có được.

"Nếu không có đời sau, nếu không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác thời ở đây, trong hiện tại, ta tự sống với tâm không oán, không sân, không phiền não, được an lạc"; đây là an ổn thứ hai vị ấy có được.

"Nếu việc ác có làm, nhưng ta không có tâm ác đối với ai cả, và nếu ta không làm điều ác, sao ta có thể cảm thọ khổ đau được"; đây là an ổn thứ ba vị ấy có được.

"Nếu việc ác không có làm, như vậy, cả hai phương diện (do ta làm vô ý hay cố ý), ta quán thấy ta hoàn toàn thanh tịnh"; đây là an ổn thứ tư vị ấy có được.

Vị Thánh đệ tử ấy, bạch Thế Tôn, với tâm không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị có được bốn an ổn này.

Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Chúng con nay xin quy y Phât., quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Phât. nhận chúng con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, chúng con xin trọn đời quy ngưỡng.
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 12/04/10 16:05 với 1 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Xuất Gia Hoàn Tục Sẽ Đọa Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Đoa. hay không thì phãi tư. người đó biết mà thôi. Giống như người uống nước nóng lanh. tư. biết. Làm sao mà đê. tữ HT Tuyên Hóa lai. nói lời cuc. bô. như vầy nhĩ.... :D :D

Cách diễn giãi cũa Van. Phât. Thánh Thành là cách giãi cỗ điễn cuc. bô. và mang đâm. nét văn hóa cũa người Trung Hoa nghiêng về siêu hình.

Cách giãi này hoàn toàn khác cách diễn giãi trong kinh Kalama, đi rất xa với quan điếm trung đao. cũa Phât. Giáo, nên không cần thiết phãi nghe theo.

Theo tôi cách diễn giãi năng. về phương tiên. mang tính cuc. bô. cũa Van. Phât. Thánh Thành (nhắm vào môt. nhóm nhõ người tu hoc. ỡ Van. Phât. Thánh Thành tôn vinh thầy mình là nhất-nuôi ngã thêm to là ỡ chỗ này) này hiên. nay không hơp. thời (không khế lý, không khế cơ) thì có thễ như ĐH ThiênTinh, DCT, TQH, và các ĐH khác đã nói ỡ trên là nếu không hơp. thời thì không cần thiết phãi nghe theo hoăc. cho là đúng.

ĐH Giới Đinh. Tuê. vì muốn chia sẽ với chúng ta nên post bài ỡ đây rất tốt nhưng ĐH GDT nên dùng "Khỗ" "Vô Thường" "Vô Ngã" và "Không" đễ ấn chứng coi bài có hơp. với quan điễm cũa PG hay không rồi mới nên post lên.

Cá nhân tôi vì không thích hơp. các giãng cũa HT Tuyên Hóa nên tôi không mua sách, thĩnh dĩa, hoăc. nghe bài giãng cũa Van. Phât. Thánh Thành... :D

Tôi không đồng ý với đê. tữ HT Tuyên Hóa nhiều chỗ như sau....không còn kinh Lăng Nghiêm thì Phât. pháp không còn, ho. thiêt. biết nói chơi. Luc. Tỗ Huê. Năng chứng đao. nhờ kinh Kim Cang chẵng lẽ đê. tữ HT Tuyên Hóa mới là bâc. bồ tát còn người hoc. kinh Kim Cang chĩ là hàng A La Hớn hay sao... :D

Tóm lai. phương tiên. râu ria bìa chéo không cần chú trong. :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xuất Gia Hoàn Tục Sẽ Đọa Lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Nên biết người giảng cho đối tượng nào, nhiều khi mình không phải là đối tượng nên cảm thấy khó hiểu.

2. Nếu nghe không hợp, mình có quyền chọn thầy khác để nghe, không cần phải nói nặng lời.

3. Trung Quốc và Việt Nam cố nhiên là khác, nhiều khi các vị sư Trung Quốc giảng cho người Trung Quốc nên người Việt mình khó nghe và ngược lại. Tôi thấy ở Việt Nam cũng còn các bậc Tài Đức Vẹn Toàn, Giảng Kinh Thuyết Pháp vẫn hay, mình có thể tìm nghe, vì họ giảng phù hợp với người Việt hơn vì họ cũng là người Việt. Nhưng tùy mỗi người thôi, nghe ai thấy hợp thì nghe và theo học, bất luận là người nước nào.

4. Thời nay người Phật Tử nghe pháp cũng phải cẩn thận, phải tự mình nghiên cứu học hỏi Phật Pháp kỹ càng, phải đọc Kinh Phật thẳng trước rồi hãy nghe lời giảng hay chú giải của các vị khác về Kinh đó.

Tôi thì thích cái cổ xưa nhiều hơn là việc hiện đại, kể cả người giảng. Phần nhiều tôi nghe những vị Hòa Thường hoặc các Sư Bà lớn tuổi, nếu không thì đọc bài của các Tổ lúc xưa vài trăm năm trước. Theo lời Kinh và lời dạy của các tổ đi trước mà tu hành, hoặc so sánh với những giảng sư hiện đại, nếu phù hợp thì nghe, nếu không phù hợp thì có quyền không nghe.

Cái ngộ của người thời xưa, các tổ thật là thâm sâu, khế hợp với lời Phật, ta có thể bái các ngài làm Thầy của mình nếu hiện tại không tìm được minh sư.


5. Theo tôi hiểu người có thể xuất gia rồi hoàn tục 7 lần. Nhưng thời nay 2-3 lần là đã đủ cho mọi người biết đường mình đi rồi. Như vậy chuyện xuất gia rồi hoàn tục luôn, hoặc xuất gia lại thì cũng chỉ là việc bình thường thôi. Bênh Nam Tông người ta hay ở chổ là xuất gia rồi hoàn tục rất bình thường, và sau khi hoàn tục không bị người đời khinh chê (vì ít ra họ cũng có hiểu biết Phật Pháp vì từng được đào tạo) thì ra làm cư sĩ sẵn biết đạo pháp cũng hay chứ sao. Bênh Bắc Tông thì cũng được hoàn tục nhưng có lẽ mọi người nghĩ không hay về họ? Cái nầy là do hiểu lầm thôi, nếu ai cũng biết xuất gia hoàn tục là chuyện thường, luật cho phép và làm đúng luật, chứ không phải là trái luật hay là chuyện gì sấu hổ hay kỳ lạ cả và người ra đời làm cư sĩ cũng hiểu biết Phật Pháp và tiếp tục tu hành thì cũng đâu có gì là ngại.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách