Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

- A Nan ! Nay nguơi muốn ngược dòng sinh tử, trở về nguồn gốc của lưu chuyển, đến chỗ chẳng sanh diệt, thì nên xét cho kỹ sự thọ dụng của lục căn này, cái nào hợp, cái nào lìa. Cái nào sâu, cái nào cạn. Cái nào viên thông, cái nào chẳng viên thông. Nếu nguơi ngay những căn này, ngộ được căn nào viên thông, nuơng theo căn viên thông đó mà xoay ngược dòng nghiệp hư vọng từ vô thỉ, thì so với các căn khác hiệu quả gấp nhiều lần, một ngày bằng một kiếp.

A Nan nói :
- Bạch Thế Tôn, tại sao ngược dòng sinh tử, đi sâu vào một căn, có thể khiến lục căn đều nhất thời trong sạch ?
Phật bảo A Nan :
- Nay nguơi nhận xét lục căn này là nhất hay lục ? A Nan ! Nếu cho là nhất thì tại sao tai chẳng thấy, mắt chẳng nghe, đầu sao chẳng đi, chân sao chẳng nói ? Nếu cho là lục, như Ta nay ở trong hội vì nguơi chỉ dạy pháp môn nhiệm màu, vậy lục căn của nguơi, căn nào lãnh thọ ?
A Nan đáp :
- Con dùng tai nghe.
Phật nói :
- Tai nguơi tự nghe, có liên quan gì đến thân miệng, mà miệng thì hỏi đạo, thân tỏ cung kính ? Vậy nên biết phi nhất thành lục, phi lục thành nhất. Kỳ thật căn của nguơi chẳng phải vốn nhất hay vốn lục. A Nan nên biết cái căn phi nhất phi lục này vì vọng chấp điên đảo, chìm nối từ vô thỉ, nên ở nơi Bản Tánh viên thông, sanh ra cái nghĩa nhất-lục. Nguơi là bậc Tu Đà Hoàn, dù được tiêu lục, nhưng chưa diệt nhất, ví như hư không đặt vào nhiều khuôn hình, do khuôn hình khác nhau nên nói hư không có khác, nếu trừ bỏ khuôn hình, xem lại hư không thì nói hư không là một. Hư không sao lại vì ngươi mà thành đồng hay dị, huống chi còn gọi là một hay chẳng phải một !
Nên biết, sự thọ dụng của lục căn cũng như vậy.

- Nhãn căn nơi diệu viên, tánh vốn trong lặng, do hai thứ sáng-tối tỏ bày lẫn nhau, ô nhiễm thành cái thấy. Cái thấy gặp sắc trần, kết sắc trần thành căn, cùng với tứ đạu tạo thành con mắt, gọi là Phù trần căn, lưu chuyển theo sắc trần, tạo đủ thứ nghiệp .
- Nhĩ căn nơi diệu viên, tánh vốn trong lặng, do hai thứ động-tịnh đối chọi nhau, nhiễm ô thành cái nghe. Cái nghe gặp thanh trần, cuốn thanh trần thành căn, cùng với tứ đại tạo thành tai như lá cây cuốn. gọi là Phù căn lưu chuyển theo thanh trần tạo đủ thứ nghiệp.
- Tỷ căn nơi diệu viên , tánh vốn trong lặng, do hai thứ thông và nghẽn phát hiện lẫn nhau, nhiễm ô thành cái ngửi, cái ngửi gặp huơng trần, thu nạp huơng trần thành căn, cùng với tứ đại, tạo thành cái mũi,gọi là Phù căn, lưu chuyển theo huơng trần, tạo đủ thứ nghiệp.
- Thiệt căn nơi diệu viên, tánh vốn trong lặng, do hai thứ lạt và vị xen lộn nhau, nhiễm ô thành cái nếm. Cái nếm gặp vị trần, thu hút vị trần thành căn, cùng với tứ đại, tạo thành cái lưỡi, gọi là Phù căn, lưu chuyển theo vị trần tạo đủ thứ nghiệp.
- Thân căn nơi diệu viên, tánh vốn trong lặng, do hai thứ ly và hợp xoa nhau, nhiễm ô thành xúc giác. xúc giác gặp xúc trần, nắm xúc trần thành căn, cùng với tứ đại, tạo thành cái thân, gọi là Phù căn, lưu chuyển theo xúc trần tạo đủ thứ nghiệp.
- Ý căn nơi diệu viên, tánh vốn trong lặng, do hai thứ sanh và diệt tuơng tục lẫn nhau, nhiễm ô thành cái biết. Cái biết gặp pháp trần, ôm pháp trần thành căn, cùng với tứ đại tạo thành bộ não, gọi là cái ý suy tư như sự thấy trong phòng tối. Phù căn, lưu chuyển theo pháp trần tạo đủ thứ nghiệp.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

- A Nan ! Lục căn như thế, do giác minh kia có năng minh để minh cái giác, thì đánh mất cái tinh minh liễu triệt ấy (tự tánh), thành ra dính mắc nơi hư vọng rồi phát ra ánh sáng (cái biết) (cái ánh sáng do hư vọng phát ra, thì sáng chẳng phải sáng thật). Cho nên nguơi hôm nay lìa tối lìa sáng thì chẳng có cái thấy. Lìa động lìa tịnh thì chẳng có cái nghe. Không thông không nghẽn thì tánh ngửi chẳng sanh. Không vị không lạt thì sự nếm chẳng ra. bất ly bất hợp thì xúc giác vốn chẳng có. Không sanh không diệt thì sự liễu tri đặt ở chỗ nào ?

- Nguơi chỉ cầu chẳng duyên theo sự động-tịnh, hợp-ly, vị-lạt, thông-nghẽn, sanh-diệt, sáng-tối mười hai tướng hữu vi này, tùy tiện nhổ ra một căn, thoát khỏi sự dính mắc, trở về bản tánh chân thật, hiện ra sự chiếu soi của tự tánh. Tánh chiếu soi phát ra ánh sáng, thì sự dính mắc của ngũ căn kia liền cùng được giải thoát, và tri kiến khởi lên chẳng do cảnh trần. Chiếu soi chẳng duyên theo lục căn, mà nhờ lục căn phát ra ánh sáng, do đó sự dụng của lục căn dung thông lẫn nhau.

- A Nan ! Ngươi há chẳng biết, hiện trong hội này, A Na Luật chẳng mắt mà thấy, rồng Bạt Nan Đà chẳng tai mà nghe, Thần nữ Căng Già chẳng mũi mà ngửi huơng, Kiều Phạm Bát Đề lưỡi trâu mà biết vị. Thần Thuấn Nhã Đa bản chất là gió, vốn chẳng có tự thể, do ánh sáng tự tánh, tạm hiện hình bóng, nên chẳng có thân mà biết xúc giác. Các hàng Thanh văn được diệt tận định trong hội này như Ma Ha Ca Diếp, ý căn đã diệt trừ từ lâu, mà vẫn biết rõ khắp mọi nơi, chẳng do tâm niệm.

- A Nan ! Nếu các căn của nguơi đều được giải thoát, thì sự dụng của Tự Tánh tự hiện, như trong lặng mà phát ra ánh sáng. vậy phù trần căn và các tướng biến hóa trong thế gian đều tiêu, như nước sôi làm tan băng đá, ngay đó liền hóa thành "Vô Thượng Tri Giác".
- A Nan ! Như người thế gian cho sự thấy là do con mắt, nếu bỗng nhắm mắt lại thì tướng tối hiện ra, lục căn mờ mịt, đầu và chân giống nhau. Người ấy dùng tay rờ thân người khác, mắt dù chẳng thấy,nhưng vẫn phân biệt được đầu và chân, vậy sáng-tối dù khác, tánh biết vẫn đồng. Nếu duyên sáng mới có thấy, thì khi tối thành chẳng thấy, nếu chẳng duyên sáng mà phát ra tánh thấy, thì các tướng tối chẳng thể làm mờ được. Căn trần đã tiêu thì tánh giác minh đâu thể chẳng thành diệu viên ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phật bảo La Hầu La đánh một tiếng chuông, rồi hỏi A Nan có nghe không.
A Nan trả lời có nghe. Lát sau dứt tiếng , Phật lại hỏi A Nan có nghe không.
A Nan đáp : không nghe.

Phật bảo La Hầu La đánh chuông, rồi hỏi A Nan có tiếng không. A Nan trả lời : có tiếng. Lát sau dứt tiếng, Phật lại hỏi A Nan :bây giờ có tiếng không ?
A Nan trả lời không có tiếng.

Phật nói :
- Ta hỏi về nghe thì các nguơi nói nghe. Ta hỏi về tiếng thì các nguơi nói tiếng. Cái nghe và tiếng trả lời chẳng định như thế, không phải càn loạn là gì ?
- A Nan ! Tiếng dứt chẳng âm vang thì nguơi nói là chẳng nghe, nếu thật chẳng nghe thì tánh nghe phải diệt, đồng như cây khô. Khi tiếng chuông lại đánh lên, thì nguơi làm sao biết được ? Biết có biết không, ấy là thanh trần hoặc có hoặc không đâu phải tánh nghe vì nguơi mà thành có thành không ? Nếu tánh nghe thật không thì ai biết không nghe ?
- A Nan ! Thanh trần ở trong tánh nghe tự có sanh diệt, chẳng phải tánh nghe của nguơi theo thanh trần sanh diệt, khiến tánh nghe thành có thành không. Nguơi còn điên đảo nhận lầm thanh trần là tánh nghe, lạ gì chẳng mê muội cho Thường là Đoạn ? Tóm lại chẳng nên cho rằng lìa các tướng động-tịnh, thông-nghẽn, nói chẳng có tánh nghe.

Do chúng sinh từ vô thỉ , nuơng theo sắc thanh, đuổi theo vọng niệm mà lưu chuyển, chưa từng khai ngộ bản tánh trong sạch thường trụ. Chẳng theo tánh chơn thuơng, lại đuổi theo sanh diệt, do đó đời đời bị xoay vần trong vòng tạp nhiễm.
Nếu bỏ sanh diệt, giữ tánh chơn thường, thì ánh sáng chơn thường tự hiện. Căn-trần, tâm-thức ngay đó liền tiêu. Tướng vọng tưởng là trần, tánh phân biệt là cấu, cả hai đều xa lìa, thì pháp nhãn của nguơi liền được trong suốt, làm sao lại chẳng thành Vô Thượng Giác ?

A Nan bạch Phật rằng :
- Như Lai dù đã khai thị nghĩa thứ hai, nhưng con xét những người mở nút kết, nếu chẳng biết cái gốc của nút kết, thì con chắc người ấy chẳng bao giờ mở được.
Lúc ấy A Nan và đại chúng đều nghe mười phuơng Như Lai đồng thanh bảo A Nan rằng :
- Lành thay A Nan ! Nguơi muốn biết cái câu sinh vô minh (căn bản vô minh) là gốc thắt kết khiến nguơi lưu chuyển trong vòng sanh tử, ấy chính là lục căn của nguơi chứ chẳng phải vật khác.

A Nan dù được nghe pháp âm như vậy, tâm còn chưa rõ, cúi đầu bạch Phật:
- Tại sao khiến con bị sanh tử luân hồi và được tự tại giải thoát đều là lục căn, chẳng phải vật khác ?
Phật bảo A Nan :
- Căn-trần cùng gốc, mở thắt không hai, tánh thức hư vọng như hoa đốm trên không. A Nan do trần phát tri, vì căn kiến tướng. Kiến và tướng chẳng có tự tánh, như những cây sậy gác vào nhau, cho nên nay nguơi lập tri kiến thành tri, tức là căn bản vô minh. Nếu đối với tri kiến chẳng chấp là tri kiến, ấy tức là Niết bàn trong sạch, vô lậu, làm sao trong đó có thể dung nạp vật khác.
Tri kiến lập tri, Tức vô minh bổn
Tri kiến vô kiến tư tức Niết Bàn


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phật nói kệ :

Tánh hữu vi vốn không,
Duyên sanh nên như huyễn.
Vô vi không sanh diệt,
Chẳng thật như hoa đốm.
Nói vọng để hiển hơn,
Vọng-chơn là hai vọng.
Phi chơn phi bất chơn,
Làm sao kiến sở kiến ?
Trong đó chẳng thật tánh,
Nên như sậy gác nhau.
Thắt-mở đồng một nhân,
Thánh-phàm chẳng hai đường.
Nguơi xem tánh gác nhau,
Không-hữu thảy đều sai.
Mê muội tức vô minh,
Phát minh liền giải thoát.
Mở-thắt theo thứ tự,
Lục mở, nhất cũng tiêu.
Chọn căn nào viên thông,
Nhập lưu thành chánh giác.
Đà Na thức (thức thứ 8) vi tế,
Tập khí như nước dốc.
Sợ chấp chơn, phi chơn,
Nên ta chẳng khai giảng.
Tự tâm chấp tự tâm,
Phi huyễn thành pháp huyễn.
Chẳng chấp chẳng phi huyễn,
Phi huyễn còn chẳng sanh,
Pháp huyễn làm sao lập ?
Đây gọi Diệu Liên Hoa,
Bửu Giác như Kim Cang.
Tu theo Tam Ma Đề,
Buông tay siêu vô học.
Pháp này không gì bằng,
Mười phuơng chư Như Lai,
Chỉ một cửa Niết Bàn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

A Nan chắp tay đảnh lễ bạch Phật :
- Nay con dù nghe pháp tánh chơn thật, vi diệu trong sạch của Phật, nhưng tâm còn chưa thấu nghĩa "lục mở, nhất tiêu" theo thứ tự của mở thắt, xin Phật rủ lòng từ bi, thuơng xót cả hội này và chúng sinh đời vị lai, bố thí pháp âm và rửa sạch trần cấu cho chúng con.

Như Lai lấy một cái khăn cõi trời cúng dàng, thắt một cái nút, rồi hỏi A Nan :
- Đây gọi là gì ?
A Nan và đại chúng đều đáp:
- Gọi là nút thắt kết.
Phật tuần tự thắt sáu cái nút kết trên khăn, mỗi khi thắt xong một cái đều lấy cái nút kết vừa thắt hỏi A Nan "Đây gọi là gì ?" A Nan và đại chúng cũng tuần tự đáp lời Phật "Đây gọi là cái thắt kết".
Phật bảo A Nan :
- Khi ta mới thắt cái khăn thì nguơi gọi là thắt kết. Khăn bông này chỉ có một tại sao lần thứ hai, lần thứ ba ... các nguơi cũng gọi là thắt kết ?
A Nan bạch Phật :
- Khăn này dù chỉ có một, theo con nghĩ : Như Lai thắt một lần thì được một cái kết, nếu thắt trăm lần thì phải gọi là trăm cái kết, Tại sao Như Lai chỉ cho cái đầu tiên gọi là thắt kết, còn cái thứ hai, thứ ba thì chẳng gọi là thắt kết ?
Phật bảo A Nan :
- Ý nguơi thế nào ? Cái thắt kết đầu tiên gọi là kết thứ nhất, như vậy cho đến kết thứ sáu. Nay Ta muốn gọi cái kết thứ sáu thành kết thứ nhất có được không ?
- Bạch Thế Tôn! Sáu kết nếu còn thì cái thứ sáu chẳng thể gọi là cái thứ nhất
- Đúng thế ! Sáu kết chẳng đồng, chỉ do một khăn tạo ra, nhưng muốn làm cho sáu kết đảo lộn tên gọi thì chẳng thể được. Lục căn của nguơi cũng như vậy. Trong tất cánh đồng, sanh ra tất cánh khác. Nguơi ắt chê sự khác nhau của sáu kết, mà mong muốn thành đồng một thì phải làm sao mới được ?
A Nan đáp:
- Thắt kết nếu còn thì thị phi mống khởi, trong đó tự sanh phân biệt kết này chẳng phải kết kia, kết kia chẳng phải kết này. Nếu hôm nay Như Lai giải tỏa tất cả, thắt kết chẳng sanh nữa thì không có bỉ-thử, nhất còn chẳng có, làm sao thành lục.
Phật bảo :
- Cái nghĩa "lục mở, nhất tiêu" cũng như thế. Do tâm nguơi cuồng loạn từ vô thỉ, vọng sanh tri kiến , sanh mãi không thôi, như hoa đốm lăng xăng vọng khơi nơi tánh trong lặng. Các tướng thế gian như núi sông, đất đai, sanh tử, Niết Bàn v.v... tất cả đều là tướng hoa đốm điên đảo, do mệt mỏi mà phát sanh.
****


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

A Nan hỏi :
- Cái mỏi mệt này cũng như cái thắt kết kia, làm sao mở được ?
Như Lai lấy tay cầm khăn đã thắt, kéo riêng mối bên trái, rồi hỏi A Nan :
- Thế này có mở được chăng ?
- Bạch Thế Tôn không ạ .
Phật lại lấy tay kéo riêng mối bên phải, hỏi A Nan :
- Thế này có mở được không ?
- Bạch Thế Tôn không ạ.
Phật bảo A Nan :
- Nay Ta Lấy tay kéo mối hai bên mà chẳng mở được, vậy nguơi có cách nào mở được chăng ?
- Bạch Thế Tôn ! Nên mở ngay nơi trung tâm thắt kết thì tan rã ngay.
Phật nói :
- Đúng thế ! Đúng thế ! Muốn giải tỏa thắt kết thì phải mở ở nơi trung tâm thắt kết.

A Nan ! Nay tùy nguơi lựa chọn một căn nơi lục căn, nếu giải tỏa được gốc căn thì tướng trần tự diệt, vọng tưởng liền tiêu, vậy chẳng phải chơn là gì ?
A Nan ! Nay Ta lại hỏi nguơi : Cái khăn sáu thắt kết này nếu cùng một lượt mở ra có được không ?
- Bạch Thế Tôn ! Kkhông ạ ! Kết này khi thắt có thứ tự, nay mở ra cũng phải theo thứ tự. Sáu kết dù đồng thể, nhưng thắt chẳng cùng thời, thì làm sao có thể mở cùng một lượt ?
Phật nói :
- Giải tỏa lục căn cũng như vậy, căn này vừa bắt đầu giải tỏa thì được nhân không, ngã không. Nếu Tánh Không sáng tỏ thì pháp ngã được giải thoát, thành tựu pháp giải thoát xong , cả hai thứ không đều chẳng sanh, ấy gọi là từ Tam Ma Địa chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn của Bồ Tát.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

A Nan nói :
- Nay chúng con thân tâm rõ ràng vô ngại, dù đã ngộ cái nghĩa "nhất lục đều tiêu", nhưng còn chưa thấu đạt nguồn gốc của viên thông.

Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo khắp chư đại Bồ tát, và hàng vô lậu Đại A La Hán trong chúng rằng:
- Các nguơi là hàng Bồ tát, A La Hán trong pháp Ta, đã chứng quả vô học, Nay Ta hỏi các nguơi : Trong lúc mới phát tâm, nơi Thập Bát Giới, ở Giới nào mà ngộ được viên thông ? và do phuơng tiện gì được vào Tam Ma Địa ?

Kiều Trần Như trong nhóm năm vị Tỳ Kheo, liền từ chỗ ngồi đứng dạy, đảnh lễ chân Phật mà bạck rằng :
- Con ở Lộc Uyển và Kê Viên, được lời dạy của Phật khi mới thành đạo, do âm thanh Phật ngộ Tứ Thánh Đế. Khi đó Phật hỏi các Tỳ Kheo, con là người ngộ giải trước tiên, Như Lai ấn chứng cho con tên là A Nhã Đa (ngộ giải), được diệu âm mật viên. Con do âm thanh mà đắc quả A La Hán, Phât hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con, thì ÂM THANH là hơn cả.

Ưu Ba Ni Sa liền đứng dạy, đảnh lễ, bạch Phật:
- Con cũng được lời dạy của Phật khi mới thành đạo, con quán tướng bất tịnh, sanh lòng nhàm chán, ngộ các tánh sắc đều là bất tịnh, như xác chết, xuơng cốt thúi mục hóa ra vi trần, rồi cuối cùng trở thành hư không. Sắc và không cả hai vốn chẳng có, nên thành đạo vô học. Như Lai ấn chứng cho con tên là Ni Sa Đà (tánh không). Tướng trần đã sạch, thì diệu sắc mật viên. Con do sắc tướng mà đắc quả A La hán, Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con thì SẮC TƯỚNG là hơn cả.

Huơng Nghiêm Đồng Tử đứng dậy, đảnh lễ, bạch Phật:
- Con nghe Như Lai dạy quán các tướng hữu vi, khi về trai đường tĩnh tọa. Lúc đang thiền quán, thấy các Tỳ Kheo đốt huơng trầm thủy, mùi huơng lặng lẽ bay vào lỗ mũi. Con quán mùi huơng này phi gỗ, phi không, phi khói phi lửa, chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu, do đó ý căn tiêu diệt, phát minh vô lậu, Như Lai ấn chứng cho con hiệu là Huơng Nghiêm. Huơng trần đã diệt thì diệu huơng mật viên. Con do huơng nghiêm đắc quả A La Hán. Phật hỏi về chỗ viên thông, như chỗ chứng của con, thì HUƠNG TRẦN là hơn cả.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

4) Hai vị Pháp Vuơng Tử Dược Vuơng và Dược Thượng cùng với năm trăm Phạm Thiên trong hội, liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:
- Chúng con làm luơng y nơi thế gian nhiều kiếp từ vô thỉ, trong miệng từng nếm những cỏ cây, kim thạch trong cõi Ta Bà này, đến mười vạn tám ngàn thứ, nên biết các vị đắng, chua, mặn, lạt, ngọt, cay v.v... và sự biến đổi của các vật hòa hợp hay tự sanh, tánh thuốc nóng hay mát, có độc hay chẳng độc đều biết cả.
Từ khi phụng sự Như Lai, rõ biết tánh vị phi không-phi hữu, phi tức thân tâm-phi lìa thân tâm, do phân biệt bản nhân của vị trần mà khai ngộ, được Phật ấn chứng cho chúng con cái danh Dược Vuơng và Dược Thượng Bồ tát.Nay ở trong hội này làm hàng Pháp Vuơng Tử. Chúng con do vị trần mà giác ngộ, lên bậc Bồ tát, Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của chúng con thì VỊ TRẦN là hơn cả.

5) Bạt Đà Bà La cùng các bạn, mười sáu Đại Sĩ liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật :
- Chúng con trước kia ở nơi Phật Oai Âm Vuơng nghe pháp xuất gia, đến giờ tắm, chúng con theo lệ vào phòng tắm, bỗng ngộ tánh nước đã chẳng rửa bụi, cũng chẳng rửa thân, khoảng giữa an nhiên, vốn vô sở đắc. Cho đến hôm nay theo Phật xuất gia, vì sự huân tập từ xưa chẳng quên, khiến đắc quả vô học. Như Lai đặt tên con là Bạt Đà Bà La (Hiền hộ) do phát minh diệu xúc, thành Pháp Vuơng Tử. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con thì XÚC TRẦN là hơn cả.

6) Ma Ha Ca Diếp và Tử Kim Quang Tỳ Kheo Ni liền đứng dậy đảnh lễ, bạch Phật:
- Kiếp xưa trong cõi này có Phật Nhật Nguyệt Đăng ra đời, con được thân cận, nghe pháp tu học, sau khi Phật diệt độ, con thắp đèn liên tục cúng dường Xá Lợi, lại lấy Tủ Kim Quang tô thếp hình tượng Phật. Từ đó đến nay , đời đời, kiếp kiếp thân thể thường viên mãn sáng ngời như vàng Tử Kim Quang. Tử Kim Quang Tỳ Kheo Ni này , tức quyến thuộc cùng phát tâm khi xưa của con.
Con quán trong thế gian, lục trần đều biến hoại, chỉ y theo Pháp Không Tịch, tu Diệt Tận Định, thì thân tâm mới có thể trải qua ngàn kiếp như búng ngón tay. Con do quán Pháp Không, đắc quả A La Hán. Thế Tôn khen con tu hạnh đầu đà bậc nhất, diệu pháp sáng tỏ, tiêu diệt phiền não. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con, thì PHÁP TRẦN là hơn cả.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

7) A Na Luật đứng dậy đảnh lễ, bạch Phật :
- Lúc con mới xuất gia, thường ham nằm ngủ. Như Lai quở con là loài súc sinh, nghe lời Phật quở, con khóc lóc tự trách suốt bảy ngày không ngủ, hư cả hai con mắt. Thế Tôn dạy con pháp "Lạc Kiến Chiếu Minh Kim Cang Tam Muội", chẳng nhờ hai con mắt, xem thấy mười phuơng rỗng suốt như xem trái cây trong lòng bàn tay. Như Lai ấn chứng cho con đắc quả A La Hán. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con thì : XOAY CÁI THẤY TRỞ VỀ BẢN TÁNH là hơn cả. (tánh thấy)

8) Châu Lợi Bàn Đặc Ca đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:
- Con kém trí nhớ, chẳng thể tụng trì, khi mới gặp Phật, nghe pháp rồi xuất gia, con cố nhớ một câu kệ của Như Lai, trong một trăm ngày mà chẳng thuộc lòng, hễ nhớ trước thì quên sau, nhớ sau thì quên trước. Phật thuơng xót con ngu muội, dạy con an cư, tu Sổ Tức Quán. Con quán hơi thở đến chỗ cùng tột, thấy các hành tướng vi tế dời đổi từng sát na nơi sanh, trụ, di, diệt. Tâm con bỗng ngộ, được đại vô ngại, cho đến phiền não dứt sạch, đắc quả A La Hán. Trước pháp tọa của Phật, con được ấn chứng thành bậc vô học. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con thì XOAY HƠI THỞ TRỞ VỀ TÁNH KHÔNG là hơn cả. (tánh ngửi)

9) Kiều Phạm Bạt Đề liền đứng dậy đảnh lễ, bạch Phật :
- Con có khẩu nghiệp khinh rẻ Sa Môn trong kiếp quá khứ, nên đời đời mắc bệnh nhai như trâu. Như Lai dạy con pháp môn : "Nhất Vị Thanh Tịnh Tâm Địa". Con quán tánh biết vị chẳng phải thân thể, chẳng phải ngoại vật. Ngay đó được siêu thoát những tập khí thế gian, bên trong giải thoát thân tâm, bên ngoài lìa bỏ thế giới.
Xa lìa tam giới như chim sổ lồng, lìa cấu, tiêu trần, Pháp nhãn thanh tịnh, đắc quả A La Hán. Như Lai ấn chứng cho con lên bậc vô học. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con thì XOAY CÁI BIẾT VỊ TRỞ VỀ TỰ TÁNH là hơn cả. (tánh nếm)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tất Lăng Già Bà Ta liền đứng dậy, đảnh lễ, bạch Phật:
- Khi con mới phát tâm theo Phật, thường nghe Như Lai dạy về những việc chẳng vui trong thế gian. Lúc đi khất thực trong thành, đang suy nghĩ pháp môn, bất giác bị gai độc đâm vào chân, cả thân đau đớn, con nghĩ : Có cái năng biết mới biết sự đau đớn này. Dù biết đau đớn, nhưng Bản Giác trong sạch, vốn chẳng có năng đau và sở đau. Con lại suy nghĩ: Một thân đâu thể có hai giác (năng giác và sở giác). Nhiếp niệm chưa bao lâu, thân tâm bỗng thành không tịch, trong 21 ngày, các tập khí phiền não đều dứt sạch, đắc quả A La hán. Như Lai ấn chứng cho con lên bậc vô học. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con thì QUÊN THÂN THUẦN GIÁC là hơn cả. (tánh xúc)

Tu Bồ Đề liền đứng dạy đảnh lễ, bạch Phật:
- Con từ nhiều kiếp đến nay, tâm được vô ngại, tự nhớ thọ sanh nhiều đời như hằng sa. Lúc còn trong thai đã biết Tánh Không Tịch, cũng khiến chúng sanh chứng được Tánh Không, như thế cho đến mười phuơng đều thành Tánh Không. Nhờ Như Lai phát minh Giác Tánh Chơn Không, nên Tánh Không được sáng tỏ, đắc quả A La hán, đốn nhập TÁNH KHÔNG sáng tỏ của BIỂN GIÁC đồng TRI KIẾN PHẬT, được ấn chứng thành bậc vô học. Về giải thoát Tánh Không, con là bậc nhất. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con thì "chư tướng phi tướng", cả năng phi và sở phi đều sạch, XOAY PHÁP VỀ TÁNH KHÔNG là hơn cả. (ý căn)

Xá Lợi Phất liền đứng dạy đảnh lễ, bạch Phật :
- Con từ nhiều kiếp đến nay, TÁNH KIẾN của Bản Tâm trong sạch, thọ sanh nhiều đời như hằng sa, đối với pháp biến hóa của thế gian và xuất thế gian, hễ thấy liền thông suốt, được chẳng ngăn ngại. Con ở giữa đường gặp anh em Ca Diếp Ba thuyết nghĩa nhân duyên, ngộ Tâm không bờ bến. Con theo Phật xuất gia, giác ngộ TÁNH KIẾN sáng tỏ, được đại vô úy, đắc quả A La hán, do pháp âm của Như lai hóa sanh, làm trưởng tử của Phật. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của con thì TÁNH KIẾN CỦA BẢN TÂM SÁNG TỎ, SỰ SÁNG TỎ ĐẾN CHỖ CÙNG CỰC, ĐỒNG TRI KIẾN PHẬT là hơn cả. (tánh biết)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phổ Hiền Bồ tát đứng dậy đảnh lễ, bạch Phật :
- Con từng làm Pháp Vuơng Tử cho hằng sa Như Lai, mười phuơng Như Lai dạy những đệ tử có căn cơ Bồ Tát, tu hạnh Phổ Hiền, hạnh đó theo con mà lập tên. Thế Tôn, con dùng TÁNH VĂN của Bản Tâm, phân biệt tất cả tri kiến của chúng sanh. Nếu ở phuơng khác, ngoài hằng sa thế giới, mỗi thế giới đều có chúng sanh phát tâm theo hạnh Phổ Hiền, thì liền trong lúc đó con cưỡi voi sáu ngà,phân thân thành trăm ngàn, đồng thời đến moị nơi, dẫu cho họ nghiệp chướng còn sâu, chưa thấy được con, con cũng thầm xoa đầu họ, ủng hộ, an ủi, khiến cho họ được thành tựu hạnh nguyện. Phật hỏi về viên thông, nơi Bản Nhân con thì TÁNH VĂN CỦA BẢN TÂM SÁNG TỎ, PHÂN BIỆT TỰ TẠI là hơn cả.

Tôn Đà La Nan Đà liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật :
- Lúc con mới theo đạo xuất gia , dù giữ đủ giới luật, nhưng với pháp Tam Ma Địa, tâm thường tán loạn, chưa được vô lậu. Thế Tôn dạy con và Câu Si La quán nơi chót mũi, lúc con mới bắt đầu tu quán này, trải qua 21 ngày, thấy hơi thở ra vào như khói, thân tâm sáng tỏ, chiếu khắp thế giới thành rỗng không, trong sạch như lưu ly. Tướng khói dần dần tiêu tan, hơi thở hóa thành màu trắng, tâm được khai ngộ, tập khí dứt sạch, những hơi thở ra vào hóa thành ánh sáng, chiếu khắp mười phương thế giới, đắc quả A La Hán. Thế Tôn thọ ký cho con sẽ được Bồ Đề. Phật hỏi về viên thông, con do QUÁN SỔ TỨC, TIÊU DIỆT HƠI THỞ, QUÁN LÂU PHÁT MINH SÁNG TỎ, DỨT SẠCH PHIỀN NÃO là hơn cả.

Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử liền đứng dậy đảnh lễ, bạch Phật :
- Con từ nhiều kiếp đến nay, được biện tài vô ngại, thuyết pháp KHỔ KHÔNG, thông đạt Thật Tướng, như thế cho đến pháp môn bí mật của hằng sa Như lai đều vi diệu, khai thị cho chúng sinh được sức vô úy. Thế Tôn biết con có biện tài lớn, dạy con dùng âm thanh giúp Phật chuyển pháp luân, hoằng duơng chánh pháp. Con do thuyết pháp, đắc quả A La Hán. Thế Tôn ấn chứng cho con thuyết pháp bậc nhất. Phật hỏi về viên thông, còn dùng PHÁP ÂM HÀNG PHỤC TÀ MA NGOẠI ĐẠO, TIÊU DIỆT TẬP KHÍ PHIỀN NÃO là hơn cả.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ưu Ba Ly liềnđứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:
- Con theo Phật, vượt thành xuất gia. Như Lai sáu năm khổ hạnh, hàng phục tà ma, chế ngự ngoại đạo, giải thóat tham dục phiền não của thế gian, tất cả con đều đích thân được thấy. Phật dạy con trì giới, cho đến ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, các tánh nghiệp và giá nghiệp thảy đều trong sạch, thân tâm tịch diệt, đắc quả A La Hán. Con là người điều hành kỷ luật trong chúng. Thế Tôn ấn chứng cho con tu thân trì giới bậc nhất. Phật hỏi về viên thông, con do TRÌ THÂN THÌ THÂN ĐƯỢC TỰ TẠI, TRÌ TÂM THÌ TÂM ĐƯỢC THÔNG SUỐT. RỒI CẢ THÂN TÂM ĐỀU THÔNG TRIỆT là hơn cả.

Đại Mục Kiều Liên liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:
- Trước kia con khất thực giữa đường, gặp ba anh em Ca Diếp Ba là Ưu Lâu Tần Loa, Già Gia, và Na Đề, giảng về nghĩa nhân duyên thâm sâu của Như Lai, con liền phát tâm, được đại thông đạt. Như Lai ban cho con áo cà sa đắp lên mình, râu tóc tự rụng, con đi khắp mười phuơng chẳng ngại, phát ra thần thông là bậc nhất, đắc quả A La Hán. Chẳng những Thế Tôn, cả mười phuơng Như Lai đều khen thần lực con sáng tỏ, trong sạch, tự tại vô úy. Phật hỏi về viên thông, con do XOAY Ý THỨC LĂNG XĂNG TRỞ VỀ TỊCH LẶNG, NÊN DIỆU TÂM SÁNG TỎ như nước đục, lắng lâu thành trong sáng là hơn cả.

Ô Xô Sắt Ma chắp tay đảnh lễ, bạch Phật :
- Con thường nhớ những kiếp xưa, tánh hay tham dục. Lúc ấy có Phật Không Vuơng ra đời, nói người đa dâm như đống lửa hồng, dạy con quán khắp hơi lạnh và nóng trong cơ thể, ánh sáng tự tánh lặng đứng nơi trong, hóa tâm đa dâm thành lửa trí tuệ, từ đó chư Phật đều gọi con là Hỏa Đầu. Con nhờ sức "Hỏa Quang Tam Muội", đắc quả A La Hán. Trong tâm phát nguyện, chư Phật thành đạo, con sẽ làm lực sĩ uốn dẹp bọn tà ma. Phât hỏi về viên thông, con do QUÁN HƠI ẤM NƠI THÂN LƯU THÔNG CHẲNG NGẠI, PHIỀN NÃO DỨT SẠCH, SANH LỬA TRÍ TUỆ, CHỨNG VÔ THƯỢNG GIÁC là hơn cả.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.38 khách