thắc mắc kinh Phật

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

dinhnana
Bài viết: 2
Ngày: 26/12/13 19:50
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: quảng trị

thắc mắc kinh Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi dinhnana »

con lần đầu vào trang diễn đàn Phật pháp, có chuyện xin nhờ mọi người giúp đỡ ạ.
con đang làm luận văn có liên quan đến vài trích dẫn trong kinh Phật nhưng con không có điều kiện và đủ tầm hiểu biết để tìm ra nguồn của các đoạn văn. vì vậy con lập topic này kính mong quý vị nếu ai có biết thông tin gì thì chỉ dẫn dùm con. con xin chân thành cám ơn công đức của các vị ạ.
các vị có thể chú thích dùm con xem mỗi đoạn văn dưới đây được trích dẫn trong cuốn kinh gì, bộ kinh gì. do ai biên dịch, trang bao nhiêu ạ. con cám ơn vô cùng. con đang cần rất gấp cho buổi diển trình ạ:


1.Này các đạo sĩ trên thế gian này, chúng sinh luôn luôn gánh chịu nhiều đau khổ: Sinh, già, bịnh, chết, gây khổ cho con người. Ngoài ra còn nhiều tai ương khác nữa như phải chia lìa người thân thương, gặp gỡ kẻ oán thù, điều mơ ước không được, năm Uẩn phát triển không đồng đều trong cơ thể. Đó là chưa kể những tai ương do thiên nhiên gây nên, như tai nạn về nước, tai nạn về lửa, tai nạn về gió bão

2.Sắc là vô thường vô thường nên khổ, khổ nên vô ngã. Thụ cũng vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên vô ngã. Tưởng, Hành, Thức cũng vô thường vô thường nên khổ, khổ nên vô ngã. Như vậy là Sắc, Thụ, Tường, Hành, Thức vô thường, vô thường nên khổ, khổ nên vô ngã. Đa Văn Thánh Đệ Tử hãy nên quán sát như vậy

3.“Uẩn có nghĩa là tích tụ. Vì các pháp hữu vi phẩm loại sai biệt nên có thể nhóm họp được. Như sắc pháp, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong ngoài thân, thô, tế, thắng, liệt... Phẩm loại tuy sai khác, nhưng tóm lược thành một nhóm gọi là Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức cũng vậy nên được gọi là Uẩn

4.:”Phàm Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức ... thuộc về quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, đây gọi là Sắc Uẩn ... Thụ Uẩn ... Tưởng Uẩn ... Hành Uẩn ... Thức Uẩn ... dưới hình thức này, có định nghĩa về Uẩn của các Uẩn ... do nhân bốn đại, và duyên bốn đại được gọi là Sắc Uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc được gọi là Thụ Uẩn, do nhân xúc, do duyên xúc nên được gọi là Tưởng Uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc nên được gọi là Hành Uẩn. Do nhân danh sắc, do duyên danh sắc nên gọi là Thức Uẩn ...


5.Tất cả sơn hà đại địa cỏ cây, hoa là đều là vật hiện hữu lên trong tâm. Tất cả nhân quả thánh phàm, pháp thế gian và xuất thế gian, đều từ nhân tâm mà thành quả”

6.Giả sử trăm ngàn kiếp,
Tạo nghiệp rồi không mất
Nhân duyên đầy đủ rồi,
Quả báo mình phải thụ


7.Sai biệt hữu lục chủng,
Liễu cảnh vi tính tướng,
Thiện bất thiện câu phi,
Thử tâm sở biến hành,
Biệt cảnh thiện phiền não,
Tuỳ phiền não bất định,
Giai tam thụ tương ưng”.


8.“Nơi nào không có khổ đau, thì nhân cách con người không có đường tiến bộ, còn nơi nào có khổ đau thì con người mới phấn đấu, mới nỗ lực để mở ra một thế giới giải thoát. Như vậy tuy nhấn mạnh về sự khổ đau của con người, nhưng mặt khác chính ngay trong khổ đau này lại thừa nhận giá trị của con người.”

9.“Ai không chấp trước, không tham luyến, không suy tưởng, không hoan hỷ về sắc, thụ, tưởng, hành, thức... người ấy giải thoát khỏi ác ma”

tất cả ở trên ạ. quý vị nào có thể giúp đỡ vui lòng giúp con với ạ. học quý vị biết cách có thể chỉ con cách tìm cô vô cùng cảm ơn ạ.


Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: thắc mắc kinh Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

có 1 cách để dò ra là dùng Google search . Bạn copy 1 câu trong số 1 đến 9 rồi paste lên google search . enter là ra bản kinh có đoạn văn đó nhé :)


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: thắc mắc kinh Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Có thể bắc đầu tra cứu từ google search như khach_lang_du đã nói.

2. Tự mình tra cứu thì mới hay hơn, bởi vì đó là một quá trình học của chính mình. Có như thế mình mới có kinh nghiệm tra cứu, và Kinh nghiệm tra cứu là thuộc về mình cả cuộc đời.

3. Và biết đâu trong quá trình tìm mò tra cứu đó, mình lại khám phá những điều hay khác từ kinh điển khác để bổ sung cho cái hiểu biết của chính mình.

4. Mỗi nhà sách bản in khác nhau, số lượng trang giấy khác nhau, nên khó mà đòi hỏi được trang mấy. Hơn nữa nếu sách in củ thì trang nầy, sách tái bản có thể là trang khác tuy cùng một nội dung và người viết. Tôi cho rằng tìm trang số mấy là mất thì giờ và không quan trọng, trong khi chỉ cần tựa đề của sách và người viết là đủ. Song, nếu muốn tìm hiểu trang mấy cũng được, nhưng phải kèm theo nhà ấn hành tên gì, ấn hành năm nào thì mới trọn vẹn.

Chúc thành công.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
dinhnana
Bài viết: 2
Ngày: 26/12/13 19:50
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: quảng trị

Re: thắc mắc kinh Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi dinhnana »

cám ơn mọi người ạ..:)


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: thắc mắc kinh Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Góp thêm cho bạn trang web này vốn có rất nhiều kinh điển và đáng tin cậy (có cả hai hệ Nam Truyền và Bắc Truyền)

http://thuvienhoasen.org/

Bạn có thể tìm ghép từ trên google: thuvienhoasen.org + đoạn kinh văn cần tìm

Bạn cũng có thể tải 2 phần mềm này về cài để tham khảo (hệ Kinh điển Nam Truyền)
http://maithehungit.wordpress.com/vinaya/
http://maithehungit.wordpress.com/nikaya/

Về phần văn tự, pháp Phật để lại có thể chia thành 3 phần chính là Kinh - Luật - Luận
Có hai truyền thống chính: Nam Truyền và Bắc Truyền

Đối với trường hợp của bạn, tôi có vài lời nhắn nhủ, hy vọng hữu ích cho bạn:

- Pháp Phật dạy là để thực hành theo và từ đó thoát khổ, không phải để nói - suy diễn - hay nghiên cứu như những trường phái triết học kim cổ đông tây khác. Kẻ nói mà không thực hành thường nói sai Phật Pháp và làm người khác hiểu sai. Đại biểu cho nhóm người này chính là hàng giảng viên triết học ở các trường Phổ thông, Đại học, Cao học không phải trường Phật giáo. Họ nói rất có lý, nói thao thao bất tuyệt nhưng thực tế chẳng đúng được bao nhiêu, phần nhiều họ cố gắng suy diễn và gượng ép theo hướng họ muốn.

- Lượng Kinh điển bạn tìm hiểu để làm bài so với tam tạng Kinh điển thì như hạt muối bỏ biển, vì thế KHÔNG THỂ DÙNG hạt muối để khái quát toàn bộ tính chất của biển.

- Một câu văn dù nhỏ nhất trong Kinh Phật, người tu hành (có học + có thực hành) tùy theo mức độ khác nhau có thể hiểu một cách khác nhau, huống hồ gì hàng nghiên cứu chỉ dùng ba tất lưỡi HIỂU THIẾU VÀ HIỂU SAI là rất phổ biến.

- Giữa các truyền thống Phật giáo (Nam Truyền + Bắc Truyền) không có sự mâu thuẩn nhau về nội dung giáo lý.

- Điểm số của đề tài không đánh giá được việc bạn hiểu đúng hay sai Phật Pháp bởi vì hàng giảng viên dùng ba tất lưỡi mà chẳng thực hành ấy chẳng có tư cách để đánh giá nội dung Phật Pháp.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.44 khách