Giới luật lấy tâm tư làm gốc

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Giới luật lấy tâm tư làm gốc

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

THIỀN CỦA LUẬT

Hòa Thượng Kim Cang Tử

Tạp Chí Nghiên Cứu Phật Học Số 6 /1992 (Hà Nội)

Người ta thường coi giới thuộc về sự tướng. Vì giới luật chủ trương sự phòng ngừa điều sai trái và uốn nắn tình hình xảy ra mà thi hành cho đúng đắn nên phải bầy ra tỉ mỉ mọi chi tiết xuất phát từ thân miệng (hai nghiệp) của người ta gây nên rõ rệt, pháp đoán mọi lý lẽ để sửa chữa cho được nghiêm chỉnh.

Phàm điều gì đã bộc lộ hành vi phạm tội lỗi là đều do đầu mối ở cái tâm (hay ý) bất chính và si mê mà ra.

Mỗi khi xử đoán một điều gì về giới luật cho ai, cần phải xét cái tâm người đó xem có phải cố ý hay vô tâm (cố tình hay vô tình). Cố ý làm thì đúng là sai phạm, vô tâm thì kết nhẹ hay vô tội.

Như vậy rõ ràng: giới luật lấy tâm tư làm gốc. Nói về làm các điều lành hay điều đúng giới luật, muốn được tinh vi cũng phải xét ở cái tâm như thế.

Về Thanh văn đạo giới luật của bảy chúng thụ trì gọi là “giới tâm”- giới bản là tâm yếu của giới luật.

Mỗi khi người nào trót phạm điều gì thì bậc thầy răn bảo:
Tự trách tâm ngươi, nên phải từ bỏ điều đó”.

Về Bồ Tát đạo, các thứ giới pháp của Đại thừa đều gọi một tên chung là “Tâm giới”, chủ yếu ngăn ngừa cái tà phi từ lúc tâm niệm mới bắt đầu manh nha ra. Đây là đối lại với Tiểu thừa. Giới của Tiều thừa nếu chỉ kể theo hai nghiệp thân và miệng gây ra chính thì lại thường gọi là “thân giới”.

Kinh Đại thừa lăng nghiêm nói “Tiếp tâm là giới”.
Không tĩnh tâm thì lỗi lầm hay mắc phải.
Tâm giới lại thâm ý của luật Tứ phận tôn sùng.

Ngài Nam sơn luật sư đối với chế giáo (chế giáo là luật trạng Thính giáo là Kinh tạng. Thính giáo cũng gọi là Hoá giáo nhưng nghĩa có khác chút ít) lập ra hai thứ giới thâm phòng và phận hạn. Phận hạn tức là tâm giới.

Giữa luật và thiền có những danh từ : “thiền giới”, “thiền luật” tương quan. Nghĩa là thiền định với giới pháp, thiền tông với luật tông có liên quan mật thiết với nhau. Vì thiền là tâm của Phật, luật là hạnh của Phật. Cho nên thiền với luật đi sát với nhau. Trong luật pháp có đủ cả thiền định tính.

Chiếu theo tinh thần Tứ phận luật tông biểu thị về thiền pháp, ngài Đạo Tuyên đã căn cứ vào tôn chỉ, mục đích của luật về thiền, nêu lên phương hướng gọi là “Thường nhất chi giáo”.

Đặc điểm là điều trong luật dạy “Ưu nhất thiết thời thường nhỉ nhất, tâm niệm trừ chư cái”. Nghĩa là: “lúc nào cũng nhất tâm luôn chuyên niệm diệt trừ năm thứ che lấp”.

Ham muốn : ham mê dục lạc bị che tâm tính.
Tức giận : trái ý giận bực, bị che lấp tâm tính.
Hay ngủ : mờ mịt lòng dạ, bị che lấp tâm tính.
Ngủ vừa để đề nuôi mắt dưỡng thân thì là đúng, nếu ham ngủ li bì vô điều độ thì là nết hư, chướng ngại đạo pháp.
Lời Phật dạy: “Đừng vì ham ngủ mà bị thiệt mất lợi ích của cả cuộc đời”.

Phải nghĩ lửa vô thường đốt cháy thế gian, nên mau cầu độ thoát.
Bọn giặc phiền não thường rình giết người quý hơn kẻ thù, sao cứ mê mết không tỉnh táo ra? Rắn độc phiền não nó ngủ ở trong tâm người; ví như có con rắn độc nằm lịm trong buồng đem cái móc trì giới khử nó đi! Rắn ngủ ra rồi thì mình mới nằm yên được, nếu cứ để nó đấy mà ngủ lấy được, đó là người không biết tự thẹn.

Ngài Sa Môn Thủ Toại chú thích, viện dẫn thêm:
Ngủ là che lấp chân tính thêm lớn “vọng hoặc vô minh”). Trong lúc ngủ mệt thân thể thô tháo không biết xấu hổ. Ngài Tôn giả A na luật đà là con trai vua Bạch Phạn, em thúc bá của Phật xuất gia vẫn cứ ham ngủ, Phật quở rằng:

Này này ngủ chi gì lắm,
Như trai hến ngao sò;
Giấc ngủ chướng nghìn năm,
Không được nghe hiệu Phật.

Nghe vậy Tôn giả khóc lóc trách mình, suốt bảy ngày liền không ngủ, bị hỏng đôi mắt thịt, nhưng lại được có thần thông “Mắt đạo thiên nhỡn” soi khắp thế giới Đại thiên rõ như nhìn trong lòng bàn tay; lại được chứng phép Tam muội rất kỳ diệu (trích dịch trong Kinh Di giáo, tiết Hổ thẹn thứ tư.

Trong kinh Đại thừa thường nói:
“Chư Phật, chư đại Bồ Tát trong giấc ngủ cũng vẫn làm Phật sự, lợi ích vô lượng chúng sinh.”
Trạo hối: não loạn không ngừng, bị che lấp tâm tính.
Nghi pháp: ngờ vực giáo pháp, bị che lấp tâm tính.
Trừ bỏ được năm điều trên thì tâm tính phẳng lặng sáng suốt không bị huỷ phạm, dẫn tới đắc định phát tuệ mà thành đạo vậy.

Có năm đoạn kệ dạy răn như sau:

Kệ nói và ham muốn:

Dục lạc khi cầu khổ, được thì hay sợ hãi
Khi mất lại não nùng, không có lúc nào vui.
Vạ dục lạc như thế, sao lại không chịu bỏ.
Đắc mọi thiền định lạc, không bị cái gì lừa.
Dục lạc thật khó gỡ, lấy gì mà gỡ ra.
Chí có quán “thực tướng” là không bị ràng buộc.
(Quán thực tướng là quan sát mọi hành tướng trong thế gian, do thể tính chân thực ứng hiện ra tất cả, không bị lầm lạc theo đuổi những cái mà bị sa đoạ sinh tử luân hồi)

Như vậy các pháp quán, hay diệt mọi lửa dục.
Như trận mưa rào lớn dập tắt lửa cháy đồng.

Kệ nói về tức giận:
Dù không tội gieo vào không bị sự khiển trách.
Còn nên sẵn lòng lành nữa là họ đã khổ.
Hãy xét lão bệnh tử nào ai tránh khỏi đâu.
Nên khởi lòng từ bi sao nỡ đối xử tệ.
Thường đem lòng từ bi Định tâm tu thiền định.
Không nên mang mối hận Mã não hại người ta.
Nếu muốn diệt tức giận Nên suy nghĩ lòng thành.
Ở một nơi tĩnh mịch Đẹp mọi sự não lòng

Kệ nói về hay ngủ:
Lửa chết đương đốt khắp thế gian
Không cầu thoát khỏi còn ngủ yên.
Như người bị trói giong đi chết.
Mất mạng đến nơi ngủ được sao.
Ngủ là mê nuội chỉ mơ màng,
Nó cướp ánh sáng của người đó.
Màng ngủ phủ lòng chẳng biết gì
Ham ngủ mất nhiều công đức lợi.

Kệ nói về trạo hối:
Trạo loạn khó tiếp tâm
Như voi say thả rổng.
Hối não như trúng tên
Đâm sâu không rút ra.
Điều đáng kiêng thì làm
Đáng làm lại không làm
Lửa áo não đốt lòng
Sau phải sa đường dữ
Người có tội hay hối
Biết hối rồi thì thôi.
Như vậy tâm yên vui.
Đừng nên vướng vấn mãi
Có hai thứ hối tâm
Không làm hay đã làm
Hối hận như vậy mãi
Đó là hạng người ngu.

Kệ nói về nghi pháp:
Như người giữa đường rẽ
Ngờ vực cứ quanh co
Với “thực tướng” mọi pháp
Ngờ vực cũng như vậy.
Ngờ nên không cần cầu
Thực tướng của mọi pháp
Bởi si mê sinh ngờ
Trong pháp lành chẳng lành
Sinh tử và Niết bàn
Quyết định có thực pháp
Điều đó chớ sinh ngờ.
Nếu sinh lòng ngờ vực
Tử ngục tự giam mình
Hươu bị sư tử vồ.
Không thể giải thoát được.

Năm đoạn diệu kệ trên trích dịch trong bộ Đại Trí Độ luận quyển thứ 17.

http://www.thuvienhoasen.org/kct-thiencualuat.htm


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Thọ Phật giới tức nhập chư Phật vị

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

GIỚI LUẬT

Viên Âm - Số 91 trang 7 năm 1950

I. YẾU ĐIỂM GIỚI LUẬT

Bài trước đã nói đại cương sự quan hệ của giới luật, ở đây nói rõ thêm và phân biệt ranh giới giữa đại thừa luật và tiểu thừa luật.

Giới luật là một trong ba tạng giáo điển của Phật đà. Hai tạng Kinh và Luận có xen sự nghị luận của các Bồ tát và các đệ tử Phật v.v... Về luật thì nhất định chỉ có đức Phật mới chế định mà thôi. Đức Phật căn cứ vào nhất thế chủng trí, như sự thật mà thuyết minh giới luật cốt xứng hợp hành vi của hàng đệ tử với thường trú chơn tâm cứu cánh chơn thật của muôn loài vạn vật. Muốn thấy sự thật của muôn loài vạn vật như Phật, phải nghiêm trì giới luật; muốn đạt được chơn hạnh phúc hoàn toàn của nhơn sinh, tức là cảnh giới Phật Đà, cũng phải nghiêm trì giới luật. Đức Phật dạy: "Thọ Phật giới tức nhập chư Phật vị", "Giới luật là đại sư của các ngươi, cũng như ta còn tại thế", "Giới luật còn là đạo ta còn". Người không nghiêm trì giới luật là người phản bội đức Phật, đi ngược cảnh giới giải thoát là cảnh giới thường trú chơn tâm, không thể thấy sự thật và hưởng hạnh phúc chơn chính. Người thọ trì giới luật, không những không phạm đến các điều ngăn cấm của Phật đã chế ra, mà hành vi hàng ngày càng xứng hợp với oai nghi khuôn mẫu. Oai nghi là những hành vi như đi đứng nằm ngồi v.v.... đúng theo một khuôn mẫu, quy tắc đã định. Đại thừa hay tiểu thừa luật đều y vào bốn yếu điểm sau:

1. TÁC: Nghĩa là tạo tác. Những người chưa thọ trì giới pháp, nay y theo pháp tắc oai nghi, làm lễ thọ giới. Nếu xét lại từ trước đến giờ, vì lầm lạc đã tạo ra nhiều điều phi pháp, cũng y theo quy tắc luật chế mà sám hối; về sau nếu còn vô tình phạm đến các giới điều đã cấm, thì cũng y theo phương pháp mà sám hối lại.

2. CHỈ: Nghĩa là ngăn dứt. Đối với những hành vi bất thiện như ngũ nghịch, thập ác ... quyết ngăn dứt mà không làm. Một nghĩa nữa nếu giữ gìn giới luật tinh tấn thì vô minh vọng tưởng sẽ ngăn dứt mà không phát sanh lại được nữa.

3. TRÌ: Có hai nghĩa: a) Trì xả, nghĩa là đối với những điều ác, quyết bỏ hẳn, không bao giờ làm lại, dù có hại đến tánh mạng. b) Trì thủ, nghĩa là đối với việc thiện quyết giữ gìn làm theo không để bỏ qua, dù là một việc thiện rất nhỏ.

4. PHẠM: Nghĩa là những hành vi không hợp pháp, trái với điều đã ngăn cấm; điều này mới là quan hệ. Người cầm cân giới luật cần phải sáng suốt, thông hiểu tất cả những tâm lý hành vi của hành giả. Căn cứ vào giới luật Đại thừa hay Tiểu thừa mà ấn định có phạm luật hay không. Lại còn phải căn cứ vào tâm niệm (nhất là tâm niệm) vào thời gian và nghiệp cảnh ( ) là thế nào mới có thể định đoạt là phạm hay không phạm. Ví dụ về giới sát sanh: Giết một con vật, đối với Thanh văn tiểu thừa là phạm nhẹ, đối với Đại thừa bồ tát thì phạm giới nặng, vì làm mất căn bản Từ bi tâm. Còn phải căn cứ vào tâm niệm cố ý lầm lạc, khi khởi tâm giết hại mạnh hay yếu, trong thời gian khởi tâm giết hại, đến khi giết và sau khi giết, trong khoảng thời gian ấy, trực tiếp hay gián tiếp, hối hận hay không hối hận, ác niệm tăng hay giảm, và nghiệp cảnh giết hại có thích hợp với lòng ưa muốn không (Như móng tâm muốn giết con bò mà khi giết lại giết lầm con trâu v.v..). . Từ khi móng tâm, trải qua thời gian đến nghiệp cảnh kết quả, một tâm niệm không thay đổi là tội nặng nhất. Nếu trong đó, móng tâm thì hăng hái hoặc vì một thiện niệm đến khi làm và sau khi làm thì hối hận hoặc gián tiếp, hoặc làm việc không kết quả như ý muốn, thi phạm tội nhẹ. Tùy theo những cảnh huống ấy mà định đoạt phạm hay không phạm, tội lỗi nhẹ hay nặng. Tội lỗi nặng nhẹ có chia làm ba loại thượng, trung và hạ. Về Đại thừa thì chú trọng nhất về tâm niệm. Bốn điểm yếu trên này làm khuôn khổ cho tất cả giới luật, dù Đại thừa hay Tiểu thừa cũng vậy.

II. NĂM THỪA LUẬT

Giáo pháp của Phật dạy có chia ra năm thừa sai biệt khác nhau, giới luật cũng y theo đó mà có năm thừa.

Năm thừa luật là Nhơn thừa luật, Thiên thừa luật, Thanh văn thừa luật, Duyên giác thừa luật và Bồ tát thừa luật. Nhơn thừa luật là năm giới của Ưu bà tắc, ưu bà di. Thiên thừa luật là mười thiện giới. Hai hạng trên này gồm cả tại gia và xuất gia (Bát quan trai giới cũng nhiếp ở trong này). Thanh văn thừa luật và Duyên giác thừa luật chỉ đặc biệt riêng cho hàng xuất gia, gồm có bốn chúng Sa di (con trai), Sa di ni (con gái), có mười giới; Tỷ kheo(đàn ông) có hai 250 giới, Tỷ kheo ni (đàn bà) có 350 giới; có luật tăng đến 500 giới. Duyên giác thừa luật gồm ở trong Thanh văn chứ không có luật riêng. Bồ tát thừa luật gồm cả tại gia và xuất gia, phổ thông đều theo giới kinh Phạm võng, có tất cả 58 giới, chia ra 10 giới nặng và 48 giới khinh.

Năm thừa luật trên đây, tùy theo căn cơ trình độ, hoàn cảnh mà lãnh thọ, trong đó chia ra có đại thừa và tiểu thừa sai khác nhau. Như bốn thừa trước thuộc về tiểu thừa luật, một thừa sau tức bồ tát thừa là thuộc về đại thừa luật.

III. NHẤT THỪA LUẬT

Nhất thừa luật, không phải ngoài năm thừa luật trước mà có, tức là chỉ cho Đại thừa bồ tát. Đây cũng căn cứ vào giới kinh Phạm võng, 10 điều trọng và 48 điều khinh làm căn bản. Như người tùy theo hoàn cảnh, muốn làm khuôn mẫu đạo đức về nhơn đạo, chỉ thọ trì năm giới tại gia, nhưng thâm tâm muốn phát bồ đề tâm, hồi hướng về quả vô thượng bồ đề, nên dù ở hoàn cảnh triền phược gia đình, có thể thọ trì thêm giới bồ tát luật gọi là Ưu bà tắc bồ tát hay Ưu bà di bồ tát. Còn hàng xuất gia, chí khí trượng phu, trang nghiêm nhơn tướng làm khuôn mẫu cho muôn loài, cũng thọ giới bồ tát là hàng sa di bồ tát, sa di ni bồ tát, tỷ kheo bồ tát, tỷ kheo ni bồ tát v.v... Cho nên, năm thừa luật cũng không ngoài nhất thừa luật mà có, mà cuối cùng năm thừa luật đều quy nạp vào nhất thừa luật cả. Nhất thừa luật mới thật là mục tiêu cứu cánh về giới luật. Và cũng chính bản ý của Phật hiện thân ở thế gian này. Muốn chỉ định hành vi của Nhất thừa bồ tát luật (tức Đại thừa luật) cần phải căn cứ vào ba phương diện sau này:

a) Phương diện tiêu cực nghĩa là nghiêm trì tất cả giới luật oai nghi một cách rốt ráo thanh tịnh, tuyệt hẳn bao nhiêu lỗi lầm nhỏ nhiệm không có thể phạm được.

b) Phương diện tích cực nghĩa là thâu nhiếp tất cả những điều thiện mỹ thế gian, xuất thế gian, hữu lậu vô lậu, để áp dụng vào hành vi đạo đức của mình. Hai phương diện trên này thiên trọng về tự lợi.

c) Phương diện cứu cánh lợi tha. Đến phương diện thứ ba này mới thật hoàn toàn cứu cánh của người thọ trì giới pháp đại thừa. Nghĩa là một hành vi gì, không cần kể đến có lợi hay có hại cho mình, miễn hành vi ấy có lợi cho quần chúng, một cách thiết thực về hiện tại cũng như về tương lai, thì chơn chính đại thừa Phật tử triệt để thi hành ngay, không do dự lùi bước. Chỉ có người phát đại bồ đề tâm, mới thọ trì nhất thừa luật. Người ấy mới xứng với hai chữ Phật tử.

LỜI PHẬT

Thọ giới Phật dạy là được dự vào hàng chư Phật.

Giới luật còn là đạo ta còn.

Giới luật là vị đạo sư của các ngươi,

cũng như ta còn tại thế, không có sai khác.

http://www.thuvienhoasen.org/tamnhu-tri ... ap2-07.htm


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách