Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong kinh Lăng Nghiêm có đoạn Phật hỏi Bồ tát Di Lạc về viên thông. Bồ Tát trả lời như sau :
- Con nhớ vô số kiếp trước, có Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh ra đời, con dù theo Phật xuất gia, còn ham danh dự thế gian, ưa giao du với các quí tộc. Lúc ấy Thế Tôn dạy con tu tập Duy Tâm Thức Định, vào Tam Ma Địa. Từ nhiều kiếp đến nay dùng Tam Ma Địa này phụng sự hằng sa chư Phật, sự ham cầu danh dự đã dứt sạch. Đến đời Phật Nhiên Đăng, con mới được thành "Vô Thượng Diệu Viên Thức Tâm Tam Muội", ngộ các pháp dơ-sạch, có-không, nơi tất cả cõi Phật, đều do tâm thức biến hiện.
- Thế Tôn ! Vì con ngộ Duy Tâm Thức như thế, nên từ thức tánh hiện ra vô số Như lai , nay được thọ ký sẽ thừa kế ngôi Phật ở cõi này. Con QUÁN MƯỜI PHUƠNG DUY THỨC, TÂM THỨC SÁNG TỎ, CHỨNG NHẬP VIÊN THÀNH THẬT, LÌA TÁNH Y THA KHỞI VÀ BIẾN KẾ CHẤP, ĐẮC VÔ SANH NHẪN là hơn cả.

HT Duy Lực LƯỢC GIẢI :

Từ bắt đầu tu tập Duy Tâm Thức Định, đến khi thành "Vô Thượng Diệu Viên Thức Tâm Tam Muội", tức là đã chuyển thức thành trí, nên nói vào Viên Thành Thật.
Khi chưa chuyển thức còn bị cảnh buộc, gọi là Biến kế chấp. Phá được Biến kế chấp , còn bị pháp buộc, gọi là Y tha khởi.

Ham danh dự thế gian, thích giao du với quí tộc, là cái tướng Biến kế chấp.
Sự ham cầu danh lợi thế gian đã dứt sạch, là cái tướng chấp Y tha khởi.
Đến khi liễu ngộ tất cả duy tâm thức, nên thức tánh hiện ra vô số Như lai, ấy là tướng Viên Thành Thật vậy.

Kinh giải Thâm Mật có nói:
Người mắt nhậm như Biến kế chấp,
hiện màu xanh vàng như Y tha khởi,
con mắt trong sáng như Viên Thành Thật vậy.
Bố Tát Di Lạc tu pháp môn Duy Tâm Thức Định, chuyển thức thành trí.
Chúng ta biết rằng mỗi vọng niệm đều là một niệm chúng sanh. Sau khi được chuyển thành trí thì mỗi niệm đều là một niệm Phật. Cho nên nói “Độ tận chúng sanh, cùng thành Phật đạo”. Do đó Bồ Tát thấy
“ từ thức tánh hiện ra vô số Như lai ”.
Kinh giải Thâm Mật có nói:
Người mắt nhậm như Biến kế chấp,
hiện màu xanh vàng như Y tha khởi,
con mắt trong sáng như Viên Thành Thật vậy.
Con mắt nhậm tức là còn vô minh thì chấp vạn pháp đều có thật. Gọi là biến kế chấp.
Dựa vào giáo pháp của Thế Tôn thì thấy vạn pháp đều hư vọng. Nhưng vẫn còn chấp vào Pháp của Thế Tôn, như người chỉ thấy màu vang, màu xanh v.v… nên gọi là Y tha khởi.
Đến khi mắt hết đau, nhìn thấy mọi sự thật , nên gọi là Viên Thành Thật.

Còn tiếp


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

binh đã viết: Con mắt nhậm tức là còn vô minh thì chấp vạn pháp đều có thật. Gọi là biến kế chấp. (Chưa tu)Dựa vào giáo pháp của Thế Tôn thì thấy vạn pháp đều hư vọng. Nhưng vẫn còn chấp vào Pháp của Thế Tôn, như người chỉ thấy màu vang, màu xanh v.v… nên gọi là Y tha khởi. (đang tu) Đến khi mắt hết đau, nhìn thấy mọi sự thật , nên gọi là Viên Thành Thật. (Ngộ thành...!).

Còn tiếp
Sư Phụ Bình Kính,

Không biết là Chú Hỉ con đây hiểu như vậy, có đúng ý của Sư Phụ Bình hay không, Xin viết tiếp. Thank. tangbong cafene


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Người chưa tu, thấy mọi sự vật đều là thật cả.
Người tu học theo Phật pháp thì thấy mọi sự vật đều là huyễn, đều do duyên khởi hợp thành, không thật có. Chỉ có giáo pháp là đúng
Người ngộ nhập chơn tánh, thành Phật thì thấy đúng như sự thật. Vạn pháp vốn không, nhưng hết thảy đều là thực tướng.

Đ/h chú hỷ hiểu đúng đấy.
Xin chúc mừng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong kinh Lăng Nghiêm có riêng một quyển nói về pháp tu của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Bồ tát dạy :

Phản văn, văn tự tánh

"Phản văn, văn tự tánh" là xoay cái nghe, nghe cái tự tánh của mình.
Đâu biết rằng cái nghe cũng là tự tánh. Mà tự tánh thì vốn không. Vậy nghe tự tánh là nghe cái không. Làm sao mà nghe ?

Kinh Lăng Già nói "Do bất giác mà khởi ra năng và sở"
Năng văn là tánh nghe, còn sở văn là thanh trần.
đó là đối đãi trong thế giới nhị nguyên.

Kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy "Xoay cái tánh nghe, nghe tự tánh"
có nghĩa là cái sở văn lại chính là năng văn.
Xoay lại như thế, để nó trở lại một. Năng văn và sở văn là một.
Cho nên nghe để quên chứ không phải để nhớ.
Dùng tánh nghe, nghe tự tánh. Nghe lâu ngày thì quên mất cả hai, năng sở đã quên thì bước vào cõi Phật. Một căn đã thông thì cả sáu căn đều thông. (gọi là viên thông).

Chứng đạo ca nói " Tâm là căn, pháp là trần" (ở đây tánh nghe là tâm, âm thanh là pháp trần)
"thảy đều là ngấn bụi, ám guơng trong"
"Bao giờ ngấn hết, guơng trong lại"
"Tâm, pháp cùng quên, rõ tánh chơn".


Kinh Lăng Nghiêm Nhĩ Căn Viên Thông là dạy tu tập từ từ.

1. Lìa Sở Văn là câu nầy: "Ban đầu, ở trong tính-nghe, vào được dòng viên-thông, không còn tướng sở-văn nữa. Trần-tướng đã vẳng-lặng, hai tướng động, tĩnh rõ thật không sinh."

Ở đây là bảo xoay vào tự tánh, nghe lại cái tánh nghe nơi mình, nếu thuần chuyên thì tướng sở văn bên ngoài không còn làm cho tâm mình khởi vọng nữa, quên đi được sở văn, do vậy tướng động đã không còn khởi phân biệt, mà ngay cả tướng tĩnh cũng không sanh, bởi động là đối với tĩnh, tĩnh là đối với động. Con ếch kêu thì khởi tâm nghe, con ếch hết kêu thì tâm lại không nghe. Đó là bị tướng sở văn động tĩnh quấy nhiễu bởi vì đem cái tâm hư vọng hướng ra ngoài để chấp lấy cảnh trần, nên tâm sanh diệt lien theo cảnh trần mà sanh diệt. Nay chịu tinh chuyên xoay về tự tánh chỉ một bề nghe tự tánh mà không nghe bất kỳ một tiếng nào khác ở bên ngoài, do vậy mà cảnh ngoài không chi phối, ếch có kêu, có không kêu thì không còn ảnh hưởng cái tâm nầy nữa, không còn khởi vọng lên xuống theo tiếng kêu nữa.

2. Lìa Năng Văn là câu nầy: "Như vậy thêm lần, các tướng năng-văn, sở-văn đều hết."

3. cái Biết về sự đã dứt sạch Năng Văn Sở Văn cũng lìa luôn là câu nầy: "Không dừng lại nơi chỗ dứt hết năng-văn, sở-văn mà tiến lên nữa, thì năng-giác, sở-giác, đều không."

4. Lìa hết các tướng đối đãi về Năng Không và Sở Không là câu nầy: "Không-giác tột bậc viên-mãn, các tướng năng-không, sở-không đều diệt."

5. Tất cả sanh diệt đã diệt rồi, thì tịch diệt hiện tiền là câu nầy: "Sinh-diệt đã diệt, thì bản-tính tịch-diệt hiện-tiền."

Khi vượt hết năm bực đó rồi thì mới trở về được với Tánh Giác Diệu Tâm Tròn Sáng, Trên thì Đồng với Phật, dưới thì Đồng Bi ngưỡng với chúng sanh. Là câu:

"Bỗng nhiên, vượt ngoài thế-gian và xuất thế-gian, sáng-suốt cùng khắp mười phương, được hai cái thù-thắng: Một là, trên hợp với bản-giác-diệu-tâm thập phương chư Phật, cùng với chư Phật Như-lai đồng một từ-lực; hai là, dưới hợp với tất-cả chúng-sinh lục-đạo mười phương, cùng với các chúng-sinh đồng một bi-ngưỡng."


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

"Phản văn, văn tự tánh" là xoay cái nghe, nghe cái tự tánh của mình.
Trong kinh Lăng Nghiêm
Bồ Tát Quán Thế Âm dạy
"Xoay cái nghe, nghe cái tánh nghe của mình"
Tức là quán cái "năng văn" chứ không phải là quán âm thanh (tức sở văn).
Do quán cái tánh nghe chứ không phải quán âm thanh, nên dần dần quên mất âm thanh (sở văn), dần dần nhập vào tánh nghe (tự tánh) của mình, nên kinh nói "Nhập lưu, vong sở", tức là vào dòng thánh (tự tánh), quên sở văn (âm thanh).

Trong 14 từ lực của Bồ tát Quán Thế Âm. Từ lực đầu tiên :
1- Do con chẳng quán âm thanh, tự quán kẻ quán, khiến chúng sanh khổ não mười phuơng tự quán âm thanh, liền được giải thoát
Khi tu, Bồ Tát chẳng quán âm thanh, mà quán tánh nghe, tức là quán "kẻ quán". Cho nên khi ngài đắc đạo, ai niệm Bồ tát (quán Bồ tát) thì Bồ tát sẽ nhận ra kẻ quán ngài, chứ chẳng phải là do nghe âm thanh mà đến.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 16:23 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

"Phản Văn..." : là sự phản ứng của Bản thân khi đối trước, đón nhận tất cả những gì từ Ngoại Cảnh đưa tới.
Phản ứng trước ngoại cảnh đưa tới là "VĂN", là nghe, nghe các thanh trần từ ngoại cảnh đưa tới.
"Phản văn" là xoay cái nghe lại, tức là thay vì nghe thanh trần ở ngoài, ta nghe vào trong.
Nghe cái gì ?
Nghe cái tánh của mình, nghe "tánh nghe" của mình.
Như vậy gọi là "Phản văn, văn tự tánh".
Quán tánh nghe, tức là quán tự tánh.
" Văn tự Tánh..." là khơi nguồn Tánh Đức vốn có từ Chân Tâm. Cụ thể là chủ động, tập làm dần việc :
Xả Bi Như Hỉ . Từ nơi: Thực Từ Như Thị.


Đúng là "tự tánh" có đủ các đức : Từ, Bi, Hỷ, Xả.
Nhưng tự tánh vốn vô tướng, vô tác, vô khứ, vô lai, như như bất động.
Nên không có việc
Cụ thể là chủ động, tập làm dần việc ...
Đó là việc của Hóa Phật, hóa Bồ tát.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Tây Phương Tịnh Sỹ đã viết:A Di Đà Phật,
Bác Bình kính mến,

..."Phản Văn..." : là sự phản ứng của Bản thân khi đối trước, đón nhận tất cả những gì từ Ngoại Cảnh đưa tới.

..." Văn tự Tánh..." là khơi nguồn Tánh Đức vốn có từ Chân Tâm. Cụ thể là chủ động, tập làm dần việc :
Xả Bi Như Hỉ . Từ nơi: Thực Từ Như Thị.

TPTS, hoan hỷ kính chào, A Di đà Phật.
Hề hề, Bây giờ thì hiểu vậy, giỏi hơn Chú Hỉ rồi hé. Mà thế nào là Phản văn...

Còn văn tự tánh cũng vậy.... Lấy thế nào để hiểu sát nghĩa bằng bài giảng nào cũng được.
Nếu Bác TPTS tự viết và giải nghĩa ''Phản văn, văn tự tánh ý của mình trong sinh hoạt thì tốt hơn! Thank.''

p/s. Xin đừng giải nghĩa theo kiểu bên Niệm Phật pháp môn đệ nhất thì tôi học thuộc lòng mật chú còn dễ hiểu hơn. Hề hề, thôi nhé, đi công phu niệm Phật khoản 2 giờ sau tôi quay trở lại, xin được nghe hồi âm của bác TPTS thế nào. Vielen Dank :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 16:19 với 1 lần sửa.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Tây Phương Tịnh Sỹ đã viết:A Di Đà Phật,
Bác Chú Hỉ kính mến, TPTS vốn có thói quen luôn đơn giản hóa mọi vấn đề. Nên khi học Phật, cũng không ngoại lệ.
Hề hề, :)
Phản Văn: Thực nghĩa là Học được gì, gặt hái ra sao từ những gì mà Y Báo đưa tới. Với TPTS, Thế gian này là Đạo Tràng. Cuộc đời là Kinh Hoa Nghiêm. Như vậy Bác thấy rõ hơn.
- Khi chưa học Đạo: Đối người tiếp vật ta thường sử xự theo thói quen, thường là được huân tập từ nhỏ, nơi môi trường ta sinh ra và lớn lên. Cụ thể: Đón nhận một vấn đề, sự việc ta ít khi thấy được vấn đề một cách khách quan như sự thật vốn có của nó. Mà chủ yếu là ta vội vã chụp cho nó một cái Mũ được lặn ra theo thói quen của riêng mình.

Chẳng hạn khi gặp một người vì chút hiểu lầm nào đó về mình. Đến biểu diễn thói quen thường được gắn với cụm từ: tính tôi nóng lắm.... của Họ. Thường thì Người đời lại nhập vai ngay vào cái Bóng của chính người đối tác có những hạn chế đó. Tức đánh mất chính mình mà không hay biết. Như vậy là chưa thực sự có được Phản Văn.

- Sau khi học Phật: Cùng trong trường hợp tương tự. Điều đầu tiên ta làm cái việc chính khi tới Thế gian này: Sa Bà là Kham Nhẫn. Kham là mở lòng đón nhận. Nhẫn là Bao dung và thực sự tiêu hóa được những gì Thế Nhân này đưa tới. Chỉ khi làm được như vậy, mới thấy được thế nào là: Giới - Định -Tuệ hòa quyện trong: Văn - Tư - Tu.

Vậy nên tập dần: Văn Tự Tánh bắt đầu từ việc thực hành Lời Phật dạy trong bộ Kinh mình tu học. Bởi Kinh điển nơi cửa Phật được tỏa sáng từ Tự Tánh.

Bác Chú Hỉ kính mến, TPTS thường chỉ chia sẻ những trải nghiệm hoặc cái thấy của mình nhiều hơn là viết lại những gì mà nhiều ngườii đã từng nói, từng viết. Dẫu khi cần dẫn chứng Lời của cổ Nhân, Người có trải nghiệm vẫn sẽ nhận thấy cái riêng nhất định của ngườii viết.
Đúng là chú đang đi trong vọng thức của chính mình rồi đó, thật sự ''cái thấy của mình'' là cái vọng tâm, vọng thức, hoặc cái thấy tự biên, tự chế.
Chớ chưa có một chút gì cái thấy về tuệ học trong kinh. (Tôi không có thời gian dẫn chứng cái thấy sai lầm của TPTS. Ngày mai có thể rảnh, tôi sẽ cố gắng trình bài cái thấy của TPTS.)
Bây giờ chỉ nới sơ qua và dựa vào cách giải của chú TPTS nói chơi chút thôi nhe.
Pháp môn Phản văn, văn tự tánh cũng chính là Pháp môn trì danh niệm Phật.

(P/s. Thuộc về chân đế, chân thiện mỹ. Chớ không phải nghĩa tục đế rất là tầm thường theo vọng thức suy đoán.)

Người muốn thực hành Pháp Môn Đại Thừa này phải có tâm đại lượng.

Đại từ, Đại Bi, Đại Hỉ, Đại Xã phát bồ đề tâm nương học theo 12 Đại nguyện Bồ tát Quán Thế Âm. Trong kinh Phổ Môn.

(Không phải pháp môn tầm thường mà suy bậy, đoán bạ. Làm cho tội nghiệp càng tăng thêm thôi, tôi nghĩ là chú bỏ hết các vọng thức mà học lại từ đầu, từ câu trong kinh thì còn cơ may. Cho đời sau. ) Nếu kinh nào không hiểu thì tìm học trên google. hoặc là lắng nghe. Lắng nghe cũng là một diệu hữu trong pháp môn phản văn văn tự tánh đó. Tin hay không là do nghiệp thức thôi, khó mà đủ duyên giải bài. :)
Nếu Bác thực Tâm muốn tìm hiểu, chia sẻ cùng TPTS về Học Phật ứng dụng, xin Bác viết vào Email: [email protected]
Có nhiều điều, TPTS tuy rất muốn chia sẻ song thấy chưa đủ duyên. Kính mong Bác thông cảm. Chúng ta vẫn có thể chia sẻ riêng cùng nhau bằng thư điện tử được mà. TPTS vẫn thường làm như vậy với những Quý Thầy xuất gia, Quý Cư Sỹ Tại gia...trong và ngoài nước nhiều năm rồi.

TPTS kém Bác 9 tuổi. Mong Bác coi như đàn em. Hoặc gọi Bằng bút danh thôi. Khiêm cung là thói quen từ nhỏ của TPTS. chẳng hạn: Với người lớn tuổi. TPTS không quen dùng từ cháu. Với ngang hàng hoặc thấp hơn TPTS không dùng được từ: mày, tao... Các ngôn từ đệm thì lại càng không bao giờ. Dẫu cũng muốn học cho hòa đồng cũng không làm nổi . do vậy, thấy Bậc Bề Trên hơn mình gần một giáp gọi bằng Bác thật là một việc rất khó Kham Nhẫn cho em đấy.

Đôi lời kính ghi.
TPTS, hoan hỷ kính chào, A Di đà Phật.

Chừng nào, lưu thông ở diễn đàn trước đi rồi mới nói thêm ở nơi khác.

Gọi bằng gì cũng được. Cần nhất là bụng nghĩ sao thì dạ vậy. Dầu bài văn khó dở tệ cở nào, người khác cũng hiểu ý người viết. Đây là lời chân thành gửi đến chú TPTS.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 16:20 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một số ý tưởng theo kinh Lăng Nghiêm.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Mấy bài kệ của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đăng hôm nay như sau:
Giác hải tánh trừng viên ..................................Biển giác tánh trong lặng
Viên trừng giác nguyên diệu.............................vốn đầy đủ vi diệu
Nguyên minh chiếu sanh sở..............................Chấp sáng sanh sở chiếu
Sở lập chiếu tánh vong.....................................Sở lập tánh chiếu mất
Trong biển giác tánh thanh tịnh, sáng soi (chiếu). Vì chấp sự sáng đó do mình nhận thấy (tức chấp sáng là vật bị thấy, nên phát sinh sở chiếu, có sở chiếu thì ta tức năng chiếu) Do đó mà bị mê (mất tánh chiếu)
Mê, vọng hữu hư không.....................................Mê, vọng có hư không
Y không lập thế giới..........................................Do không lập thế giới
Tưởng trừng thành quốc độ...............................Tưởng lặng, thành quốc độ
Tri giác nải chúng sanh.....................................Tri giác là chúng sanh
Do mê, vọng thấy có hư không. do hư không mà lâp thế giới (tưởng rằng trong hư không có thế giới)
Khi tưởng đã thành chấp (chấp có thật) thì thế giới đã lập thành.
Mà cái thấy biết chính là thành chúng sanh
Không sanh Đại Giác trung................................Không sanh nơi Đại Giác
Như hải nhất âu phát........................................Như biển nổi bọt nước
Hữu lâu vi trần quốc.........................................Vô số nước hữu lậu
Giai y không sở sanh........................................Đều từ không sanh khởi
Hư không sanh trong biển Đại Giác, Chỉ như bọt nước trong đại dương
Vi trần thế giới hữu lậu, đều ở trong hư không mà sanh ra.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách