Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

2 - TÁNH HỎA ĐẠI VỐN VÔ SANH

- A Nan ! Tánh hỏa chẳng có tự thể, nhờ các trợ duyên mà phát sanh. Nguơi xem các nhà, khi muốn nhóm lửa nấu cơm thì cầm tấm kiếng đưa ra dưới ánh mắt trời mà lấy lửa.
- A Nan ! Nếu tánh lửa này do hòa hợp mà có, thì khi nguơi cầm kiếng lấy lửa nơi ánh sáng mặt trời, lửa này từ trong kiếng ra, từ bùi nhùi ra hay từ mặt trời ra ?
- A Nan ! Nếu lửa từ mặt trời ra đốt được bùi nhùi trong tay người ấy, thì những rừng cây mà ánh sáng mặt trời chiếu qua, lẽ ra đều bị đốt cả. Nếu từ trong kiếng ra đốt cháy bùi nhùi, sao cái kiếng lại không chảy ? Cả cái tay người cầm kiếng còn chẳng thấy nóng thì làm sao kiếng lại chảy được ? Nếu từ bùi nhùi ra thì cần gì ánh sáng mặt trời với kiếng tiếp xúc với nhau rồi mới có lửa ?
- Nguơi xét kỹ lại, kiếng do tay cầm, mặt trời thì ở trên không, còn bùi nhùi thì từ đất sanh ra, vậy lửa từ phương nào mà đi đến chỗ này?
- Nguơi vốn chẳng biết, trong Như Lai Tạng, tánh Hỏa chơn Không, tánh Không chơn Hỏa, tự tánh vốn thanh tịnh, đầy khắp mười phuơng pháp giới, tùy theo mức độ hiểu biết của tâm chúng sanh tạo thành nghiệp, và nuơng theo nghiệp ấy biến hiện các cảnh giới hiện hữu. A Nan nên biết người thế gian ở nơi này cầm kiếng thì nơi này bốc lửa. Nếu khắp pháp giới cầm kiếng thì khắp pháp giới bốc lửa. Lửa cháy khắp thế gian, đâu có xứ sở, chỉ tùy theo nghiệp thức của chúng sinh mà biến hiện.

3 - TÁNH THỦY ĐẠI VỐN VÔ SANH
- A Nan ! Tánh thủy chẳng định, ngưng và chảy không chừng. Khi các nhà huyễn thuật muốn lấy nước để làm thuốc, thì các ông ấy ở giữa đêm trăng sáng, tay cầm hạt châu để hứng nước dưới ánh trăng. Vậy nước này từ hạt châu ra, từ hư không ra hay từ mặt trăng ra ?
- A Nan ! Nếu từ mặt trăng ra, ánh trăng đã có thể từ phuơng xa, làm cho hạt châu chảy nước, thì những rừng cây mà ánh trăng chiếu qua, lẽ ra đều phải chảy nước. Nếu chảy nước thì khỏi đợi hạt châu mới có nước chảy. Nếu không chảy nước thì rõ ràng nước không phải từ mặt trăng ra.
Nếu từ hạt châu ra, thì trong hạt châu thường phải chảy nước, đâu cần đợi ánh trăng trong lúc nửa đêm ?
Nếu từ hư không ra thì hư không vô tận, nước cũng vô biên, vật từ cõi người đến cõi trời đều bị chìm ngập cả, làm sao lại có các loài ở dưới nước, trên bờ và trên không ?
- Nguơi hãy xét kỹ, mặt trăng ở trên trời, hạt châu ở nơi tay, còn mâm đựng hạt châu hứng nước thì do người đặt ra. Vậy nước từ phuơng nào mà chảy đến đây ? Mặt trăng và hạt châu cách xa, chẳng hòa chẳng hợp, chẳng lẽ nước khi không tự có ?
- Ngươi vốn chẳng biết, trong Như Lai Tạng, tánh thủy chơn không, tánh không chơn thủy, tự tánh vốn thanh tịnh, cùng khắp mười phuơng pháp giới, tùy theo mức độ hiểu biết của tâm chúng sinh tạo thành nghiệp, và nuơng theo nghiệp ấy biến hiện các cảnh giới hiện hữu. hễ nơi này cầm hạt châu thì nơi này chảy nước, khắp pháp giới cầm hạt châu thì khắp pháp giới chảy nước. Tánh thủy cùng khắp thế gian, đâu có xứ sở, chỉ theo nghiệp thức của chúng sanh mà biến hiện.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

4 - TÁNH PHONG ĐẠI VỐN VÔ SANH

- A Nan ! Tánh PHONG chẳng có tự thể, động tịnh không chừng. Nếu ngươi dùng tay áo phất qua mặt người khác thì người ấy thấy có gió.
- A Nan ! Nếu gió từ chéo áo cà sa ra thì nguơi đã mặc luôn cả gió, lẽ ra cái áo phải tung bay, rời khỏi thân nguơi. Nay Ta giũ áo trong hội này, nguơi hãy xem cái áo của Ta, gió núp ở chỗ nào ? Chẳng lẽ trong áo lại có chỗ chứa gió ư ?
- Nếu gió từ hư không ra, khi cái áo nguơi chẳng động, tại sao gió chẳng phất ? Tánh hư không thường trụ thì gió phải thường sanh, vậy lúc chẳng có gió, hư không phải diệt. Gió diệt còn có thể thấy được, hư không diệt thì là hình tướng gì ? Nếu có sanh diệt thì đã chẳng gọi là hư không, đã gọi là hư không thì làm sao lại có gió ra ?
- Nếu gió từ mặt người bị phất sanh ra, đã từ mặt người đó ra lẽ ra phải phất lại nguơi.
- Nguơi hãy xét kỹ: phất áo do nguơi, cái mặt thì thuộc người kia, hư không thì vắng lặng chẳng lay động, vậy gió từ phuơng nào rong duổi đến đây ? Tánh gió và tánh hư không khác nhau, chẳng hòa chẳng hợp, chẳng lẽ tánh gió khi không tự có ?
- Nguơi vốn chẳng biết, trong Như Lai Tạng, tánh phong chơn không, tánh không chơn phong , tự tánh vốn thanh tịnh, cùng khắp mười phuơng pháp giới, tùy theo mức độ hiểu biết của tâm chúng sanh mà tạo thành nghiệp, và nuơng theo nghiệp ấy biến hiện các cảnh giới hiện hữu.
A Nan ! Như một mình nguơi lay động cái áo thì có chút gió ra, khắp pháp giới đều phất thì khắp pháp giới đều ra gió. Tánh phong đầy khắp thế gian, đâu có xứ sở, chỉ theo nghiệp thức của chúng sanh mà biến hiện.

5 - TÁNH KHÔNG ĐẠI VỐN VÔ SANH
- A Nan ! Tánh KHÔNG vô hình, nhờ sắc tướng mới được hiển bày. Như trong thành Thất La Phiệt, người dân đào giếng lấy nước, Đào một thước đất thì có một thước hư không, đào một trượng đất thì có một trượng hư không. Hư không sâu hay cạn là tùy theo đất được đào ra nhiều hay ít. Vậy hư không do đào đất mà ra này, do đào mà có hay vô nhân tự sanh ?
- A Nan ! Nếu hư không do vô nhân tự sanh thì khi chưa đào đất , sao nơi đó lại chẳng vô chướng ngại, mà chỉ thấy đất liền, chẳng thấy trống rỗng ?
- Nếu từ đào đất ra , thì khi đất ra phải thấy hư không vào. Nếu đất ra trước mà không thấy hư không vào , thì sao nói hư không từ đào đất mà ra ? Nếu chẳng ra vào thì hư không với đất vốn chẳng khác, chẳng khác tức là đồng. Nếu đồng thì khi đào đất ra, hư không sao chẳng ra ? Nếu do đào đất mà có thì phải đào ra hư không, chứ chẳng phải đào ra đất. Nếu chẳng do đào mà có thì khi đào đất sao lại thấy hư không ?
- Nguơi hãy xét kỹ, đào do tay người vận động, đất theo sự đào mà dời chỗ, vậy hư không từ đâu mà ra ? Đào thì có thực chất, hư không thì trống rỗng, chẳng tác dụng với nhau, chẳng hòa, chẳng hợp, chẳng lẽ hư không khi không tự ra ?
- Vậy nên biết, tánh hư không cùng khắp, vốn chẳng lay động. Hiện tiền Địa, Thủy, Hòa, Phong và Hư không gọi là Ngũ Đại, tánh thật viên dung, đều là Như Lai Tạng, vốn chẳng sanh diệt.
- A Nan ! Tâm nguơi mê muội, chẳng ngộ được tứ đại vốn là Như Lai Tạng. Nguơi hãy xem hư không là ra hay vào ? hoặc chẳng ra vào ? Nguơi vốn chẳng biết tánh giác chơn không, tánh không chơn giác. Tự Tánh vốn thanh tịnh, cùng khắp pháp giới, tùy theo mức độ hiểu biết của tâm chúng sanh tạo thành nghiệp, và nuơng theo nghiệp ấy biến hiện các cảnh giới hiện hữu.
- A Nan ! Như đào một giếng thì ra một giếng hư không, mười phuơng hư không cũng như thế. Tánh Không cùng khắp mười phuơng, đâu có xứ sở, chỉ theo nghiệp thức của chúng sanh mà biến hiện.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

6 - TÁNH KIẾN ĐẠI VỐN VÔ SANH

- A Nan ! Bổn Kiến, Bổn Giác vốn chẳng có năng tri, sở tri, vì sắc và không mới lập năng sở.
- A Nan ! Ngày thì sáng, đêm thì tối, do kiến tinh phân biệt nên có sáng và tối. Vậy kiến tinh này với các tướng sáng, tối và hư không là một thể hay chẳng phải một thể ? hoặc đồng-chẳng đồng ? hoặc khác-chẳng khác ?
- A Nan ! Nếu cái kiến tinh này cùng với sáng-tối, hư không vốn là một thể, thì sáng tối hai tướng nghich nhau, khi sáng thì chẳng tối, khi tối thì chẳng sáng. Nếu cùng với tối đồng một thể, thì khi sáng cái kiến tinh biến mất, hễ cùng với sáng đồng một thể thì khi tối, cái kiến tinh ấy phải diệt. đã diệt lấy gì để thấy sáng-tối ? Nếu sáng-tối khác nhau, kiến tinh chẳng sanh diệt thì đâu có thể nói là một thể được ?
- Nếu cái kiến này cùng với sáng-tối chẳng phải một thể, thì ngươi lìa sáng-tối và hư không phân tách cái kiến tinh xem là hình tướng gì ? Lìa sáng-tối và hư không thì kiến tinh đồng như lông rùa, sừng thỏ. Sáng-tối và hư không ba thứ đều khác biệt vậy từ đâu mà lập kiến tinh? Sáng-tối nghịch nhau, làm sao nói đồng được ? Lìa ba thứ, vốn chẳng có, làm sao nói khác được ? Hư không và kiến tinh vốn chẳng có ranh giới, làm sao nói chẳng đồng ? Thấy sáng, thấy tối, sở kiến thay đổi, làm sao nói chẳng khác ?
- Nguơi cần phải xem xét vi tế kỹ càng, xét tới cứu cánh triệt để. Kiến tinh có giác, hư không vô tri, chẳng hòa chẳng hợp, vậy kiến tinh từ đâu mà ra, chẳng lẽ khi không tự ra ?
- Nên biết KIẾN, VĂN, GIÁC, TRI thể tánh viên mãn cùng khắp mọi nơi, vốn chẳng động, cùng Địa, Thủy, Hỏa, Phong lay động , gọi là lục đại, thể tánh viên dung, đều là Như Lai Tạng, vốn chẳng sanh diệt.
- A Nan ! Nguơi đánh mất tự tánh, chẳng ngộ "kiến, văn, giác, tri" của ngươi vốn là Như Lai Tạng. Nguơi hãy xem cái "Kiến, văn, giác, tri" này là sanh hay diệt ? là đồng hay dị ? là chẳng sanh diệt, hay chẳng đồng dị ?
- Nguơi còn chẳng biết, trong Như Lai Tạng, tánh kiến giác minh, giác tinh minh kiên (cái bổn kiến là tự tánh vốn giác, vốn minh. Cái tinh của bốn giác là minh, là kiến), vốn tự nhiên thanh tịnh, cùng khắp pháp giới, tùy theo mức độ hiểu biết của tâm chúng sanh tạo thành nghiệp, và nuơng theo nghiệp ấy biến hiện các cảnh giới hiện hữu. Như một "kiến tinh" thấy cùng khắp pháp giới, cho đến tai nghe, mũi ngửi, miệng nếm, thân xúc, ý biết , sự diệu dụng rõ ràng, viên mãn, cùng khắp mười phuơng pháp giới, đâu có xứ sở, chỉ theo nghiệp thức chúng sanh mà biến hiện.

7 - TÁNH THỨC ĐẠI VỐN VÔ SANH

- A Nan ! Tánh của TÂM THỨC vốn chẳng có nguồn gốc, duyên theo sáu thứ căn trần hư vọng mà sanh. Nay nguơi hãy xem khắp Thánh chúng trong hội này, Đây là Văn Thù, đây là Phú Lâu Na, rồi tới Mục Kiều Liên, Tu Bồ Đề, Xá Lợi Phất v.v... Vậy sự biết của tâm thức này từ kiến tinh ra, từ sắc tướng ra, từ hư không ra, hay khi không vô nhân mà ra ?
- A Nan ! Giả sử tâm thức nguơi từ kiến tinh ra. Nếu chẳng có sáng tối, sắc không, thì chẳng có kiến tinh. Kiến tinh còn chẳng có vậy tâm thức từ đâu mà ra ?
- Nếu tâm thức của nguơi từ sắc tướng ra, chẳng từ kiến tinh ra, thì chẳng thấy sáng, cũng chẳng thấy tối, sáng tối đã chẳng thấy tức là chẳng có sắc không. Sắc tướng kia còn chẳng có thì tâm thức do đâu mà ra ?
- Nếu từ hư không ra, chẳng phải sắc tướng cũng chẳng phải kiến tinh. Nếu chẳng phải kiến tinh thì chẳng thể phân biệt, không thể biết được các tướng sáng tối, sắc không. Nếu chẳng phải sắc tướng thì sở duyên diệt mất, vậy kiến văn giác tri chẳng có chỗ an lập. Giữa hai thứ chẳng phải kể trên, nếu "không" thì tâm thức đồng như chẳng có, nếu "có" thì tâm thức đồng như các vật, dẫu cho có, thì tâm thức của nguơi cũng thành vô dụng.
- Nguơi hay suy xét kỹ càng, cái thấy phải nhờ mắt nguơi, sắc tướng là cảnh của tiền trần. Những gì có tướng mới thành có, chẳng tướng ắt thành không, như vậy tâm thức từ đâu mà ra ?
- Tâm thức thì linh động, kiến tinh thì trong lặng, chẳng hòa chẳng hợp. Kiến văn giác tri đều như thế, chẳng lẽ tâm thức khi không tự ra?
- Nếu tâm thức này vốn chẳng từ chỗ nào ra, sự dụng của kiến, văn, giác , tri trạm nhiên viên mãn, tánh chẳng năng sở. Vậy Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Hư không và Bổn kiến, Bổn thức gọi là thất đại, thể tánh chơn thật viên dung, ấy đều là Như Lai Tạng, vốn chẳng sanh diệt.
- A Nan ! Tâm nguơi vọng chấp, chẳng ngộ kiến, văn, giác, tri vốn là Như Lai Tạng. Nguơi hãy xét sáu chỗ tâm thức này là đồng hay dị, là có hay không, là chẳng đồng chẳng dị hay chẳng có chẳng không ?
- Nguơi vốn chẳng biết, trong Như Lai Tạng, tánh thức minh tri, giác minh chơn thức (tánh của bổn thức rõ ràng chơn tri, không phải như sự hiểu biết của thế gian có đối đãi và phân biệt), diệu giác, trạm nhiên, như như chẳng động, chẳng thể nghĩ lường được, trùm đầy pháp giới, khắp mười phuơng hư không, đâu có xứ sở, tùy theo nghiệp của chúng sanh biến hiện các cảnh giới hiện hữu.

LƯỢC GIẢI
Hư không vô hình, vốn chẳng có Bản Thể, nếu tâm thức từ hư không ra thì cũng giống như hư không, chẳng có Bản Thể để nuơng tựa, tức là tâm thức chẳng phải sắc tướng, cũng chẳng phải kiến tinh. Giữa hai thứ chẳng phải kể trên, nếu cho là "không Bản Thể" thì tâm thức đồng như không có. Nếu cho là "có Bản Thể" thì tâm thức đồng như các vật, . Vật thì vô tri, chẳng có tánh phân biệt, vậy dẫu cho có thì tâm thức cũng thành vô dụng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tâm thức này vốn chẳng từ chỗ nào ra, sự dụng của kiến, văn, giác , tri trạm nhiên viên mãn, tánh chẳng năng sở. Vậy Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Hư không và Bổn kiến, Bổn thức gọi là thất đại, thể tánh chơn thật viên dung, ấy đều là Như Lai Tạng, vốn chẳng sanh diệt.
kiến, văn, giác, tri vốn là Như Lai Tạng. trong Như Lai Tạng, tánh thức minh tri, giác minh chơn thức (tánh của thức biết rõ ràng, biết rõ là chơn thức) (tánh của bổn thức rõ ràng chơn tri, không phải như sự hiểu biết của thế gian có đối đãi và phân biệt), diệu giác, trạm nhiên, như như chẳng động, chẳng thể nghĩ lường được, trùm đầy pháp giới, khắp mười phuơng hư không, đâu có xứ sở, tùy theo nghiệp của chúng sanh biến hiện các cảnh giới hiện hữu.
Người thế gian chẳng biết lại mê lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên, ấy đều là do tâm thức phân biệt, suy lường.

Bấy giờ A Nan và đại chúng được sự khai thị vi diệu của Phật, thân tâm phẳng lặng, chẳng còn ngăn ngại, mỗi mỗi tự biết tâm thức cùng khắp mười phuơng, thấy mười phuơng hư không như xem các vật trong lòng bàn tay. Tất cả vật tượng trên thế gian đều vốn là tánh Bồ Đề sáng suốt của Diệu tâm. Tâm tánh tròn đầy , cùng khắp mười phuơng. Xem lại cái thân của cha mẹ sinh ra , như mảy bụi lửng lơ trong mười phuơng hư không , thoạt còn, thoạt mất. Như một bọt nước trôi trong biển cả, chẳng biết sanh diệt từ đâu. Rõ ràng tự biết được cái Bổn lai thường trụ chẳng diệt của Diệu tâm. Được pháp chưa từng có nên chắp tay lễ Phật và nói kệ tán thán Phật rằng :

Trong lặng, vạn năng, chẳng động tịnh (1)
Lăng Nghiêm Đại Định, đời hy hữu (2)
Tiêu điên đảo tưởng từ vô thỉ
chẳng nhọc nhiều kiếp được Pháp thân.
Nguyện nay đắc quả thành Chánh Giác
Độ thoát chúng sanh như Hằng sa.
Hết lòng phụng sự vô số cõi,
Thế mới gọi là đền ơn Phật.
Cúi xin Thế Tôn chứng minh cho
Ngũ trược ác thế nguyện vào trước
Nếu một chúng sanh chưa thành Phật
Quyết chẳng tự mình chứng Niết Bàn
Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi
Mong dứt trừ tập khí vi tế.
Khiến con mau đến Vô Thượng Giác
Mười phuơng thế giới tọa đạo tràng.
Dẫu cho hư không bị tiêu mất
Bổn tâm kiên cố chẳng lay động.

GHI CHÚ
(1) Tại sao "Diệu trạm tổng trì bất động tôn" dịch là "Trong lặng, vạn năng, chẳng động tịnh" ?
Vì chữ "Trạm" có nghĩa là trong lặng, chẳng động.
Nhưng trong lặng mà chẳng động, chẳng tịnh, cũng chẳng trụ nơi chẳng động chẳng tịnh mới gọi là "Diệu trạm".

Tổng hết thảy pháp, Trì hết thảy nghĩa . Tổng trì có nghĩa là giữ gìn hết thảy nghĩa của tất cả các pháp, nên gọi là "vạn năng"

(2) Tại sao "Thủ Lăng Nghiêm Vuơng" dịch là "Lăng Nghiêm Đại Định" ?
Lăng Nghiêm là tên kinh. Kinh đã phổ biến trên đời thì chẳng phải là hy hữu. Giữ gìn thân thâm theo kinh này chứng được Đại Định mới gọi là hy hữu.
Định có nhập, có xuất thì chưa phải là Đại Định. Trong tất cả thời, dù động dù tịnh mà vẫn Định mái được gọi là Đại Định, là vua trong các Định.
Như vậy mới gọi là Lăng Nghiêm là vua các Định, hy hữu trên đời.

Thuấn Nhã Đa : là thần hư không. Thân thể vốn là hư không.
Thước Ca Ra : kim cương.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lúc bấy giờ Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử ở trong chúng liền từ chỗ ngồi đứng dạy, quỳ gối chân phải, chắp tay cung kính bạch Phật rằng :
- Thế Tôn có oai đức lớn, khéo vì chúng sanh hiển bày Đệ Nhất Nghĩa của Như Lai. Nhưng con còn chưa thấu suốt chỗ chẳng nghi hoặc của nghĩa này.
- Thế Tôn ! Nếu tất cả các thứ căn, trần, ấm, xứ, giới v.v... của thế gian đều là Như Lai Tạng, Bản tánh vốn trong sạch, sao lại bỗng sanh các tướng hữu vi như núi sông, đất đai, thành rồi hoại, hoại rồi thành, thành hoại chẳng ngừng ?
- Lại Như Lai nói Địa Thủy, Hỏa, Phong bản tánh viên dung cùng khắp pháp giới, trạm nhiên, thường trụ. Thế Tôn ! Nếu tánh địa cùng khắp thì sao dung nạp được thủy ? Nếu tánh thủy cùng khắp thì hỏa chẳng thể sanh. Sao lại nói hai tánh thủy và hỏa đều cùng khắp hư không, chẳng đoạt mất nhau ?
- Thế Tôn ! Tánh Địa thì ngăn ngại, tánh Không thì trống rỗng, làm sao hai tánh ấy đều cùng khắp pháp giới ? Nay con chẳng biết nghĩa này thế nào, xin Phật từ bi, khai thị mở tâm mê muội của con và đại chúng.
Nói xong, năm vóc gieo sát đất, kính mong lời dạy vô thượng của Như Lai.

Bấy giờ Thế Tôn bảo Phú Lâu Na và hàng A La Hán lậu tận, vô học trong chúng rằng
- Phú Lâu Na ! Như lời nguơi nói, Bản tánh trong sạch, sao lại bỗng sanh núi sông, đất đai ? Nguơi chẳng thường nghe Như Lai dạy rằng : "Tánh giác diệu minh, Bản giác minh diệu" hay sao ?

"Tánh giác diệu minh, Bản giác minh diệu"
(Tánh giác hay làm sáng tỏ, Cái biết của mình làm sáng tỏ cái huyền diệu của tánh giác)

LƯỢC GIẢI
Tức diệu thường minh mà chẳng lập sở minh, cũng chẳng phải bất minh, nên nói diệu minh.
Tức minh thường diệu, mà chẳng kẹt nơi minh, nên nói minh diệu.
Nếu chấp thật, cho là giác minh bèn lọt vào tình thức, thành ra lìa giác, chẳng minh, thì đâu thể gọi là diệu, nên kinh nói "do giác minh thành lỗi lầm" là vì vậy.

(Tánh giác hay làm sáng tỏ, mà chẳng có cái bị làm sáng tỏ)
Như vậy thì (Bản giác của mình mới sáng tỏ một cách vi diệu).


Phú Lâu Na nói :
- Bạch Thế Tôn, vâng ạ, con thường nghe Phật khai thị nghĩa này.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phú Lâu Na nói :
- Bạch Thế Tôn, vâng ạ, con thường nghe Phật khai thị nghĩa này.
(GHI CHÚ : Ở đây, minh là làm rõ , giác tức là biết)

Phật bảo :
- Ngươi nói biết rõ, là do thấy rõ ràng được gọi là biết, hay cái biết chẳng rõ ràng gọi là rõ biết ?
Phú Lâu Na nói :
- Nếu cái biết chẳng rõ ràng mà gọi là biết thì chẳng có cái được làm rõ.
Phật bảo :
- Nếu chẳng có cái được làm rõ thì chẳng rõ được cái biết. Nếu chẳng có cái biết thì chẳng gọi là giác. Không có cái biết thì chẳng thể rõ ràng. Chẳng rõ ràng lại chẳng phải tánh trạm nhiên sáng tỏ của Bản giác. Vì tánh biết vốn rõ ràng, lại vọng cho là làm rõ tánh biết. Tánh biết của mình chẳng phải là cái bị làm rõ, do chấp việc làm rõ, nên có cái bị làm rõ. Do có cái bị làm rõ nên mới tự cho mình là cái làm rõ, một cách hư vọng.
- Như vậy là trong cái tâm không đồng dị, vọng chấp thành có cái khác (dị), do có cái khác nên lập cái đồng. Trong đó cái đồng là hư không, cái khác là thế giới.
- Vì có đồng-dị nên lập ra cái chẳng đồng chẳng dị (là các pháp hữu vi) và cái vốn chẳng đồng-dị (của Bản Giác) là các pháp vô vi.
Bản giác tánh không, vốn chẳng minh chẳng vô minh. Một niệm bỗng khởi thì :
Bản giác lìa tánh không mà sanh vọng minh.
Bản giác sanh vọng minh thì phát ra thức.
Tánh không lìa Bản giác thì sanh ám muội.

Do ám muội kết tụ thành ĐỊA
Chỗ trong lặng chẳng lay động của thức là THỦY
ĐỊA và THỦY nhiễu loạn nhau thành PHONG
Tánh Không bị ám muội, cố chấp cái năng minh thành chướng ngại, nên vọng cho Bản giác là sở minh. năng-sở nhiễu loạn nên có tánh biến hóa của HỎA.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phú Lâu Na nói :
- Thế Tôn ! Nếu Diệu giác này vốn nhiệm màu, sáng tỏ , cùng tâm Như Lai chẳng thêm, chẳng bớt, khi không bỗng sanh các tướng hữu vi như núi sông, đất đai. Nay Như Lai đã chứng Diệu giác, làm sao núi sông đất đai và các tập khí hữu lậu còn được sanh trở lại ?
Phật bảo Phú Lâu Na:
- Ví như người mê ở một xóm làng, nhận lầm phuơng nam thành phuơng bắc, vậy sự lầm lẫn này từ mê ra hay từ ngộ ra ?
Phú Lâu Na đáp :
- Người mê như vậy chẳng từ mê ra cũng chẳng từ ngộ ra. Tại sao ? Mê vốn chẳng có gốc, làm sao từ mê ra ? Ngộ chẳng sanh mê, sao nói từ ngộ ra ?
Phật bảo :
- Người mê kia đang trong lúc mê, bỗng có người ngộ chỉ cho ngộ, Phú Lâu Na ! Ý nguơi thế nào ? Người mê ấy, đối với xóm làng này còn mê lại chăng ?
- Bạch Thế Tôn không ạ !
- Phú Lâu Na ! Mười phuơng Như Lai cũng như vậy, sự mê này vốn chẳng có gốc, tánh tất cánh là không, xưa vốn chẳng mê, do vọng chấp nên tựa như có mê, có giác. Giác được cái mê thì mê liền diệt, giác chẳng sanh mê.
Cũng như người nhặm thấy hoa đốm trên không, nếu trừ được bệnh nhặm thì hoa đốm nơi không liền diệt. Bỗng có người , ở chỗ hoa đốm đã diệt kia, mong đợi hoa đốm sanh nữa, nguơi xét người này ngu hay trí ?
Phú Lâu Na đáp :
- Hư không vốn chẳng có hoa đốm, vọng thấy có sanh diệt. Thấy hoa đốm diệt đã là điên đảo rồi, lại còn muốn hoa đốm sanh nữa, thì thật là điên dại. Làm sao còn gọi người điên như vậy là ngu hay trí được!
Phật bảo :
- Theo như nguơi hiểu, sao lại còn hỏi Diệu giác của chư Phật sanh núi sông, đất đai nữa ! Cũng như quặng vàng, là đất cát lộn với vàng ròng, khi quặng đã luyện thành vàng ròng thì chẳng trở lại thành quặng nữa. Như cây đã đốt thành tro thì chẳng trở lại thành cây nữa. Bồ Đề Niết Bàn của Phật cũng như vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phú Lâu Na hỏi Phật : Tại sao tánh thủy và tánh hỏa đều viên dung cùng khắp cả pháp giới mà không diệt lẫn nhau ?
Phật bảo : các tướng ấy vốn là hư vọng, chẳng thể chỉ bày, cũng như muốn hoa đốm trên hư không kết thành quả ở hư không, làm sao còn hỏi cái nghĩa chẳng đoạt mất nhau ? Diệu Tâm sáng tỏ, vốn chẳng phải Thủy Hỏa, tại sao còn hỏi về nghĩa chẳng dung nạp nhau ?
- Tánh sáng tỏ của Diệu Tâm cũng như vậy, Nếu nguơi phát minh cái hư không, thì hư không hiện ra. Địa, Thủy, Hỏa, Phong mỗi mỗi phát minh thì mỗi mỗi hiện ra, nếu cùng phát minh thì cùng hiện ra.
- Phú Lâu Na ! Nguơi cho các tướng sắc-không đoạt mất lẫn nhau nơi Như Lai Tạng, thì Như Lai Tạng tùy theo sắc không cùng khắp pháp giới , nên ở trong đó, gió thổi thì động, hư không thì lặng, mặt trời thì sáng, mây mù thì tối. Chúng sinh mê muội trái giác tánh, hợp cảnh trần, phát khởi trần lao nên có tướng thế gian.
- Ta dùng tánh chẳng sanh diệt của Diệu Tâm sáng tỏ hợp với Như Lai Tạng, thì Như Lai Tạng chỉ duy nhất có một Diệu Tâm sáng tỏ, tròn đầy, chiếu khắp pháp giới, nên ở trong đó, một là vô lượng, vô lượng là một, trong nhỏ hiện ra lớn, trong lớn hiện ra nhỏ, đạo tràng chẳng động mà ở khắp mười phương thế giới, thân thể bao hàm vô tận hư không, nơi đầu mẩy lông hiện ra một cõi Phật, ngồi trong vi trần chuyển đại pháp luân, nghịch cảnh trần, hợp tánh giác, nên hiện ra tánh chơn như sáng tỏ của Diệu Tâm.

- Ví như nhũng cây đàn : Cầm sắt, tỳ bà, dù có diệu âm, nếu chẳng có sự khéo léo của ngón tay thì diệu âm chẳng thể phát ra. Cũng vậy, cái Diệu Tâm chơn thật của ngươi và chúng sanh, mỗi mỗi vốn sẵn đầy đủ. Như nơi ta khi búng ngón tay thì Hải ấn phát ra ánh sáng, (Hải ấn là lâu đài trên mặt biển, dụ cho sức dụng vô biên của tự tánh tự hiện), còn nơi các ngươi, vừa móng tâm thì trần lao đã khởi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phú Lâu Na nói :
- Diệu Tâm sáng tỏ của con và Như lai đều viên mãn không hai. Nơi con, vì xưa kia mắc phải vọng tưởng từ vô thỉ, chịu luân hồi đã lâu, nay dù chứng được Thánh quả, nhưng chưa đến chỗ rốt ráo. Thế Tôn thì tất cả vọng tưởng đều diệt, chỉ Diệu Tâm chơn thường hiện hành. Vậy xin hỏi Như Lai : Tất cả chúng sinh vì sao có vọng, tự che khuất Diệu Tâm, cam chịu chìm đắm ?
Phật bảo Phú Lâu Na :
- Nguơi dù trừ được lòng nghi, nhưng còn có mê hoặc chưa dứt sạch, nay ta đem những việc của thế gian hỏi nguơi : Nguơi chẳng nghe trong thành Thất La Phiệt, có ông Diễn Nhã Đa, buổi sáng lấy guơng soi mặt, nhìn thấy mặt mày, bỗng ưa cái đầu trong guơng, rồi tự trách đầu mình sao chẳng thấy mặt mũi, cho là yêu mị. Khi không phát điên, bỏ chạy. Ý nguơi thế nào ? Người ấy vì sao khi không bỏ chạy ?
Phú Lâu Na đáp :
- Người ấy tâm điên chứ chẳng do gì khác.
Phật nói :
- Diệu Tâm vốn tràn đầy sáng tỏ, đã gọi là vọng làm sao có nhân ? Nếu có cái nhân sao còn gọi là vọng ? Chỉ do các vọng tưởng xoay vần, tự làm nhân cho nhau, từ mê thêm mê, trải qua vô lượng kiếp dù được Phật phát minh đại nghĩa, còn chẳng chịu quay về. Cái nhân mê như vậy, do mê tự có, biết cái mê vô nhân thì vọng chẳng chỗ dựa. Sanh còn chẳng có, lấy gì để diệt ?
- Người đắc đạo Bồ Đề, như người tỉnh giấc nói việc trong chiêm bao. Tâm dù biết rõ ràng, làm sao lấy được những vật trong chiêm bao ra ? Huống là vô nhân, vốn chẳng có gì ! Như Diễn Nhã Đa, đâu có nhân duyên gì mà tự sợ đầu mình, bỏ chạy. Nếu bỗng nhiên hêt cái điên, đầu lại như cũ, đâu phải từ ngoài mà được. Dù chưa hết điên, đầu cũng chẳng mất. Phú Lâu Na ! Tánh vọng như thế, làm sao có nhân ?
- Nếu nguơi chẳng duyên theo thế gian , nghiệp quả, chúng sinh, ba thứ phân biệt này xoay chuyển liên tục, ba duyên đã diệt thì ba nhân chẳng sanh. Tánh điên của Diễn Nhã Đa trong tâm nguơi tự dứt, dứt tức là Bồ Đề. Vậy Diệu Tâm sáng tỏ vốn khắp pháp giới, chẳng từ ngừơi khác mà được, chẳng nhờ nhọc nhằn, tu chứng mà có.
- Ví như có người, nơi áo mình có hạt châu như ý, mà chẳng tự biết, nghèo nàn rách rưới, ăn xin nơi phuơng xa. Người ấy dù nghèo, hạt châu chưa từng mất, bỗng được người trí chỉ ra hạt châu, liền thành giàu sang tùy theo ý muốn, mới ngộ bảo châu chẳng từ bên ngoài mà có.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

A Nan nói :
- Bạch Thế Tôn ! Đại Mục Kiều Liên, Xá Lợi Phất, Tu Bồ Đề trong hội này đều nghe cái thuyết nhân duyên của Phật, tâm được khai ngộ, thành quả vô lậu. Nay Phật nói Bồ Đề chẳng do nhân duyên, vậy thì cái thuyết tự nhiên của bọn ngoại đạo Câu Xá Ly thành Đệ Nhất Nghĩa sao ?
Phật bảo :
- A Nan ! Nếu đầu của Diễn Nhã Đạt Đa vốn tự nhiên, đã là tự nhiên, thì tại sao sợ đầu bỏ chạy ? Ấy là do nhân duyên nào ?
- Nếu đầu tự nhiên do nhân duyên nên phát điên, sao chẳng tự nhiên do nhân duyên mà mất ? Đầu vốn chẳng mất, tại sao vẫn còn vọng sanh điên sợ ? Thế thì đâu phải nhờ nhân duyên ?
- Nếu bản tánh vốn tự nhiên có điên sợ, vậy khi chưa điên, cái điên núp ở chỗ nào ? Nếu tánh chẳng điên là tự nhiên, đầu vốn chẳng vọng, sao lại bỏ chạy ?
- Nếu ngộ được cái đầu vốn chẳng mất, tánh điên cuồng vốn vọng sanh, thì nhân duyên và tự nhiêu đều là hý luận.

(Tự tánh vốn sẵn có từ vô thỉ, chẳng phải tự nhiên mất đi, tự nhiên hiện ra. Chỉ là do điên đảo mà không nhận ra. Nếu biết rằng tánh vốn chẳng mất, cái điên đảo là vọng sanh, thì lại trở về chơn như. Các nghĩa tự nhiên và nhân duyên đều là hý luận).

- Nếu có sự chẳng sanh chẳng diệt gọi là tự nhiên, thì tâm tự nhiên này là do sanh diệt đã sạch mà hiện, ấy cũng là pháp sanh diệt, chẳng phải Bồ Đề. Cái lý chẳng sanh chẳng diệt kia gọi là tự nhiên, cũng như các tướng lẫn lộn thành một thể của thế gian, gọi là tánh hòa hợp. Cái chẳng hòa hợp thì gọi là tự nhiên. Tự nhiên chẳng phải tự nhiên, hòa hợp chẳng phải hòa hợp, tự nhiên và hòa hợp đều lìa, có lìa có hợp đều sai, đến chỗ này mới được gọi là pháp chẳng hý luận.
- Nếu dựa vào chỗ này để thủ chứng Vô Thượng Bồ Đề và Niết Bàn thì quả Phật vẫn còn cách xa lắm. Tại sao ?
Vì chấp do dụng công tu chứng mà có sở đắc vậy. Kỳ thực Bồ Đề, Niết Bàn vốn sẵn đầy đủ, chỉ có thể trong sát na ngộ nhập, , chẳng do nhiều kiếp siêng năng tu chứng mà được, dẫu cho nhớ hết diệu lý thanh tịnh như cát sông Hằng trong mười hai bộ kinh của mười phuơng Như Lai, chỉ càng thêm hý luận.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo A Nan và đại chúng rằng :
- Các nguơi quyết định phát tâm Bồ Đề, đối với pháp Tam Ma Đề nhiệm mầu của chư Phật, chẳng sanh mỏi mệt, trước hết nên biết hai nghĩa quyết định trong lúc mới phát tâm.
- Thế nào là hai nghĩa quyết định lúc mới phát tâm ?
* A Nan ! Nghĩa thứ nhất là: Nếu các nguơi muốn lìa bỏ Thanh Văn, tu Bồ Tát thừa, nhập Tri Kiến Phật, thì nên xét kỹ chỗ phát tâm của nhân địa với chỗ giác ngộ của quả địa là đồng hay là khác ? A Nan ! Nếu ở nơi nhân địa, dùng tâm sanh diệt làm cái nhân tu hành, để cầu cho được quả chẳng sanh diệt của Phật thừa thì chẳng đúng.
- Nguơi nên xét kỹ vạn vật trên thế gian, các pháp có thể tạo ra đều phải biến diệt. A Nan ! nguơi hãy xem các pháp có thể tạo ra, có cái nào chẳng hoại chăng ? Nhưng chẳng bao giờ nghe hư không biến hoại. Tại sao ? vì hư không chẳng phải vật sở tạo, cho nên chẳng thể biến hoại.
- A Nan ! Thân ngươi do tứ đại hợp thành, tâm ngươi Do tứ đại ràng buộc, mà chia cái Diệu Tâm sáng tỏ của nguơi thành Kiến, Văn, Giác, Tri, từ vô thỉ, tạo thành năm lớp ô trược.

1) A Nan ! Nguơi thấy hư không khắp mười phuơng thế giới, hư không và kiến tinh chẳng thể phân ra rõ ràng. Hư không thì chẳng có bản thể, tức là ngoan không. Kiến tinh thì chẳng có bản giác, tức là vô minh. Cả hai giao kết lẫn nhau, vọng thành lớp thứ nhất, gọi là KIẾP TRƯỢC.
2) Kiến, Văn, Giác, Tri vốn chẳng ngăn ngại, vì kẹt nơi tứ đại nên thành ngăn ngại. Địa, Thủy, Hỏa, Phong vốn chẳng giác tri, vì xoay chuyển theo lục căn thành có giác tri, các điều đó giao kết lẫn nhau, vọng thành lớp thứ hai, gọi là KIẾN TRƯỢC.
3) Lại trong tâm nguơi, tánh tưởng nhớ, học tập phát ra tri kiến, dung nạp lục trần, lìa trần thì chẳng có tướng, lìa giác thì chẳng có tánh, từ đó giao kết lẫn nhau vọng thành lớp thứ ba gọi là PHIỀN NÃO TRƯỢC.
4) Lại tâm niệm của nguơi ngày đêm sanh diệt chẳng ngừng, tri kiến muốn ở mãi trên thế gian, nhưng nghiệp báo xoay vần lại thường dời đổi trong lục đạo, những điều ấy giao kết lẫn nhau vọng thành lớp thứ tư gọi là CHÚNG SANH TRƯỢC.
5) Tánh kiến, văn của các ngươi vốn chẳng khác biệt, do lục trần ngăn cách bỗng thành khác biệt. Tánh biết thì đồng, sử dụng thì khác, đồng và khác chẳng định, từ đó giao kết nhau vọng thành lớp thứ năm, gọi là MỆNH TRƯỢC.

A Nan ! Nay nguơi muốn cho Kiến, Văn, Giác, Tri khế hợp với tứ đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh của Như Lai, trước hết phải lọc bỏ cội gốc sanh tử, dựa theo tánh trong lặng, chẳng sanh diệt của Diệu Tâm, để xoay các thứ sanh diệt, hư vọng trở về Bản Giác. Được tánh chẳng sanh diệt của Bản Giác làm cái tâm nhân địa, rồi mới viên thành sự tu chứng quả địa.
Như nước đục lắng trong đồ đựng nước, để yên mãi chẳng lay động, đất cát tự chìm và nước trong hiện ra. Ấy gọi là bắt đầu uốn dẹp được khách trần phiền não. Gạn bùn hết sạch, chỉ còn nước trong, gọi là dứt hẳn căn bản vô minh. Tướng minh thuần nhất thì tất cả biến hiện đều chẳng gây ra phiền não, và đều hợp với diệu đức trong sạch của Niết Bàn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

* Nghĩa thứ hai : Các nguơi đều muốn phát tâm Bồ Đề nơi Bồ Tát Thừa, sanh lòng đại dũng mãnh, quyết định lìa bỏ các tướng hữu vi, nên suy xét kỹ cái cội gốc phiền não của "nhuận nghiệp vô minh" và "nhuận sanh vô minh" từ vô thỉ này là ai làm, ai chịu ?
Nhuận nghiệp vô minh (nhuận là thấm nhuần), tức là phiền não của nhiều kiếp quá khứ.
Nhuận sanh vô minh, tức là khi đầu thai, nơi tình thức sanh khởi yêu ghét đối với cha mẹ.
Hai thứ phiền não này vốn chẳng có tự tánh. Nếu ngộ, biết chẳng có tự tánh thì chẳng có kẻ làm, chẳng có kẻ chịu.
Người Tiểu thừa chẳng lìa công dụng hữu vi, cho là thật có phiền não phải phá trừ, ấy là do chẳng biết căn, trần là hư vọng.
Người Đại thừa chỉ cần xét kỹ nơi căn trần, ai làm, ai chịu, bỗng được khám phá, thì căn bản vô minh tức thời tan rã.
- A Nan ! Người tu đạo Bồ Đề, nếu chẳng suy xét cội gốc phiền não, thì chẳng thể biết căn trần hư vọng đó điên đảo ở chỗ nào. Chỗ còn chẳng biết thì làm sao uốn dẹp được nó, để chứng nhập quả vị của Như Lai.
- A Nan ! Hư không chẳng có hình tướng, chẳng thể tạo nghiệp. Vậy thì hiện tiền, lục căn của nguơi làm mai mối cho giặc, tự cướp của báu trong nhà, vọng thành sự thắt kết. Do sự thắt kết này nên thế giới chúng sanh tự ràng buộc từ vô thỉ, chẳng thể ra khỏi thế gian vậy.

- A Nan ! Sao gọi là thế giới chúng sanh ?
Thế là dời đổi (thời gian) Giới là phuơng vị (không gian).
Nên biết Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông bắc, Tây bắc, Đông nam, Tây nam, phuơng trên , phuơng dưới, là Giới.
Quá khứ, hiện tại, vị lai là Thế.
Diệu tâm sáng tỏ do vọng tưởng nên phát sinh các loài chúng sanh,.
Không gian, thời gian cùng với sự dời đổi trong thân thể của tất cả chúng sanh giao lộn lẫn nhau, nên thành thế giới chúng sanh.

- Xét về các căn, A Nan ! Nguơi nên ở trong lục căn xác định chỗ hơn kém của mỗi căn, rồi tùy theo căn nào phù hợp mà tu theo đó thì hiệu quả mới được nhiều.

- NHÃN CĂN chỉ thấy phía trước, chẳng thấy phía sau. Ngó qua hai bên thì ba phần thấy được hai phần. Tóm lại công đức của nhãn căn chỉ được hai phần ba. Vây biết nhãn căn chỉ có 800 công đức.
- NHĨ CĂN nghe khắp mười phuơng chẳng sót, lúc động thì tựa có xa gần, lúc tịnh thì chẳng có bờ bến. Vậy biết nhĩ căn đầy đủ 1200 công đức
- TỶ CĂN ngửi biết khi thở ra hít vào. Có ra có vào mà sót khoảng giữa khi ra vào giao tiếp, vậy ba phần thiếu một phần , nên biết tỷ căn chỉ có 800 công đức.
- THIỆT CĂN tuyên duơng cùng tột trí thế gian và xuất thế gian. Lời nói có chừng ngằn, nhưng nghĩa lý thì vô cùng. Vậy biết Thiệt căn đầy đủ 1200 công đức.
- THÂN CĂN ở nơi thuận nghịch sanh ra xúc giác. Khi hợp thì có xúc giác, khi lìa thì không biết, chẳng có xúc giác. Lìa thì có một, hợp thì thành hai (khi lìa thì chỉ có năng hoặc sở, khi hợp thì có đủ năng sở), vậy ba phần thiếu một, nên biết Thân Căn chỉ có 800 công đức.
- Ý CĂN thầm lặng mà cùng khắp tất cả pháp thế gian và xuất thế gian trong mười phuơng, tam thế, cùng tột Thánh phàm, đều bao gồm trong đó. Vậy biết Ý căn đầy đủ 1200 công đức


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách