Trang 1 trên 1

Luật tông

Đã gửi: 01/01/08 12:35
gửi bởi Monggiac
Luật Tông bắc truyền

Luật Tông dùng giới luật làm nền tảng tu tập nên gọi là Luật tông. Mười hai năm sau khi đức Phật thành đạo, đồ chúng đông, đủ các thành phần trong xã hội, nên có nhiều người thiếu oai nghi tế hạnh do vậy Phật tùy hoàn cảnh chế ra nhiều loại giới, để giúp cho hàng đồ chúng y đó mà tu tập, giới là nền tảng tu hành của tất cả tông phái. Tầm quan trọng của giới là "giới luật còn Phật pháp còn; giới luật diệt Phật pháp sẽ bị diệt" Sau khi Phật nhập Niết bàn, trong hội nghị kiếp tập kinh điển lần thứ nhất ở động thất diệp Ngài Ưu-ba-ly, được hội nghị đề cử trùng tuyên tạng luật, mà Ðức Phật đã chế ra. Lần kết tập này vì chưa biên chép thành kinh điển, nên Ngài Ưu-Ba-Li phải đọc đi đọc lại đến 80 lần, để mỗi người trong hội chúng đều thuộc lòng. Do đó, mới có tên là "Bát thập tụng luận". Từ đó về sau, theo thời gian, do sự phân chia bộ phái của Phật giáo nguyên thủy. Mỗi bộ phái dựa trên những giới luật Phật dậy mà phát sanh những giới điều nhỏ tùy theo phong tục địa phương của mình. Trong số các bộ luật này, bộ được nói đến và áp dụng nhiều nhất là các bộ: Thập tụng, Tứ phần, Tăng kỳ, Ngũ phần.

Duyên Khởi Lập Tông

Những bộ luật này được truyền sang Trung Hoa và được phiên dịch ra Hán văn. Ðến đời Ðường thế kỉ thứ 7, Ngài Trí Thủ luật sư chú giải các bộ ấy, và đệ tử của Ngài là Ðạo Tuyên luật sư, Ngài Đạo Tuyên đã từng học luật với pháp sư Huyền Trang. Tông này chủ trương chỉ cần thông suốt và tinh nghiêm hành trì giới luật; khi giới thể đã thanh tịnh thì định lực phát sinh; định lực đã phát sinh thì trí tuệ giác ngộ cũng bừng sáng. Luật tông đặt nền tảng trên bộ luật Tứ Phần của tiểu thừa và “tam tụ tịnh giới” của đại thừa. căn cứ vào luật tứ phần này để lập ra Luật tông. Ngài Ðạo Tuyên là người ở Chung nam sơn, nên người đời gọi tôn này là "Chung nam sơn" để phân biệt với trường phái Luật khác, như của các Ngài Pháp Lệ bên phái Hữu tướng bộ, hay Ngài Hoài Tố ở Ðông pháp.

Luật tông nam truyền

..... chưa viết