Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Lời mở đầu:

Trên pháp hội Lăng Nghiêm, Phật sắc cho Bố tát Văn Thù lựa chọn pháp môn viên thông – và ngài Văn Thù đã chọn pháp môn “Nhĩ Căn Viên Thông” của Quán Thế Âm Bồ tát là tối đệ nhất. Cho nên chúng ta nếu “Phản văn văn tự tánh” chính là tham thiền vậy.

B. Người đời sau chuyên giảng KHÁN THOẠI ĐẦU .NHƯ :

Khán “Kéo cái tử thi này là ai?” hoặc Khán “Trước khi cha mẹ chưa sanh, bổn lai diện mục của ta ra sao?”. Gần đây hành giả các nơi thường dùng nhiều nhất là Khán “Niệm Phật là Ai?”

Thoại đầu này kỳ thật đều cùng một dạng, đều rất bình thường, quyết chẳng có chi đặc biệt kỳ lạ. Như khi nói Khán “Tụng kinh là Ai?”, Khán “Trì chú là Ai?”, Khán “Lễ Phật là Ai?”, Khán “Ăn cơm là Ai?”, Khán “Mặc áo là Ai?”, Khán “Đi đường là Ai?”, Khán “Ngủ nghỉ là Ai?”, v.v… đều là cùng một dạng.

Mục đích của các câu thoại trên đều giống nhau. Đáp án dưới chữ “AI” chính là TÂM. Câu thoại từ Tâm khởi, Tâm là đầu của câu thoại. Niệm từ Tâm khởi, Tâm là đầu của niệm. Muôn pháp đều từ Tâm sanh khởi, Tâm là đầu của muôn pháp.

Thật ra thoại đầu tức là ĐẦU của NIỆM. Đầu tiên trước niệm chính là TÂM. Nói thẳng ra “trước khi một niệm chưa sanh” chính là thoại đầu.

Do vậy chúng ta biết được KHÁN thoại đầu chính là QUÁN TÂM. “Bổn lai diện mục trước khi cha mẹ chưa sanh” chính là TÂM. KHÁN “Bổn lai diện mục trước khi cha mẹ chưa sanh” chính là QUÁN TÂM.

TÁNH tức là TÂM. “ PHÃN VĂN VĂN TỰ TÁNH ” chính là “PHẢN QUÁN QUÁN TỰ TÂM”.

Nói “Viên chiếu thanh tịnh giác tướng”: Thanh tịnh giác tướng tức là TÂM; CHIẾU tức là QUÁN vậy.

Tâm tức là Phật. Niệm Phật tức là QUÁN Phật, QUÁN Phật tức là QUÁN Tâm.

Do đó nói: “khán thoại đầu” hoặc nói: “khán niệm Phật là ai?” chính là QUÁN Tâm; tức là QUÁN CHIẾU “Giác thể thanh tịnh” của Tự Tâm; tức là QUÁN CHIẾU Tự Tánh Phật.

Tâm tức Tánh, tức Giác, tức Phật : không có hình tướng, nơi chốn, hoàn toàn không thể đắc (được), vốn tự thanh tịnh, biến khắp pháp giới, không ra, không vào, không đi, không đến”, tức là “Thanh tịnh pháp thân Phật vốn hiện thành sẵn”.

Hành giả phải đồng thời nhiếp cả sáu căn, từ “NƠI một niệm vừa sanh khởi” mà KHÁN (hay chiếu cố) thoại đầu này, KHÁN đến tự tâm thanh tịnh tách rời niệm.

Lại phải miên miên mật mật điềm điềm đạm đạm mà khán, tịch mà chiếu, ngay đó năm uẩn đều không, thân tâm đều vắng lặng , HÒAN TOÀN KHÔNG MỘT VẬT. Từ đó ngày đêm sáu thời đi đứng nằm ngồi đều như như không động, lâu ngày công phu thâm hậu THẤY TÁNH THÀNH PHẬT, qua hết mọi khổ ách.

******************
VIII. CHIẾU CỐ THOẠI ĐẦU
và PHẢN VĂN VĂN TỰ TÁNH :
Pháp tu “Phản văn văn tự tánh của Quán Thế Âm Bồ tát” làm sao được xem là tham thiền?

-Vừa nói “CHIẾU CỐ THOẠI ĐẦU” tức là dạy hành giả từng giờ từng phút chỉ đơn độc một niệm “HỒI QUANG PHẢN CHIẾU” cái “BẤT SANH BẤT DIỆT” này (tức là thoại đầu).

-Nói “PHẢN VĂN VĂN TỰ TÁNH ” cũng là dạy hành giả luôn luôn chỉ đơn độc một niệm “ PHẢN VĂN VĂN TỰ TÁNH ”.

Hồi tức là Phản (ngược lại).

Cái “Bất sinh bất diệt” tức là Tự tánh.

“Văn” với “Chiếu” tuy trong lúc “Thuận lưu” chạy theo âm thanh, đuổi theo sắc tướng { vì thính (nghe) không vượt quá âm thanh, kiến (thấy) không vượt quá sắc tướng} hiển nhiên phân biệt. Nhưng lúc “Nghịch lưu” phản quán tự tánh, không chạy theo âm thanh, không đuổi theo sắc tướng thì nguyên là một “TINH MINH”(24).

“Văn” với “Chiếu” không có hai dạng. Nên biết nói “Chiếu cố thoại đầu”, nói “Phản văn văn tự tánh” tuyệt đối không phải dùng mắt mà khán, cũng không phải dùng tai để nghe. Nếu dùng mắt khán hoặc dùng tai nghe bèn là chạy theo âm thanh, đuổi theo sắc tướng, là đã “bị vật chuyển” gọi là “thuận lưu”. Nếu chỉ ĐƠN ĐỘC MỘT NIỆM tại trong chỗ “Bất sanh bất diệt”, không chạy theo âm thanh, không đuổi theo sắc tướng thì gọi là “nghịch lưu” (Kinh Lăng Nghiêm gọi là “nhập lưu”), gọi là “chiếu cố thoại đầu”, cũng gọi là “phản văn văn tự tánh”.

(Theo kinh sách: PHƯƠNG PHÁP THAM THIỀN
Nguyên tác HÁN VĂN: HƯ VÂN LÃO HÒA THƯỢNG Niên phổ và Pháp vựng tăng đính bản (Trích dịch từ trang 626 đến trang 633 và từ trang 637 đến trang 649)
Việt dịch: BÁO ÂN )


Chào chú TPTS để đi sâu vào lảnh dực của Pháp Môn Phản văn văn tự tánh, chúng ta muốn tìm tòi học hỏi kiến thức thì không nên tự trí phán quyết là '' tôi nghĩ như vậy'' hay '' nghĩa đó là vậy... '' Mà trước tiên là tìm hiểu về văn tự, nghĩa ý, chánh kiến của Pháp môn. Mở rộng tâm thức tư duy, thì sự thực hành nơi cội nguồn (trong kinh giảng) mới có tiến triển.

Bàn luận là một việc, nhưng chúng ta đừng đi xa quá sách vở thì không tốt. Cần nhất việc bàn này có lợi ích và có ý nghĩa trong logic thì quí hơn. Thân. :)

(Có thể đọc tham khảo sách http://tuvien.com/to_su_thien/show.php? ... mthien#top rồi sau đó thì Chú đặt câu nghi vấn hoặc là tôi thì mới nắm bắt được cội nguồn của câu hỏi. )


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Bài học từ Quán Nhĩ Căn Viên Thông của Bồ tát Quán Thế Âm
Tác giả: Phúc Hiển
Đăng ngày: 21/09/2014 - Bình chọn:
Loading ...
Đại hồng chung, ảnh Hiền Tâm Đề bài: “Qua pháp môn tu chứng của các vị Bồ-tát, Thanh-văn trong kinh Lăng nghiêm đã học, bạn tâm đắc vị nào nhất, tại sao?”

Bài làm:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Từ những lời ân cần đầu tiên, khuyên con phát từ bi tâm, vị ân sư đã đánh thức con người thật, nội tâm sâu lắng của con.

Trong con ngày ngày vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng nói của thầy, cái nghe, biết ấy mãi thường còn dù thanh trần đã dời xa con lâu lắm rồi. Cứ theo suy nghĩ của con, trong các pháp môn tu chứng của chư vị Bồ-tát, Thanh-văn thì pháp môn viên thông nhĩ căn của Bồ-tát Quán thế âm là bậc nhất.

Kinh văn nói:

“Lúc bấy giờ Bồ tát Quán Thế Âm liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát dưới chân đức Phật, rồi bạch Phật rằng:

Bạch đức Thế Tôn, con nhớ vào thời quá khứ hằng hà sa kiếp, lúc ấy có đức Phật xuất hiện ở đời, danh hiệu là Quán Thế Âm. Con ở trước đức Phật đó phát tâm bồ đề. Ngài dạy con từ nghe, tư duy, tu tập thể nhập chánh định.

Ban đầu, con ở trong tánh nghe vào được dòng viên thông thì không còn trạng thái sở văn nữa, tướng sở nhập cũng vắng lặng, hai trạng thái động tĩnh rõ ràng chẳng còn sanh. Trạng thái như vậy tăng dần, các tướng năng văn, sở văn đều dứt sạch.

Không dừng trụ trong chỗ dứt sạch năng văn, sở văn, con đạt đến năng giác sở giác đều vắng lặng. Không giác viên mãn tột bậc thì các tướng năng không và sở không đều tịch diệt. Sinh diệt đã diệt thì bản tính tịch diệt hiện tiền.

Bỗng nhiên con vượt ra ngoài thế gian và xuất thế gian, khắp mười phương một thể sáng suốt viên mãn hiển bày, và con đạt được hai cảnh giới thù thắng.

Một là, trên hợp với bổn diệu giác tâm của mười phương chư Phật và cùng Phật Như Lai đồng một từ lực.

Hai là, dưới hợp với tất cả chúng sinh trong lục đạo khắp mười phương và cùng với chúng sinh đồng một bi ngưỡng.”



Tánh nghe của chúng sinh là một diệu tính lạ kỳ. Từ lâu con thắc mắc, tại sao các cây cối trồng hai bên đường, cây nào cũng ngã ra phía lòng đường mà không phải là phía ngược lại (sau này thì con biết là do lòng đường nhiều xe cộ đi lại, có nhiều âm thanh).

Rồi có một cây dâu da soan trồng giữa nhà người bạn con và nhà một người hàng xóm, cái cây đó ngã về phía nhà bạn con chứ không ngã về phía nhà kia.
Khi con tìm hiểu và biết rằng, nhà người bạn con luôn luôn có những tiếng nói cười vui vẻ, gia đình thuận hòa, chan chứa tình thương. Còn nhà hàng xóm kia mỗi người đều lặng lẽ, ra vào như những chiếc bóng, gia đình thì nhiều người ốm đau bệnh tật, nếp nhà âm u.

Những loài tưởng như vô tình ấy sao lại hướng về nơi có nhiều âm thanh, sống động, và tránh né nơi u tịch.

Rồi khi khoa học phát triển, ngày nay trên thế giới họ cho cây cối và hoa cỏ nghe tiếng nhạc không lời để thúc đẩy sự phát triển.
Vậy là cây cối cũng biết nghe. Một con vật, dù không có trí thông minh, nhưng vẫn biết nghe ngóng, vẫn hiểu ý nghĩa của âm thanh.

Một con người, nghe hàng nghìn thứ âm thanh vào tai, giữa các âm thanh hỗn độn ấy vẫn phân biệt được đâu là tiếng của thứ gì và phát ra từ đâu. Nghe một tiếng nói của một người, đến khi người đó đi xa, sau nhiều năm gặp lại, hoặc chỉ nghe qua điện thoại, vẫn nhận ra nhau. Từ đó thấy rằng, sự nghe, biết ta cứ tưởng là thứ độc quyền của con người và các con vật có cơ quan thụ cảm âm thanh, đâu biết rằng ngay cả các loài tưởng như vô tri giác mà cũng có tính nghe hay biết làm vậy.


Cũng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, đức Phật đã từng bảo ngài La Hầu La đánh những tiếng chuông để nhân đó Phật dạy các chúng đệ tử nhận rõ đâu là tính nghe thường hằng và tính nghe phân biệt do vọng chấp đảo điên mà thành.


Nay ngài Quán thế Âm Bồ-tát được pháp môn viên thông nhĩ căn, ngài an trú trong tánh nghe thường hằng, dứt sạch năng văn, sở văn. Không chỉ thế ngài còn đạt tới năng giác, sở giác đều vắng lặng.


Nghe đến đây chúng con mới giật mình thảng thốt. Bao lâu rồi, chúng con điên đảo chấp trước theo năng văn, sở nhập. Vạn điều tai ương, muôn điều phiền toái theo cái sự phân biệt động tĩnh ấy mà duyên hợp thành bể khổ, sông mê trùng trùng sóng dữ.

Ví như làm được việc cỏn con nọ, đã mong được tán dương khen ngợi. Nếu bị quở phạt chút xíu thôi chắc phải thối thất tâm bồ đề. Người có chút định lực thì có thể nhẫn nại chịu đựng được người khác mắng chửi, nhưng vẫn cần có điều kiện gì mà kham nhận thế thôi.

Người ưu việt hơn thì tai không nhập những lời khen ngợi của người khác. Nhưng có đạt đến mức nào đi chăng nữa cũng thấy hiển hiện cái giác tính nhận diện phải trái và đúng sai. Còn thấy phải trái và đúng sai tâm chúng con còn loạn động, còn chìm ngụp trong lục đạo luân hồi, chẳng được một niệm thảnh thơi và yên ổn.


Tánh nghe biết viên thông không ngằn mé, từ quá khứ, hiện tại, vị lai. Tánh nghe trải khắp mười phương, châu biến khắp pháp giới, chẳng có phân biệt ngăn ngại hay thông bít. Hai mươi bốn pháp môn viên thông phía trước, đều cần có duyên hợp để thành, ví như đôi mắt mà bị ngăn trở bởi sắc trần thì đâu còn viên thông được nữa, nếu duyên theo cảnh trần thì còn là tên giặc tội đồ cho tâm sinh diệt hiện ra. Cho đến cái xúc chạm, và ngửi, nếm cũng đều là như vậy.


Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát, tu đạt hai cảnh giới thù thắng.

Một là, trên khế hợp với giác tâm mười phương chư phật chính là đồng một từ lực với Phật Như Lai.

Hai là, dưới hợp với lục đạo chúng sinh ở khắp mười phương cũng là đồng với chúng sinh một bi ngưỡng.

Đến đây con lại thấy Bồ-tát Quán thế âm có một lòng đại bi không thể nghĩ bàn. Cũng là cách nói khác về sự thù thắng của bậc thượng thủ Bồ-tát, một vị tối thắng tâm Phật chứ không phải thông thường.

Đó là tâm của Bồ-tát châu biến khắp pháp giới, tâm của Phật cũng châu biến khắp pháp giới, ở đó sự hòa quyện và khế hợp giữa tâm bồ-tát và tâm Phật là đương nhiên.

Còn như với chúng sinh lục đạo, Bồ-tát vẫn có sự hòa hợp đủ thấy tâm vô lượng từ bi của ngài. Ví như một giao động sóng âm thanh, lúc ta nghe rất to, lúc lại rất nhỏ. Đó là tác dụng của sự cộng hưởng sóng âm. Nếu hai sóng cùng tần số tự nhiên sự cộng hưởng xuất sinh. Cũng như thế, Bồ-tát ở bậc thành tựu như vậy, mà ngài vì lòng từ bi phát nguyện đạt tối thắng pháp đồng với chúng sinh không khác để dẫn dắt cứu độ cho mỗi mỗi chúng sinh với nhiều căn cơ, tâm lượng khác nhau.

Bồ-tát Quán thế âm gần gũi thấu hiểu chúng sinh, chia sẻ, giúp đỡ, dìu dắt chúng sinh đó thoát khỏi khổ đau của cuộc sống thì thân tâm người này an lạc biết bao nhiêu. Chẳng phải Bồ-tát thượng thừa chắc không làm được như vậy.


Nhìn vào một đạo tràng của một ngôi chùa, sẽ thấy ngay đạo hạnh của của vị trụ trì dẫn dắt đạo tràng ấy. Một đạo tràng có bao nhiêu người, ở đó có bằng đó tâm lượng chúng sinh khác nhau. Một vị trụ trì dẫn dắt phải biết lắng nghe bằng đó tâm tư, nguyện vọng và bằng đó sự việc. Nếu không có sự nhẫn chịu, nếu không có sự dũng mãnh, sáng suốt của trí tuệ, và đặc biệt không có tâm hạnh từ bi của một vị Bồ-tát, thì không thể nào mà đạo tràng ấy yên ổn cho được.

Bằng pháp tu như huyễn văn huân văn tu kim cang tam muội, Bồ-tát Quán Thế Âm tu chứng đạt có 32 ứng hóa thân, 14 pháp thí vô úy, 4 đức vô tác nhiệm mầu. Phép tu này là phải quán sát mọi pháp là huyễn giả, sống trường trụ với phản văn văn tự tánh, văn huân văn tu là chất chứa những sự tu tập luôn luôn trong tâm, không còn gì lui sụt đạt kim cang tam muội.

Ngài từ nhĩ căn viên chiếu tam muội môn duyên tâm tự tại. Nhân tướng nhập lưu mà được tam ma đề, thành tựu bồ đề.


Qua pháp môn tu tập của ngài Bồ-tát Quán Thế Âm, con tự thấy căn cơ con thấp kém. Mỗi lần nghe một câu nói từ người khác, tâm liền bão động. Mãi chạy theo thanh trần bên ngoài phát sinh lo lắng, sợ hãi. Sinh tâm ích kỷ, giận hờn nếu không được nghe lời hay, ý đẹp. Mỗi một câu nói trực tâm của người khác, khiến lửa sân hận tràn đầy, thấy cả thân tâm con như đang trong địa ngục, máu huyết sôi lên như biển nước dâng trào. Và khi ấy con thấy mình là hiện thân của quỷ dữ, sẵn sàng tạo vô vàn nghiệp báo sấu xa, tệ hại. Nhẹ thì mắng chửi người khác, nặng thì mang tâm thù hằn và phẫn hận. Quả báo nhãn tiền ngay lập tức khi tự mình nhận lấy khổ đau bị người người xa lánh, khinh chê. Mỗi trận bão lửa trong lòng như thế, tránh sao được mệt mỏi và buồn chán, bệnh tật sẽ kéo về.



Học theo pháp môn của ngài Quán Thế Âm Bồ-tát, con sẽ trải lòng mình ra, thấy các pháp là huyễn giả chẳng thường hằng và không đem đến an lạc. Hàng ngày, hàng giờ, cho đến từng phút, từng giây, lắng nghe nội tâm mình, để thấy rằng con là một thực thể của vũ trụ. Mỗi tư duy của con đều có ảnh hưởng toàn vũ trụ này. Phát khởi lòng bi mẫn, thương cảm tới khắp pháp giới chúng sinh chứ chẳng giới hạn riêng trong người thân, gia đình. Con sẽ làm từ việc dễ làm nhất đó là lắng nghe, suy xét và chia sẻ với mọi người. Và xuyên suốt quán chiếu lời vị ân sư con đã dậy: “Sự tồn tại thật là mầu nhiệm. Hơi thở là chìa khóa mở cửa thế giới nội tâm siêu việt. Tất cả đều đáng yêu, đáng trân trọng”.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 16:34 với 1 lần sửa.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Tây Phương Tịnh Sỹ đã viết: Bác kính mến, với TPTS:
- Tầng công phu ban đầu của Phản văn văn tự tánh là bài học Hai con dê qua cầu mà ai cũng được Cô Bảo Mẫu từ bi chỉ dạy ở tuổi lên 3. Đây là từ Cao Thủ mà em mời Bác chia sẻ từ lâu....
Hình như là Chú TPTS so sánh quá khập khễnh cho những hành giả tu tham thoại đầu,
Trì Danh Niệm Phật rồi. Hề hề.
Xin hỏi bài học Hai con dê là thế nào ?

Phản văn văn tự tánh không phải là Bánh ít đi, bánh qui lại; làm ơn trả ơn; cũng không phải là đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu.

Phản văn văn tự tánh là một pháp môn vô úy, lấy 4 vô lượng làm chủ thể. Là một Pháp môn không thể nghĩ bàn của Bồ Tát... Vậy mà nói là của Bảo mẩu dành dạy trẻ lên 3. Hết ý rồi. :D

Chú TPTS đang phỉ báng pháp môn Đại thừa, Sư Phụ Bình nghĩ sao ? Admin nghĩ sao? và Bác ThanhTri thấy có phải là đang bôi bát, miệt thị pháp môn hay không?


Tôi đã nói rồi, Chú không thích thì đừng viết chơi như vậy nó rất là chổi. Ở Diễn đàn http://www.diendanphatphaponline.com/diendan/forum.php nói tầm bậy về Đại Thừa là trong 24 goodbye nickname :)

====
Nhập Gia tùy Tục. Anh em mình có duyên được biết đến nhau là nhờ có Diễn Đàn. Vậy ý nghĩa của hai từ này ra sao? ta lên đây Diễn vai gì? có thể Diễn đầy nghệ thuật như Nghệ sỹ chơi Đàn được chăng? Nội dung của Diễn Đàn là Phật Pháp. Vậy Tu Hành - Hành Giả nghĩa thế nào? Tại sao thời nay rất nhiều người vô tình rơi vào tình trạng tu giả mà không hay? Đơn giản là họ muốn đốt cháy giai đoạn. Nên tự rút đi chữ Hành. Ai cũng bắt trước những Vĩ Nhân của một thời: Tiến thẳng lên cứu cánh, bỏ qua giai đoạn trung gian. Để rồi cũng lại đành quay đầu sửa sai thành: tiến lên cứu cánh theo định hướng của giai đoạn trung gian!!!
Ý nghĩa này mới đúng là của Cô Bảo Mẫu từ bi chỉ dạy ở tuổi lên 3. Đây! Khổ quá timeeeout #-o
Tham câu thoại đầu giữa Thiền Đường: Niệm Phật là ai ? Phải chăng là Tấm lòng Từ Bi Vô Bờ Bến của Bâc Giác Ngộ với những Học Giả Hiện Tại và mai sau giống như trường hợp này?

Em viết bằng tất cả sự thành kính. Mong Bác lắng lòng quán chiếu và chỉ dạy thêm. Bác chỉ dạy tới đâu, em sẽ viết tiếp....

Em xin thành kính tri ân Bác đã tạo cơ hội để em dần viết được những gì em cần, và nên viết cùng Quý Liên Hữu gần xa.

TPTS, hoan hỷ kính chào, A Di Đà Phật.
Vào diễn đàn là để học hoặc là ôn lại cho mình, chớ đừng nghĩ là đi dạy người thì việc đó không bao giờ ổn. Thôi nhé càng nói càng hiểu lầm. :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 29/03/19 14:07 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

đ/h Tây Phuơng Tịnh Sĩ có thể tham khảo thêm ở đây:
http://www.diendan.daitangkinhvietnam.o ... 32&t=10943


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

PHẢN VĂN NIỆM PHẬT


Đây là phương thức niệm của ngài Tỉnh am Đại Sư đời nhà Thanh.
Đem cái nghe để nghe niệm Phật. Phương thức này là niệm Phật ra tiếng, tiếng từ miệng ra, rồi thâu tiếng niệm ấy vào tai thẳng đến thông cả thân đều là Phật, không còn năng niệm, sở niệm. Sáu căn đều thâu nhiếp hết trở thành một tấm băng thanh tịnh. Như thế chẳng đợi lúc lâm chung, mà chính lúc ấy ta đã tọa vị trên Liên đài chín phẩm.

Tu pháp này trước phải phát tâm Bồ Đề rồi sau đem tâm ấy niệm Phật tinh tấn không gián đoạn. Bất luận đi, đứng, nằm, ngồi vẫn nắm lấy câu A DI ĐÀ PHẬT đương niệm. Mỗi chữ, mỗi chữ rõ ràng, cho đến từ câu, từ câu phân minh khoáng đạt, cho đến lúc không tác niệm mà vẫn cứ niệm, không chú tâm nghe mà vẫn cứ nghe. Niệm đến chỗ chí cực, chí thành thì tình tiêu, ý vong, thân tâm không tịch không ngằn mé, ngày ngày niệm như vậy, năm năm niệm như vậy thì quyết định được cảnh giới Tịch Quang Tịnh Độ hiện tiền.

Phát tâm Bồ Đề là phát tâm: Thành Phật độ chúng sanh giải thoát.
(Tác giả: Đường Đại Viên Việt dịch: Tỳ kheo Thích Ấn Nghiêm)
--------------------------------------------------------------------------------

Niệm Kim Cang: Tức niệm ra tiếng. Niệm vừa tiếng, không lớn quá, không nhỏ quá. Nghe thong thả hòa hoãn. Cứ vừa niệm vừa nghe như thế, óc sẽ không bị xao lãng và tâm thần định được. Phương pháp này hiệu lực rất lớn lao, cho nên đem ví dụ với ngọc Kim cang. Kim nghĩa là vàng, thí dụ cho sự cô đọng cẩn mật; cang nghĩa là cứng, thí dụ cho sự cứng rắn; vừa cẩn mật, vừa cứng rắn thì ngoại cảnh khó xâm nhập và tạp niệm dễ bị đánh tan.

Trong các phương pháp niệm Phật, phương pháp này được thường dùng hơn hết. Phương pháp này lại có tên là PHẢN VĂN NIỆM PHẬT, nghĩa là niệm chữ nào trở lại nghe chữ ấy, chữ ra từ miệng lại trở về tai.

Cần phải niệm Phật ra tiếng thì tam muội dễ thành. Niệm thầm nhỏ phần nhiều bị tán loạn. Ðiều này riêng hành giả tự biết, người ngoài không rõ thấu được.(Trích Pháp Môn Niệm Phật của HT Thích Hồng Đạo)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Tây phương Tam thánh
Hình ảnh
Ðối với hai vị đại Bồ tát Quán Thế Âm và Ðại Thế Chí trong lúc tu nhân, hai Ngài đã tự chọn cho mình một pháp tu riêng.

Người chọn tu Thiền, tức Bồ tát Quán Thế Âm từ “Nhĩ Căn” “phản văn văn tự tánh” mà vào.

Người chọn tu Tịnh, tức Bồ tát Ðại Thế Chí từ “Thiệt Căn” và Ý Căn (nói rộng là thu nhiếp sáu căn) mà vào.

Nghĩa là theo sự trình bày của Ngài trong Kinh Lăng Nghiêm thì, chỗ nhân địa tu hành của Ngài là do dùng tâm niệm Phật mà ngộ được “vô sanh nhẫn”.

Như vậy, ta thấy giữa Thiền và Tịnh tuy có hai, lối vào tuy có khác, nhưng cứu cánh quả chứng thì không hai. Ðó là yếu lý dung thông hội chứng của Phật pháp vậy. (Theo Thích Phước Thái)

~x( Tám timeeeout
Chẳng lẽ Chú Hỉ phải giới thiệu như thế nào hoài hay sao :) chớ. Quí vị nào nói tui tu theo ''Tông; Giáo; Luật ; Tịnh; Mật thôi, chớ không có tu pháp phản văn văn tự tánh thì... ? Không nói :)

Phản văn văn tự tánh của bạn là như thế nào? Có tu từ bi ? có tu...?!


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Bài tập 1: thực tập tánh nghe đừng chạy theo trần cảnh.

Nhĩ căn viên thông là phương pháp “phản văn văn tự tánh” giúp hành giả dứt vọng trở về chơn nghĩa là không xuôi dòng chạy theo âm thanh mà trở ngược lại tánh nghe tức là từ cái nghe để trở về với tự tánh của mình.

Nhập lưu ở đây chính là đi ngược dòng nghiệp thức để quay lại quán tánh nghe. Người thực hành pháp môn này tuyệt đối không dùng tai để nghe vì nếu còn dùng tai để nghe là còn chạy theo âm thanh sắc tướng tức là chạy theo vọng tưởng trần duyên.


Đối với âm thanh chẳng nói là nghe mà nói là Quán tức là dùng Trí chiếu soi chớ không dùng Thức Tai mà nghe.


Vậy Ngài Quán Thế Âm áp dụng nhĩ căn viên thông như thế nào?

Đức Quán Thế Âm quán cái “tánh nghe” không tăng không giảm, không biến chuyển thay đổi, không sinh diệt và bao trùm khắp mười phương.


Ngài quán các tướng động, tĩnh hiện ra trong tánh nghe là huyễn hóa, là không thật vì chúng không có tự tánh, không có chủ thể cho nên Ngài không còn phân biệt thật có năng, có sở mà vào được tánh viên thông.


Tánh nghe thì lúc nào cũng có, khi có âm thanh là nghe tiếng còn không có tiếng, vắng lặng là nghe tĩnh đến khi không còn nghe động hay tĩnh tức là dứt được năng văn, sở văn.

Khi tai nghe âm thanh động, tĩnh từ bên ngoài (sở văn) thì tâm liền buông bỏ, quên đi sở văn nghĩa là nghe thì cái gì cũng nghe mà thật ra chẳng nghe cái gì hết tức là năng văn, sở văn trở nên vắng lặng, không nghe bên ngoài mà chẳng còn nghe bên trong.

Mặc dù động, tĩnh vẫn còn nhưng không quan tâm cái gì hết.

Muốn thực hành pháp môn Nhĩ căn viên thông được rốt ráo thì trước hết hành giả phải cố gắng thực tập cái nghe.

Nghe thì nghe tất cả mà như không nghe gì hết, hay không nghe gì hết mà vẫn nghe tất cả.


Đây là cách nhiếp căn tai lại không cho chạy theo thanh trần tức là âm thanh động, tĩnh, thị phi, phải quấy, tốt xấu. hơn thua… bên ngoài.

Nên nhớ căn mắt và căn tai là hai cơ quan nhạy bén nhất của con người nên dễ tiếp xúc, cảm nhận và phân biệt trần cấu mà phát sinh ra vọng tưởng. Do đó mắt thì cái gì cũng thấy mà như không thấy gì hết, chẳng cần quan tâm lưu ý cái gì hết thì tâm không động. Và cứ như thế mà thực hành lối tu này thì đến lúc năng văn, sở văn hoàn toàn không còn nữa tức là có được Nhân Không. http://thuvienhoasen.org/a9781/quan-the ... giang-giai


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ông Lê Sỹ Minh Tùng hiểu sai viết sai.

Chính ông đâu có tu gì pháp nhĩ căn viên thông mà nói đúng được. Ông chỉ thích dịch sách chú giải bằng kiến thức thôi.

Nghe thì nghe tất cả mà như không nghe gì hết là sao? Nghe mà giả vờ không nghe hả?

Mà cũng chẳng nói cách làm thế nào để nghe thì nghe tất cả mà như không nghe gì hết. Bởi đâu có từng tu tập mà biết.

Bị vọng thức đánh lừa!

Phải cẩn thận!

Chú Hỉ nên dừng lại đi, vọng tưởng nhiều rồi đó. Muốn học thì hỏi, đừng đăng bài người nầy, người kia chi cho nhiều mà họ đều nói không đúng cả.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Thánh_Tri đã viết:Ông Lê Sỹ Minh Tùng hiểu sai viết sai.

Chính ông đâu có tu gì pháp nhĩ căn viên thông mà nói đúng được. Ông chỉ thích dịch sách chú giải bằng kiến thức thôi.

Nghe thì nghe tất cả mà như không nghe gì hết là sao? Nghe mà giả vờ không nghe hả?

Mà cũng chẳng nói cách làm thế nào để nghe thì nghe tất cả mà như không nghe gì hết. Bởi đâu có từng tu tập mà biết.

Bị vọng thức đánh lừa!

Phải cẩn thận!

Chú Hỉ nên dừng lại đi, vọng tưởng nhiều rồi đó. Muốn học thì hỏi, đừng đăng bài người nầy, người kia chi cho nhiều mà họ đều nói không đúng cả.
Hề hề, vậy Bác ThanhTri chỉ thế nào là đúng nghe, thì mới xóa nó đi.
Nghe thì nghe tất cả mà như không nghe gì hết là sao? Nghe mà giả vờ không nghe hả?
Cái mà hai câu nầy thì người đọc sẽ ngố luôn. Chẳng hiểu vì hết.
Xin mời các Thiền giả. :) cafene


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
kingvua
Bài viết: 233
Ngày: 30/08/10 19:16
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Phản văn văn tự tánh chính là tham thiền vậy

Bài viết chưa xem gửi bởi kingvua »

chào các bạn.Ở đây tôi không nói đúng hay sai mà tôi chỉ xin hỏi:
-Nếu khi bạn nghe mà có khởi ý so sánh phân biệt thì lúc đó bạn nghe hay quên nghe?Lúc đó bạn nghe hay bị ý phân biệt dẫn đi?
-Nếu nghe bạn vô niệm,bạn có nghe mọi âm thanh,trước,sau,phải,trái,trên,dưới,...đồng thời hay không?Nếu nghe mà dừng niệm thì bạn có biết đủ loại âm hay không?
Và hàng ngày các bạn sống trong cảnh thì bạn có nghe hay không?Các bạn có trốn cảnh khi nghe mà khởi ý bực bội,tức giận được không?
Nếu nghe mọi âm thanh,lớn,nhỏ,khóc,cười...bạn biết từng âm mà vô niệm,thỉ các âm thanh nầy có thường trụ hay không?Âm trước sinh rồi diệt thì âm sao mới thành .Vây khoảng lặng giữa 2 âm bạn có biết hay không?Nếu bạn rõ tiếng âm,khoảng lặng như hiện tiền thì cho tôi hỏi:
-âm sanh diệt vô thường mà ta duyên theo chính là vô minh,sanh nghiệp,không phải tham thiền,vọng tưởng sanh khởi
=nếu không duyên theo cảnh mà cái rõ biết vẫn hiện tiền chính là minh,thấy cảnh như thật,đang sống cùng tánh nghe chả lẽ không phải đang tham thiền,thiền định hay sao?
Phật pháp là pháp không hai,bạn hiểu không hai nhưng bạn có sống cùng nó từng sát na chưa?Hãy thử đi,buông ý cái đó hiện tiền.Thân.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách