Cư sĩ có nên nói giáo lý Bát Nhã ?

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Cư sĩ có nên nói giáo lý Bát Nhã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Trong Kinh có đoạn:

“…..Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm……”

Bát nhã là loại trí tuệ siêu thiện ác, trí tuệ vô phân biệt đã rủ sạch phiền não. Giáo lý Bát Nhã là giáo lý để cho những người đã đoạn trừ Tham Sân Si , đạt Vô Ngã. Thật là ngô ngê khi một ai đó suốt ngày cứ đem giáo lý Bát Nhã giảng giải mà trong khi đó chính mình lại chưa thực hành được ba bước cơ bản Tham Sân Si.

Theo như lời cư sĩ Trừng Hải là:

"_ Mọi người thường khi trích dẫn câu kinh "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng" trong Kim Cương Kinh, thì đa phần đều đề cập đến chữ "tướng" với những lời nhì nhằng là "tướng" có cũng như không, không không có có, có mà không không mà có rất là hí tiếu; mà thật ra câu kinh trên chủ yếu là nói về chữ "sở hữu", đó mới chính là chỗ quán chiếu Bát nhã tức Pháp Giới chớ không phải chữ "tướng" là Pháp tướng là cảnh sở quán của Pháp tướng tông hay Duy thức tông. Đúng là râu ông nọ cắm cằm bà kia.

_ Thứ nữa, Nhất thiết hữu vi pháp là do nhân duyên nên là vô tự tánh chỉ mà một trong 18 phương diện-bộ mặt của chữ KHÔNG (thập bát Không) trong phép Quán Chân Không (hay Vô Vi quán). Nhưng bởi vì được nhiều người chú giải nên những ai không biết đến điều đó nên cứ mở miệng là nói các pháp do duyên nên duyên đến thì thành duyên hết thì tan bởi vì không tánh mà không biết những lời đó rất tức cười vì ấu trĩ, ngô nghê.

_ Cũng với ý như trên, khi thí dụ thì ai cũng nói về cái bàn, cái ghế hay chiếc thuyền không phải là chiếc thuyền vì chiếc thuyền vốn là không mà do gỗ, đinh, ốc...tạo nên khi tháo gở thì đâu còn cái gì gọi là thuyền...vân vân và vân vân...Nhưng thật ra thí dụ trên là đề cập đến "cảnh giới giả hữu" hay "tương tự hữu" trong "cảnh sở quán" thuộc Tam Tánh Tứ Phần của Ngũ Trùng Duy Thức Quán, chớ không phải Trung Quán Tông vì với Trung Quán thì DUYÊN cũng là KHÔNG.

Và sở dĩ những người hay nói về Bát nhã bị mọi người phản đối cũng do...ví dụ trên. Tất cả mọi vật dụng (thuật ngữ gọi là khí giới hay khí thế giới) sở dĩ hiện hữu là do CÔNG DỤNG của bản thân vật dụng chứ không phải là hình tướng. Chiếc thuyền người ta tạo ra để đi trên sông nước, chớ đâu có liên quan gì đến "hình tướng" mà nói hình tướng kia là KHÔNG.

Càng quái gở hơn nữa, có người nói tiền bạc, nhà cửa...là không (là những của cải mà ai ai cũng mất cả đời người mới có); nếu là KHÔNG thì những ai nói lời này đừng có ăn, có uống, đừng có mặc...áo quần; thử hỏi có dám không mà nói KHÔNG.

*** Thật ra những ai đề cập đến Cảnh Giới Bát Nhã là làm một việc quá sức của mình, nên gọi là bệnh loạn tưởng."

Vì vậy, là cư sĩ chúng ta học và hành từng bước theo kiến thức và khả năng của mình, cũng như trong thảo luận về Phật Pháp. Nếu một Cư sĩ khi thảo luận về giáo lý với đồng đạo là Cư sĩ sơ cơ mà dùng giáo lý Bát nhã là những người chỉ biết về mặt chữ nghĩa, nên lời nói đó chỉ là con số không.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Cư sĩ có nên nói giáo lý Bát Nhã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Theo hoasenmaimai thì ai cũng nói giáo lý Bát nhã được ... nhưng cái quan trọng là tất cả những Người học Phật sau này đều nên xoay cái Trọng Tâm về đoạn kinh này .

" Bồ tát vì y Bát nhã ba la mật đa nên tâm không ngăn ngại. Vì tâm không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, đạt tới cứu cánh niết bàn.

Chư Phật ba đời đều y theo Bát nhã ba la mật đa được đạo quả Vô thượng chánh đẳng chánh giác
. "

Phải là Bồ tát đã chứng được quả Phật . ( như Ngài Lục Tổ Huệ Năng là minh chứng )


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Cư sĩ có nên nói giáo lý Bát Nhã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

hoasenmaimai đã viết:Theo hoasenmaimai thì ai cũng nói giáo lý Bát nhã được ... nhưng cái quan trọng là tất cả những Người học Phật sau này đều nên xoay cái Trọng Tâm về đoạn kinh này .

" Bồ tát vì y Bát nhã ba la mật đa nên tâm không ngăn ngại. Vì tâm không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, đạt tới cứu cánh niết bàn.

Chư Phật ba đời đều y theo Bát nhã ba la mật đa được đạo quả Vô thượng chánh đẳng chánh giác
. "

Phải là Bồ tát đã chứng được quả Phật . ( như Ngài Lục Tổ Huệ Năng là minh chứng )
Cám ơn đạo hữu hoasenmaimai góp ý , nhưng theo Ng-Chiếu khi học giáo lý Bát Nhã thì người đó đã diệt được Tham Sân Si, đạt Vô Ngã thì mới học được, giáo lý Bát Nhã bao trùm tất cả các Pháp, có thể nói Trí Tuệ Bát Nhã là trí tuệ siêu thiện ác, rũ sạch phiền não. Vậy khi là Cư sĩ tại gia, còn tham ái.......thì chỉ có thể nghiên cứu, học hỏi nhưng không nên diễn giải, vì khi diễn giải dễ rơi vào tình trạng vọng tưởng, chấp ngã...( mà người đời gọi là tẩu hỏa nhập ma ).

Còn nếu học để tự mình đối chấp với mình, áp dụng vào những gì trong quá trình học Phật Pháp thì rất tốt.

Thân.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Cư sĩ có nên nói giáo lý Bát Nhã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Cát Tường ấn tống Kinh Nhân Quả Ba Đời (Dịch giả: Hòa Thượng Thích Thiền Tâm) và tặng cho người có duyên gặp học Phật thường hay tô đậm phần nhỏ trong Lời Nói Đầu của quyển Kinh Nhân Quả Ba Đời : "Lời nói đầu: ...Các vị Cổ Đức khuyên người học Phật, trước tiên phải duyệt các kinh nói về nhân quả tội phước, chú trọng phần giới hạnh, cùng hiểu biết sự luân hồi trong ba cõi sáu đường, sau mới nghiên cứu qua kinh cao. Nếu trái thứ tự, bước đầu tiên đọc những kinh như: KIM CANG, PHÁP BẢO ĐÀN... nếu không phải là người có nhiều căn lành, tất dễ sinh lòng khinh mạn và lạc vào lối chấp không... Nhớ lại hồi xưa cụ Khánh Hòa còn tại thế, có một Phật tử hỏi về đạo lý "Vô thủy vô chung". Sư Cụ mỉm cười đáp: "Hỏi chi xa vời vậy? Gắng ăn chay và niệm Phật cho đều đều là tốt lắm rồi!"... "

Hồi đó, Cát Tường có người Bạn tu học Phật trước Cát Tường lâu rồi, lúc Bạn đó học về Bát Nhã (Bạn ấy rất thông minh và trong học Phật cũng đạt chút trí tuệ nhờ thực hành Pháp Quán Sổ Tức và niệm Phật, tụng Kinh, trì chú Đại Bi cũng lâu năm do còn đi làm nuôi Mẹ nên chưa xuất gia) có một hôm Bạn ấy nhắn tin cho Cát Tường nói là Bạn ấy chạy xe đi làm về mà cứ như ở trong khoảng hư không, Cát Tường thì căn tánh chậm chạp ngu lắm chỉ hiểu có chút xíu về Bát Nhã khi đọc bài giảng về chữ "KHÔNG" của Thầy Thích Thanh Từ giảng, hiểu chút chứ không phải là giống như Bồ Tát thực hành Bát Nhã vì Cát Tường là phàm phu mà ngu chậm chạp nữa nên nói Bạn ấy NIỆM PHẬT đi thân thể như căn nhà phải có chủ nhà chứ, Bạn ấy NIỆM PHẬT thì hết rơi vào trạng thái hư không, đi ngoài đường mà như vậy nguy hiểm lắm, sau này Bạn ấy cùng Mẹ lên Đà Lạt tu rồi, có lần bảo 2 Mẹ con tu ở trên đó rất tốt (Tu NIỆM PHẬT thôi vì Mẹ của Bạn ấy lớn tuổi rồi), cũng đến lúc Cát Tường hết duyên học Phật với Bạn ấy, Bạn ấy cũng cho Cát Tường biết về kinh nghiệm học Bát Nhã, Cát Tường cũng chỉ biết như vậy, hiện giờ cũng còn lọ mọ NIỆM PHẬT còn chưa xong.

Buổi sáng này, Cát Tường ngồi kiết già niệm Phật ra tiếng ở phòng thờ Phật tự nhiên sau ót nhột quá một lát sau thấy có con ruồi (Nhà ở rất sạch thoáng mát mà lâu lâu vẫn có côn trùng), con ruồi không yên bu tùm lum lên mặt, đầu nhột quá nên cử động, con ruồi bay đậu trên áo thôi thì nghe niệm Phật luôn nha ruồi nhưng sau đó lúc kết thúc buổi niệm Phật sáng là Cát Tường đi rửa tay, mặt bằng xà phòng và giặt bộ đồ nhật bình luôn không thôi sẽ có dòi mà mắt người nhìn không thấy nhưng kính hiển vi điện tử sẽ thấy, ngừa bệnh thôi nếu không ấu trùng chui qua da phát triển thành dòi thì không biết bệnh gì. Cát Tường phàm phu như vậy sao áp dụng Bát Nhã, có con ruồi mà sao gọi là không được, chỉ chưa thấy con dòi thôi nhưng sợ bệnh nên ngừa vì hành động của con ruồi hay đem ấu trùng nở thành dòi đi khắp khi ruồi đậu ở bất kỳ nơi nào.


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Cư sĩ có nên nói giáo lý Bát Nhã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Giáo lý Bát Nhã là nền tảng tư tưởng cốt lõi của đạo Phật. Nên dù muốn dù không, khi luận bàn và chia sẽ về Pháp Phật thì ít nhiều nội dung trong đó đều có liên quan đến lý Bát Nhã thì nội dung mới trọn vẹn và chính xác. Nếu nói Cư Sĩ không nên nói giáo lý Bát Nhã cũng không thể được. Vì nếu không nên nói, nghĩa là tránh hoàn toàn thì thứ giáo lý ấy không thể hoàn toàn chuẩn xác. Lý và sự phải viên dung.

Nhưng lại có nhiều trường hợp, lạm dụng giáo lý Bát Nhã quá mức, khua môi múa mép cứ như Thiền Sư, mà không thực sự chứng ngộ, tham, sân, si thì đầy dãy, đối với các Pháp khác thì chê bai là hạ căn, thấp kém. Đối với trường hợp này thì không nên luận bàn hay nói Lý Bát Nhã với họ không khéo họ đắc ý coi trời bằng vung, coi thường những giáo lý khác.

Lại cũng có trường hợp chỉ tin vào sự, không tin vào Lý. Đối với Lý Bát Nhã họ xem như chuyện viễn tưởng không thật, mơ hồ, ảo ảnh. Trường hợp này thì nếu đủ khả năng thì nên nói Lý Bát Nhã cho họ, để họ có thể thấm nhuần và bớt chấp những thứ mắt thấy tai nghe.

Dĩ nhiên, phải tùy hoàn cảnh và thái độ của người khác mà uyển chuyển tự biết nên nói hay không, không nên gượng ép, nhồi nhét phản tác dụng.

Cho nên, cũng tùy trường hợp mà người cư sĩ nên nói giáo lý Bát Nhã hay không. ./..,.,


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Cư sĩ có nên nói giáo lý Bát Nhã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

pucaquynhnga22 đã viết:Giáo lý Bát Nhã là nền tảng tư tưởng cốt lõi của đạo Phật. Nên dù muốn dù không, khi luận bàn và chia sẽ về Pháp Phật thì ít nhiều nội dung trong đó đều có liên quan đến lý Bát Nhã thì nội dung mới trọn vẹn và chính xác. Nếu nói Cư Sĩ không nên nói giáo lý Bát Nhã cũng không thể được. Vì nếu không nên nói, nghĩa là tránh hoàn toàn thì thứ giáo lý ấy không thể hoàn toàn chuẩn xác. Lý và sự phải viên dung.

Nhưng lại có nhiều trường hợp, lạm dụng giáo lý Bát Nhã quá mức, khua môi múa mép cứ như Thiền Sư, mà không thực sự chứng ngộ, tham, sân, si thì đầy dãy, đối với các Pháp khác thì chê bai là hạ căn, thấp kém. Đối với trường hợp này thì không nên luận bàn hay nói Lý Bát Nhã với họ không khéo họ đắc ý coi trời bằng vung, coi thường những giáo lý khác.

Lại cũng có trường hợp chỉ tin vào sự, không tin vào Lý. Đối với Lý Bát Nhã họ xem như chuyện viễn tưởng không thật, mơ hồ, ảo ảnh. Trường hợp này thì nếu đủ khả năng thì nên nói Lý Bát Nhã cho họ, để họ có thể thấm nhuần và bớt chấp những thứ mắt thấy tai nghe.

Dĩ nhiên, phải tùy hoàn cảnh và thái độ của người khác mà uyển chuyển tự biết nên nói hay không, không nên gượng ép, nhồi nhét phản tác dụng.

Cho nên, cũng tùy trường hợp mà người cư sĩ nên nói giáo lý Bát Nhã hay không. ./..,.,
tangbong tangbong tangbong

Nếu mọi cư sĩ đều suy nghĩ và thực hành như bạn pucaquynhnga22 thì đề tài sẽ không bao giờ có. Học là phải hiểu, nhưng hiểu rồi thì phải hành, hành thì phải cho đúng . Chúc mọi người học và hành tinh tấn.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Cư sĩ có nên nói giáo lý Bát Nhã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Kinh điển Phật Giáo

...

Bát Nhã Bộ: ( Riêng bộ nầy nguyên bản Sancrit còn khá đầy đủ )

Ðại Bát Nhã Sơ Phận
Ðại Phẩm Bát Nhã
Tiểu Phẩm Bát Nhã
Văn Thù Bát Nhã
Thắng Thiên Vương Bát Nhã
Lý Thú Bát Nhã
Kim Cương Bát Nhã
Bát Nhã Tâm Kinh

...

6. 84,000 Pháp Uẩn

Có nhiều vị cao tăng cho rằng phiền não của chúng sanh có đến 84 ngàn phương cách cho nên Phật dạy 84 ngàn pháp môn để đối trị. Đây chỉ là ước lệ mà thôi, bởi vì Phật thuyết pháp trong 45 năm, vị chi có 16,436 ngày chẳng lẽ mỗi ngày Phật phải dạy trên 5 pháp môn để đối trị với phiền não ?

7. Tam Tạng, có nghĩa là 3 cái kho chứa, đó là Kinh, Luật và Luận, Phật chỉ thuyết Kinh và Luật còn Luận do các Thánh Tăng hệ thống hóa thành cơ sở triết lý và nó chỉ bắt đầu hình thành trong kỳ Kiết Tập lần thứ ba với tác phẩm “Thuyết Sự” do ngài Đế Tử Tu trước tác.

Theo ngài Trí Giả, sơ tổ Thiên Thai Tông ở Trung Hoa, ngài chia Kinh điển Phật thuyết ra làm 5 thời:

Thời thứ nhất: Sau khi Phật đắc đạo ngồi lại dưới gốc cây Bồ Ðề giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên nghe.

Thời kỳ thứ hai: Thấy rằng nên phổ biến những gì mình đã giác ngộ, để cứu nhân độ thế, Phật đến Vườn Nai, giảng Tứ Diệu Ðế và Thập Nhị Nhân Duyên cho nhóm ông Kiều Trần Như nghe, những lời Phật giảng trong thời gian nầy được ghi vào kinh A Hàm, nên gọi là thời A Hàm, kéo dài 12 năm.

Thời kỳ thứ ba: Giáo lý của Phật đã lan rộng trong dân gian, bị ngoại đạo và các phái triết học khác công kích, nên Phật giảng dạy cho đệ tử các giảng minh giải đáp được ghi trong kinh Duy Ma, Ðại Tập, thời kỳ nầy kéo dài trong 8 năm, gọi là thời Phương Ðẳng.

Thời thứ tư: Do các phái triết học và ngoại đạo công kích với những triết thuyết cao siêu, nên Phật phải giảng về những nguyên lý cùng tột của vũ trụ, đó là thời kỳ kinh Bát Nhã, kéo dài trong 22 năm.

Thời kỳ thứ năm: Phật giáo đã vượt lên các học thuyết đương thời, bấy giờ Phật đem lý tưởng Bồ Tát đạo và Nhất Thừa Phật Giáo giảng cho đệ tử, thời kỳ nầy là thời Pháp Hoa, kéo dài trong 8 năm và cuối cùng Phật thuyết về Niết Bàn trước khi tịch diệt.

Từ thế kỷ thứ VIII quân Hồi luôn xâm chiếm Ấn Ðộ, đốt phá chùa chiền, hảm hại Tăng, Ni, cho đến năm 1203, quân Hồi đem quân đánh chiếm Ấn Ðộ lần cuối cùng, hoàn tất cuộc xâm lăng đất Ấn, đạo Phật bị diệt vong ngay quê hương của Ðức Phật, do vậy mà không còn những Thánh Tăng sáng tác kinh, luận để truyền bá Phật Giáo, chẳng những thế mà Tam Tạng kinh điển ghi chép bằng Sanscrit hầu hết đều không còn.

Liệt kê những Kinh Sách nêu trên, để thấy Kinh điển nguyên thủy Nam Tông và Bắc Tông không sai khác nhiều, chỉ có những kinh điển do Thánh Tăng Ấn Ðộ sáng tác mang lại cho Phật Giáo Bắc Tông nhiều kinh điển hơn. chung quy vì lợi ích chúng sinh, đề cao lý tưởng Bồ Tát Ðạo và quy nguyên Nhất Thừa Phật Giáo.

Có một điều quan trọng, xin nhắc lại lời Phật dạy trong kinh Kim Cang: "Tu Bồ Ðề! Ông đừng cho là Như Lai nghĩ như vầy: Ta Có Thuyết Pháp. Tại sao vậy ? Nếu người ta nói: Như Lai có thuyết pháp, tức là phỉ báng Phật, vì không thể hiểu nổi lời ta nói. Tu Bồ Ðề! Thuyết pháp là không có pháp chi để thuyết. Ðó gọi là thuyết pháp".

Và trong Kinh Lăng Già Tâm Ấn Phật dạy: Thế nên nói rằng: "Ta từ đêm ấy được tối chánh giác, cho đến đêm ấy vào niết bàn, ở trong khoảng giữa không nói một chữ, cũng chẳng đã nói, sẽ nói".

http://thuvienhoasen.org/a13237/kinh-dien-phat-giao


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Cư sĩ có nên nói giáo lý Bát Nhã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

NGUỒN GỐC VÀ TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH

KINH ĐẠI BÁT NHÃ

A) DẪN NHẬP

“Bát Nhã” là tiếng phiên âm của chữ Phạn “Prajna”, có nghĩa là trí tuệ , là trí sáng suốt có thể thông hiểu mọi việc ở đời. Nhưng, trong Phật học , khi nói đến “trí tuệ”, chúng ta phải phân biệt có bốn loại , khác nhau rất xa:

...

4. Trí tuệ lớn của Bồ-tát thừa : Tuy trí tuệ của hàng Nhị thừa đã được liệt vào loại trí tuệ xuất thế gian , nhưng vẫn chưa phải là loại trí tuệ cao tột. Các bậc A-la-hán hay Bích-chi Phật , tuy đã dứt sinh tử luân hồi, chứng đắc niết bàn tịch tĩnh, nhưng đó chỉ là thành quả của công phu dứt trừ hết kiến tư hoặc, còn đối với bản thể hay thật tướng của vạn pháp thì vẫn chưa thấu rõ trọn vẹn; quí ngài tuy đã giác ngộ, nhưng thành quả giác ngộ chưa rốt ráo --> chứng tỏ, ở hàng Nhị thừa vẫn còn tồn tại phần vô minh vi tế .

Chỉ khi nào đạt đến quả vị Phật-đà thì thành quả giác ngộ mới rốt ráo trọn vẹn , vô minh hoàn toàn dứt tuyệt, được gọi là bậc “Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác” .

Nhưng muốn tiến đến quả vị Phật , hành giả phải tu tập hạnh Bồ-tát ; đó là điều tất yếu, không có cách nào khác . Vậy nên, hành giả tu tập Bồ-tát hạnh là cốt để làm Phật và họ được liệt vào hàng Bồ-tát thừa.

Trí tuệ của những hành giả Bồ-tát ở buổi ban sơ mới phát tâm tu tập dĩ nhiên là còn rất cạn cợt , nhưng sau khi đã trải qua thời gian dài tu tập tinh chuyên , khi bước lên hàng Thập-địa , với tâm nguyện rộng lớn , thì trí tuệ của họ cũng rộng lớn vô cùng . Trí tuệ của hàng Bồ-tát thấy rõ được thật tướng của vạn pháp , cho nên Bồ-tát không còn chấp trước , điên đảo; hoàn toàn tự tại vô ngại , phát nguyện độ sinh , tự lợi lợi tha , cho đến khi “giác hạnh viên mãn” . “Bát nhã” chính thực là loại trí tuệ này ; hay nói cách khác, trí tuệ của hàng Bồ-tát mới thực sự được gọi là “Bát Nhã” (hoặc cũng gọi là Trí Bát Nhã, hay Trí Tuệ Bát Nhã) .

Trí tuệ của Bồ-tát rất rộng lớn, cho nên cũng gọi là “đại bát nhã”. Trong rất nhiều pháp hội , đức Phật đã từng dạy nhiều pháp môn vi diệu để giúp cho hàng Bồ-tát phát huy loại trí tuệ rộng lớn này . Những lời dạy ấy , về sau đã được các bậc Thánh tăng kết tập, làm thành kinh Đại Bát Nhã -- hoặc gọi đầy đủ là kinh Ma Ha (Đại) Bát Nhã Ba La Mật Đa (Maha-prajnaparamita-sutra) . Chữ “ba-la-mật-đa” có nghĩa là đến bờ giải thoát , ý nói nhờ có trí tuệ rộng lớn mà Bồ-tát vượt thoát sông mê , đạt được quả vị Phật-đà. Vì vậy toàn thể tên kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa , có thể được dịch ngắn gọn là Đại Trí Độ, hay Tuệ Giác Siêu Việt.

Nhưng vì nguyên do gì mà đức Phật nói kinh này ? Trong bộ luận Đại Trí Độ, Bồ-tát Long Thọ đã đưa ra những nguyên do sau đây :

- Vì muốn chỉ dạy đầy đủ về Bồ-tát hạnh mà đức Phật nói kinh Đại Bát Nhã.

- Vì muốn giúp cho các vị Bồ-tát được tăng thêm lợi ích trong công phu tu tập pháp môn “ Niệm Phật Tam Muội ” , mà đức Phật nói kinh Đại Bát Nhã.

- Sau khi thành đạo dưới gốc cây bồ đề vì chuẩn hứa sự ân cần khuyến thỉnh của chư thiên, và cũng vì nhớ đến tâm nguyện đại từ đại bi của mình , nên đức Phật đã quay bánh xe pháp ; và chính vì “Bát nhã ba la mật” là pháp sâu xa nhất trong các pháp, cho nên đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.

- Vì trong thế gian có kẻ hoài nghi, cho rằng Phật đã không chứng được “nhất thiết trí” , để hóa giải mối nghi ngờ này, đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.

- Có nhiều chúng sinh bị tà sư mê hoặc, tâm đắm chìm trong tà pháp, không vào được chánh đạo ; đức Phật muốn chỉ bày thật tướng của vạn pháp để đoạn trừ tất cả mọi nghi kết của chúng sinh, cho nên đã nói kinh Đại Bát Nhã.

- Có nhiều người tâm đầy tà ác, tật đố, phỉ báng đức Phật là người có trí tuệ không ra khỏi trí tuệ của loài người, chỉ khéo dùng huyễn thuật để mê hoặc người đời. Để hóa giải những lời phỉ báng ấy, và đồng thời để giúp mọi người tin nhận chánh pháp, vượt thoát lưới tà kiến, diệt trừ kiết sử, được an vui tự tại, cho nên đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã .

- Cũng có người nghĩ rằng, Phật cũng như mọi người, cũng có sinh tử, cũng có lúc chịu đói khát, cũng bị lạnh bị nóng, cũng phải già bệnh, v.v… Để dứt trừ những ý nghĩ đó, đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.

- Có rất nhiều người mang kiến chấp cực đoan, hoặc chuyên cầu khoái lạc, hoặc chuyên khổ hạnh hành xác; Phật vì hóa độ cho những hạng người này, đưa họ vào Trung Đạo, nên đã nói kinh Đại Bát Nhã.

- Để phân biệt quả báo cúng dường sinh thân và pháp thân, mà đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.

- Vì muốn giảng thuyết về những pháp như “bất thối chuyển, ma huyễn, ma ngụy, ma sự”; lại muốn thọ kí cho hàng Tam thừa, nên đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.

- Vì muốn giảng thuyết về “đệ nhất nghĩa tất đàn” (tất đàn trong ý nghĩa tuyệt đối), nên đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.

- Vì muốn hàng phục các nhà đại nghị luận (như trường hợp phạm chí Trường Trảo), mà đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.

- Vì muốn chỉ rõ thật tướng của các pháp, nên đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.

- Vì muốn nói những pháp không có chỗ tranh cãi , cũng như những pháp môn gồm hai phần tương đối như : có tướng -- không tướng ; có vật -- không vật ; có y cứ -- không y cứ ; có trên – không trên ; thế giới – chẳng phải thế giới, v.v…, nên đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.

- Vì muốn chỉ rõ tướng các pháp không phải thiện , không phải bất thiện , không phải vô kí ; cũng như các pháp môn có ba phần như : pháp học – pháp vô học – pháp phi học phi vô học ; pháp do kiến đế đoạn – pháp do tư duy đoạn – pháp không đoạn ; pháp thượng – trung -- hạ ; pháp tiểu -- đại – vô lượng , v.v…, nên đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.

- Vì muốn phá bỏ các pháp phương tiện đã nói ở các kinh khác như: Bốn Niệm Xứ, Bốn Chánh Cần, Bốn Thiền, Bốn Đế, Năm Uẩn, v.v…, nên đức Phật đã nói kinh Đại Bát Nhã.

...

Bộ kinh Đại Bát Nhã không phải đã được kết tập một lần, mà đã được hình thành trải qua nhiều đợt kết tập khác nhau. Về thời điểm kết tập, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào xác định niên đại chính xác, mà chỉ biết rằng, trong số các kinh làm thành hệ Đại Bát Nhã, kinh Đạo Hạnh Bát Nhã (tức Tiểu Phẩm Bát Nhã) đã xuất hiện sớm nhất; tiếp đến là kinh Đại Phẩm Bát Nhã; rồi sau nữa là các kinh khác trong hệ Bát Nhã.

...

Bản kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Prajnaparamita-hrdaya-sutra) do chính ngài Huyền Trang dịch cũng không thấy đưa vào bộ kinh Đại Bát Nhã. Có lẽ, vì đó là bản kinh toát yếu của toàn bộ tư tưởng Bát Nhã, không thuộc riêng một Hội hay một Phẩm nào, nên ngài Huyền Trang đã để nó đứng riêng một mình. Kinh này, trước đó đã được ngài La Thập dịch (thế kỉ 4) với tên Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đại Minh Chú Kinh; ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch (thế kỉ 6) với tên Bát Nhã Ba La Mật Đa Na Đề Kinh. Sau ngài Huyền Trang, cũng thuộc đời Đường, kinh này lại được ngài Pháp Nguyệt dịch với tên Phổ Biến Trí Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh; hai ngài Bát Nhã và Lợi Ngôn dịch chung với tên Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh; ngài Trí Tuệ Luân dịch với tên Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh; ngài Thi Hộ (đời Tống) dịch với tên Thánh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh.

...

Các kinh bản Phạn ngữ ấy đã được mang đến Trung-quốc bằng hai đường: đường bộ từ Bắc Ấn-độ qua ngả Tây-tạng, Vu-điền, Tân-cương; đường thủy từ miền duyên hải Đông Nam Ấn-độ qua Ấn-độ dương, xuyên qua Java, Mã-lai, Phù-nam, Giao-châu; và cũng không phải đã do chỉ một vài người mà do rất nhiều vị cao tăng đem vào, trong số đó, nhiều nhất, đáng kể nhất, chắc hẳn là số lượng kinh bản do ngài Huyền Trang đích thân mang về sau 17 năm (629-646) tu học ở Ấn-độ. – Như ta biết, qua tác phẩm Đại Đường Tây Vực Kí, khi sang Ấn-độ, ngài đã có thuận duyên, hầu như được đi khắp xứ Ấn-độ, nhất là những địa phương có cộng đồng Phật giáo thì ngài đều không bỏ sót. Đến đâu ngài cũng được đón tiếp nồng hậu, và chắc chắn là ngài đã có được cơ duyên thu thập kinh điển tại mỗi nơi ngài đã đặt chân tới.

http://www.tuvienquangduc.com.au/kinhdi ... atnha.html


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Cư sĩ có nên nói giáo lý Bát Nhã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh.

Nam mô nhất thiết trí!

Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ đức Thế Tôn ngụ tại thành Vương Xá (Ragugriha) trên non Linh Thứu (Gridhrakuta), cùng với một số đông hàng Tỳ kheo (Bhiksu) và một số đông chư chư vị Bồ Tát (Bodhisattvas).

Khi ấy đức Thế Tôn đang đại định, tức là nhập Thâm diệu Tam Bồ Ðề (Gambhirava-sambodha), đồng thời Ðức Thánh Quán Tự Tại bồ tát cũng thật hành pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa cao thâm, Ngài suy nghĩ như vầy: có 5 Uẩn và bản tính chúng đều trống không (về hiện tượng).

Bây giờ nhờ oai lực của Phật, Tôn giả Xá-lợi-tử bạch với Ðức Thánh Quán Tự-tại Bồ-tát rằng: Nếu có thiện nam, tín nữ nào muốn tu học theo pháp môn Bát-nhã Ba-La-mật cao thâm thì phải tu học như thế nào?

Nhơn đó, Ðức Thánh Quán Tự-tại Bồ-tát mới bảo Tôn giả Xá-lợi-tử: Nếu thiện nam, tín nữ nào muốn tu học pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật cao thâm thì phải suy nghĩ như vầy: Có 5 Uẩn và phải xem bản tính của 5 Uẩn đó như là trống không: Sắc là không, không là sắc. Không chẳng khác sắc mà sắc chẳng khác không. Cái gì là sắc, đó là không, cái gì là không, đó là sắc. Cảm giác, tư tưởng, hành vi và tri thức (thọ, tưởng, hành, thức) cũng đều không, chẳng có chỗ khởi đầu, cũng chẳng có chỗ cuối cùng (vô thủy vô chung). Chẳng có nhơ bợn, cũng chẳng có cái chi chẳng nhơ bợn, chẳng có cái chi vẹn toàn cũng chẳng có cái chi chẳng vẹn toàn. Này Xá-lợi-tử, vì vậy trong cái không nầy chẳng có sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Chẳng có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân,ý. Chẳng có sắc tướng, âm thanh, hương vị, xúc giác, và cảnh vật (Pháp). Chẳng có mắt... cho đến chẳng có ý, chẳng có cảnh, chẳng có ý thức. Chẳng có trí tuệ, chẳng có vô minh, chẳng có hết (vô minh)... Cho tới chẳng có già chết, chẳng có hết già chết. Chẳng có Khổ, Tập, Diệt, Ðạo (bốn chơn lý), chẳng có trí tuệ, chẳng có chứng đắc, chẳng có vô chứng đắc Niết-bàn. Này Xá-lợi-tử, vì chẳng có chứng đắc (Niết Bàn) mà một người nương vào Bát-nhã Ba-la-mật của chư vị Bồ-tát (trong một thời gian) tâm bị trói buộc, Nhưng khi tâm hết bị trói buộc, thì người ấy thoát khỏi mọi sự khiếp sợ, xa lìa vọng tưởng và đạt được cứu cánh Niết-bàn.

Các Ðức Phật đời trước, đời nay và đời sau, nhờ Bát-nhã Ba-la-mật mà đắc quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Bởi vậy chúng ta cần biết đại thần chú Bát-nhã Ba-la-mật, là thần chú đại trí huệ, cao hơn các thần chú khác, thần chú nầy làm thuyên giảm mọi sự đau khổ - điều nầy nói thật chớ không phải nói ngoa - thần chú Bát-nhã Ba-la-mật đọc như vầy: Hởi Trí Huệ! Ði, đi, đi qua bên kia bờ, qua tới bờ bên kia. Ta-bà-ha!

Này Xá-lợi-tử, Bồ-tát dạy tu học pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật cao thâm là như vậy đó.

Khi Ðức Thế Tôn xuất định, Ngài liền tỏ ý tán thành Thánh Quán Tự-tại Bồ-tát và khen: Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử, đúng như vậy. Học tập như thế mới là thật hành pháp Bát-nhã Ba-la-mật cao thâm. Lời ngươi trình bày đã được chư vị A-la-hán Như-lai (Arahat Tatha-gatas) hoan nghênh. Ðức Thế Tôn nói với tấm lòng đầy hoan hỷ, Tôn giả Xá-lợi-tử, Ðức Thánh Quán Tự-tại Bồ-tát, toàn thể chúng hội, và cõi trời, người, A-tu-la và chư Tiên, đồng ca tụng lời của Ðức Thế Tôn.

http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin034.htm


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Cư sĩ có nên nói giáo lý Bát Nhã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

chỉ đừng nên nói giả lý bát nháo

:D


Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: Cư sĩ có nên nói giáo lý Bát Nhã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

nói đến Tánh Không - Nhân duyên giả hợp mà không liên tục quán sát sẽ bị chấp ngay vào Không hoặc chấp Có .Vì chấp vào Không , hoặc chấp Có nên đi vào đường tà . Nếu không thoát ra sẽ bị điên loạn . Người viết chủ đề này nên xem xét lại bản thân


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Cư sĩ có nên nói giáo lý Bát Nhã ?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Trước có cư sĩ "Duy Ma Cật", sau có Lục Tổ khi chưa xuất gia hai vị này đã từng nói lý Bát Nhã đây, Nguyên Chiếu ạ!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách