THÁNH QUẢ TU ĐÀ HOÀN

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

THÁNH QUẢ TU ĐÀ HOÀN

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Năm mới Ts Kính chúc chư đ/h " Một năm thân tâm thường an lạc" _ sau xin cho hỏi ?
1_ Thánh quả Tu Đà Hoàn có phải là quả Nhập lưu ? _ nhập lưu có nghĩa là gì?
2_ Thánh quả Tu Đà Hoàn được ĐỨC PHẬT BỔN SƯ nói đến trong Kinh Nào?
3_ một Phật tử Tu _ Hành như thế nào thì được thánh quả Tu Đà Hoàn ?
4_ một khi đã đạt được Thánh quả Tu Đà Hoàn thì có còn bị rơi vào 3 đường ác nữa không ?
mong chư đ/h hoan hỷ chỉ bày- thành tâm cảm ơn
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: THÁNH QUẢ TU ĐÀ HOÀN

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

sotam26 đã viết:1_ Thánh quả Tu Đà Hoàn có phải là quả Nhập lưu ? _ nhập lưu có nghĩa là gì?
Nhập thánh lưu bất đọa phàm phu.
sotam26 đã viết:2_ Thánh quả Tu Đà Hoàn được ĐỨC PHẬT BỔN SƯ nói đến trong Kinh Nào?
Kinh Tiểu Thừa giảng rất tường tận.
sotam26 đã viết:3_ một Phật tử Tu _ Hành như thế nào thì được thánh quả Tu Đà Hoàn ?
Chắc làm không nổi đâu.
sotam26 đã viết:4_ một khi đã đạt được Thánh quả Tu Đà Hoàn thì có còn bị rơi vào 3 đường ác nữa không ?
Còn lên xuống trong cõi trời và người vài lần nữa. Quyết không còn đọa ác đạo.


Kính ĐH


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: THÁNH QUẢ TU ĐÀ HOÀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"sotam26"]
1_ Thánh quả Tu Đà Hoàn có phải là quả Nhập lưu ? _ nhập lưu có nghĩa là gì?
Nhập là Vào
Lưu là Dòng (Nước)

Tức nghĩa là Nhập Vào Dòng Thánh. Sao gọi là Nhập Vào Dòng Thánh? Tức là không còn ở địa vị phàm phu nữa, từ đây thẳng tiến đến quả vị A La Hán, thoát ly tam giới sanh tử luân hồi.
2_ Thánh quả Tu Đà Hoàn được ĐỨC PHẬT BỔN SƯ nói đến trong Kinh Nào?
Tìm đọc ở các Kinh Hệ Nikaya. Kinh Kim Cang Bát Nhã cũng có nói sơ về việc nầy.
3_ một Phật tử Tu _ Hành như thế nào thì được thánh quả Tu Đà Hoàn ?
Kinh Kim Cang dạy sáu căn luôn luôn hoặc không còn dính chấp sáu trần nữa thì gọi là Tu Đà Hoàn.
4_ một khi đã đạt được Thánh quả Tu Đà Hoàn thì có còn bị rơi vào 3 đường ác nữa không ?
Tu Nhân Thừa giữ Năm Giới đã không bị đọa vào đường ác trở lại làm người rồi.

Huống chi Tu Đà Hoàn là tu tập theo Thanh Văn Thừa cao hơn nữa.

Tu Đà Hoàn còn gọi là Thất Lai. Nghĩa là chỉ còn 7 đời lai vãng nhân thiên là thành A La Hán, tức giải thoát tam giới sanh tử luân hồi vào Hữu Dư Niết Bàn.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: THÁNH QUẢ TU ĐÀ HOÀN

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

cảm ơn đ/h Thánh trí ,nguylinhtam .Ts xin được hỏi thêm :
1_ một Phật tử Tu Nhân Thừa _ giữ 5 giới_ đời sau không đọa vào 3 đường Ác, được sinh làm người _ ĐÚNG . Nhưng một người tu 5 giới có chắc chắn rằng mãi mãi không đọa vào đường ác không ? có nghĩa là đời đời sinh làm người cũng nhớ là mình tiền kiếp đã tu 5 giới nên đời này mới được làm người! ( cái này khôg chắc lắm phải không đ/h) -
2_ Một Phật Tử vì sao phải Qui Y TAM BẢO ? QUI Y PHẬT _ QUI Y PHÁP _ QUI Y TĂNG .
qui y TAM BẢO có lợi ích gì cho một chúng sinh?
kính mong đh hoan hỉ chỉ bày.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: THÁNH QUẢ TU ĐÀ HOÀN

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

1-Nếu 5 giới không bị khuyết phạm, chắc chắn người là cảnh giới tái sanh thấp nhất với vị ấy. Nhưng nhớ được tiền kiếp thì lại là chuyện khác hoàn toàn.
2-Quy y là quay về nương tựa, y cứ vào. Phật Pháp Tăng là tối thượng tôn quý, là con đường duy nhất thoát khổ, là đại diện cao thượng ở đời.
Nếu giữa bảo tố nguy hiểm đến tính mạng, có lâu đài kiên cố vững chắc, có những túp lều xiêu vẹo, bạn sẽ chọn nơi nào để nương nhờ?

Hãy tự tìm hiểu thêm, tri thức chỉ cách bạn một cái Click chuột thôi, quá gần, phải tự thân nỗ lực.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: THÁNH QUẢ TU ĐÀ HOÀN

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

sotam26 đã viết:1_ một Phật tử Tu Nhân Thừa _ giữ 5 giới_ đời sau không đọa vào 3 đường Ác, được sinh làm người _ ĐÚNG . Nhưng một người tu 5 giới có chắc chắn rằng mãi mãi không đọa vào đường ác không ? có nghĩa là đời đời sinh làm người cũng nhớ là mình tiền kiếp đã tu 5 giới nên đời này mới được làm người! ( cái này khôg chắc lắm phải không đ/h) -
Cái này không chắc lắm thưa Đạo Hữu. Nhưng nếu ĐH hiểu ý nghĩa Kinh Địa Tạng và tu hành đúng như pháp thì làm được nguynlinhtam trích ra đây:
Trong đời sau, như có chúng sinh không làm lành, mà làm ác, nhẫn đến kẻ chẳng tin luật nhân quả, kẻ tà dâm, vọng ngữ, kẻ lưỡng thiệt, ác khẩu, kẻ hủy báng Ðại Thừa. Những chúng sinh có tội nghiệp như thế chắc phải bị đọa vào ác đạo.

Nếu gặp được hàng thiện tri thức khuyên bảo quy y với Ngài Ðịa Tạng Bồ tát chừng trong khoảng khảy móng tay, những chúng sinh đó liền đặng thoát khỏi báo khổ nơi ba ác đạo.

Nếu người nào có thể quy kính và chiêm ngưỡng đảnh lễ ngợi khen, cùng dưng cúng những y phục, đồ ăn vật uống, các thứ trân bảo... Thời người đó, trong trăm nghìn muôn ức kiếp sau, thường ở cõi trời hưởng thọ sự vui thắng diệu.

Hoặc lúc phước trời hết, sanh xuống chốn nhơn gian, vẫn còn thường làm vị Ðế Vương trong trăm nghìn kiếp; lại nhớ được cội ngành nhân quả trong các đời trước của mình.

Này Ðịnh Tự Tại Vương! Ngài Ðịa Tạng Bồ tát có sức oai thần rất lớn không thể nghĩ bàn, nhiều sự lợi ích cho chúng sinh như thế. Các ông, những bực Bồ tát, phải ghi nhớ kinh này hầu tuyên truyền lưu bố rộng ra”.



Nhưng bạn phải hiểu lý luận phương pháp tu hành cho đúng mới được.

sotam26 đã viết:2_ Một Phật Tử vì sao phải Qui Y TAM BẢO ? QUI Y PHẬT _ QUI Y PHÁP _ QUI Y TĂNG . qui y TAM BẢO có lợi ích gì cho một chúng sinh?


Tam Bảo là Tự Tánh. Tu hành thành Phật là trở về với Tự Tánh. Nếu không quy y thì làm sao tu hành thành Phật?


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: THÁNH QUẢ TU ĐÀ HOÀN

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Vãng Sanh Cõi Cực Lạc Liền Được Vào Vị Nhất Sanh Bổ Xứ.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: THÁNH QUẢ TU ĐÀ HOÀN

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Thành tâm cảm ơn đh tqh009 _ nhờ đh quở trách mà Ts cố gắng tìm kiếm, vì Ts vốn chậm lụt !!
Kính chư đh:Trước thành tâm cảm ơn chư vi đã chỉ bày, sau xin có đôi lời. Ts là hành giả độn căn , nên nghĩ Tu Hành theo Phật , thì phải Tu_ Học từ thấp lên cao, do vậy tự nghĩ trước tiên phải QUI Y TAM BẢO , gìn giữ 5 giới cho hàng tại gia :” SÁT, ĐẠO, TÀ DÂM, VỌNG, TỬU.” Tuy vẫn biết giáo Pháp ĐỨC PHẬT BỔN SƯ THUYẾT GIẢNG RẤT BAO LA , CAO THÂM KHÔNG THỂ NGHỊ BÀN. cõi TỊNH ĐỘ của Phật A DI ĐÀ không thể nghị bàn. Nhưng Ts vẫn lo tín Tâm mình chưa đủ dù hằng ngày vẫn thường Niệm Hồng Danh PHẬT A DI ĐÀ. Do vậy mới hỏi về Quả Tu Đà Hoàn quả vị đầu tiên mà phàm phu có thể đạt được , để mong không còn đọa trong 3 đường ác !
Nay tìm được bài viết của thầy Thích Đức Thắng nói về quả Tu đà Hoàn , hết sức là vui mừng , nên post lên chia xẻ cùng chư đh hữu duyên.
THÁNH QUẢ TU ĐÀ HOÀN
1. Tu-đà-hoàn (srota-āpanna), còn phiên là Tu-lũ-đa A-bán-na, là quả Thánh đầu tiên trong bốn quả Thanh Văn, là sơ quả, quả vị đạt được khi hành giả đã đoạn trừ sạch mọi kiến hoặc, nhờ hành giả thấy được lý của Tứ đế, đạt được mắt trí tuệ vô lậu thanh tịnh. Nhờ vào đây mà hành giả có thể đến thẳng quả Dự lưu, không đọa vào ba đường ác nữa, nên gọi là pháp vô thối đọa; nhưng vì hành giả của quả vị này còn chưa chứng nhập vào quả vị nên chưa gọi là quả mà gọi là hướng, có nghĩa là hành giả có một tâm vị cuối cùng trong mười sáu tâm vị để chứng nhập vào quả vị Tu-đà-hoàn, nên hành giả cần phải hoàn thành nốt tâm vị mười sáu mới hoàn thành được quả, là phải đoạn trừ hết kiến hoặc của ba cõi, dùng tất cả mười sáu tâm vị mà nhập vào địa vị vô lậu Thánh đạo. Thánh giả trong mười sáu vị kiến đạo vì căn cơ có chậm có nhanh nên phân ra làm hai: (1) Tùy tín hành, là chỉ cho những vị căn độn, chậm chạp, tự mình không thể lịch duyệt văn bản giáo pháp, chỉ tin vào những lời dạy của người khác mà được ngộ đạo. (2) Tùy pháp hành, chỉ cho những vị có lợi căn bén nhạy, tự mình có thể lịch duyệt văn bản giáo pháp của Phật theo pháp mà thực hành. Vì ở đây hành giả tùy theo căn cơ mà theo pháp hành, đoạn được kiến hoặc của ba cõi, có nghĩa là người đang đi nghịch lại dòng sinh tử luân hồi, nên dự vào dòng Thánh và chứng nhập vào sơ quả của bậc Thánh, cho nên gọi là Dự lưu.
Tu-đà-hoàn phân ra làm hai vị nhân quả, tự nhập vào từ “Kiến đạo” sơ tâm cho đến thập ngũ tâm, đó là giai đoạn tác nhân hướng đến quả Tu-đà-hoàn; giai đoạn này gọi là Tu-đà-hoàn hướng. Sau khi hành giả đạt được Tu-đà-hoàn hướng rồi thì tiếp theo là phải hoàn thành vị cuối cùng của “Kiến đạo” là thập lục tâm vị (Khi hành giả tiến vào kiến đạo thì phải dùng trí vô lậu mà hiện quán về Tứ đế thì sẽ được mười sáu loại trí tuệ gọi là thập lục tâm, tức là đối với Tứ đế, mỗi đế tự sanh ra bốn cách lý giải cộng lại thành mười sáu), nếu vị này hoàn thành được thì đạt được quả vị Tu-đà-hoàn rốt ráo, đó chính là cái quả của Tu-đà-hoàn, là cái sơ quả chính trong bốn Thánh vị của Thinh Văn thừa. Theo Thông lộ ký của Ngũ giáo chương 50 thì hành giả của quả Dự lưu được phân ra làm ba loại: (1) Hiện ban Dự lưu, là khi “Tư hoặc” ba cõi của hành giả đều đoạn tận thì sẽ đạt được quả vô học mà chứng nhập vào Bát Niết-bàn, dành cho các hành giả thuộc vào hàng có lợi căn. (2) Hiện tiến Dự lưu, nhờ có tiến tu mà hành giả đoạn trừ được sáu phẩm trước cho đến chín phẩm “Tư hoặc” của dục giới, mà chứng nhập vào “quả Nhất lai” cùng chứng nhập vào “quả Bất hoàn” dành cho hành giả thuộc vào hàng có căn cơ hạng trung. (3) Thọ sanh Dự lưu, chỉ cho những hành giả sinh qua lại trong cõi trời hay cõi người hoặc một, hai lần cho đến bảy lần thuộc vào hàng có căn độn chậm lụt. Đó chính là hai thuộc tính của nhân quả Tu-đà-hoàn.
Thích Đức Thắng
(Nguồn: TS. Pháp Luân số 60)


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: THÁNH QUẢ TU ĐÀ HOÀN

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

kimcang đã viết:Vãng Sanh Cõi Cực Lạc Liền Được Vào Vị Nhất Sanh Bổ Xứ.
Đâu mà nhanh dữ vậy DH? Hay là viết nhằm!


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: THÁNH QUẢ TU ĐÀ HOÀN

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

kimcang đã viết:Vãng Sanh Cõi Cực Lạc Liền Được Vào Vị Nhất Sanh Bổ Xứ.
Thật đấy VHBK
Kính VHBK


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: THÁNH QUẢ TU ĐÀ HOÀN

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Nhất Sanh Bổ Xứ Nghĩa Là Chỉ Còn Một Đời Thành Phật

Ở Các Thế Giới Giống Như Là Cõi Ta Bà Tu Thì Phải Trải Nhiều Kiếp Sanh Tử Trong 3 Cõi.

Vãng Sanh Cõi Cực Lạc Thì Chỉ Là Tu Có Một Đời Không Còn Sanh Tử Luân Hồi Như Vậy Là Nhất Sanh Bổ Xứ Rồi.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: THÁNH QUẢ TU ĐÀ HOÀN

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

nguynlinhtam nghe Pháp Sư Tịnh Không giảng này VHBK xem qua nha:
http://tinhkhongphapngu.net/bai-giang/2 ... -tho1.html

Cho nên muốn khai đại trí tuệ cứu cánh viên mãn thì phải vãng sanh. Không cầu vãng sanh không thể được. Không vãng sanh mà chỉ muốn dựa vào tu hành của chính mình, dù tu đến đoạn kiến tư phiền não, thoát khỏi ba cõi, phá tiếp trần sa vô minh, vượt mười pháp giới, cũng rất gian nan, khổ sở, không dễ dàng gì. Tính theo thời gian mà nói, vô lượng kiếp còn chưa chắc có thể thành tựu dù siêu việt mười pháp giới, chứng được Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát, từ Viên Sơ Trụ lại chứng được Phật quả viên mãn. Việc này trên kinh Phật nói, còn phải trải qua ba đại A Tăng Kỳ kiếp, làm gì bằng đến thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Một số đồng tu nghe đến lời nói này của chúng tôi hoài nghi rằng: “Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh không có cách nói này, hạ hạ phẩm vãng sanh phải mười hai kiếp mới hoa khai kiến Phật”. Không sai, thế nhưng chúng ta nên biết vì sao Phật phải nói lời nói này. Chúng ta học Phật phải nương vào một bộ kinh. Chỗ nương vào nhất định là kinh Vô Lượng Thọ. Hơn nữa, trong kinh Vô Lượng Thọ, phẩm thứ sáu, bốn mươi tám nguyện do chính Phật A Di Đà nói, Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu Tịnh Độ cho chúng ta. Tịnh Độ ba kinh, nếu có một câu trái với bốn mươi tám nguyện thì chúng ta không thể tin tưởng. Mở quyển kinh ra, mỗi câu mỗi chữ đều tương ứng với bốn mươi tám nguyện. Thế nên Thế Tôn vì sao nói pháp này? Chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa. Vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc nếu không luận gia trì bổn nguyện Di Đà, chúng ta hạ hạ phẩm vãng sanh phải tu mười hai kiếp mới hoa khai kiến Phật. “Không luận gia trì” ý nghĩa như vậy. Trong ý này có mật nghĩa.
Mật nghĩa nói rõ thế giới Tây Phương thù thắng không gì bằng. Chúng ta lấy cảnh giới này mà nói, hạ hạ phẩm vãng sanh đó là phàm phu, một phẩm phiền não cũng chưa đoạn. Đới nghiệp vãng sanh, phiền não còn chưa đọan, huống hồ mười hai kiếp hoa khai kiến Phật. Theo thiền tông, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, địa vị Viên giáo sơ trụ. Chúng ta hiểu rõ, nếu không phải ở thế giới Tây Phương, một phàm phu muốn thoát khỏi sáu cõi, muốn siêu việt mười pháp giới chứng được Viên Sơ trụ, kinh Hoa Nghiêm nói phải trải qua vô lượng kiếp. Vì sao phải trải qua thời gian dài đến vậy? Vì thời gian thoái chuyển qua nhiều, tiến ít lùi xa, chưa kể những thoái duyên. Thế giới Tây Phương Cực Lạc không có thoái duyên mà chỉ có tiến bộ, cho nên mười hai kiếp liền thành công. Mười hai so với vô lượng kiếp, thời gian đã rút ngắn quá nhiều. Thù thắng của thế giới Tây Phương theo lời Phật nói là như vậy.
Tuy nhiên tình hình thực tế lại khác, xem Bốn mươi tám nguyện, thế giới Tây Phương là căn cứ bậc nhất của Tịnh tông. A Di Đà Phật nói, người sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc đều là A Duy Việt Chí Bồ Tát. Bồ Tát A Duy Việt Chí là ai? Trong chú giải của cổ đức, địa vị thấp nhất là Thất Địa Viên giáo, địa vị cao nhất là đẳng giác Bồ Tát. Hay nói cách khác, vừa sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, ngôi vị của chúng ta từ thấp nhất là Thất Địa lên đến Đẳng giác. Thật khó tin. Mười phương Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát nghe rồi đều không tin tưởng. Họ tu hành khổ cực, quả báo đạt được rất ít, còn chúng ta không làm gì đáng kể nhưng một bước là lên trời, lập tức trở thành Thất Địa, đương nhiên họ sẽ không thể tin phục, dù không tin phục nhưng đó vẫn là sự thật. Vì sao chúng ta có thể lên đến quả vị cao như vậy? Gia trì bổn nguyện của A Di Đà Phật. Pháp môn này gọi là “pháp môn nhị lực”. Chính mình chỉ cần đầy đủ “Tín, Nguyện, Hạnh”, thâm tín thiết nguyện, lão thật niệm Phật, bốn mươi tám nguyện A Di Đà Phật sẽ gia trì chúng ta, đó là tha lực giúp chúng ta sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc với phẩm vị cao, thành tựu thù thắng.
Dù có tra khắp Đại Tạng kinh cũng không có cách nói này ngoài kinh Vô Lượng Thọ, kinh A Di Đà, cho nên phải tin tưởng. Thời xưa tu học pháp môn này, nhưng chúng ta chưa hề thấy hoặc nghe hiện tượng người vãng sanh nên không cần bàn luận, nhưng từ lúc chúng ta học Phật tiếp xúc với pháp môn này, chúng ta mới thực tế kiểm chứng những người y theo pháp môn mà tu hành, thực sự đã có người đứng mà ra đi, ngồi mà đi, mắt thấy tai nghe, không thể giả được.


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách