Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Những vấn đề như thế này thì phải đi sâu vào thực hành trên thực tế mới thâm nhập sự vô ngôn tự của nó, còn như luận trên chữ nghĩa thì chỉ để luận và luận cho sướng cái miệng mà thôi, vòng sanh tử vẫn y như thế. ./..,., :D


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

kingvua đã viết:chào các bạn.Ở đây tôi không nói đúng hay sai mà tôi chỉ xin hỏi:
-Nếu khi bạn nghe mà có khởi ý so sánh phân biệt thì lúc đó bạn nghe hay quên nghe? - Nếu chú tâm. Lúc đó bạn nghe hay bị ý phân biệt dẫn đi? Tùy đối tượng, thích hợp nhau thì mới chú ý và hiểu.

-Nếu nghe bạn vô niệm,bạn có nghe mọi âm thanh,trước,sau,phải,trái,trên,dưới,...đồng thời hay không?Nếu nghe mà dừng niệm thì bạn có biết đủ loại âm hay không? Chú tâm thì biết!
Và hàng ngày các bạn sống trong cảnh thì bạn có nghe hay không?Các bạn có trốn cảnh khi nghe mà khởi ý bực bội,tức giận được không? Không

Nếu nghe mọi âm thanh,lớn,nhỏ,khóc,cười...bạn biết từng âm mà vô niệm,thỉ các âm thanh nầy có thường trụ hay không?Âm trước sinh rồi diệt thì âm sao mới thành .Vây khoảng lặng giữa 2 âm bạn có biết hay không?Nếu bạn rõ tiếng âm,khoảng lặng như hiện tiền thì cho tôi hỏi:

-âm sanh diệt vô thường mà ta duyên theo chính là vô minh,sanh nghiệp,không phải tham thiền,vọng tưởng sanh khởi
=nếu không duyên theo cảnh mà cái rõ biết vẫn hiện tiền chính là minh,thấy cảnh như thật,đang sống cùng tánh nghe chả lẽ không phải đang tham thiền,thiền định hay sao? Không phải là thiền.Phật pháp là pháp không hai,bạn hiểu không hai nhưng bạn có sống cùng nó từng sát na chưa?Hãy thử đi,buông ý cái đó hiện tiền.Thân. Chưa chắc, bạn có biết là thân của bạn đang làm gì KHÔNG mà hỏi chi dữ vậy.
=========
Sao Thiền giả ThanhTri đã nói tác giả kiến giải sai hết, sao không hạ bút thử có chết con gà nào không?
Chờ hoài không được Chú Hỉ nói đại ra nhé, thấy tầm bậy (chém gió) thì thông cảm bỏ qua.

Trong bài tập 1 là bài tập cơ bản về Thanh trần, duyên căn tai và sự phân biệt của thức (hành).
Rồi từ đó, bạn mới có thể phân tách các âm động này sẽ làm ảnh hưởng đến thức thế nào...

Và các âm tịnh nó sẽ làm ảnh hưởng đến thức ra sao...

Cơ bản âm động, tịnh là chánh, nhưng nếu phân loại âm thanh thì có tới muôn ngàn.

Nếu bạn còn nghi vấn, thắc mắc thì hãy quay lại kinh Thủ Lăng Nghiêm, tư duy thêm một lần nữa, cách giáo thuyết mà Đức Phật đã hỏi Ngài A Nan về tiếng nghe..

Riêng bài tập 1 này chỉ tập cho chúng ta biết phân biệt phải/trái; thiện/ác; đúng/sai mà giữ cho tâm ý bình tỉnh trước sự việc.
(Các bạn đừng nên nghĩ chỉ nói như vậy dễ quá...Tu sao cho ngộ liền thì ở đây xin miễn. Hi hi :) )


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Muốn nghe đúng thì phải kiến tánh. Khi kiến tánh thì thấy nghe hay biết đều "Như Thị". Cho nên Lăng Nghiêm nói "Tri kiến vô kiến tư tức niết bàn".

Khi chưa kiến tánh thì thấy nghe hay biết đều là "Tri kiến lập tri tức vô minh bổn".


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Thánh_Tri đã viết:Muốn nghe đúng thì phải kiến tánh.
Người ta nghe để Kiến Tánh, nếu nói như DH thì pháp phản văn này chỉ để dạy cho người đã kiến tánh, hàng phàm phu như tất cả chúng ta đây chẳng học được rồi.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

BATKHONG1985 đã viết:
Thánh_Tri đã viết:Muốn nghe đúng thì phải kiến tánh.
Người ta nghe để Kiến Tánh, nếu nói như DH thì pháp phản văn này chỉ để dạy cho người đã kiến tánh, hàng phàm phu như tất cả chúng ta đây chẳng học được rồi.
Giờ muốn nghe đúng thì phải kiến tánh, mà muốn kiến tánh thì phải tham thiền.

Phản văn văn tự tánh tức hướng tới chỗ một niệm chưa sinh, tức là tham thoại đầu đó vậy.

Chứ không phải nghe bên ngoài chạy theo thinh trần, cũng chẳng phải nghe mà giờ vờ không nghe. Nghe mà đánh trống lảng thì cũng là đã chạy theo thinh trần bên ngoài mà nghe rồi, sao nói là phản văn văn tự tánh được!

Chỉ có người tham thiền mới tự hiểu mà thôi, người viết sách không có kinh nghiệm tu thì sao mà hiểu kinh văn cho đúng được!

Thế nên nói, thôi buông xuống đi! Càng đi thì càng xa! Hồi đầu thị ngạn!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Kệ họ đi Thánh_Trí ... hãy xem Nhục thân của các vị Tổ Sư Thiền để biết mình phải làm gì .


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Bài tập 2: thực tập tánh nghe đừng chạy theo trần cảnh. (Tiếp theo...)

....1.Bây giờ không trụ vào chỗ nghe hay không nghe nghĩa là cái nghe thì đã không nghe rồi, nhưng cái không nghe thì cũng không vương mắt, chấp vào chỗ cái không nghe mà trong ta chỉ còn có một cái tánh giác mà thôi.

Nói cách khác trong tâm bấy giờ tất cả những ý niệm cho dù là thiện, ác cũng không còn thì tánh giác xuất hiện.

2. Nhưng nếu hành giả cố giữ ý niệm về giác thì cũng không được mà phải xóa bỏ luôn ý niệm năng giác về mình và sở giác là đối tượng giác mà mình cố giữ gìn, bám vúi vào đó.

Sau khi đã xóa bỏ hoàn toàn năng giác, sở giác thì tâm rỗng rang lặng lẽ và thấy vạn pháp như rỗng Không.
Rỗng Không là thấy vạn pháp là đối tượng “sở không” còn trí của mình là “năng không” nên mới có sự phân biệt năng không, sở không.

3. Sau cùng hành giả phải diệt hết cái biết trống không tức là đừng bám vúi vào cái giác tri rỗng không ấy tức năng không, sở không cũng bỏ hết, chẳng còn gì để phân biệt.


Năng Không và Sở Không đều diệt mất tức là đã giải thoát khỏi pháp.

4. Sau cùng ý tưởng về sanh diệt cũng diệt luôn nghĩa là dù biết thế giới là sinh sinh diệt diệt, nhưng hành giả phải diệt đi cái quan niệm sinh diệt của vạn pháp chớ đừng thấy vạn pháp sinh mà vui mừng, tham đắm, say mê và vạn pháp diệt thì phiền não, khổ đau.


Thí dụ còn thấy mình tu để diệt vô minh phiền não là ý niệm sinh diệt, cần phải diệt vì thế gian chẳng có cái gì là vô minh phiền não cả.

Nếu tâm không còn dính mắc thì tìm đâu ra phiền não vô minh vì phiền não vô minh đâu có thật!


Vì thế nếu hành giả diệt được ý niệm sanh diệt nghĩa là thấu hiểu vạn pháp là vô thường sinh sinh diệt diệt cho dù con người có quan tâm thì nó cũng sinh diệt hay chẳng cần để ý đến thì nó cũng sinh diệt như thường nên họ nhìn vạn pháp một cách trực giác, hồn nhiên thì chính họ sẽ có cái vui tịch diệt.


Trong ngũ uẩn thì hành uẩn là cội nguồn phát sinh ra ý niệm, dòng tư tưởng sinh diệt xuất phát từ hành uẩn tuôn chảy không ngừng vì thế nếu không diệt được hành uẩn thì khó kiềm chế ý niệm.

Một khi phá được hành uẩn thì dĩ nhiên thức uẩn không còn vì chẳng còn ý niệm gì để phân biệt.

Sanh diệt đã diệt thì Tịch Diệt hiện tiền nghĩa là tự tánh Bồ Đề hiển hiện tức là vào Tam-ma-đề, chứng vô sanh pháp nhẫn. Đó là Thường Chân Thật vậy.

http://thuvienhoasen.org/a9781/quan-the ... giang-giai


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách