PHẢI CÓ TRẠCH PHÁP KHI XEM KINH

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

PHẢI CÓ TRẠCH PHÁP KHI XEM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

PHẢI CÓ CON MẮT TRẠCH PHÁP KHI XEM KINH http://www.quangduc.com/coban/145trachphap.html

I. Sự lựa chọn một giáo Pháp, một quyển kinh là sự việc rất quang trọng cho người học đạo.

Hòa Thượng Thích Thiện Siêu viết. Trong khi xem kinh, nên có con mắt trạch pháp để nhận định những lời nào Phật quyền thuyết, những lời nào Phật thật thuyết, những lời nào là chính yếu, những lời nào là phụ yếu, và suy nghiệm lối thuyết pháp tất đàn của Phật mới mong học được những chỗ đáng học, nắm được chỗ chính yếu của giáo lý để khỏi kẹt vào những thắc mắc không trọng hệ nhưng lắm lúc làm trở ngại những giáo lý trọng hệ cần được chú tâm suy tầm tu niệm nhiều hơn.

II. Giới thiệu Tiểu bộ kinh của Giáo Sư Trần Phương Lan.

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập).
Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Ðức Phật thuyết giảng, các tiền thân Ðức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Ðức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Ðàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau.
Tóm lại Tiểu Bộ kinh là một hợp tuyển đa diện gồm 15 tập theo thứ tự như sau:

1) Khuddaka Pàtha (Tiểu tụng): gồm 9 kinh và kệ ngắn gọn do Ðức Phật thuyết về Tam quy, Thập giới, Các điềm lành, Phật bảo, Lòng từ v.v. cho các đệ tử mới học đạo.

2) Dhammapada (Pháp cú): gồm 423 bài kệ do Ðức Phật thuyết được sắp theo các chủ đề trong 26 phẩm, là tập kinh phổ biến nhất trong các nước theo đạo Phật Nam truyền vì tính cách cô đọng phần cốt tủy của giáo lý qua các bài kệ ngắn gọn làm nền tảng của nếp sống đạo, từ đó nhiều bộ kinh lớn được phát triển về sau.

3) Udàna (Cảm hứng ngữ, Phật tự thuyết): gồm 80 chuyện gợi niềm cảm hứng để Ðức Phật phát biểu những vấn đề hoan hỉ có tính cách giáo dục và khích lệ hội chúng, được chia làm 8 phẩm.

4) Itivuttaka (Phật thuyết như vậy): gồm 112 kinh chia ra 4 chương theo lối văn xuôi pha lẫn thơ kệ. Tập này cũng trích dẫn những cảm hứng ngữ trang nghiêm của Ðức Phật nhưng bắt đầu bằng câu "Ðây là điều được Ðức Thế Tôn thuyết và tôi nghe như vậy".

5) Suttanipàta (Kinh tập): gồm 71 kinh trong 5 chương viết theo thể kệ, miêu tả hoàn cảnh xã hội cổ Ấn Ðộ và bàn luận những lời dạy đầy tính cách triết học và đạo đức của Ðức Phật, cùng lý tưởng trong nếp sống thanh tịnh của các Tỳ kheo.

6) Vimanavatthu (Chuyện Thiên cung): gồm 85 chuyện chia ra 7 chương, miêu tả mọi cảnh huy hoàng của các lâu đài Thiên giới ở đời sau dành cho những người sống theo chánh đạo và làm thiện sự ở đời này.

7) Petavatthu (Chuyện Ngạ quỷ): gồm 51 chuyện trong 4 chương miêu tả cảnh giới khổ đau của các loài quỷ do ác nghiệp của chúng tạo ra ở đời này. Cả hai tập chuyện Thiên cung và Ngạ quỷ này nhằm nói lên tương quan giữa Nghiệp và Quả, cùng khích lệ sự tu tập của giới tại gia.

8) Theragàthà (Trưởng lão Tăng kệ): gồm 1,360 bài thơ kệ do 264 vị Tỷ kheo cảm tác từ đời sống tu tập của chư vị.

9) Therigàthà (Trưởng lão Ni kệ): gồm 524 bài kệ do 73 Tỷ kheo ni cảm tác. Cả hai tập thi kệ Theragàthà và Therigàthà được đánh giá là những tác phẩm đẹp nhất trong văn học Ấn Ðộ vì tính cách mang nặng tình người hòa lẫn thiền vị của các đệ tử Phật. Ðây là những khúc hoan ca phản ánh đời sống thanh tịnh của những người tầm cầu giải thoát giác ngộ, chân hạnh phúc.

10) Jàtaka (Bổn sanh hay Chuyện tiền thân Ðức Phật): gồm 547 chuyện ngắn và dài theo thể văn xuôi xen kẽ thi kệ trong 22 chương, theo thứ tự các bài kệ tăng dần từ chương một với một bài kệ cho đến chương 22, chấm dứt với tiền thân Vessantara nổi tiếng qua cả ngàn bài kệ. Các chuyện tiền thân có mục đích tạo niềm tin vào đạo pháp trong mọi tầng lớp xã hội từ vua chúa, Bà la môn cho đến các giới bình dân cùng khổ. Ðối với các học giả, các chuyện tiền thân có tầm quan trọng lịch sử vì chúng được xây dựng trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại.

11) Nidesa (Nghĩa tích): là một luận thư trình bày sự phân tích bình giải các vấn đề giáo lý của tập kinh Sutta Nipata. Sách này gồm hai phần: Ðại nghĩa tích và Tiểu nghĩa tích.

12) Patisambhidàmagga (Vô ngại giải đạo): một luận thư trình bày các vấn đề phân tích giáo lý theo hình thức hỏi đáp như trong bộ A Tì Ðàm. Hai tập kinh này được đánh giá là các tác phẩm tiền phong của văn học A Tì Ðàm và được xem là do Tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) thuyết giảng và bình luận 32 vấn đề giáo lý trong 3 phẩm.

13) Apadana (Sự nghiệp anh hùng): kể theo thể thơ kệ cuộc đời Ðức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài. Tập kinh gồm 4 phần: cuộc đời Ðức Phật Gotama (Thích Ca), 41 vị Ðộc giác Phật, và 559 vị Tỷ kheo và Tỷ kheo ni đã trải qua những cuộc chiến đấu anh hùng cao thượng để đạt cứu cánh giải thoát giác ngộ.

14) Buddhavamsa (Phật sử): tập kinh theo thể thơ kệ nói về sự tích 24 vị cổ Phật từ Ðức Phật Dipankara (Nhiên Ðăng) đến Ðức Phật Kassapa (Ca Diếp) và phương cách các Ðức Phật chuyển Pháp luân. Tất cả đều do Ðức Phật Gotama kể lại từ khi Ngài còn là Bồ tát được Ðức Phật Dipankara thọ ký cho đến khi Ngài diệt độ trong Niết bàn Vô dư y.

15) Cariyà Pitaka (Sở hạnh tạng): gồm 35 chuyện tiền thân Ðức Phật được kể theo lời thỉnh cầu của Tôn giả Sariputta, với mục đích nêu rõ ý chí tầm cầu giải thoát với nỗ lực cao độ và sự hy sinh vô thượng mà Bồ tát đã thực hiện qua mười công hạnh Ba la mật (viên mãn) của Ngài.

III. Để nối tiếp bài “Ly pháp giảng nghĩa đồng ma thuyết” là bài “Trạch Pháp” này.

Lúc trước tui chưa qui y vào Phật-giáo, thì cũng gặp được nhiều tôn giáo khác giảng giải, khi nghe thì rất mùi tai, ham thích. Không phân biệt được chánh tà, cái nào thích hợp và hợp lý tu theo.

Nếu như không có duyên vào chùa thì giờ đây, chắc chắn tui sẽ bị sa đọa.
Nên các bạn cũng đừng vội tin những gì họ nói, hãy nhìn kỷ những gì họ làm.

Chọn Pháp: Sau khi đã thọ Tam-quy, ngũ giới rồi. Lúc đó hiểu biết về kinh điển của tui cũng hoàn toàn mù tịch.

Hỏi bạn, hỏi Thầy chỉ trả lời “Tu là Niệm Phật”v.v.

Cuối cùng thì được Thầy Minh Giác cho mượn quyển Phật Học Phổ Thông và Bước đầu học Phật của Hòa thượng Thích Thanh Từ.

Tóm lại kinh điển đại thừa hay Phật giáo nguyên thủy điều chỉ vẩn buông bỏ dục vọng, tìm cầu giải thoát, và vãng sanh Tịnh-độ.

Nhưng tại sao học kinh Kim-Cang mà không ngộ được như Ngài Lục Tổ, hay Kinh Pháp Hoa như Tổ Trí Khải Đại-sư. Hoặc ngược lại học Kinh Tiểu-bộ, Trường A-Hàm thì không ngộ.v.v..

Vì căn cơ mình đâu có như những vị Tổ khi xưa phải không, Lúc đó tui cũng lầm, tìm đọc cho được Kinh Kim-Cang, Pháp bảo đàn kinh, Pháp-Hoa, Hoa-Nghiêm và rất nhiều kinh khác nhau. Khi học xong tưởng như là chứng ngộ rồi, gặp ai cũng nói cao thấp, ôi thôi đủ thứ, Tham sân si còn đầy nhóc. Khiến dục mạn càng gia tăng, ai nghe xong cũng lắc đầu, đầu hàng. Sau này đọc được Kinh Pháp Cú thì đã thay đổi hoàn toàn.

Nhưng cũng tùy mỗi người có căn cơ khác nhau, mỗi hương vị Pháp môn cũng khác nhau, Nên cũng đừng vội phê bình, hay chỉ trích người khác. Là lỗi lầm rất lớn trong Lục Hòa.


Hình đại diện của người dùng
thientri
Bài viết: 45
Ngày: 29/03/11 00:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: PHẢI CÓ TRẠCH PHÁP KHI XEM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi thientri »

Trạch pháp là gì vậy bạn


[b]Bốn mùa qua lại tựa đưa thoi,
Thu lụn, Đông tàn, Xuân tái lai,
Sanh, Lão, Tử, Sanh, vòng chuyển kiếp,
Thịnh-Suy, Tan-Hợp, luật Luân Hồi. [/b]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

"Mười pháp giới chẳng lìa một niệm của tâm".

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Kinh Hoa Nghiêm có chép:



Ai muốn hiểu biết tận cùng

Hết thảy ba đời chư Phật.

Phải quán tánh của Pháp giới

Hết thảy là do tâm tạo.



(Nhược nhân dục liễu tri,

Tam thế nhất thiết Phật,

Ưng quán Pháp giới tánh,

Nhất thiết duy tâm tạo).



Quý vị hành động với tâm Phật thì quý vị là Phật; hành động với tâm Bồ-tát thì quý vị là Bồ-tát; hành động với tâm của Duyên giác thì quý vị là Duyên giác; hành động với tâm của Thanh Văn thì quý vị là Thanh Văn; hành động với tâm của Trời thì quý vị là Trời; hành động với tâm của con người thì quý vị là người; hành động với tâm của A-tu-la thì quý vị là A-tu-la; hành động với tâm của súc sanh thì quý vị là súc sanh; hành động với tâm của ngạ quỷ thì quý vị là ngạ quỷ; hành động với tâm của địa ngục thì quý vị là kẻ đang sống trong địa ngục.



Bởi vậy có câu: "Mười pháp giới chẳng lìa một niệm của tâm". Như vậy mới biết rằng hết thảy mọi thứ đều do tâm tạo ra. Có bài kệ nói về tâm đầy ý nghĩa như sau:



Ba chấm như chòm sao,

Móc cong hình trăng mới,

Mang lông từ đây ra,

Thành Phật cũng do đấy.



Suy ngẫm kỹ, bài kệ thật chí lý. Người ta ở đời phải giữ lấy chánh tâm, đừng giữ lấy tà tâm. Thế nào gọi là chánh tâm? Ðó là tâm Bồ-đề, tâm bình đẳng, tâm đại từ, tâm đại bi, tâm thương xót, tâm bố thí, tâm hổ thẹn. Thế nào là tà tâm? Ðó là tâm ích kỷ, tâm tự lợi, tâm đố kỵ, tâm oán hận, tâm kiêu ngạo, tâm vọng tưởng. Chúng ta tu hành nhằm mục đích trừ khử vọng tâm và giữ lấy chân tâm, đó cũng có nghĩa là phải trừ tà tâm, sanh chánh tâm.



Nếu trong mỗi hành động của chúng ta đều có chánh niệm, thì đó là chánh tri chánh kiến; nếu có tà niệm thì thành tà tri tà kiến. Người có tà niệm thì hễ thấy điều trái liền cho là phải, thấy điều phải lại cho là trái, lấy trắng làm đen, lấy đen làm trắng; có nghĩa là điên đảo thị phi, đen trắng không phân biệt; bất cứ hành động nào cũng tự cho mình là đúng, nhưng kết quả lại gây ra tội lỗi, bị đọa xuống địa ngục mà chính mình vẫn không hiểu tại sao. Bởi sự thể đó mà chư Phật đã khổ tâm khuyên bảo, đã không quản khó nhọc mà đinh ninh dặn dò: "Chớ đi lầm đường! Chớ đi lầm vào con đường không có lối ra!" Ðây cũng là lời nhắc nhở những kẻ đang tu Đạo như chúng ta là không được tạo nghiệp ác trong chốn Ðạo tràng. Có câu nói như sau:



Chớ vì điều lành nhỏ mà không làm,

Chớ vì điều ác nhỏ mà tạo tác.




Chúng ta phải từng giờ từng khắc cảnh giác, tự xét mình, nơm nớp e dè như đang đứng bên bờ vực sâu, như dẫm chân trên lớp băng mỏng, để từ từ dứt bỏ những thói hư, tự cải thiện những hạnh xấu, những tập khí ranh ma, những lối tinh khôn quỷ quái. Phải tự xét mình cho rõ ràng minh bạch, chớ không nên sống qua ngày đoạn tháng một cách hồ đồ, như kẻ mù dẫn người đui, dối trá lẫn nhau, khiến cho thế giới càng ngày càng lâm vào cảnh nguy cơ, dẫn tới ngày mạt thế, tất cả nhân loại cùng đi đến chỗ diệt vong.



Những ai có chánh niệm thì có thể dẫn dắt nhân loại đi trên con đường chánh đại quang minh. Ai ai cũng một lòng, cùng giúp đỡ lẫn nhau, quý vị giúp tôi, tôi giúp quý vị, tất cả đều có tinh thần tương trợ. Có câu: "Giúp người là nguồn vui"; hoặc có câu: "Làm điều lành thì vui sướng nhất". Quý vị phát tâm làm điều lành thì có được niềm vui sướng không bút nào tả hết, chỉ những ai đã làm việc lành mới biết được ý vị của nó. Quý vị có muốn nếm thử cảm giác làm việc thiện là như thế nào không? Niềm phúc lạc đó thật là kỳ diệu khôn tả. Chúng ta phải tránh bằng mọi giá những con đường quanh co khúc khuỷu, bởi không những chúng ta có thể bị sẩy chân, mà còn có thể đưa những người khác lâm vào nơi bế tắc. Bởi những lẽ đó, tâm của chúng ta phải chánh đại quang minh mới có thể chiếu soi và xua tan mọi hắc ám.

http://www.dharmasite.net/bdh80/TruVong ... hanTam.htm


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: PHẢI CÓ TRẠCH PHÁP KHI XEM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Cái này củng là cái thiếu sót trong vấn đề hoằng pháp của Phật Giáo Đông Á (Nhật, Đại Hàn, Trung Quốc, Việt Nam...) nói chung. Chuyên về các bộ kinh lớn như Hoa Nghiêm, Đại Bát Niết Bàn...nhưng những vấn đề cơ bản như tam pháp ấn, bốn sự thật mầu nhiệm lại ít đặt trọng tâm để nghiên cứu và tu học.

Trạch pháp tạm diển dịch 1 cách ngắn gọn là phải biết lựa pháp môn thích hợp để học đạo (phải biết đi tìm thiện tri thức để nghe pháp như ý nghĩa trong kinh Kalama và kinh Tiển Dụ), hiểu đạo đúng đắn (lợi mình, lợi người, toàn thể xả hội...), và hành đạo đúng đắn.

Kinh điển Phật Giáo vì qua 2,600 năm dịch qua nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, trình độ người dịch khác nhau, lại thêm phong tục và văn hóa nước sở tại nên ít nhiều bị lai căn lúc dịch do vậy người nghiên cứu Phật học phải biết sàng lọc để lấy cái cốt lỏi của Phật Giáo.

Phải luôn dùng khổ, vô thường, vô ngã, bốn sự thật mầu nhiệm, tám con đường chân chánh, và các giáo lý cơ bản làm trọng tâm thì học đạo (đọc kinh hay nghe pháp) mới không bị lạc trong rừng kinh điển tám vạn bốn ngàn pháp môn.
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 13/04/11 01:43 với 1 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: PHẢI CÓ TRẠCH PHÁP KHI XEM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Hân hạnh được làm quen với Hiếu Lễ.

Bạn viết " Phật học phải biết sàng lọc để lấy cái cốt lỏi của Phật-giáo." Thì đúng rồi và tối thiểu phải hiểu, và quán xét Tam Pháp ấn, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo. Là căn bản trong Kinh Điển.

Nhưng mình thì kém mai mắn, vì ít gần gũi với Thầy hiền, bạn lành. Nên tự học trên kinh sách phải mất cã chục năm trời, mới hiểu chút ít Phật-pháp. Cũng là mai rồi.

Nếu như mà có trường học Phật-pháp cho các Phật-tử tại-gia như trường học phổ thông thì tốt biết mấy.

Nên nhiều người mang tiếng là Phật-tử tại-gia mà có bấy nhiêu người hiểu như Hiếu Lễ. Đa số người việt trong nước cũng như ngoài nước lượng nhiều, chất ít.

Nay mượn Diễn đàn Phật-pháp để cùng các bạn học hỏi. Là sự mai mắn cho tui.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: PHẢI CÓ TRẠCH PHÁP KHI XEM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
nên có con mắt trạch pháp để nhận định những lời nào Phật quyền thuyết, những lời nào Phật thật thuyết, những lời nào là chính yếu, những lời nào là phụ yếu, và suy nghiệm lối thuyết pháp tất đàn của Phật ...
trạch pháp: suy xét tường tận

thuyết pháp tất đàn: bốn lối thuyết pháp của Đức Phật,

1. nói theo cách hiểu của thế gian
2. nói theo trình độ của người nghe
3. nói để phá chấp của người nghe
4. nói đến thực tế cứu cánh

1,2,3 là quyền là phụ và 4 là thật là chính; chúng ta đang lãnh thọ lời dạy 1,2,3 của Ngài cho nên mặc dù không quên lời dạy cũng chẳng nên hý luận cho đó là tuyệt đối vậy

:)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: PHẢI CÓ TRẠCH PHÁP KHI XEM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tứ tất đàn tức 4 phép trong “pháp thí” khiến cho người nghe được 4 lợi ích :
1) được vui mừng.
2) làm việc thiện.
3) chừa tội ác.
4) Hiểu sâu đệ nhất nghĩa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: PHẢI CÓ TRẠCH PHÁP KHI XEM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

thuyết pháp tất đàn: bốn lối thuyết pháp của Đức Phật,

1. nói theo cách hiểu của thế gian
2. nói theo trình độ của người nghe
3. nói để phá chấp của người nghe
4. nói đến thực tế cứu cánh

1,2,3 là quyền là phụ và 4 là thật là chính; chúng ta đang lãnh thọ lời dạy 1,2,3 của Ngài cho nên mặc dù không quên lời dạy cũng chẳng nên hý luận cho đó là tuyệt đối vậy
-------------=================-------------------------------------
Tứ tất đàn tức 4 phép trong “pháp thí” khiến cho người nghe được 4 lợi ích :
1) được vui mừng.
2) làm việc thiện.
3) chừa tội ác.
4) Hiểu sâu đệ nhất nghĩa.
-------------------------------==================----------------


Tui rất vui mừng đã hiểu thêm về Trạch-pháp, Tứ tất đàn.
Trước kia tui nghĩ muốn giúp ai, thì ít nhất mình phải đủ ba điều. ý thuyết, khẩu thuyết và thân thuyết.

Vậy đó, nói thì dể nhưng thực hành thì trật lắc. Thí dụ: Người ta hỏi tui về Phật-pháp nghe không hợp tai rồi, là mắng ngược lại người. Bạn không biết, ông về nhà đi học thêm đi. Vào diễn đàn khác đi.v.v. ít có khi nào phản tỉnh lại mình. "Người ta không biết nên mới hỏi, cớ sự chi nghĩ người cũng giống như mình. Không giúp thì thôi, lại còn nổi nóng, bất bẽ đủ thứ chuyện.Hết.

Nhưng cái topic này nói về "Cột tìm trâu!".

Không có chư Phật, Bồ-tát > Thầy, Chư tăng, Ni > Kinh-pháp > Giáo-thọ v.v.

Thì người muốn tìm học Phật, Pháp phải bắt đầu từ đâu khởi hành?

Không thể nói kinh nào học cũng được, vì kinh nào cũng có sự đòi hỏi năng lực của người học kinh!

Không thể nói Bạn Niệm Phật đi rồi sẽ đạt được Niệm Phật tam muội.v.v. Trong khi bạn chưa biết vì về Tam-qui, ngũ giới, thật-thiện, từ-bi.v.v.

Cũng không thể nói bạn muốn đạt Niệm Phật tam-muội. Thì phải đi, đứng, nằm, ngồi điều Niệm-Phật. Trong khi bạn thật sự hiểu, hoặc chưa thể hiểu nổi về Kinh Vô Lượng Thọ, Quán vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà.v.v.

Bất luận con đường nào! Cũng phải xuất phát từ điểm khởi hành, và muốn đạt được mục đích, phải đổi cã bằng chính xương máu của mình.
Tóm lại không thể nói bằng lý thuyết mà không thực hành, là vậy.

Nhiều khi tui nói hơi quá chớn có thể động, chạm tới quí vị. Xin thứ lỗi. tui không có ý này.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: PHẢI CÓ TRẠCH PHÁP KHI XEM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Chào mừng ĐH Thiện Nhân đến với diển đàn tangbong

Những người hiểu kinh thâm sâu ở đây gồm có ĐH Laughinghaha, Hlich, Vô Hửu Bất Không, Thánh Tri, Kim Cang, Biển Tâm, Bình, Pucaquynhnga, TLNT, VNA, Tietphuochung....và rồi chị Chân Hiền Tâm và thầy Mộng Giác đều rất giỏi kinh điển.

Cách hiểu đạo của ĐH củng rất sâu.

Thật sự dạo này bận rộn kiếm cơm nên hơi ít đi chùa nghe pháp tuy có đọc kinh thường lúc tối.

Thật tình mà nói thì tôi còn phải học và hành rất nhiều thì mới mong kịp được tất cả quý vị đây.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sambuddhasa
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 13/04/11 01:57 với 1 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: PHẢI CÓ TRẠCH PHÁP KHI XEM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Cám ơn ĐH Hlich đã diển dịch giùm nghĩa từ "Trạch Pháp" tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: PHẢI CÓ TRẠCH PHÁP KHI XEM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
hello đ/h Hieule cafene
Bất luận con đường nào! Cũng phải xuất phát từ điểm khởi hành
con đường tâm linh xuất phát từ sự không hài lòng với danh lợi và vật chất dục lạc, và đạo phật bắt đầu nói về sự không hài lòng với khổ đế

suy xét khổ đế, chiêm nghiệm khổ đế rồi thì đến tập đế

thấy rõ nguồn khổ (tập đế) rồi lúc đó mới quyết định dứt khổ hay không

có quyết định dứt khổ rồi thì mới gia hạnh đến giải thoát, đây là chỗ chúng ta mắc kẹt vì lừng khừng thiếu quyết định

:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách