Trang 2 trên 2

Re: Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Đã gửi: 10/02/11 04:47
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
Muốn chấm dứt sự phân biệt bên ngoài thì trước hết hãy chấm dứt sự phân biệt trong tâm tưởng của mình.

Tâm còn phân biệt này nọ thì phải cẩn thận, không khéo chỉ là trong phân biệt nói sự phân biệt như trong mơ nói chuyện mộng mị.

Trong thâm tâm vẫn cho đây là Tiểu Thừa, đây là Đại Thừa, người này căn cơ Tiểu Thừa, người kia căn cơ Đại Thừa thì đó vẫn là sự phân biệt mà thôi.

Nếu thâm tâm vẫn còn như vậy thì hãy cẩn thận, muôn đời chẳng có hồi kết!

Những chuyện thế này, có những người đã kết thúc nó từ lâu, có những người thì những chuyện thế này lại bắt đầu.

Những mẫu thuẩn ở người này được dặp tắt, nhưng ở những người kia chỉ mới bắt đầu.

Sao lại vậy? sao ở người này thì được dặp tắt, ở người kia lại chỉ mới bắt đầu?
ĐIỀU ĐÓ HÃY XEM XÉT LẠI CHÍNH BẢN THÂN MỖI NGƯỜI VẬY!

Re: Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Đã gửi: 10/02/11 09:39
gửi bởi TRUNG ĐẠO NGHĨA
Đồng ý với hai ĐH Hieule và VO_HUU_BAT_KHONG606

Cái “LÝ” là như vậy, không nên phân biệt ngay tử trong tâm, nhưng “SỰ” thực phũ phàng, chuyện thế tục nó vẫn tồn tại. Mình không muốn gặp nhưng nó lại có duyên với mình! Vấn đề là khi đương đầu với “sự” như vậy, mình phải xử sự như thế nào mới gọi là “ Lý Sự Viên Dung”?

Re: Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Đã gửi: 10/02/11 18:32
gửi bởi Hieule
Kính gứi ĐH TDN

Miển mình không có phân biệt thì được rồi cần gì phải đợi lý sự vuông tròn :D

Làm hết sức mình thì được, còn lại thôi thì "tùy duyên"....dzậy :D :D :D

A Di Đà Phật

Re: Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Đã gửi: 11/02/11 03:15
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
TRUNG ĐẠO NGHĨA đã viết:Đồng ý với hai ĐH Hieule và VO_HUU_BAT_KHONG606

Cái “LÝ” là như vậy, không nên phân biệt ngay tử trong tâm, nhưng “SỰ” thực phũ phàng, chuyện thế tục nó vẫn tồn tại. Mình không muốn gặp nhưng nó lại có duyên với mình! Vấn đề là khi đương đầu với “sự” như vậy, mình phải xử sự như thế nào mới gọi là “ Lý Sự Viên Dung”?
Gặp những chuyện như thế mà khởi niệm bám theo thì gọi là "Lý Sự chưa viên dung". Tự tâm chẳng khởi niệm chặn hay đuổi thì gọi là Lý - Sự viên dung.

Mình không muốn gặp thì mình đã định sẵn cái ý rồi. Cho nên sẽ luôn phân biệt.
Gặp hay không gặp, tự tâm vẫn chẳng khởi niệm bám víu thì gọi là Lý -Sự viên dung.

Biết tu rồi thì nghịch duyên hay thuận duyên đều tu được cả.

Re: Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Đã gửi: 11/02/11 14:46
gửi bởi Hieule
Cái đó kêu bằng "Gần mực thì đen; không đen củng dây tùm lum".... :D :D :D :D :D

Bởi vậy phải thường xuyên "Dời trời, người, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la....để đem phân thân Phật về" thì mới được

A Di Đà Phật

Re: Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Đã gửi: 12/02/11 01:51
gửi bởi TRUNG ĐẠO NGHĨA
Đúng vậy, nếu cứ bám vào “ mình cứ làm hết sức mình thì được” , vô tình lại lọt vào sự phân biệt !

Tuy đường ta ta đi, nhưng xung quanh mình có người bị té, mình phải đở họ lên, có người khen mình, cũng có người nói mình nhiều chuyện, rủi người đó bị thương, mình cứu bậy còn hại thêm nửa, chờ xe cứu thương tới, người đó đã chết mất!

Re: Tinh Thần Giới Luật Phật Giáo

Đã gửi: 12/02/11 04:12
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
TRUNG ĐẠO NGHĨA đã viết:Đúng vậy, nếu cứ bám vào “ mình cứ làm hết sức mình thì được” , vô tình lại lọt vào sự phân biệt !

Tuy đường ta ta đi, nhưng xung quanh mình có người bị té, mình phải đở họ lên, có người khen mình, cũng có người nói mình nhiều chuyện, rủi người đó bị thương, mình cứu bậy còn hại thêm nửa, chờ xe cứu thương tới, người đó đã chết mất!
Đúng vậy, làm người không xong chẳng thể làm Phật.
Trước khi làm Phật hãy làm một người chẳng có tham sân si trước đã.