Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

BátNhãTâmKinh.jpg
BátNhãTâmKinh.jpg (90.64 KiB) Đã xem 1569 lần
HIỂU BIẾT ĐÚNG PHẬT PHÁP
MA HA BÁT NHÃ
BA LA MẬT ĐA
TÂM KINH

Luận Giải
Liên Hoa Tịnh Huệ
Phật lịch 2540
SÁCH THAM KHẢO
  1. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh của Chánh Trí Mai Thọ Truyền.
  2. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh của Thượng Tọa Thích Thiện Hoa.
  3. Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa tái bản kỳ 3 năm 1982 của Hòa Thượng Thích Trí Thủ.
  4. Bát Nhã Cương Yếu tập 1 và 2 năm 1989 của Tỳ Kheo Ni Như Thanh.
  5. Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ, 1989 của Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm.
LỜI TỰA
Sau một thời gian dài nghiên cứu và tu tập theo các kinh điển của Phật, rốt cuộc chúng tôi đã tìm ra được một viên ngọc vô cùng quí giá. Viên ngọc này tuy nhỏ nhưng lại hết sức sáng chói, có khả năng chiếu soi tất cả bóng tối của thế gian, phá tan các màn lớp vô minh, từ lâu đã che lấp tánh biết của chúng sanh.

Tất cả các kinh điển đều là những kho chứa vô số châu ngọc, nhưng nếu đem so sánh với viên ngọc mà chúng tôi đề cập trên đây, thì các châu ngọc đó, dù to lớn hay sáng chói, lại không hoàn toàn thích hợp với trình độ và căn cơ của chúng tôi. Có lẽ đây là một vấn đề sở thích của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong tinh thần hoằng pháp, chúng tôi không ngần ngại đem tất cả những gì đã tìm thấy được để trình bày lại với quí độc giả để tất cả chúng ta cùng nhau tu tập đúng theo một quy trình hợp lý gồm bốn chữ Tín, Giải, Hạnh, Quả.

Viên ngọc mà hôm nay chúng tôi đem ra trình bày là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Viên ngọc này rất nhỏ vì nó nằm trong một bài kinh quá ngắn, chỉ gồm có hai trăm sáu mươi chữ. Tuy nhỏ nhưng nó rất phổ thông, đa số Phật Tử đều đã đọc qua và có lẽ đã thuộc lòng hết.

Dù ngắn gọn, Tâm Kinh lại chứa đựng một pháp môn tu tập hết sức công hiệu trong mục tiêu chuyển mê thành giác, giúp chúng ta đắc chứng những cái vô sở đắc. Ba đời chư Phật hành theo kinh đều đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề; chư Bồ tát cũng vậy, nhờ nương theo kinh mà lìa được sông mê, đến bờ giải thoát.

Trước chúng tôi có nhiều luận giả đã không ngại bỏ công sức ra để luận giải Tâm Kinh; nhờ thế mà giới Phật tử Việt Nam trên bước đường tu Phật mới được trí Bát Nhã soi sáng để biết rõ nội tâm và ngoại cảnh đều là không; chỉ vì vọng chấp mà phải lăn lộn mãi trong ba cõi, sáu đường.

Chúng tôi hy vọng rằng, trong tinh thần "hiểu biết đúng Phật pháp", tập Tâm Kinh luận giải này sẽ đáp ứng được phần nào chỗ tìm cầu của quí độc giả.

Tuy thế, chúng tôi cũng không khỏi e ngại về những chỗ sơ sót, những khuyết điểm có thể tìm thấy trong tập luận của chúng tôi. Do đó, chúng tôi rất mong nhận được những lời chỉ giáo của các bậc cao minh để sau này, khi có dịp sẽ tu chỉnh lại cho có thật đầy đủ ý nghĩa.
    • Liên Hoa Tịnh Huệ, cẩn khải
      Saigon, ngày 30-4-1989 - PL. 2533


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

SƠ LƯỢC
TIỂU SỬ CỦA PHÁP SƯ TAM TẠNG HUYỀN TRANG
I. CUỘC ĐỜI:

Pháp sư sanh nhằm đời Đường bên Trung Hoa đầu thế kỷ thứ 7 sau Tây lịch, không biết chắc vào năm 600 hay 623, tên họ là Trần Vĩ hay Trần Huy, người tỉnh Hà Nam hay Lạc Dương(?), mười ba tuổi đã xuất gia.

Vào năm hai mươi sáu tuổi, mặc dù không được vua Đường Thái Tông (Lý Thế Dân 627-649) cho phép, bổ lẽ nhà Đường lúc ấy chưa chinh phục được các bộ lạc thuộc rợ Hồ ở phía Tây, Pháp sư vẫn tìm cách trốn đi khỏi Trường An, với mục đích chiêm bái các di tích của phật, nghiên cứu Phật pháp và sưu tầm kinh điển. Suốt bốn năm trời lội suối, băng rừng, vượt tuyết, xuyên qua các sa mạc hoang vu của miền Trung Á bao la, chịu dựng biết bao hiểm nguy và gian khổ, Pháp sư sau cùng đã đến xứ Ấn Độ. Thật là một cuộc hành trình vô tiền khoáng hậu, hơn tất cả những lần vượt đại dương của các nhà thám hiểm sau này như Christophe Colomb (thế kỷ 15), Magenllan (thế kỷ 16) v.v... mà chỉ có những tâm hồn vĩ đại, vì pháp quên mình như Pháp sư mới có thể thực hiện mỹ mãn được.

Nhờ bản chất thông minh thiên phú, ngài đã học đủ thứ kinh điển, nào là kinh Bà la môn, giáo thuyết Du già, Tiểu thừa và Đại thừa Phật giáo.

Tập truyện Tây Du Ký về cuộc hành trình của ngài là một tài liệu rất quí giá đã từng giúp biết bao nhà khảo cổ, học giả từ xưa đến nay tìm hiểu thêm các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống của các sắc dân đương thời. Ngài cũng đa lưu học năm năm tại chùa Nalandā, một trung tâm Phật học lớn nhất của Ấn Độ thời ấy, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của vị đại luận sư nổi tiếng, là Trưởng lão Giới Hiền (Silabhadra). Nhờ vậy mà ngài mới lão thông cả ba Tạng Kinh, Luật, Luận cùng các giáo pháp khác như Hữu Giáo của Tiểu Thừa, Không Giáo của Bồ tát Long Thọ và Trung Đạo giáo của Vô Trước và Thế Thân vốn căn cứ vào thuyết "A lại da duyên khởi" để từ đó thành lập hệ thống Duy Thức trong Phật giáo.

Ngài trở về nước sau mười chín năm xa cách, dưới sự tiếp đón nồng nhiệt và tôn kính của toàn thể Tăng Ni, Phật tử Trường An. Vua Đường Thái Tông mời ngài tạm trú tại tòa Phụng Các, thành Lạc Dương. Sau đó, vua đich thân coi xây cất một ngôi chùa lớn là chùa Đại Từ Ân để cho ngài trụ trì và làm công tác dịch thuật với sự hợp tác của các vị cao tăng trong nước.

Ngài viên tịch năm sáu mươi lăm tuổi,cũng có chỗ nói bảy mươi lăm, dưới thời vua Đường Cao Tông (Lý Trị 650-683). Tháp của ngài được xây dựng trong khuôn viên chùa Đại Từ Ân.

II. SỰ NGHIỆP:

Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang vừa là một nhà nghiên cứu Phật học, thông suốt cả Tiểu thừa lần Đại thừa, vừa là một đại luận sư Đại thừa đã từng tranh biện thắng lợi, ngay trên đất Ấn Độ, với các nhà ngoại đạo cũng như với các nhà sư Tiểu thừa.

Ngài cũng là một nhà dịch thuật từ Phạn sang Hoa văn nổi tiếng, đã cùng với các môn nhơn dịch được sáu mươi tám tác phẩm, trong đó nổi bật nhứt là bộ Đại Bát Nhã gồm có sáu trăm quyển.

Trong khi Pháp sư Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) một nhà dịch thuật người Ấn trứ danh thời đó, chủ trương dịch theo ý, không dịch theo văn tự, thì ngài Huyền Trang lại dịch theo nguyên văn chữ Phạn, không bỏ sót một chữ nào khiến cho các dịch phẩm của ngài đôi khi có phần tối nghĩa, nhưng dù sau cũng đã góp phần rất lớn vào công cuộc truyền bá chánh pháp ở Trung Hoa.

Những bộ kinh mà ngài đã dịch được đến nay vẫn còn lưu truyền khắp cả nước Á Đông, trong đó phải ghi nhận có bản dịch Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, rất được phổ biến ở Việt Nam.

Pháp sư Huyền Trang đã hy sinh cả cuộc đời để hoàn thành một sự nghiệp vĩ đại là phụng sự đạo pháp, xiển minh giáo lý Đại thừa.

Sở dĩ kho tàng Phật pháp ở các nước Á Đông được phong phú như ngày hôm nay là nhờ công đức cao dầy của Pháp sư.
MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
(MAHA PRAJNĀ PARAMITA HRDAYA SŪTRA)

(Bản dịch của Pháp sư Huyền Trang)
Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành thức diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Ðề Tát Ðỏa y Bát Nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố; vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba la mật đa cố, đắc A Nậu Ða La Tam miệu Tam Bồ đề.

Cố tri Bát Nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thật bất hư.

Cố thuyết Bát Nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.
Bản dịch Tiếng Việt
TÂM KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Khi Bồ tát Quán Tự Tại hành rốt ráo Bát Nhã Ba La Mật Đa (liền) soi thấy năm uẩn đều không, (nhờ thế nên) vượt qua mọi khổ ách.

Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc; Sắc tức là Không, Không tức là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như vậy.

Xá Lợi Tử! Tướng Không của các pháp là không sanh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt. Vì thế, trong Không, không có Sắc, không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị xúc, pháp, không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh cho đến không có lão tử cũng không có hết lão tử; không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không có trí cũng không có đắc.

Bởi không có chỗ đắc, Bồ tát (nhờ) nương Bát Nhã Ba La Mật Đa, nên tâm được không quái ngại, vì không quái ngại nên không sợ hãi, xa lìa điên đảo mộng tưởng, rốt ráo Niết Bàn. Chư Phật ba đời (nhờ) nương Bát Nhã Ba La Mật Đa, nên chứng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

Nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, trừ được mọi khổ ách, chơn thiệt không hư dối.

Cho nên nói chú Bát Nhã Ba La Mật Đa tức nói câu chú viết ra như sau:

Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CHƯƠNG MỘT: CHÚ GIẢI

I. LƯỢC SỬ TÂM KINH
Tâm Kinh Bát Nhã là một bài kinh ngắn gọn, đúc kết giáo lý Bát Nhã đã được đức Phật giảng dạy ở bốn nơi, trong mười sáu kỳ hội và được ghi chép lại thành bộ kinh Đại Bát Nhã.

Bốn nơi ấy là:

1. Núi Kỳ Xà Quật (Gridhrakuta) còn gọi là núi Linh Khứu (Linkruh) với các hội, 1, 2 3, 4, 5, 6 và 15.

2. Tịnh Xá Kỳ Viên hay vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc (Jetavana Vihara), nước Câu Tát La (Kosala) của vua Ba Tư Nặc (Prasenajit) với các hội 7, 8, 9, 11, 12, 13 và 14.

3. Tịnh Xá Trúc Lâm (Venuvana Vihara) gần thành Vương Xá (Rajagriha), nước Ma Kiệt Đà (Magadha) của vua Tần Bà Sa La (Bimbisara) với hội 16.

4. Thiên cung cõi trời Tha Hóa Tự Tại với hội 10.

Như thế, thời gian Phật nói kinh Đại Bát Nhã đã kéo dài hai mươi hai năm liên tiếp.

Đại Bát Nhã thuộc loại Đại Tạng gồm có sáu trăm quyển được Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang dịch trọn vẹn trong ba năm trời, trước đó đã được các dịch giả người Án trích ra làm thành nhiều bộ kinh với những tên khác nhau như:
  • - Phóng Quang Bát Nhã còn gọi là Đại Phẩm Bát Nhã của dịch giả La Xoa.
    - Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Đại Minh Chú của dịch giả Cưu Ma La Thập (Kumarajiva).
    - Tiểu Phẩm Bát Nhã còn gọi là Đạo Hành Bát Nhã của dịch giả Cưu Ma La Thập.
    - Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật của dịch giả Cưu Ma La Thập.
    - Đại Minh Độ Vô Cực của dịch giả Chi Khiêm.
    - Đạo Hành Bát Nhã của dịch giả Chi Lâu Ca Sấm (Lokaraksha).
    - Phật Mẫu Xuất Tam Pháp Ấn Bát Nhã của dịch giả Thi Hộ (Dānapāla).
    - Phật Mẫu Bửu Đức Tạng Bát Nhã của dịch giả Pháp Hiền (Dharmabhadra).
    - Thực Tướng Bát Nhã Ba La Mật của dịch giả Bồ Đề Lưu Chi (Bodhiruci).
    - Bát Nhã Ba La Mật cùa dịch giả Chơn Đế (Paramārtha).
    - Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật của dịch giả Chơn Đế (Paramārtha).
    - Phổ Biến Trí Tạng Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh của dịch giả Phát Nguyệt (Dharmachandra).
    - Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh của dịch giả Bát Nhã (Prajnā) và Lợi Ngôn.
    - Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh của dịch giả Trí Huệ Luân (Prajnachakra).
Tất cả các bản Tâm Kinh nói trên, tương đối giống nhau, bản được ưa chuộng nhiều nhất, do đó được lưu truyền khắp Á Đông cho đến ngày nay là bản dịch của Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang.

Bản Hán dịch này rất ngắn gọn, chỉ gồm có hai trăm sáu mươi chữ, có thể nói là hột ngọc quí giá nhất trong toàn thể các bộ kinh của Phật giáo. Nếu kể luôn tựa kinh thì được đầy đủ hai trăm bảy mươi chữ.

Riêng về lịch sử của Tâm Kinh Bát Nhã, quyển "Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Ấn Bát Nhã" của pháp sư Thi Hộ có ghi một đoạn như sau:

- "Trong khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở núi Linh Khứu nhập chánh định và nói pháp Tam Ma Đề (Samadhi) thì ông Xá Lợi Phất hỏi Bồ tát Quán Tự Tại về cách thức tu pháp môn Bát Nhã, nhơn đó mà có bài tâm kinh này do chính Bồ tát Quán Tự Tại, thừa oai lực của Phật, thuyết giảng cho Xá Lợi Phất nghe".
II. TỰA KINH
Tựa kinh gồm vỏn vẹn mười chữ: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, Phạn ngữ là: Maha Prajnā Paramita Hrdaya Sūtra), trong đó có tám chữ dịch âm và hai chữ Hán Việt:

Thông thường tựa kinh nêu rõ tên của nhân vật chánh đối thoại với Phật, chẳng hạn như ông Tu Bồ Đề trong kinh Kim Cang Bát Nhã, Pháp môn như hai chữ Diệu Pháp trong kinh Pháp Hoa và thí dụ như hoa sen cũng trong kinh Pháp Hoa.

Tâm Kinh cũng vậy, cũng nêu rõ nhân vật chánh là ông Xá Lợi Phất, pháp môn là Ma Ha Bát Nhã và thí dụ là Ba La Mật Đa có nghĩa là đi qua bờ sông bên kia, là bờ giác.

Ma Ha Bát Nhã, Phạn ngữ là Maha Prajnā có nghĩa là Đại Huệ, đại trí huệ, nhưng dịch như thế chưa đầy đủ, chưa lột hết nghĩa của chữ Bát Nhã. Do đó, trong văn chương Phật giáo thường dùng danh từ ghép như Trí Huệ Bát Nhã để chỉ một loại trí huệ đặc biệt, khác với trí thức thông thường, vốn là trí hiểu biết được tích tụ qua sự sử dụng lục căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý). Trí thức dù được phát triển đến mức tối đa đi nữa, qua kinh nghiệm, thói quen biện luận, phân tách, tìm tòi v.v... theo Phật giáo cũng chỉ có thể là loại thế trí biện thông , trí biện luận thông suốt các pháp, các sự việc thế gian mà Nho giáo gọi là cách vật trí tri (suy xét tận cùng sự vật để biết cái lẽ rốt ráo, các nguyên lý cấu tạo).

Ngày nay với sự phát triển cao độ về khoa học kỹ thuật, nhân loại đã đạt tới một trình độ hiểu biết sâu xa về vạn vật, vũ trụ và con người. Nhưng sự hiểu biết ấy, do ở chổ sử dụng lục căn hay các phương tiện vật chất như máy điện tử, tin học, kính hiển vi, kính viễn vọng, hỏa tiễn, phi thuyền, tàu lặn v.v... nghĩa là sử dụng các phương tiện hữu hạn để phân tách, tính toán cũng không thể thấu triệt vũ trụ và con người. Thế trí biện thông chỉ có thể giúp chúng ta biết những nhánh ngọn hay các vỏ ngoài của vạn pháp, vì thế nó không phải là trí Bát Nhã.

Ba La Mật Đa (Paramita)

Như đã giải thích ở trên, Ba la mật đa có nghĩa là đáo bỉ ngạn, là vượt qua những nỗi đau khổ, mê lầm thuộc về bờ bên này. Con sông giữa hai bờ là sông mê, sông phiền não.

Bè pháp đưa người tu đến bờ giác chính là lục độ Ba la mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ).

Trong lục độ, trí huệ Ba la mật là trên hết.
  • Kinh
Là quyển sách ghi chép lời Phật dạy, Phạn ngữ là Sūtra, dịch âm là Tu đà la, có nghĩa căn bản là sợi dây, nghĩa rộng là xâu xỏ, nhiếp trì, khế hợp.

Chữ Kinh của Trung Hoa chỉ sợi dây chiều dọc (kinh tuyến) được xâu xỏ lại, thiếu nghĩa khế hợp nên các dịch giả mới ghép chữ Khế vào chữ Kinh, đọc là Khế Kinh, để dịch đầy đủ nghĩa Sūtra.
  • Tâm Kinh (Hrdaya)
Là bài kinh ngắn gọn, rốt ráo, đúc kết những lời Phật dạy thiết yếu nhứt của Phật về một pháp môn tu tập để có thể đắc quả vô thượng, quả vị đó là hòa nhập chơn tâm.
III. NỘI DUNG
  • A. PHẦN DẪN NHẬP

    Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.[/b]
Phần dẫn nhập này chứa đựng một bí quyết để vượt qua mọi khổ ách. Đó là "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không", qua kinh nghiệm của Bồ tát Quán Thế Âm sau khi ngài hành rốt ráo pháp môn Bát Nhã Ba La Mật Đa. Bí quyết này cũng chính là chủ đích của Tâm Kinh được nêu bày ngay trong phần dẫn nhập.
  • Quán Tự Tại Bồ Tát
Quán có nghĩa là quán sát và tưởng tượng. Văn chương Phật giáo, thường dung động từ quán tưởng. Chúng ta quán sát sự vật bằng cặp mắt và dùng tri để tưởng nhớ nó rồi từ đó có thể tưởng tượng những hình dáng liên hệ khác. Như trong pháp quán Bạch Cốt, chúng ta phải quán sát trước tiên bộ hài cốt con người, sau đó quán tưởng thân người từ khi chết cho tới khi còn trơ trọi một bộ xương trắng, máu thịt tan rã, cuối cùng bộ xương ấy cũng tiêu tan thành bụi.

Quán khác với Định. Khi tâm không loạn động, không bị vọng niệm và tạp niệm quấy rầy, thì gọi là tâm định. Người tu Phật phải phát huy định lực càng nhiều càng tốt, vì nếu không có định lực thì không thể thành tựu pháp quán.

Bồ Tát là danh xưng tắt của chữ Bồ Đề Tát Đỏa, dịch âm của chữ Phạn là Bodhisavtta, Bồ đề là giác ngộ, Tát đỏa là chúng hữu tình, chúng sanh.

Bồ tát là chúng sanh giác ngộ vì sẵn có Phật tánh, nghĩa là nếu chưa thành Phật thì cũng sẽ thành trong tương lai. Một khi đã tỏ ngộ Phật tâm nơi lòng mình rồi thì thời gian để tu thành Phật, đối với kẻ tu hành không còn là mối bận tâm nữa.

Bồ tát là người thượng cầu hạ hóa, trên cầu giác ngộ, dưới hóa độ chúng sanh, lúc nào cũng thực hành hai việc, vừa tu tập để tự giác, vừa giáo hóa để điều phục chúng sanh.

Quán Tự Tại, dịch nghĩa của chữ Phạn Avalokitesvara, có nghĩa là quán tưởng hay chiếu soi vạn pháp để được tự tại, được tự do, không còn bị trói buộc trong hiện tại.

Trong Phật giáo, việc đặt danh hiệu các vị Bồ tát thường dựa theo các pháp môn hay các công đức mà các ngài chuyên tu. Thí dụ như Bồ tát Đại Thế Chí (Mahasthāma), cò gọi là Bồ tát Đắc Đại Thế, do oai thần rộng lớn nên khi đi tới đâu đều làm cho cả ba ngàn đại thiên thế giới chấn động; như Bồ tát Thường Bất Khinh (Sataparibhuta) đã hiển thị pháp không khinh rẽ bất cứ ai, dù người đó là kẻ thấp hèn nhất trong xã hội; như Bồ tát Phổ Hiền (Samantabhadra) được biết với biển công hạnh giúp đời, độ sanh.

Theo truyền thuyết Trung Hoa thì Bồ tát Quán Tự Tại còn được tôn xưng với nhiều danh hiệu khác nhau, nào là:

- Bồ tát Quán Thế Âm (quán sát các âm thanh của thế gian để tùy thuận cứu vớt chúng sanh).
- Bồ tát Bát Nhã, Bồ tát Bất Nhị, tùy theo mức độ sùng bái ở mỗi xứ, mỗi địa phương với từng thời kỳ hưng vong của Phật giáo. Sở dĩ ngài được gọi là Bồ tát Bất Nhị là vì sắckhông tuy là hai mà là một vì đồng một thể tánh hay còn gọi là Bồ tát Bát Nhã là vì ngài luôn xử dụng trí huệ Bát Nhã để quán sát vạn pháp.
  • Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời
Thời ở đây là khi. Văn phạm Trung Hoa khác với văn phạm Việt Nam về cách đặt câu. Người Trung Hoa đặt chữ "Thời" sau mệnh đề phụ, người Việt Nam ngược lại để chữ "Khi" ở trước. Vì thế phải dịch là "khi hành rốt ráo Bát Nhã Ba La Mật Đa. Hành là thực hành, hành thâm là thực hành sâu rộng, rốt ráo, hàm ý tinh tấn công phu, tận lực công phu, liên tục công phu, bất chấp thời gian và không gian, cho đến khi nào thể nhập được mục tiêu tu tập.

Bát Nhã Ba La Mật Đa là trí huệ giải thoát vốn là trí huệ có sẵn ở mỗi chúng ta từ vô thỉ cho đến nay. Trí huệ này chỉ hiện bày trọn vẹn khi các lớp màn vô minh phiền não đã được phá tan, giống như mặt trăng chỉ chiếu sáng sau khi các lớp mây đen đã bay đi.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa bằng cách nào?
Trong kinh Đại Bát Nhã, ở phẩm "Tu tập đúng chánh pháp", đức Phật đã dạy ông Xá Lợi Phất về cách thực hành Bát Nhã Ba La Mật Đa như sau:
  • - Vạn pháp trong đó có lời nói và văn tự đều bất khả đắc vì lưu xuất từ tánh Không.

    - Mục đích của việc hành Bát Nhã Ba La Mật Đa là sử dụng mọi pháp phương tiện để độ thoát tất cả chúng sanh.

    - Ngay từ lúc sơ phát tâm, người tu phải thực hành lục độ Ba La Mật và an trụ nơi pháp Không, Vô tướng, Vô tác để tiến tới bực Bồ tát không thoái chuyển.

    - Phải tu tập theo lý sắc không một màu, quán tưởng năm uẩn đều Không, tất cả các pháp dù là hữu vi hay vô vi đều Không.

    - Bồ tát hành Bát Nhã Ba La Mật Đa chẳng thấy có Bát Nhã Ba La Mật Đa cũng chẳng cần để tâm theo dõi coi mình có ứng hợp hay không ứng hợp với Bát Nhã Ba La Mật.

    - Thực hành pháp Không thì chẳng rơi vào hàng Thinh Văn, Duyên giác mà còn có thể thanh tịnh Phật độ, thành tựu chúng sanh, vì đã phát huy được tâm đại từ, đại bi.
Trên đây là đại lược về cách thực hành Bát Nhã Ba La Mật Đa.

Chúng ta thấy chung qui cũng chỉ nhằm phát huy tánh biết với pháp hành Huệ Quán, quán tưởng sự vật với cặp mắt trí huệ.
  • Chiếu kiến ngũ uẩn giai không
Trí Bát Nhã có thể tạm ví như tấm gương trong sáng phản chiếu đúng như thật, tất cả mọi đối tượng, con người cũng như vạn pháp.

Tấm gương bị lu mờ khi còn bụi bặm bám vào. Trí Bát Nhã cũng có thể bị lu mờ nếu bị các phiền não ngăn che. Lối tu của Thần Tú là thường xuyên lau gương lòng, đừng để cho nó dính bụi, còn Lục Tổ Huệ Năng thì chủ trương rằng từ xưa đến nay không có vật gì hết, tất nhiên không có chỗ nào để bụi bám vào (bổn lai vô nhất vật, há xứ nhạ trần ai). Lối tu của Thần Tú tuy là Đại thừa, nhưng vẫn còn chấp tướng, vì còn hình dung tâm mình như tấm gương mà mình phải thường xuyên ra sức lau chùi. Tu tập như thế được gọi là tiệm tu, tu lần hồi, rất thích hợp với những người độn căn hay trung căn.

Ngược lại, Lục Tổ nhờ đã tỏ ngộ được tánh Không của vạn pháp nên liền phát biểu pháp tu xứng tánh, phù hợp với tánh ấy.

Pháp đó là: "bổn lai vô nhất vật, há xứ nhạ trần ai".

Chiếu kiến là soi thấy bằng cặp mắt trí huệ Bát Nhã và với tâm thanh tịnh. Kẻ không tu lúc nào cũng hướng ngoại tìm cầu, luôn nhìn bề ngoài để thấy biết cảnh vật và người. Còn người tu Bát Nhã, trái lại, phải hướng về nội tâm ở bên trong để có thể soi thấy nguồn gốc hay thể tánh của vạn pháp, hoặc nghe được tiếng nói vi diệu của chơn tâm còn được gọi là Diệu Âm.

Chiếu kiến bằng cặp mắt thì gọi là lắng nhìn, bằng lỗ tai thì là lắng nghe. Cả hai động tác này đều là hình thức của pháp môn chiếu kiến, một pháp môn hữu hiệu tuyệt đối, vô cùng vi diệu và hết sức đơn giản đến mức khiến ít có ai lưu tâm để thực hành.

Ngũ uẩn: Uẩn (chứa cất, sâu kín) được Pháp sư Huyền Trang sử dụng để dịch chữ Phạn Skandha, còn ngài Cưu Ma La Thập thì dịch là ấm (che đậy) như trong danh từ ngũ ấm ma của kinh Lăng Nghiêm.

Ngũ uẩn là năm nhóm, năm chúng ẩn tàng hay che lấp trong xác thân con người hay loài vật. Thân ngũ uẩn chính là thân này do năm chúng tạm thời kết hợp lại mà sanh ra. Vì thế mới có danh từ chúng sanh để nói lên tánh cách giả hợp của năm uẩn làm thành thân và tâm của bốn loài chúng sanh (thai sanh, noãn sanh, thấp sanh như côn trùng và hóa sanh như các loài bướm).

Ngũ uẩn gồm có: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

Sắc uẩn thuộc phần vật chất bao gồm năm đại: đất, nước, gió, lửa và hư không làm thành thân người. Còn bốn uẩn thuộc nhóm tinh thần được gọi chúng là danh bao gồm hai đại còn lại là kiến đại và thức đại tức là hai đặc tánh thấy và biết.

Do đó hai chữ "danh sắc" được dùng ghép để chỉ ngũ uẩn hay thất đại là những thành phần vật chất và tinh thần làm thành con người và chúng sanh.

Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, đức Phật đã từng dạy rằng nguồn gốc của ngũ uẩn là vọng tưởng. Có năm thứ vọng tưởng, mỗi thứ sanh ra một uẩn, như sau đây:

1. Vọng tưởng kiên cố sanh ra sắc uẩn, kiên cố là vì chúng ta lầm chấp từ vô lượng kiếp xác thân này là cái ta thật.

2. Vọng tưởng hư minh (hư là hư vọng, không thật; minh là mờ mịt, sâu kín) sanh ra thọ uẩn, hư minh là vì các thứ cảm thọ của lục căn làm cho chúng ta có thể thấy nghe hay biết không thật, mờ mịt. Cảm thọ của mắt gọi là thấy; của tai là nghe; của mũi, lưỡi thân là hay; của ý là biết.

3. Vọng tưởng dung thông sanh ra tưởng uẩn, dung thông là vì tư tưởng của chúng ta trùm khăp không gian và thời gian, lúc nào cũng có thể khởi pháp, bất luận trong lúc thức hay ngủ.

4. Vọng tưởng u ẩn sanh ra hành uẩn, vốn là nguồn gốc của các hiện tượng âm thầm,sinh sinh, diệt diệt không ngừng trong thân này. Tuy là chủ xác thân nhưng chúng ta không hay biết những gì đang sinh diệt từng giây phút một, từng sát na một trong cơ thể, vì thế mới gọi là vọng tưởng u ẩn.

5. Vọng tưởng vi tế sanh ra thức uẩn, vi tế vì nó thuộc về căn bản vô minh rất nhỏ nhiệm, khó chuyển hóa.

Chúng ta nên nhớ rằng vô minh sanh ra vọng tưởng, vọng niệm. Do vọng niệm nên chúng ta tạo nghiệp bằng lời nói và hành động. Mà hễ tạo nghiệp thì trước sau rồi chúng ta phải trôi lăn theo bánh xe sanh tử luân hồi để thọ lãnh quả báo. Vì thế Phật mới minh thị rằng thân ngũ uẩn bắt nguồn từ năm thứ vọng tưởng nói trên.

Làm thế nào để thoát khỏi sanh tử luân hồi?

Tâm Kinh Bát Nhã dạy phải "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không". Có thể nói sáu chữ này là bí quyết tu tập để vượt qua mọi khổ ách và đi đến bờ giải thoát.

Việc trước tiên là cần phải hiểu cho đúng nghĩa chữ "Không". Chúng ta không nên hiểu rằng:

1. "Không", là không có gì hết, là trống rỗng, như nói chai lọ không là chai lọ không có đựng gì cả.

2. "Không" là không còn nữa, tuy trước đã có nhưng nay không còn hiện hữu nữa. Đó là do nhân duyên lìa tan như nói khi con người chết, thất đại rã rời khi thân xác không còn nữa.

3. "Không" là một dạng chơn không của vật lý (vide absolu) mà khoa sinh học thường tạo ra để giữ lâu các thức ăn.

4. "Không" là một khái niệm phủ định, hoàn toàn trừu tượng, đối nghịch với Có. Từ khái niệm phủ định này, các phái triết gia đã đưa ra nhiều thuyết, như thuyết Hư Vô (nihilisme) chủ trương phủ nhận mọi tín ngưỡng, vì thế có tánh cách hoàn toàn tiêu cực, như thuyết vô ký không đề cao trạng thái rỗng không trong đầu, đè bẹp bất cứ niệm nào xẹt ra trong bộ não, dù là vọng niệm hay chơn niệm. Vô ký không còn được gọi là ngoan không vì người tu theo pháp môn này thường trở nên ngu si, đần độn.
  • Nguồn gốc của chữ Không
Sau khi gạt bỏ ý niệm sai lầm về chữ Không, giờ đây chúng ta cần tìm hiểu nguồn gốc của chữ ấy trong đạo Phật.

Sau khi đức Phật tịch diệt, đạo Phật chia ra làm hai khối lớn, đối lập nhau, đó là Thượng Tọa Bộ (phái bảo thủ) và Đại Chúng Bộ (phái cấp tiến).

Nguyên nhân đối lập bắt nguồn từ việc nghị luận mười điều vi phạm giới luật của các Tỳ kheo thuộc dòng họ Ly Xa Vy (Lichavy) trong kỳ kết tập lần thứ hai tạ thành Tỳ Da Ly (Vesali), khoảng một trăm năm sau ngày Phật nhập Niết Bàn. Đó là đối lập về Giáo Hội.

Nhưng sau đó, lại xảy ra làn sóng đối lập về giáo lý, khi ngài Đại Thiên (Mahadeva), người nước Ma Thâu La (Mathura) ở Trung Ấn, sau hơn hai trăm năm Phật nhập diệt, đưa ra một thuyết mới, gồm năm điểm, nêu lên những sự kém khuyết của lý tưởng A la hán trong việc tu chứng.

Thượng Tọa Bộ lấy nước Kashmir, Bắc Ấn là trung tâm truyền đạo, còn Đại Chúng Bộ tin theo tân thuyết của ngài Đại Thiên lấy Trung Ấn làm trung tâm điểm xuất phát.

Hai đại phái nói trên, với thời gian lại phân chia thành nhiều chi phái như Thượng Tọa Bộ tuy có khuynh hướng bảo thủ, nhưng trong khoảng từ hai trăm năm tới ba trăm năm sau Phật nhập diệt đã chia thành mười một chi phái, trong đó có chi phái Hữu Bộ là phái có nhiều ảnh hưởng nhất, còn Đại Chúng Bộ mặc dù có khuynh hướng tự do, phóng khoáng lại chỉ có chín chi phái.

Sự khác biệt giữa Thượng Tọa Bộ và chi phái Hữu Bộ nằm ở chỗ Hữu Bộ lấy Luận Tạng làm căn bản tu học, trong khi đó Thượng Tọa Bộ chủ trương lấy Kinh Tạng làm nền tảng giáo lý.

Hữu Bộ căn cứ vào bộ Luận A Tỳ Đạt Ma Phát Trí của ngài Ca Chiên Diên Tử (Katyayaniputra) và bộ luận diễn nghĩa tựa là A Tỳ Đạt Ma Tỳ Bà Sa, chủ trương dứt trừ các thứ mê lầm, nhứt là sự lầm chấp phàm ngã, còn gọi là ngã chấp. Nhưng muốn phá ngã chấp, trước hết phải quán vạn pháp, tuy là hiện hữu nhưng vì do nhân duyên hòa hợp, biên hóa vô thường nên đều là vô ngã, có nghĩa là không có chơn ngã thường hằng. Tóm lại giáo pháp của Hữu Bộ là "Ngã Không, Pháp Hữu".

Giáo pháp của Hữu Bộ phảng phất yếu chỉ của Thượng Tọa Bộ vì cả hai đều bắt nguồn từ Phật giáo nguyên thủy.

Trái lại giáo pháp của Đại Chúng Bộ có phần cấp tiến hơn. Đại Chúng Bồ chủ trương rằng tâm tánh của chúng sanh từ xưa đến nay vốn thanh tịnh, chỉ do phiền não làm ô nhiễm nên trở thành bất tịnh. Tâm là chủ, phiền não là khách. Tâm thì vô thỉ vô chung, còn phiền não hay vô minh thì cũng vô thỉ nhưng hữu chung, nghĩa là có ngày phiền não sẽ chấm dứt nếu chúng sanh biết nương vào chánh pháp để tu tập.

Do đó chúng ta thấy rằng Hữu Bộ vì chủ trương "Pháp Hữu" nên chỉ có thể thấy phần tướng của tâm chứ không thấy được phần thể dụng của nó, trong khi đó Đại Chúng Bộ phủ định hiện tượng vủa vạn pháp nên đưa ra thuyết "Ngã, pháp đều Không". Vì thế Đại Chúng Bộ tuy cũng là Tiểu thừa nhưng rất gần với Đại thừa Bát Nhã mà theo lịch sử Phật giáo vốn phát xuất từ Nam Ấn, trung tâm truyền bá của Đại Chúng Bộ.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Bát Nhã Đại Thừa tiêu biểu cho tư tưởng Không. Về mặt tổ chức, Phật giáo Đại Thừa được thành lập sau kỷ nguyên Tây lịch, nhưng phải đợi đến khi Bồ tát Long Thọ ra đời, mới trở thành một hệ thống hoàn thiện, có đầy đủ kinh điển để tu học.

Bồ tát Long Thọ (Nāgārjuna) ra đời đầu thế kỷ thứ ba sau Tây lịch. Nhằm mục đích phá tà hiển chánh, ngài đã biên soạn rất nhiều bộ luận trong đó phải kể các bộ quan trọng như Trung Quán Luận, Thấp Nhị Môn Luận còn gọi là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh thích luận được biên soạn với dụng ý giải thích kinh Đại Phẩm Bát Nhã.

Thập Bát Không Luận bàn về mười tám cái không nhưng chung qui cũng gom về tư tưởng "Tất cả đều không".

Đại Trí Độ Luận có thể gọi là bộ sách Bách Khoa Phật giáo, vì nó gồm đầy đủ những kiến thức về các môn học thời ấy cũng như giáo lý của các môn phái.

Ngài cũng luận giải các bộ kinh Đại Thừa khác như kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa. Vì thế ngài thường được tôn xưng là vị tổ khai sáng Thiền Tông v.v... Chính nhờ ngài mà Lý Trung Đạo được phát huy mạnh mẽ. Ngài gọi cái tướng chơn thật của vạn pháp là chơn không vô tướng. Sở dĩ ngài gọi như thế là vì từ xưa đến nay cái tướng ấy không sanh nên không diệt, không thường còn nên không đoạn diệt, không có một nên không có hai, không đến nên không đi, và cũng để phủ định cái quan niệm phân biệt và tương đối của thế gian theo đó cái gì có sanh tất có diệt, có thường còn thì có đoạn diệt, có một thì có khác, có đến thì có đi.

Thuyết Trung Đạo của ngài Long Thọ không có ý nghĩa là trung gian giữa cái có và cái không, trái lại nó mang ý nghĩa tuyệt đối, vượt ra ngoài các cặp đối đãi không, đen trắng, lành dữ v.v...

Tư tưởng tuyệt đối ấy không thể dùng lời nói hay văn tự để mô tả. Do đó nhà Phật gọi nó là Không, bởi lé với sự hiểu biết thông thường của con người, chúng ta không thể nào nắm bắt, vói tới hay nghĩ bàn. Tóm lại Không là chơn lý tuyệt đối, là thực thể, là thể tánh của vạn pháp. Phạn ngữ gọi tánh Không là Sunyata.

Như trên đã nói, chìa khóa để mở cửa giải thoát là sáu chữ "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không", có nghĩa là soi thấy cái tướng chơn thật của thân ngũ uẩn là chơn Không vô tướng.

Trong kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, đức Phật cũng dạy bí quyết này, ngài minh thị rằng: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng" và "Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai" (nếu soi thấy tất cả các sắc tướng là phi tướng, là chẳng phải tướng, là vô tướng, là "Không", tức thấy Như Lai, thấy thể tánh của vạn pháp).
  • Làm thế nào để soi thấy cái chơn không vô tướng ấy?
Độ nhất thiết khổ ách
Câu này có nghĩa là vượt qua tất cả mọi khổ ách. Khổ ách là những nỗi khốn khổ thường xảy ra trong đời. Có thể phân biệt ba loại khổ ách như sau:
  • 1. Khổ ách phát sanh từ thân tâm chúng ta.
    2. Khổ ách do xã hội tạo ra.
    3. Khổ ách bắt nguồn từ thiên nhiên.
Về khổ ách loại một các kinh Phật thường đề cập đến:
  • - Ba khổ như:
    • Khổ khổ (hết khổ này đến khổ khác).
      Hoại khổ (khổ do sự hoại diệt gây nên).
      Hành khổ (khổ vì vạn vật biến đổi mãi)
    - Bốn khổ như: sanh, lão, bệnh, tử.

    - Tám khổ như: sanh, lão, bệnh, tử; yêu thương mà phải xa lìa; thù ghét mà phải gặp nhau; mong cầu mà không được, thân ngũ ấm to béo sanh ra đủ thứ bệnh
Về khổ ách loại hai, chúng ta có thể liệt kê những tai họa về chiến tranh, về đấu tranh giai cấp, về chủ nghĩa v.v...

Khổ ách loại ba bao gồm các tai nạn do thiên nhiên gây nên như bão lụt, động đất, hạn hán, núi lở, đất trùi v.v...

Khi đã thành tựu pháp chiếu kiến rồi, nghĩa là sau khi soi thấy được thực tướng hay tánh Không của vạn pháp trong đó có thân ngũ uẩn thì Bồ tát đã được giải thoát khỏi các khổ lụy về hình hài, tức là đã được giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.

Phần Dẫn Nhập trên đây đã nói lên cái bí quyết giải thoát dành cho những ai tu tập theo trí huệ Bát Nhã.
  • B. PHẦN CHÁNH TÔNG
Tông là tông chỉ hay yếu chỉ của kinh. Chánh tông là tông chỉ chánh yếu của Tâm Kinh tức là chơn lý Không.

Trong phần này, Tâm Kinh giải thích về chữ Không trên bình diện luận lý và tu chứng. Chúng ta có thể chia thành ba đoạn:
  • - Nguyên lý Nhất Như giữa tướng và tánh.
    - Chứng minh nguyên lý ấy qua các pháp.
    - Cứu cánh tu chứng qua hành trì nguyên lý ấy.
1. NGUYÊN LÝ NHẤT NHƯ GIỮA TƯỚNG VÀ TÁNH
  • Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành thức diệc phục như thị.
Dịch nghĩa: Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc; Sắc tức là Không, Không tức là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như vậy.
  • Xá Lợi Tử!
Xá Lợi: Phạn ngữ Sarira, là tro tàn còn lại của thân Phật sau khi hỏa thiêu giống như những viên ngọc được thờ phượng trong các tháp.

Xá Lợi còn bắt nguồn từ chữ Phạn Sarika là chim Thu, một loài chim quí rất đẹp.

Tử, Phạn ngữ là Putra dịch nghĩa là con.

Xá Lợi Tử (Sariputra) là con của bà Xá Lợi, bà Thu; kinh Phật thường gọi là ông Xá Lợi Phất vốn là một vị đại đệ tử Thanh văn của Phật được tôn vinh là bực trí huệ. Tuy tuổi ông tương đương với tuổi của Phật nhưng ông tịch trước.

Trong kinh Pháp Hoa, ông được Phật thọ ký thành Phật hiệu là Hoa Quang Như Lai (Padmaprabha).

Theo phong tục xưa của Ấn Độ, tên con được đặt theo tên mẹ, chẳng hạn như:
  • - Jinaputra: Tối Thắng Tử, con bà Tối Thắng.
    - Jnatiputra: Nhã Đề Tử, con của bà Nhã Đề.
    - Katysysniputra: Ca Chiên Diên Tử, con của bà Ca Chiên Diên.
    - Vatsiputra: Độc Tử, con của bà Độc.
Bát Nhã Tâm Kinh dạy pháp Huệ Quán nên mới lấy ông Xá Lợi Phất là vị đại đệ tử đệ nhất trí tuệ của Phật làm nhân vật đối thoại.
  • Sắc bất dị không, không bất dị sắc
Có nghĩa là Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc. Xin nhắc lại Không ở đây là Chơn Không, Chơn Như, Bản thể, Chơn Tâm.

Chẳng khác tức là giống như. Do đó, chúng ta có thể nói: Sắc giống như Không, Không giống như Sắc.

Như trên đã nói, sắc uẩn là vọng tưởng kiên cố, mà vọng tưởng hay vọng niệm thì vô hình, vô tướng, chẳng khác gì chơn tâm, chơn niệm cũng vô hình, vô tướng. Đứng về mặt nguồn gốc thì vọng tâm và chơn tâm đều vô hình, vô tướng như nhau, đều là một hay như như.

Vạn vật, vạn pháp được gọi chung là hiện tượng (Phénomène) vô thường biến đổi. Nhưng vì lưu xuất từ bản thể (noumène) nên hiện tượng và bản thể cũng như nhau, cũng như như.

Để cụ thể hóa vấn đề, chúng ta hãy lấy thì dụ nước và sóng, ông A lúc say rượu và lúc tỉnh rượu. Sóng chẳng khác nước, nước chẳng khác sóng vì cả hai đều đồng một thể chất; say rượu chẳng khác tỉnh rượu, tỉnh rượu chẳng khác say rượu vì cả hai trạng thái này là của một người.

Trong văn chương Phật giáo, bất dị và nhứt như là hai thuật ngữ có cùng một nghĩa.

Pháp Huệ Quán của nhà Phật luôn luôn bắt buộc hành giả phải từ hiện tượng quán sát trở lại bản thể. Có quán sát như vậy mới tỏ thấu được nguồn gốc hay thực tướng của vạn pháp. Tỏ ngộ được thực tướng, hành giả mới có thể dứt trừ tâm phân biệt, lìa mọi quan niệm đối đãi, vượt ra ngoài cảnh giới nhị nguyên, trở về cảnh giới tuyệt đối "Tất cà đều Không", chơn thật không hư, không thể nghĩ bàn hay hý luận.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • Sắc tức thị không, không tức thị sắc
Có nghĩa là Sắc tức là không, không tức là sắc.

Lúc này,Phật dạy Sắc và Không chẳng khác nhau, giờ đây ngài lại minh xác một cách mạnh mẽ rằng Sắc chính là Khôn, Không chính là Sắc. Từ cái thấy hai vật A và B giống nhau đến việc xác định vật A là vật B, vật B là vật A thì quả thật sự giống nhau đã quá nhiều đến mức độ không còn thấy hai vật riêng biệt nữa; cả hai nay đã trở thành một. Đó mới gọi là hoàn toàn nhất như, triệt để nhất như.

Câu Sắc tức thị không, Không tức thị Sắc còn có một ý nghĩa tối quan trọng trong quá trình hành đạo Bồ tát.

Thật vậy, Sắc tức thị Không hàm ý rằng người tu Phật phải theo một tiến trình chuyển biến tư tưởng từ phàm phu lên bực Thánh nhân, chuyển biến vọng tâm thành chơn tâm, tức là chuyển biến tâm phân biệt mình và người, tâm chấp tướng, chấp ngã, chấp pháp thành tâm không phân biệt, không chấp, không trụ, tâm vô ngã (không có phàm ngã), tâm Không. Sau khi hoàn thành tiến trình này thì hành giả sẽ hòa nhập với bản thể Chơn như, với tánh Không của vạn pháp. Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự giải thoát của thần thức đó là giải thoát sanh tử luân hồi, được Phật dạy trong các kinh liễu nghĩa như Lăng Nghiêm, Lăng Già, Viên Giác, Đại Bát Nhã (Kim Cang Bát Nhã, Tâm Kinh Bát Nhã).

Nên nhớ rằng thể nhập Chơn như chỉ là bước đầu làm căn bản cho quá trình tu tập để chứng đắc trí huệ Phật. Do đó, Bồ tát sau khi thành tựu giai đoạn này, còn phải phát đại nguyện lăn lộn trở lại thế gian để độ tận chúng sanh.

Giai đoạn hai này được tượng trưng bằng câu "Không tức thị Sắc", được Phật mô tả trong các kinh Pháp Hoa, Duy Ma Cật, Hoa Nghiêm, Kim Quang Minh. Bồ tát Duy Ma Cật từ cõi Vô Động đã tự nguyện xuống thế, sanh ra làm Trưởng giả tại thành Tỳ Da Ly, một thời với đức Phật để tiếp sức với ngài trong công việc hoằng dương chánh pháp. Trong nhiệm vụ trợ duyên ấy, Bồ tát Duy Ma Cật đã ứng hóa những thần thông không thể nghĩ bàn và nhiều cảnh giới cùng thân tướng vô cùng kỳ diệu khiến cho nhiều Phật tử cho đó là hoang đường huyễn hoặc, chớ có dè đâu các thứ thần thông đó đơn thuần chỉ là những sự dệu dụng của Chơn như tâm mà thôi.
  • Thọ, tưởng, hành, thức diệt phục như thị
Câu này có nghĩa là Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn cũng đều như vậy.

Nếu Sắc uẩn đã được chứng minh là chẳng khác Không và tức là Không thì bốn uẩn còn lại cũng giống y như vaaky, nghĩa là cũng chẳng khác gì Không, cũng tức là Không và Không cũng chẳng khác gì Thọ, Tưởng, Hành, Thức, cũng tức là Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

2. CHỨNG MINH NGUYÊN LÝ NHẤT NHƯ QUA CÁC PHÁP
  • (1) Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm
Dịch nghĩa: Tướng Không của các pháp là không sanh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt.

Ở phần trước chúng tôi đã trình bày khá đầy đủ về nguồn gốc và ý nghĩa của chữ Không, nay Tâm Kinh dịch nghĩa cũng giống như vậy; Tâm Kinh minh thị rằng tướng Không của các pháp là tướng chơn thật; là cái chơn không vô tướng, hoàn toàn tuyệt đối, vượt ra ngoài các cặp đối đãi hay mâu thuẫn như sanh diệt, dơ sạch, thêm bớt.

Người đời thường chấp bên này bên nọ, thường phân biệt lành dữ, tốt xấu, thường thấy đen, thấy trắng, thấy chánh, thấy tà để rồi ngỏ ý khen chê, lấy bỏ. Nếu còn chấp như thế thì còn trong vòng tương đối, nhị nguyên, tất nhiên chúng ta vẫn còn kẹt trong vòng kềm chế của thất tình, lục dục. Mà thất tình lục dục chính là biểu hiện của tâm chấp ngã, chấp pháp.

Tâm Kinh đã định nghĩa chữ Không với sáu chữ Bất. Có những bộ kinh đã ghi chép tới mười chữ Bất, mười hai rồi mười bốn chữ Bất; trong kinh Đại Bát Nhã, ngài Huyền Trang có ghi lại mười tám chữ Bất.

Dù là sáu chữ hay mười tám chữ Bất, tất cả đều là những cặp đối đãi của trí phân biệt.

Trong cảnh giới nhị nguyên, tất cả các pháp đều do duyên sanh. Mà hễ có sanh thì có diệt, theo quy luật của cảnh giới, đó là quy luật sanh, trụ, dị, diệt. Các pháp còn được gọi là pháp tướng vì chúng mang lấy muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng, do đó phàm những gì là pháp trướng thì là hư vọng, không thật, thường biến đổi theo thời gian và không gian. Chỉ có tánh thể của chúng, còn gọi là pháp tánh mới không sanh không diệt, hoàn toàn tuyệt đối.

Rất nhiều danh từ đã được các kinh Phật đặt ra để chỉ cái lý tuyệt đối, vô thỉ vô chung, không tên, không hình tướng, chẳng hạn như Pháp Tánh, Chơn Tánh, Bổn Tánh, Tự Tánh, Chơn Thư, Nhứt Thư, Tánh Không, Chơn Không, Đệ nhất Nghĩa Không v.v...

Chính từ cái Chơn Không Diệu Hữu đó mà con người, chúng sanh, vạn vật, vạn pháp, thế giới, vũ trụ được hiện thực, hiện hữu như ngày hôm nay.
  • (2) Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
Dịch nghĩa:

Vì thế, trong Không, không có Sắc, không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị xúc, pháp, không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh cho đến không có lão tử cũng không có hết lão tử; không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không có trí cũng không có đắc.

Đại ý câu kinh này muốn nói rằng trong Chơn Không chẳng có Ngã, chẳng có Pháp, dù đó là pháp xuất thế gian cà cũng chẳng có vấn đề đắc các pháp ấy, bởi lẽ theo nguyên lý nhất như, Sắc Không là như một (Sắc tức là Không, Không tức là Sắc) thì thân ngũ uẩn cũng không, các pháp cũng đều không.
    • a. Ngã Không:
Trong chân lý tuyệt đối, tức là trong tánh Không chẳng còn có một mảy may ý thức về cái ngã riêng biệt, cái phàm ngã nữa, nên gọi là Ngã Không. Nói một cách khác, xác thân này do ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) cấu tạo, mà ngũ uẩn đều là không, do đó cái phàm ngã cũng là không.

Từ lâu, vì lầm chấp xác thân này là cái ngã, cái Ta riêng biệt, cái Ta thật nên mọi người chúng ta, ai ai cũng lo làm việc, lao tâm nhọc trí, tranh đấu không ngừng, để tìm cách sống trong giàu sang, danh vọng, trong tình yêu và hạnh phúc. Nhưng giờ đây Tâm Kinh phủ định cái Ta ấy vốn được biểu thị bằng các danh từ ấm, giới, nhập; ấm là ngũ ấm, ngũ uẩn; giới là mười tám giới, nhập là mười ha nhập hay mười hai xứ.

Ở phần trước, chúng tôi đã trình bày về ngũ uẩn, nay xin giải thích về giới và nhập.

Thân người được xem như là một bộ máy tinh vi gồm có thân và tâm; ngoài ra còn có sáu căn để tiếp xúc với sáu trần của ngoại cảnh.

Mỗi căn có những phạm vi, giới hạn hoạt động riêng biệt, sáu căn có sáu nội giới (nhãn giới, nhĩ giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới và ý giới), sáu căn tiếp xúc với sáu trần qua trung gian của sáu thức. Do đó mới nói sáu ngoại giới của sáu trần (sắc giới, thinh giới, hương giới, vị giới, xúc và pháp giới) và sáu giới trung gian với sáu thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức).

Mười hai nhập hay mười hai xứ là mười hai chỗ tiếp xúc giữa thân này và cảnh vật bên ngoài. Mỗi căn hiệp hay nhập một trần của nó, cả hai cũng nhập với nhau mới thành một cái thức tức là cái biết, sáu căn nhập sáu trần, rồi sáu trần nhập trở lại sáu căn, làm thành mười hai nhập.

Nếu nhờ pháp chiếu kiến mà chúng ta thấy được thân ngũ uẩn là Không, thì chúng ta cũng phải nhận thức được mười tám giới, mười hai nhập của thân cũng là Không. Như vậy chúng ta đã chứng minh nguyên lý nhứt như giữa ấm, giới, nhập với Không.

Do đó Tâm Kinh mới nói trong Không chẳng có ấm, giới, nhập, nói một cách khác ấm, giới, nhập đều là Không và Không cũng tức là ấm, giới, nhập. Đó là Ngã Không.
    • b. Pháp Không:
Nếu trong lý tuyệt đối tức là trong Không, chẳng có ngã thì tất nhiên những gì ngoài ngã nghĩa là tất cả các pháp cũng là Không.

Tâm Kinh chỉ đề cập đến các pháp vô vi, ngoài thế gian chớ không nói đến các pháp hữu vi, các pháp thế gian như của cải, danh vọng, thế lực v.v...

Các pháp ngoài thế gian này gồm có:
    • (a) Pháp mười hai Nhân Duyên: Được biểu tượng bằng các chữ Vô minh và Lão, Tử. Vô minh là mắc xích đứng đầu, theo sau có các mắc xích Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sanh, cuối cùng Lão, Tử.

      Nên nhớ rằng Tâm Kinh là một bài kinh ngắn gọn, rốt ráo, vì vậy không thể ghi hết tất cả mắc xích của pháp mười hai nhân duyên, chỉ cần ghi lại một hay hai chữ tượng trưng cũng đủ khiến cho đọc giả hiểu.

      (b) Pháp Tứ Đế: Được hiểu với bốn chữ Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Khổ là Khổ Đế. Tập là Tập đế, Diệt là Diệt đế và Đạo là Đạo đế.

      (c) Pháp Lục Độ Ba La Mật: Được đề cập với chứ Trí vì lục độ Ba La Mật gồm có: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ. Chữ Trí ở đây ám chỉ Trí huệ Ba La Mật.
Tại sao Tâm Kinh chỉ nhắc đến ba pháp nói trên mà không ghi thêm các pháp khác như: Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo, và các pháp này được gọi chung dưới cái tên là Ba mươi bảy Phẩm Trợ Đạo, cũng đều là các pháp xuất thế gian vì chúng có khả năng đưa hành giả ra khỏi căn nhà hầm lửa của tam giới?

Các pháp xuất thế gian được Phật giảng dạy tuy rất nhiều, nhưng Tâm Kinh không ghi chép lại hết, chỉ đề cập ba pháp nói trên là vì ba pháp ấy tiêu biểu cho ba lối tu tập. Đó là ba thừa: Tiểu thừa hay Thinh Văn thừa với pháp Tứ Đế; Trung thừa hay Duyên giác thừa với pháp mười hai Nhân Duyên và Dại thừa hay Bồ tát thừa với pháp Lục Độ Ba la mật.

Trong khuôn khổ của pháp Không, Tâm Kinh nêu cao tinh thần vô đắc hay vô sở đắc.

Vô đắc là không đắc, ngụ ý nói không đắc các pháp của ba thừa. Người tu Tiểu thừa mặc dù tu pháp Tứ Đế nhưng không thấy mình đắc bốn tiểu quả của pháp này, đó là các quả từ thấp đến cao như Tu đà hườn, Tư đà hàm, A na hàm và A la hán. Các bực Duyên giác tu pháp mười hai Nhân duyên cũng không thấy mình thành Độc Giác Phật. Cho đến các vị Bồ tát dù lúc nào cũng hành Lục độ Ba la mật cũng không mong cầu, không thấy mình đắc quả vị Phật.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Khi định nghĩa chữ Không, Tâm Kinh minh xác ấm là Không, giới, nhập cũng là Không, đó là ngã Không, nhưng còn các pháp thì sao?

Tâm Kinh định nghĩa tiếp, theo đó thì các pháp cũng rốt ráo là Không, mười hai Nhân duyên cũng Không, Tứ Đế cũng Không, Lục độ Ba la mật cũng không nốt.

Nhưng đối với pháp mười hai Nhân duyên chúng ta thấy có một biệt lệ.
  • Biệt Lệ đó là gì?
Tâm Kinh tuy nói không có vô minh, không có lão tử, nghĩa là không có pháp mười hai Nhân duyên nhưng vẫn xác định rằng không có hết vô minh, không có hết lão tử. Tại sao lại không hết? Không hết tức là còn, không phải còn thấy pháp mười hai Nhân duyên mà là còn thấy lý duyên sanh của vũ trụ.

Tại sao trong cái Không tuyệt đối, trong Chơn Không lại còn có lý duyên sanh? Đó là câu hỏi khó giải đáp.

Từ lâu chúng ta đã biết rõ Chơn Không hay Chơn Như tuy bất biến mà tùy duyên, tuy thường hằng mà năng sanh, khi hội đủ nhân duyên thì sanh hóa, mà hễ có sanh thì có diệt.

Lý năng sanh, năng diệt là một trong bốn đặc tánh của Chơn Không. Cũng nên nhắc lại ở đây bốn đặc tánh đó là Thường hằng, Năng sanh, Chiếu soi và Thanh tịnh. Người tu cần phải thấu rõ bốn đặc tánh của Chơn Như mới có thể tùy thuậnứng hợp với Chơn Như. Nếu không hiểu biết thì khi thực hành pháp tùy thuận, hành giả sẽ gặp nhiều khó khăn không thể vượt qua được. Vì thế, đức Phật trong tất cả bộ kinh Đại thừa thường nhắc các Phật tử rằng, nếu hiểu được một chữ, một câu trong bài kệ bốn câu cũng được vô lượng, vô biên công đức, cũng được giải thoát. Bài kệ đó rất bí ẩn. Ngài không nói ra, tùy theo trình độ tu chứng của mỗi Phật tử mà tự mình âm thầm truy ra.

Theo thiển kiến, bài kệ đó chính là bài kệ bốn câu, đề cập đến bốn đặc tánh Thường, Lạc, Ngã, Tịnh hay thường hằng, năng sanh, chiếu soi và thanh tịnh, vì Lạc là năng sanh, Ngã là chủ tể biết rõ hay chiếu soi vạn pháp.

Trong phần luận giải sau đây, chúng tôi sẽ có dịp trình bày trong chi tiết bài kệ bốn câu của như lý duyên sanh, năng sanh năng diệt của Chơn Như để làm sáng tỏ chữ Không trong Tâm Kinh.

Chúng ta cần hiểu rõ thêm về pháp mười hai Nhân duyên, pháp Tứ Đế và pháp Lục độ Ba la mật.

- Pháp mười hai Nhân duyên: Pháp này là một pháp rất quan trọng trong Phật giáo, vì nó hiển thị cái lý duyên khởi, duyên sanhcủa vũ trụ. Nhờ lý này mà chúng ta hiểu được rằng vạn pháp trong đó có con người, không phải tự nhiên mà có, trái lại phải hội đủ một số nhân duyên mới hiện hữu được.

Mười hai Nhân duyên làm thành một vòng tròn sanh tử với mười hai mắc xích dính liền nhau, làm nhan quả cho nhau trong suốt ba đời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Chúng trợ duyên, nương tựa vào nhau trong không gian, lưu chuyển theo nhau trong thời gian. Nguồn gốc căn bản của sự lưu chuyển đó chính là Vô minh, khiến cho con người mãi mãi lăn lộn trong vòng sanh tử luân hồi.

Nếu chúng ta biết nương theo Trí Bát Nhã, giác được cái mê, trừ được vọng chấp, thì chúng ta sẽ bứng được mắc xích Vô minh, và sau đó mười hai nhân duyên sẽ theo chiều hoàn diệt (theo thứ tự xoay vần để tự diệt) mà tan rã. Vô minh diệt, Hành diệt, Thức diệt... Sanh diệt, Lão tử diệt. Chúng ta được hoàn toàn giải thoát
12nhanduyen.jpg
12nhanduyen.jpg (214.1 KiB) Đã xem 1441 lần
Phân tách mười hai nhân duyên, chúng ta thấy có:
  • Nhân quá khứ: Gồm có Vô minh, Hành (các biến chuyển không ngừng của tâm chúng sanh, tạo nên nghiệp).

    Quả hiện tại: Vừa lìa bỏ thân xác thì thần thức bị các nghiệp lực của Vô minh và Hành dẫn dắt đi thọ thân trong một bào thai gồm có phần tinh thần (Danh) và phần vật chất (Sắc).

    Khi bào thai được tượng hình đầy đủ, có đủ sáu căn là sáu chỗ nhập của sáu trần. Đó là Lục nhập.

    Nhân hiện tại: Bào thai phát triển dần và có khả năng tiếp xúc (xúc) và cảm thọ khổ vui (thọ). Nhưng cảm thọ vui sướng thì làm cho tâm ưa thích (ái), tìm câu và ôm giữ (thủ)) để tạo thêm những cái có (hữu).

    Quả vị lai:Chính các nhân hiện tại thúc đẩy thần thức đi thọ thân khác. Đó là Sanh, mà hễ có sanh thì có Lão tử, hai mắc xích cuối cùng này là quả vị lai.
Vòng mười hai nhân duyên cho chúng ta thấy nhân tạo quả, quả trở lại làm nhân, nhân quả liên tục, không bao giờ đứt đoạn.

Nếu dùng pháp qui tâm để giải thích, chúng ta thấy xâu chuỗi mười hai nhân duyên, xâu chuỗi của nhân quả trong ba thời ở ngay trong tâm chúng ta.

Vì tâm trụ chấp hay khởi vọng tình nên gọi đó là nhân Vô minh. Mà hễ khởi vọng tình liên tục thì gọi là Hành tướng của vô minh hay gọi đơn thuần là Hành. Từ đó các chúng tử được tạo thành và tàng trữ trong A lại da (thức). Mà mỗi chủng tử là một căn thân và một thế giới. Do đó có bao nhiêu chủng tử thì có bấy nhiêu căn thân và thế giới. Mỗi căn thân đều có hai phần vật chất và tinh thần (Danh và Sắc). Mà hễ nói đến sắc thì phải nói đến sáu nhập (Lục nhập), nghĩa là sự tương quan giữa ngoại cảnh và nội tâm, cũng như khi nói đến tinh thần thì phải đề cập đến Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu. Các chủng tử luôn luôn biến chuyển và sanh diệt trong tâm của chúng ta.

Vì thế tư tưởng của chúng ta chính là xâu chuỗi mười hai nhân quả sanh, trụ, dị, diệt. Sanh gồm có vô minh và hành, Trụ là tức, danh sắc, lục nhập. Dị là xúc, thọ, ái, thủ, hữu. Diệt là sanh, láo tử.

- Pháp Tứ Đế: Tứ Đế còn gọi là Tứ Diệu Đế, Tứ Chơn Đế, Tứ Thánh Đế. Đế có nghĩa là đạo lý chơn thật, nên Tứ Đế là bốn chơn lý mà đức Phật đã chứng ngộ dưới cây Bồ Đề. Pháp Tứ Đế được ngài dạy đầu tiên cho năm anh em Kiếu Trần Như tại vườn Lộc Dã. Tứ Đế gồm có:
  • Khổ Đế:
Đời là bể khổ. Hễ làm người xét cho cùng, không một ai thoát khỏi nỗi khổ, không khổ nhiều cũng khổ ít. Ở phần trước, chúng tôi đã trình bày về các thứ khổ, nên nay không trở lại.
  • Tập Đế:
Là nguyên nhân tạo khổ, vốn là Vô minh và Ái dục, còn được gọi là tập khí.

Tập khí là các chủng tử chấp ngã, chấp pháp nằm sâu kín trong tạng thức do vô minh huân tập (xông ướp thành thói quen) từ vô lượng kiếp cho đến giờ.
  • Diệt Đế:
Là chơn lý giải thoát, trình bày quả vị giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, quả vị Niết Bàn: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.
  • Đạo Đế:
Gồm có những pháp môn tu tập để đạt kết quả vị giải thoát Niết Bàn.

Trong Tứ Đế, Khổ Đế là quả, Tập Đế là nhân, nhân quả này thuộc về thế gian, còn Diệt Đế là quả xuất thế, Đạo Đế là nhân xuất thế.

Giải thích theo lối qui tâm, Tứ Đế cũng ở ngay trong tâm của chúng ta. Vì sao? Bởi lẽ Tập Đế gồm các tập khí vốn là các chủng tử vọng niệm nằm trong tạng thức. Còn Khổ Đế là quả khổ gây nên bởi vọng niệm. Nếu chúng ta biết nương tựa chơn tâm để chuyển hóa hết vọng niệm thành các chúng tử thanh tịnh (Đạo Đế) thì chừng áy chúng ta đạt được cảnh giới tự tại, giải thoát của Niết Bàn (Diệt Đế) ngay trong đời sống hiện tại, tức là chúng ta được an vui và hạnh phúc, được tâm bình thường.

- Pháp Lục Độ Ba La Mật: Đây là sáu đại hạnh của Bồ tát có khả năng đưa sang bờ giác, đúng như nghĩa của chữ Ba La Mật.

Pháp này như hai pháp trên cũn gở ngay trong tâm chúng ta. Vì nó là Đạo Đế của người tu Đại thừa, của các Bồ tát tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

Nếu phân tách cho kỹ, chúng ta thấy:
  • - Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn thuộc về Giới.
    - Thiền định thuộc về Định.
    - Trí huệ thuộc về Huệ.
Như vậy sáu độ gồm đầy đủ Giới, Định, Huệ.

Tâm Kinh áp dụng cú pháp một phần thay toàn phần bằng cách dùng chữ Trí để chỉ pháp Lục độ. Sở dĩ chữ Trí được dùng ở đây là vì Trí Bát Nhã có tầm mức hết sức quan trọng so với năm độ kia.

Thật vậy, Trí Bát Nhã được coi là nguyên lý chỉ đạo, là ngọn đuốc soi sáng bước tiến của người tu, là ánh sáng chiếu soi bóng tối của thế gian, chiếu soi vô minh trong tâm của chúng sanh. Nó chính là mẹ của chư Phật và Bồ tát, là mẹ của tất cả công đức vô lậu.

Hành Lục độ Ba la mật là hành với tâm Không, nghĩa là không thấy mình là người đang thực hành, không thấy pháp đang hành, và không thấy kết quả việc thực hành ấy. Như nói Bố thí Ba la mật là bố thí mà không thấy người bố thí, không thấy kẻ thọ thí và cũng không thấy vật bố thí.

Lục độ Ba la mật là pháp thực tiễn tu hành để dứt trừ tâm chấp ngã, chấp pháp, nhờ vậy hành giả mới có thể vượt qua sông mê, đề sang bờ giác ở bên kia.

Bố thí để dứt trừ tâm tham, Trì giới để tận diệt tâm tà, Nhẫn nhục để đoạn sân, Tinh tấn để phát huy tánh siêng năng. Thiền định để giữ cho tâm không loạn động và Trí huệ để đoạn tận vô minh, sau đó mới có thể ngộ nhập Trí huệ Phật.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

3. CHỨNG ĐẮC QUA HÀNH TRÌ NGUYÊN LÝ NHỨT NHƯ
  • Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Ðề Tát Ðỏa y Bát Nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố; vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba la mật đa cố, đắc A Nậu Ða La Tam miệu Tam Bồ đề.
Dịch nghĩa:

Bởi không có chỗ đắc, Bồ tát (nhờ) nương Bát Nhã Ba La Mật Đa, nên tâm được vô quái ngại, vì không quái ngại nên không sợ hãi, xa lìa điên đảo mộng tưởng, rốt ráo (nhập được) Niết Bàn. Chư Phật ba đời (nhờ) nương Bát Nhã Ba La Mật Đa, nên chứng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

Xin nhắc lại ở đây điểm mấy quan trọng vừa trình bày ở phần trước:

- Nguyên lý nhất như hay nguyên lý không hai trong Tâm Kinh là: Sắc và Không là như một, là không khác. Để nói lên cái đồng thể của chúng. Tâm Kinh minh thị thêm rằng Sắc tức là Không, Không tức là Sắc.

- Chữ Không hàm ý tuyệt đối vì nó vượt khỏi cảnh giới nhị nguyên sanh diệt, đối kháng, mâu thuẫn. Tuy tuyệt đối nghĩa là trong Không, chẳng còn có ngã và pháp, nhưng nó vẫn viên dung vô ngại, trọn vẹn và hài hòa những cặp đối đãi, mâu thuẫn thuộc cảnh giới nhị nguyên. Vì thế kinh Phật nói Chơn không bao gồm diệu hữu, do các đặc tính thường hằng mà năng sanh, nghĩa là bất biến mà tùy duyên và thanh tịnh mà chiếu soi, nói một cách khác Tịnh mà Chiếu.

Muốn chứng đắc, muốn hòa nhập với chơn không, Tâm Kinh dạy phải hành trì nguyên lý nhứt như giữa Sắc và Không, giữa Tướng và Tánh, tức là nguyên lý dung nạp tròn đầy tướng tánh.

Nguyên lý này phát xuất từ trí huệ Bát Nhã Ba la mật đa, trí Bát nhã giải thoát, mà các Bồ tát cũng như ba dời chư Phật đều đã nương theo để cho tâm được không quái ngại, tâm không sợ hãi, tâm dứt trừ điên đảo mộng tưởng, rốt ráo nhập được cảnh giới Niết bàn ở nội tâm, chứng đắc A nậu đa la Tam miệu tam Bồ đề tức là chứng đắc vô thượng chánh đẳng, chánh giác.
  • Hành trì nguyên lý nhứt như theo tinh thần vô sở đắc
Hễ là người khi làm một công việc gì, ai ai cũng muốn thành công, muốn thu hoạch được kết quả và càng nhiều chừng nào, càng hay chừng nấy. Đó là tâm lý chung của người đời khác hẳn với phương pháp tu hành của người trì Bát Nhã, hành trì nguyên lý như như Sắc Không như một. Sắc hiểu theo nghĩa rộng là những gì có sắc tướng, có thể sờ mó, thấy biết, hay hình dung được. Nếu làm bất cứ việc gì mà còn chấp chặt, ôm giữ những gì mình đạt được thì gọi là có sở đắc.

Không chấp chặt cái sở đắc của mình mới gọi là hành trì nguyên lý nhứt như Sắc Không như một. Đó là tinh thần vô sở đắc của người tu Bát Nhã và đó cũng là phương châm tu hành của các Bồ tát và của ba đời chư Phật. Sở dĩ các ngài áp dụng phương pháp này là vì các ngài chủ trương vô ngã, không chấp chặt cái Ta phàm phu.

Bồ đề Tát Đỏa gọi tắt là Bồ tát, là người hành trì Lục độ Ba la mật, thường xuyên quán chiếu Bát nhã, hành pháp quán này đến chỗ rốt ráo là không chấp chặt những sở đắc của minh nên tâm của Bồ tát được không quái ngại.

Quái ngại là các chướng ngại trói buộc. Chữ quải còn đọc là quái có nghĩa là treo, trói buộc như nói quải lự với ý nghĩa đeo lấy các nỗi lo trong lòng.

Phật giáo thường phân biệt ba loại chướng ngại:
  • - Hoặc chướng: là những chướng ngại phát sanh từ tâm mê hoặc, gồm có:
    • a. Phiền não chướng do tâm chấp ngã sanh ra.
      b. Sở tri chướng bắt nguồn từ tâm chắp chặt các pháp, các sự hiểu biết, kinh nghiệm của mình.
    - Nghiệp chướng: là những chướng ngại của nghiệp mà nghiệp là kết quả xấu hay tối của những gì mình suy nghĩ, nói hay làm. Vì thế khi nói đến nghiệp chướng tức là muốn ám chỉ đến những nghiệp xấu còn gọi là ác nghiệp.

    - Báo chướng: là những chướng ngại của các ác nghiệp, ý muốn nói đến các quả khổ mà nay mình phải gánh chịu.
Bồ tát nhờ tu trí huệ Bát nhã theo tinh thần vô sở đắc, nên tâm được không quái ngại, dù đôi khi cũng gặp những hoàn cảnh rắc rối, những chướng ngại nói trên trong cuộc sống hàng ngày.

Tâm không quái ngại là tâm của những vị đã không chấp, không nhiễm, không trụ nơi các pháp, nghĩa là đã giữ được tâm bình thường, bình thản, dững dưng trước mọi biến cố trong đời.

Tâm đó là tâm tự tại, nghĩa là tâm tự do ngay trong hiện tại, tâm không bị trói buộc bởi thất tình lục dục vốn là những con đẻ của thức Mạt Na là thức thứ bảy trong tám thức. Thức Mạt Na là thức chấp ngã, chặp giữ cái thân là cái Ta thật.

Sau khi tâm được không quái ngại rồi, Bồ tát không còn sợ sệt gì nữa hết, không sợ khó, sợ khổ, sợ hiểm nguy, và rốt ráo không sợ chết. Nên nhớ rằng tư tưởng sợ chết thuộc loại tư tưởng chấp ngã sâu kín từ vô thỉ đến giờ đã ẩn núp trong tạng thức của con người. Tâm không sợ sệt còn được gọi là tâm vô úy, theo thuật ngữ của nhà Phật.

Nhờ có tâm vô úy ấy nên Bồ tát mới xa lìa được mọi thứ điên đảo và mộng tưởng.

Điên đảo: Điên là té nhào, đảo là lộn ngược. Điên đảo hàm ý những hiểu biết, nhận định trái ngược với chân lý.

Kẻ phàm phu vì mê muội lầm chấp nên thường rơi vào bốn thứ điên đảo sau đây:
  • - Sự vật bất tịnh, dơ bẩn mà cho là tịnh, là sạch sẽ, ý muốn nói thân này là một túi da nhơ nhớp mà mình lại cho là thơm tho, đáng trìu mến.

    - Sự vật gây khổ như những cảm thọ, khổ đau mà mình cho là vui sướng.

    - Sự vật vô thường, mới thấy đó bỗng liền mất đó mà mình cho là thường còn, ý muốn nói cái tâm mình luôn biến chuyển và thay đổi theo thời gian và không gian mà mình cố lưu giữ nó.

    - Sự vật hay các pháp trên thế giai đều lưu xuất từ một lực năng sanh, năng hóa của vũ trụ. Lực ấy được gọi là Chơn như, Chơn ngã vốn là chủ tể của muôn loài. Do đó nhà Phật mới nói rằng các pháp đều vô ngã, nghĩa là không có chơn ngã, các pháp chỉ là hình tướng mờ ảo, không chơn thật của chơn ngã. Những kẻ phàm phu cứ tưởng các pháp là chơn thật, là chơn ngã nên sanh tâm chấp chặt chúng.
Bốn thứ điên đảo trên là bốn cách nhìn không thật, trái với chân lý của kẻ phàm phu đối với bốn đề mục quan trọng nhất của cuộc đời, có liên quan mật thiết đến thân xác này (Thân), đến những nỗi cảm xúc khổ đau (Thọ), đến những biến động của tâm tưởng (Tâm) và đến các sự việc, các biến cố trơng đời (Pháp), nói tóm lại đó là bốn đề mục về thân, thọ, tâm, pháp.

Phàm phu vì chấp các tướng trạng bên ngoài nên mới có cái nhìn điên đảo như thế. Nhưng còn các vị tu theo Thinh văn thừa (Tiểu thừa) và Duyên giác thừa (Trung thừa) thì sao?

Kinh Phật thường lập đi lập lại rằng các vị này tuy đã dứt trừ được tâm chấp ngã, không còn chấp cái thân này là cái Ta thật nhưng họ vẫn còn ôm giữ cái tâm chấp các pháp đã tu học.

Vì đã quen quán tưởng bốn đề mục về thân, thọ, tâm, pháp nói trên, nên đối với cảnh giới Niết Bàn tuyệt đối của Phật vốn có đặc tánh Thường, Lạc, Ngã, Tịnh họ vẫn cho là vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh thuộc cảnh giới tương đối của thế gian.
  • Mộng tưởng:
Mộng tưởng là một giấc chiêm bao do các chủng tử vọng tưởng, vô minh mê muội đêm đêm biến hiện tạo thành những cảnh vật tựa hồ như thật, khiến cho kẻ nằm mộng cảm thấy buồn vui, sướng khổ, không khác gì những cảm xúc lúc còn thức. Có những người mê ngủ, trong chiêm bao thường cười khóc, la hét vì sợ sệt hay giận dữ, đôi khi còn múa tay mùa chân. Kẻ phàm phu mê muội, tình chấp đủ thứ, thật chẳng khác gì người nằm mộng, bởi lẽ họ chấp lấy những gì không thật đang diễn bày trong cuộc sống hàng ngày, nào là tiền tài, danh vọng, tình yêu v.v...
  • Cứu cánh Niết Bàn:
Thành tựu pháp môn tu vô sở đắc còn được gọi dưới nhiều từ ngữ khác như vô sở thọ, vô sở trụ, vô sở hữu, vô sở cầu v.v... Bồ tát sẽ vượt qua mọi chướng ngại, tâm của ngài không còn sợ sệt nữa, xa lìa được mọi thứ điên đảo và mộng tưởng tức là xa lìa những gì không thật, giả dối trong cuộc đời.

Đến đây, Tâm Kinh mới xác nhận rằng Bồ tát rốt ráo nhập được cảnh giới Niết Bàn Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Đó là ý nghĩa của câu "cứu cánh Niết Bàn".

Có nhiều người hiểu sai câu này vì họ liên kết nó với câu trên là câu "viễn ly điên đảo mộng tưởng". Họ nghĩ rằng khi Bồ tát đã xa lìa được điên đảo mộng tưởng thì cũng phải xa lìa luôn cảnh giới rốt ráo là cảnh Niết Bàn, vì theo họ Niết Bàn không thật, cũng là một loại điên đảo mộng tưởng.

Phủ nhận như thế tức là nói ngược lại với ý nghĩa của câu dưới liên quan đến quả vị A Nậu Đa La Tam Miệu Ram Bồ Đề mà ba đời chư Phật đã chứng đắc, nhờ nương theo pháp tu trí Bát Nhã.
  • A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề:
Câu này là câu dịch âm của các chữ Phạn Anuttara Samyak Sambodhi có nghĩa là Vô thượng (tối cao), chánh đẳng (hoàn toàn bình đẳng), chánh giác (giác ngộ, sáng suốt trọn vẹn).

Quả vị này là quả vị Phật, chỉ dành cho các vị Bồ tát đã hoàn tất quá trình tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, nghĩa là đã thực hành trọn vẹn hai pháp môn tu tập công đứctrí huệ.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • C. PHẦN KẾT
Phần kết của Tam Kinh tuy ngắn, nhưng cũng gồm có hai đoạn:

1. TÁN THÁN CÔNG ĐỨC CỦA BÁT NHÃ
  • Cố tri Bát Nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thật bất hư.
Dịch nghĩa:

Nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, trừ được mọi khổ ách, chơn thiệt không hư dối.

Chú: Phạn ngữ là Dhārani dịch âm là đà la ni, dịch nghĩa là thần chú, chơn ngôn, tổng trì vì nó tổng hợp cả lý lẫn sự, cả tướng lẫn tánh.

Đà la ni theo khoa học là tần số tư tưởng, không hơn không kém. Nó được phát ra sau khi Bồ tát đã hàng phục được một vọng tâm nào đó.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: "Mật chú của chư Phật là pháp bí mật; chỉ có Phật với Phật mới hiểu nhau mà thôi. Các bực Thánh không thể thấu hiểu được".

Kinh lại nói thêm: "Thần chú là mật ấn của chư Phật với Phật truyền nhau".

Thần chú có công năng còn gọi là công đức rất lớn, vì nó có khả năng dứt trừ nghiệp chướng, khổ ách, có khả năng chuyển hóa các chủng tử chấp ngã, chấp pháp ẩn núp sâu kín từ lâu đời trong tạng thức của mỗi chúng ta.

Quán chiếu Bát Nhã Ba La Mật Đa cũng có công đức tương đương như thần chú, vì nó có khả năng phá trừ vô minh, nêu bày thực tướng của vạn pháp xuyên qua việc hành trì nguyên lý Nhất Như Sắc Không như một.

Vì thế Tâm Kinh mới đặt ngang hàng quán chiếu Bát Nhã với Thần chú.

Trong đoạn kinh này có một điểm có thể làm cho chúng ta thắc mắc. Đành rằng Bát Nhã có công đức tương đương với thần chú, nhưng tại sao ở đây Tâm Kinh lại mô tả nó với bốn bực từ thấp đến cao, nào là đại thần chú, đại minh chú, vô thượng chú, vô đẳng đẳng chú. Như đã nói ở phần trước, Tâm Kinh Bát Nhã rất cô đọng, ngắn gọn, một chữ cũng không thừa và cũng không thiếu. Vậy thì việc mô tả như thế phải chứa đựng một ý nghĩa sâu xa gì?

Theo thiển ý, đây là bốn tầng chứng ngộ của Bồ tát tu tập Bát Nhã, nói một cách khác đây là bốn quả vị của Bồ tát từ thấp đến cao.

- Quả vị một hay quả vị Thập Tín:

Vì thấy đời là biển khổ,thấy chúng sanh lăn lộn mãi trong vòng sanh tử luân hồi với vô lượng phiền não và nghiệp chướng, nên Bồ tát quán sát các tướng huyễn hóa, hư dối của cái Ta và cái ngoài Ta tức là của ngã và pháp, còn gọi là ngã tướng và pháp tướng[/b], nhằm mục tiêu tối hậu là xa lìa phiền não và khổ ách.

Đạt mục tiêu này, Bồ tát đã chứng đắc quả vị Thập Tín tương đương với công năng của đại thần chú.

- Quả vị hai hay quả vị Tam Hiền:

Sau khi dứt trừ các khổ lụy, Bồ tát trở lại quán sát cuộc đời mới thấy rằng mình vì sợ mà đã tìm cách xa lìa các nỗi khổ. Vì thế Bồ tát mới dũng cảm quyết tâm tái nhập cảnh giới khổ đau, đem trí huệ giải thoát của mình soi rọi những lầm chấp của chúng sanh để cùng với họ chia sẻ khổ đau và đồng thời cũng để thấu rõ thế nào là khổ đau, hầu giáo hóa hữu hiệu những chúng sanh nào còn mê muội lầm chấp.

Giai đoạn tái nhập cuộc đời như thế được nhà Phật gọi là giai đoạn hòa quang hỗn tục, có nghĩa là đem ánh sáng của mình hòa lẫn, hỗn hợp với trí hiểu biết của người thế tục.

Hạnh nguyện này là hạnh nguyện của các Bồ tát Tam Hiền thuộc các đẳng vị Thập Trụ, Thập Hạnh và Thập Hồi Hướng, đang sử dụng trí huệ đại minh, trí sáng suốt to lớn đã chứng đắc để cứu độ chúng sanh.

Quả vị này tương đương với đại minh chú.

- Quả vị ba hay quả vị Thập Địa:

Sau một thời gian hòa quang hỗn tục, Bồ tát không còn chấp trí đại minh của minh là sở đắc thật sự, nên lần hồi mới đi sâu vào tri kiến Phật và từ đó Bồ tát mới triển khai giai đoạn trang nghiêm quốc độ cõi Phật nơi lòng mình, hầu giúp các chúng sanh từ lâu đã tu tập với mình được hưởng cảnh an lạc mà tiếp tục ngộ nhập trí huệ Phật.

Bồ tát lúc này ở quả vị Thập Địa và Đẳng Giác còn gọi là Thánh vị đang sử dụng trí huệ Phật là cái trí huệ vô thượng, vì thế Thánh vị là quả vị tương đương với công đức của vô thượng chú.

- Quả vị bốn hay quả vị Phật:

Diệu giác là quả vị chứng ngộ cuối cùng của Bồ tát tu Bát Nhã, là giai đoạn thành Phật, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, ngộ nhập trọn vẹn và rốt ráo tri kiến Phật vốn là cái trí huệ vi diệu, tuyệt đối tuy hoàn toàn vượt khỏi quỹ đạo nhị nguyên với các cặp đối đãi, đối kháng như cặp Đẳng (bằng nhau), và vô đẳng (không bằng nhau) các cặp trắng đen, tối sáng, thiện ác v.v... nhưng vẫn dung nạp đầy đủ các cặp đối đãi, mâu thuẫn ấy trong một trật tự vô cùng tốt đẹp, hết sức hài hòa.

Quả vị Phật là quả vị rốt ráo tương đương với công đức của vô đẳng đẳng chú.

Bồ tát tu Bát Nhã Ba La Mật Đa lần lượt phải trải qua bốn tầng chứng ngộ như trên mới đắc quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác. Tuy nhiên tiến trình này không có tánh cách cố định, bất di bất dịch. Kinh Phật vẫn minh thị rằng có những vị Bồ tát sơ khởi còn gọi là Bồ tát Càn Huệ Địa, có nghĩa là Bồ tát đang ở địa vị mới đắc trí huệ do suối ái dục vừa được khô cạn, những vị này nếu chuyên tu Bát Nhã Ba La Mật Đa có thể một mạch đạt đến đẳng vị tu chứng của Thập Tín và của Tam Hiền. Do đó chúng ta mới thấy rằng việc tu tạp không khó, khó hay đẽ là do ở chỗ chúng ta có chịu lìa bỏ tâm chấp ngã và chấp pháp hay không? Đó là vấn đè then chốt mà mỗi chúng ta cần phải hỏi lại lòng mình?

Đắc quả vị vô thượng rồi Bồ tát mới thấy rằng pháp tu Bát Nhã quả thật có công năng dứt trừ tất cả khổ ách trên thế gian và Tâm Kinh xác quyết rằng đó là việc chơn thật không một mảy may hư dối.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

2. CÔNG NĂNG CỦA CHÚ BÁT NHÃ
  • Cố thuyết Bát Nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
    Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.
Dịch nghĩa:

Cho nên nói chú Bát Nhã Ba La Mật Đa tức nói câu chú viết ra như sau:

Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.

Yết đế, yết đế, Phạn ngữ: Gate, gate, có nghĩa là đi qua,đi qua.

Ba la yết đế. Phạn ngữ: Paragate, có nghĩa là đi qua bờ bên kia.

Ba la tăng yết đế. Phạn ngữ: Parasamgate, là rốt ráo đi qua bờ bên kia.

Bồ đề. Phạn ngữ: Bodhi, là giác ngộ.

Tát bà ha. Phạn ngữ: Svaha, là lời chúc lành, thường được sử dụng để kết thúc một bài chú.

Câu chú Bát Nhã trên đây mặc dù thuộc loại mật chú, không thể thấu hiểu trọn vẹn ý nghĩa, nhưng vì nó tương đối ngắn với một số chữ thông thường, nên chúng ta có thể tạm dịch như sau:
  • Đi qua, đi qua, đi qua bờ bên kia, rốt ráo đi qua bờ bên kia,sẽ được giác ngộ. Chúc may mắn.
Có rất nhiều người nêu lên thắc mắc về sự hiện diện của câu chú này trong một bài kinh ngắn gọn như Tâm Kinh.

Đối với các bộ kinh Đại Tạng, vừa lớn vừa dài như kinh Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Đại Bát Niết Bàn v.v... đức Phật thường đúc kết giáo pháp của ngài bằng một hay nhiều câu chú. Đó là việc dễ thấy, dễ hiểu. Ở đây chúng ta thấy rằng Tâm Kinh chỉ gồm có hai trăm sáu mươi chữ mà phải ghi chép lại mười tám chữ của câu chú rồi!

Vậy nó phải có công năng to lớn như thế nào mới được Tâm Kinh sử dụng làm câu kết thúc.

Khi đề cập đến thần chú hay Đà la ni, chúng ta nên nhớ rằng chư Phật và Bồ tát, do sức tu tập Lục độ Ba la mật và do ý chí dũng mãnh hoàn thành hạnh nguyện độ tha của mình mới tạo ra được vô lượng Đà la ni.

Do đó Đà la ni là tổng trì các pháp tướng nằm trong hạnh nguyện của các ngài nhằm mục đích giúp cho các ngài cũng như chúng sanh đạt được cứu cánh giải thoát.

Chơn tâm đã có đặc tánh năng sanh, tức là có khả năng sanh ra vạn pháp. Tâm ấy là thể của Đà la ni, còn Đà la ni là tướng và dụng của tâm. Có thể nói như trong Tâm Kinh, Đà la ni là Tâm, Tâm là Đà la ni.

Có ba loại Đà la ni: Đà la ni Quán đảnh hay Đảnh chú; Tâm Đà la ni hay Tâm chú và Tùy Tâm Đà la ni hay Tùy tâm chú.

- Đảnh chú thuộc loại chú tối thượng, tối thắng. Nếu chuyên tâm trì niệm, hành giả sẽ thành tựu được nhiều tam muội (đại định) giải thoát. Các Bồ tát ở đẳng vị Thập địa vẫn phải trì niệm đảnh chú cho đến khi thành Phật. Lực và công năng của nó rất khó lường, rất to lớn.

- Tâm chú thường do các Đại Bồ tát thiết lập trong khi thi hành bổn nguyện, qua việc phát huy tâm Đại từ, Đại bi, Đại hỷ, Đại xã. Mặc dù tâm chú không phải là hột giống chánh huân tập ở nội tâm của hành giả nhưng nó cũng được coi như một nhân phụ quan trọng, hỗ trợ các đảnh chú bằng cách bứt phá các tạp nhiễm thô. Lực và công năng của tâm chú thường bị hạn chế bởi mục đích và phạm vi độ sanh nằm trong bổn nguyện của Bồ tát.

- Tùy tâm chú được coi là câu chú phụ, phát sinh từ tâm chú căn bản nhằm mục đích ứng dụng theo ý muốn của hành giả.

Qua phần trình bày sơ lược trên đây, chúng ta mới thấy rằng Đảnh chú hoặc Tâm chú, hoặc Tùy tâm chú, nếu được trì niệm liên tục chẳng những có công năng tiêu trừ tất cả các nghiệp, các hoặc chướng mà còn giúp cho hành giả thâm nhập được kho tàng Đà la ni của chư Phật và Bồ tát, sau cùng rốt ráo hòa nhập với cái lực vô biên của vũ trụ.

Rất tiếc trong phạm vi nhỏ hẹp của Tâm kinh, chúng tôi chỉ có thể trình bày như trên về công năng của thần chú. Chúng ta nên nhớ rằng Mật Tông ít khi được phổ biến trong các giới Phật tử, bởi lẽ nó là một môn học bí mật, chỉ có thể được chân sư tâm truyền cho đệ tử mà thôi. Những bộ kinh về Mật Tông được lưu truyền từ trước đến giờ chỉ đề cập đến các hình thức về đàn pháp, khế ấn chớ tuyệt nhiên không truyền đại bí quyết thâm nhập kho tàng Đà la ni. Do đó công phu tu Mật Tông nhìn bề ngoài tuy đã giúp cho người tu đạt được một vài thần thông, nhưng trong rất nhiều trường hợp đã khiến cho người ấy rơi vào nẻo tà, ác đạo. Vì vậy có thể nói Mật Tông là con dao hai lưỡi, ngay khi tạo cho mình một ít thần thông, nó đã sát hại mình rồi. Người tu Phật phải tin nơi bộ máy nhân duyên vủa vũ trụ. Đừng bao giờ nãn lòng, khi hội đủ các điều kiện cần thiết, chúng ta sẽ gặp chân sư hướng dẫn để đi sâu vào kho tàng của Đà la ni.

Bất cứ câu chú nào trong kinh Phật cũng đều có công năng và uy lực. Ở đây chúng ta đặc biệt nhấn mạnh đến uy lực của Tâm chú Đà la ni do Bồ tát Quán Tự Tại chỉ dạy. Tâm chú này nếu được trì niệm đúng mức sẽ tiêu trừ tâm chấp ngã, chấp pháp.

Người tu Thiền ít quan tâm đến việc trì niệm thần chú, trái lại hết sức chú trọng đến công phu quán chiếu để sớm thành tựu hai thức lực cần thiết cho việc phát huy trí huệ. Đó là Định lực và Quán lực.

Người tu Mật Tông ngược lại chuyên tâm trì niệm thần chú, nhờ vậy mà các vọng niệm, vọng tưởng vốn ẩn núp từ lâu trong tạng thức lần hồi đều bị chuyển hóa thành những chơn niệm do sức mạnh của các tần số âm ba trong câu chú, vì thế vô tình họ đã thành tựu hai pháp tu Định Huệ mà không cần phải dành nhiều thời giờ cho công phu hành trì.

Nếu biết phối hợp hai lối tu tập nói trên, nghĩa là nếu biết song tu Thiền Mật thì chúng ta sẽ rút ngắn thời gian tu tập rất nhiều, vì làm như vậy chúng ta đã biết sử dụng tự lực và tha lực để chuyển hóa vọng niệm chấp ngã và chấp pháp vốn là hai chướng ngại cản trở việc hòa nhập của tâm chúng ta với cái Chơn không mà diệu hữu của vũ trụ.

Tóm lại có thể nói Tâm chú Bát Nhã có công năng và uy lực khó thể nghĩ bàn so với pháp quán chiếu trong Tâm Kinh.
  • PHƯƠNG PHÁP TRÌ NIỆM THẦN CHÚ
Thần chú vốn là tiếng nói của chư Phật và Bồ tát. Nếu chúng ta đọc tụng thành tiếng, tần số làn sóng của câu chú sẽ không lớn mạnh nên không thể bứt phá nhanh chóng các vọng niệm. Chỉ có cách trì niệm trong tâm, tần số làn sóng điện từ, lúc đó sẽ ngày càng lớn, uy lực chuyển hóa vọng niệm sẽ được phát huy tối đa. Các sách viết về Mật Tông cũng có dạy nhiều cách trì chú, nào là trì chú theo hơi thở vào ra, trì chú theo lối Kim cang (lưỡi hơi lay động) tụng đủ để mình nghe, tụng lớn tiếng v.v...

Còn một phương pháp trì niệm nữa gọi là pháp Tam Mật Tương Ưng (ba thứ Mật hợp nhau) gồm có thân mật (bắt ấn), ngữ mật (tụng chú) và ý mật (tưởng các chữ Phạn trong câu chú).

Một vài truyền thuyết về Tâm Kinh và câu chú Bát Nhã.

Tiện đây chúng tôi xin ghi lại một vài truyền thuyết được phổ biến xung quanh nguồn gốc của Tâm Kinh và câu chú Bát Nhã.

Có truyền thuyết cho rằng khi pháp sư Huyền Trang đang băng rừng vượt suối để sang Ấn Độ tu học, ngài được thiền sư Ô Sào (dịch nghĩa là thiền sư ổ quạ) lúc ấy đang ngồi thiền trong ổ quạ, tặng cho Tâm Kinh này.

Cũng có truyền thuyết nói rằng chính Bồ tát Quán Tự Tại đã dạy cho ngài biết Tâm Kinh và câu chú Bát Nhã để tránh những tai nạn, nhưng khó khăn nguy hiểm như thú dữ, gió lốc, bão tuyết, đói rét v.v... có thể gặp phải trong suốt thời gian hành trình, nhờ đó mà ngài mới được bình an đi đến Ấn Độ.

Nhưng xét cho kỹ, chúng ta thấy đó đều là truyền thuyết chớ không có gì làm chứng tích để có thể tin được.

Chúng ta nên nhớ rằng, trước pháp sư Huyền Trang, khoảng năm 402, ngài Cưu Ma La Thập, một trong những pháp sư Ấn nổi tiếng nhứt về dịch thuật, đã dịch xong quyển Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật đại minh chú kinh, so với bản dịch Tâm Kinh của ngài Huyền Trang cũng không khác nhau nhiều.

Đến nay, theo truyền thống tu tập, hầu như tất cả những người tu Đại thừa đều trì tụng toàn bộ Tâm Kinh với những nghi thức được áp dụng khi trì tụng thần chú. Trì tụng như thế cũng có thể đạt được vài kết quả liên quan đến việc chuyển hóa vọng tưởng.

Đối với những thiền sư thì câu chú Bát Nhã kết thúc Tâm Kinh chỉ là một hình thức công án chớ nó không có một uy lực nào cả.

Do chỗ coi thường giá trị của câu chú, nên các vị ấy phải mất rất nhiều thời gian, từ mười lăm năm cho đến ba mươi, bốn mươi hai năm mới có thể chuyển hóa hết vọng niệm, qua các pháp Định và Huệ quán. Đó là trường hợp của các vị thiền sư sau đây nổi tiếng bên Trung Hoa: Lục Tổ Huệ Năng (638-713) phải mất mười lăm năm sống chung với bọn thợ săn trong rừng, thiền sư Triệu Châu (778-987) tu tập ba mươi năm một mình sâu trong rừng tùng, vì thế mới có biệt hiệu là Triệu Châu Tùng Thẩm, thiền sư Huệ Trung (?-1772), sau khi thọ lãnh tâm ấn của Lục Tổ đã trở về núi Bạch Nhai, tỉnh Nam Dương tu liên tục một mạch bốn mươi hai năm, không xuống núi, thiền sư Thanh Nguyên Duy Tín phải mất ba mươi năm mới thấy núi là núi, thấy sông chỉ là sông.

Tóm lại, tất cả các vị thiền sư đều phải trải qua rất nhiều năm công phu quán tưởng mới có cái tâm bình thường, tâm vô trụ, tâm không chấp đối với mọi việc trên đời, tâm thấy núi sông chỉ là núi sông vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CHƯƠNG HAI
LUẬN GIẢI
Sau phần Chú Giải, nay chúng tôi xin đề cập tổng quát đến giá trị của Tâm Kinh về mặt hành trì. Chính mặt này mới đáng được đào sâu để mọi người có thể thấu triệt lý Trung Đạo của Bát Nhã và tu tập cho thành tựu trí huệ Bát Nhã.
I. BÁT NHÃ VÀ TÁNH KHÔNG
Tuy ở phần trước chúng tôi đã giải thích sơ lược về trí Bát Nhà và Tánh Không, nhưng vì muốn cho quý độc giả trực ngộ nội tâm, nên ở đây chúng tôi không ngần ngại trình bày thêm những gì thường diễn biến trong tâm chúng ta.

1. TRÍ BÁT NHÃ

Trước tiên chúng ta nên biết rằng, Trí khác với Thức. Thức thường hay phân biệt, tính toán, so đo, thường khởi phát mọi thứ tình. Do đó mới có danh từ ghép là tình thức được sử dụng để chỉ cái biết còn sai lầm vị bị thất tình, lục dục làm mê mờ.

Trí thuộc về tánh biết chơn thật của Chơn tâm, còn gọi là Chơn giác. Vì thế trí không khởi tình, không bị tham, sân, si cũng như thất tình lục dục ngăn che. Trí là tánh biết vượt ra ngoài các cặp đối đãi của cảnh giới nhị nguyên tương đối như chơn vọng, động tịnh, phiền não, Bồ đề v.v...

Vọng tâm, vọng niệm chuyển biến như dòng thác trong thời gian: quá khứ, hiện tại và vị lai. Nguồn gốc của chúng là vô minh, do đó bản chất của chúng là tham ái, chấp ngã.

Do vọng tâm, chúng ta ôm ấp, nhớ tưởng quá khứ để rồi hãnh diện hay rầu buồn với những giây phút của dĩ vãng oai hùng hay đau khổ. Do vọng tâm, chúng ta mới tưởng đến một ngày mai tươi sáng, tốt đẹp để trốn tránh cái thực tại đang chuyển biến mà không lúc nào chúng ta vừa ý vì nó âm thầm sanh diệt vô cùng nhanh chóng, khiến cho mọi niềm vui đều mau tàn, mọi nỗi khổ đều triền miên ray rứt.

Do vọng tâm nên chúng ta thường bị động. Đó là vọng động. Mà một khi tâm vọng động thì thất tình dấy lên.

Động bắt nguồn từ tánh năng sanh, năng hóa của chơn tâm. Sở dĩ chơn tân động là để tận biết và thâm hiểu mọi sự diễn biến trong đời sống thực tại của chúng ta, động như thế nhưng không bao giờ bị lôi cuốn bởi ngoại cảnh. Không bị lôi cuốn là trí Bát Nhã.

Tâm chúng sanh không thể động theo kiểu ấy, trái lại nó bị động vì bị nhiễm ô. Kinh thường nói Phật là đấng Như Như Bất Động có nghĩa là tâm ngài không bị động như phàm phu chúng ta. Mỗi lần động là mỗi lần ngài điệu dụng chơn như tâm để đem lại lợi ích cho muôn loài chúng sanh. Ngài không bị động mà ngài cũng không tịnh như kiểu gượng ép của Tiểu Thừa chủ trương ngoan không (ngoan là ngu si, ngoan không là cái rỗng không trong đầu làm cho mình trở nên ngu si), biến thân tâm thành cỏ, đá, biến hột giống Bồ đề của mình thành chồi khô mộng lép.

Chơn tâm còn có đặc tánh thanh tịnh. Tịnh khác với Định, vì định là ngưng tâm, bặt niệm khi đối cảnh, đối pháp do tác động của định lực, để tránh khỏi sức lôi cuốn của ngoại cảnh.

Tịnh giống như động, cả hai đều là bản chất tự nhiên, là đặc tánh của chơn tâm.

Trong trí Bát Nhã không có tướng văn tự, không tướng lời nói, không có bất cứ một hình tướng nào. Nếu tâm chúng ta không chấp, không trụ tướng, thì ngay lúc đó trí Bát Nhã được hiện bày.

Tâm không trụ chấp, không nhiễm ô tức là tâm Không hay tánh Không. Tâm Không là đối với con người, Tánh Không là đối với vạn vật, vạn pháp. Tuy khác nhau về danh xưng nhưng chúng đều có cùng một nghĩa.

Nhờ có Tâm Không, tâm không trụ, không chấp nên người tu Bát Nhã mới có thể thấy biết tất cả sự việc, vạn vật, vạn pháp trên đời đều như thật, đúng theo tướng đồng nhất còn gọi là tướng Chơn như.

Chơn như là một thuật ngữ tối quan trọng trong Phật giáo. Chơn có nghĩa là chơn thật. Chơn như là như thật, mà như thật còn có nghĩa là như một, không hai, không sai khác. Mọi người chúng ta, ai ai cũng đều có chơn như. Vì thế kinh Phật mới nói rằng tất cả chúng sanh tuy tướng trạng bề ngoài có vô cùng sai khác, đều đồng một thể, còn gọi là tướng chơn thật, nhưng thật tướng này lại vô hình.

2. TÁNH KHÔNG

Tuy ở phần trước, chúng tôi đã giải thích về tánh Không, nhưng trong tinh thần tìm cầu chơn lý, chúng tôi xin trình bày tiếp ở đây những nét chánh yếu, nhưng gì mà khoa học ngày nay đã tìm được qua các chương trình nghiên cứu vật chất hay cơ cấu vật lý của vũ trụ.

Trước hết chúng tôi xin nêu ra đây một vài sai lầm thường thấy về ý nghĩa của chữ Không. Gần đây có nhiều giới Phật tử hiểu chữ Không theo nghĩa Không Cố Định, Không Thường Còn. Do đó, khi nói sắc tức là không thì họ hiểu rằng sắc là cái tướng không cố định, không thường còn.

Hiểu như thế là hiểu theo tính chất vô thường của sắc tướng; đó là hiểu theo trí thức phân biệt hay biện luận thông thường. Như thế cần gì phải chiếu kiến để thấy biết cái lẽ vô thường đương nhiên của vạn vật.

Trong cảnh giới nhị nguyên này, vạn vật, vạn pháp đều ở trong vòng tương đối, đều không cố định, luôn luôn biến đổi.

Khi xưa ở Việt Nam, hàm răng đen huyền là biểu tượng của vẻ đẹp, nhưng thử hỏi biểu tượng này ngày nay có còn được ưa chuộng nữa không? Hành động ăn thịt người là dã man, trái đạo đối với thế giới văn minh, nhưng đối với một vài bộ lạc sơ khai ở Phi Châu, việc ăn thịt người là một việc thông thường, không có gì trái đạo cả. Tính chất tương đối của vạn pháp trong thời gian và không gian là như thế!

Cảnh giới nhị nguyên là cảnh giới của hai đầu, hễ có tối thì có sáng, có thiện thì có ác, có thường còn thì có đoạn diệt, có gốc thì có ngọn, tức là có bản thể thì có hiện tượng v.v... Đó là những cặp đối đãi, mâu thuẫn luôn xảy ra trong cảnh giới sanh diệt, vô thường của thế gian.

Nếu chỉ nhìn thấy một đầu như thấy ngọn mà không thấy gốc, thì gọi là biên kiến, có nghĩa là thấy một bên. Chỉ nhìn thấy một bên là nhìn thấy không thật, vì gốc và ngọn không rời nhau.

Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật dạy: "Thấy tất cả là không, không thấy cái chẳng không thì không gọi là Trung đạo, cho đến thấy tất cả là vô ngã mà không thấy cái ngã (ngã ở đây là chủ tể chơn thật đang ngự trị trong thân mình cũng như trong vũ trụ), thì không gọi là Trung đạo. Trung đạo còn gọi là Phật tánh".

Nhìn thấy như thật hay nhìn thấy Trung đạo là nhìn thấy hai mặt của một vấn đề, một sự vật, mặt ngoài là huyễn tướng, mặt trong là thật tướng, mặt của tánh Không.

Như Tổ Long Thọ đã nói, nhờ điệu dụng được tánh Không này mà tất cả được thành tựu và hợp lý.

Do đó chúng ta mới thấu hiểu được rằng tánh Không là ý niệm căn bản nhứt trong giáo pháp Bát Nhã, không phải tiêu cực, trái lại vô cùng tích cực. Tích cực là vì người có trí Bát Nhã lúc nào cũng hành động theo tinh thần Không vô tướng, vô tác. Không là tâm không, vô tướng là tâm không chấp tướng, vô tác là tâm không chấp kết quả việc làm.

Nhờ có tâm không chấp, không trụ nên mọi việc mới được thành tựu tốt đẹp, hợp tình, hợp lý, luôn tùy thuận theo sở nguyện của chúng sanh.
  • Ý NGHĨA CỦA CHỮ KHÔNG ĐÓI VỚI KHOA HỌC HIỆN ĐẠI
Vật chất là một chất đa dạng có trọng lượng và điện tích. Đó là những chất hóa học như các chất hữu cơ và vô cơ, mỗi chất có những hiện tượng phản ứng nhất định.

Căn bản của vật chất được khoa học phát minh đến ngày hôm nay, trước sau vẫn là nguyên tử. Trong nguyên tử có những vật thể vi tế, chỉ có thể thấy được qua kính hiển vi.

Nguyên tử được cấu tạo như sau:

Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương (charge électrique positive) gọi là proton có kích thước rất nhỏ. Cạnh hạt nhân, còn có hạt neutron, không điện tích, có khối lượng gần bằng khối lượng của proton.

Xung quanh hạt nhân còn có các électron mang điện tích âm, chuyển động theo những quỹ đạo khác nhau, dưới tác dụng của lực hút coulom từ phía hạt nhân. Nguyên tử có số thứ tự Z trong bảng tuần hoàn sẽ có Z électron.

Vì nguyên tử trung hòa về điện tích nên điện tích dương của hạt nhân bằng điện tích âm của các électron hợp lại.

Trong một vài trường hợp, các nguyên tử có thể cho mượn électron để tạo những hợp chất khác.

Một số hạt nhân của một vài nguyên tố có khuynh hướng dễ phân tán để giải phóng vô số năng lượng (tính phóng xạ.

Đại loại, đó là những gì mà khoa học có thể biết về căn bản vật chất đến ngày hôm nay.

Thật ra, nguyên tử chưa phải là căn bản của vật chất. Trong tương lai, nhân loại có thể sẽ phát minh thêm một số siêu nguyên tử nữa nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước và khối lượng của nguyên tử hiện được biết.

Theo tin khoa học, hiện nay Nhật và Anh đang hợp tác để khảo sát, bằng tia sáng, vật chất ở dạng nhỏ hơn nguyên tử, có tên là Muons.

Trong số các siêu nguyên tử của ngay mai, cái nhỏ nhứt mà chúng tôi xin tạm gọi là lân trần, là một thứ vật thể vô cùng vi tế, có thể ví như hư không[/b]. Do đó, hư không mà chúng ta thường xem như một bầu trời trống rỗng, trong đó không có một thứ vật chất nào hết, có thể nói mà không sợ sai lạc, là cái kho chứa vô lượng, vô biên lân trần.

Mà lân trần chính là vật chất, là tứ đại: đất, nước, gió, lửa; bởi lẽ tứ đại bắt nguồn từ sự phối hợp của các lân trần.

Tư tưởng của con người càng rung động thì càng tạo ra những làn sóng với những tần số sai biệt, từ đó mới tạo ra những hình ảnh trong đầu óc của mỗi người.

Những hình ảnh này còn được gọi là pháp tướng tâm, cũng không ngoài các lân trần tụ họp lại mà hình thành.

Có lẽ danh từ pháp tướng tâm có phần nào khó hiểu đối với một số độc giả.

Tiện đây chúng tôi xin giải thích cho rõ thêm về ý nghĩa của danh từ này.

Tâm là nguồn gốc sanh ra vạn pháp. Khi pháp chưa hiện hành, còn đang biến chuyển trong tâm gọi là pháp tướng tâm. Một khi đã biến chuyển xong, pháp xuất hiện ra ngoài thành pháp tướng có thể nhìn thấy, sờ mó hay hình dung được.

Như thế pháp tướng tâm là trung gian giữa tâm và pháp tướng, chính là pháp tướng còn trong giai đoạn chuyển biến ở nội tâm.

Thân người là pháp tướng, phát xuất từ tâm chúng sanh, nhưng phải qua trung gian là sắc uẩn còn gọi là pháp tướng tâm.

Theo khoa học không có cái gì mất mà cũng không có cái gì tự lập (rien ne se perd, rien ne se crée). Khi thân người chết đi, tất cả vật chất làm thành thân này liền trở về với hư không dưới dạng lân trần, vì thế mới nói không có cái gì mất.

Thân này cũng không thể tự tạo lập. Dù cho khoa học tiến bộ tột đỉnh đi nữa cũng không thể tự nó làm ra con người, bởi lẽ con người là kết quả của một số nhân duyên hợp lại làm thành.

Sau khi tiến hành tận cùng công cuộc chia chẻ vật chất, khoa học sẽ đi đến một nhận định chính xác theo đó thì trong vũ trụ này không có một hiện tượng nào được tự lập cả. Vạn pháp đều do lân trần, một thứ siêu nguyên tử của ngày mai, kết hợp lại mà thành.

Như trên đã nói, tâm là nguồn gốc còn gọi là tánh của vạn pháp. Tánh này còn gọi là tánh Không. Tuy nói là Không nhưng lại sanh hóa muôn loài, vạn vật, vì cái Không chưa đựng vô lượng vô biên lân trần.

Đó là lý do vì sao Chơn Không mà trở thành Diệu Hữu. Dưới ánh sáng của khoa học, chúng ta mới thấu rõ "KHÔNG" là chẳng phải không có gì cả, trái lại nó là nguồn gốc sanh ra vạn vật, vạn pháp. Nhờ cái Không ây nên mới có vũ trụ và thế giới ngày hôm nay, có sông, có suối, có các cảnh đẹp, có những kỳ quan hùng vĩ, tráng lệ. Khi tìm cách giải thích những hiện tượng kỳ bí trong thiên nhiên, một vài nhà lãnh đạo tôn giáo vội cho rằng tất cả những thứ lạ lùng, vĩ đại hoặc vi tế ấy đều do bàn tay của một đấng Tạo Hóa làm ra. Rồi từ quan niệm ấy, họ không ngần ngại bảy ra những nghi thức tôn thờ, lễ lái, cúng kiến đối với đấng Tối Cao, chính đấng ấy, cách nay trên 2.500 năm, đức Phật Thích Ca đã đơn thuần tạm gọi là Không với dụng đích ám chỉ cái không thể mô tả, không thể định danh, không thể nghĩ bàn.

Kiểm điểm lại những gì đã được một nhà hiền triết của thế kỷ 20 nói lên gần đây, chúng tôi thấy quan niệm của vị ấy về đấng sáng tạo, về khởi thủy của đời sống cũng không khác gì nhiều với phần trình bày về chữ Không của chúng tôi.

Nhà hiền triết được đề cập chính là ông Krishnamurti, trong câu chuyện ông nói lần cuối tại Madras, Ấn Độ ngày 4-1-1986, một tháng mười ba ngày trước khi ông từ giã cõi đời, thọ chín mươi mốt tuổi.

Dưới đây là một vài đoạn có ý nghĩa nhứt được chúng tôi trích dẫn để chứng minh.
  • We have talked about life, the very complexity of life, the beginning of like. What is life? What is the origin of all this, the marvelous earth, the lovely evening and the early morning sun, the rivers, the valleys, the mountains and the glory of the land which is being despoiled? If you say the origin of all this is god, then it is finished, then you can trot along quite happily, because you've solved the problem. But if you begin to question, doubt, as one should, all gods, all gurus, if you begin to question all that man has put together through a long evolution, down the corridors of history, you will find this question asked: "What i the beginning, what is the origin, how has all this come about?
Tạm dịch:

Chúng ta đã nói về đời sống, về chính cái tánh chất phức tạp của nó, về sự khởi thỉ của cuộc sống. Sự sống là cái gì, cái gì là nguồn gốc của tất cả sự vật sau đây: quả đất kỳ diệu, cảnh hoàng hôn xinh đẹp, mặt trời lúc bình minh, các sông rạch, các thung lũng, các ngọn núi và vẻ huy hoàng của dâtđai đang bị tước đoạt. Nếu quý vị cho rằng nguồn gốc của tất cả những thứ ấy là "Thượng Đế", thì không còn gì để nói nữa, khi đó quý vị có thể cỡi ngựa rong chơi vô cùng hạnh phúc vì quý vị đã giải quyết xong vấn đề. Nhưng nếu quý bị bắt đầu tìm hiểu, nghi ngờ, đó là việc mà ai ai cũng phải làm, về các cị thần linh, các vị chân sư, nếu quý vị bắt đầu tìm hiểu về tất cả những gì mà con người đã đóng góp chung suốt một thời kỳ tiến hóa dài, tận các hành lang của lịch sử, quý vị sẽ thấy câu hỏi được đặt ra như sau: Cái gì là khởi thỉ, cái gì là nguồn gốc, làm sao mà tất cả những cái này đã xảy ra?

Và đây là lời giải đáp của ông Krishnamurti:
  • What is the origin of life? - This is much too serious a subject for you to play with, because we are trying to inquire into something that has no name, no end. I can kill a bird; there is another bird. I can;t kill all birds; there are too many of them in the world. So, we are inquiring into what makers a bird? What is creation behind all this?

    No description can ever describe the origin. The origin is nameless. The origin is absolutely quit; it's not whirring about making noise. Creation is something that is most holy; that's the most sacred thing in life and, if you have made a mess of your life, change it. Change it today, not tomorrow. If you are uncertain, find out why and be certain. If your thinking is not straight, think straight, logically. Unless all that is prepared, all that is settled, you can't enter into this world, into the world of creation.
Tạm dịch:

Nguồn gốc của sự sống là gì? Đây là một đề tài hết sức hệ trọng, quý vị không thể hý luận được, bời vì chúng ta đang thử tìm hiểu một sự việc, một sự việc vô danh, vô tận. Tôi có thể giết một con chim, liền đó có một con chim khác. Tôi không thể giết hết tất cả loài chim, vì chúng có rất nhiều trên thế giới. Do đó, chúng ta đang tìm biết cái gì tạo ra con chim? Cái gì là tạo hóa đằng sau tất cả những thứ này?

Không có một sự mô tả nào có thể mô tả cái khởi nguyên? Khởi nguyên là vô danh. Khởi nguyên hoàn toàn vắng lặng. Nó không quay vù vù để gây nên tiếng động. Tạo hóa là cái gì tối ư thánh thiện. Đó là cái tối ư thiêng liêng trong đời sống và nếu quý vị có một cuộc hỗn độn, xin quý vị hãy thay đổi nó đi, thay đổi nó ngày hôm nay, đừng để qua ngày mai. Nếu quý vị còn nghi ngờ hãy tìm hiểu vì sao và hãy tin chắc đi. Nếu sự suy nghĩ của quý vị chưa được chinh chắn, hãy suy nghĩ chính chắn lại cho hợp lý đi. Nếu tất cả những điều này không được chuẩn bị, không được giải quyết thì quý vị không thể nào đi vào thế giới ấy, thế giới của tạo hóa.

Theo ông Krishnamurti thì tạo hóa là một cái gì không tên, không cùng tận, vắng lặng, tối ư thiêng liêng.

Để qua một bên khía cạnh thiêng liêng ấy, chúng ta rất đồng ý với ông Krishnamurti về cách nhìn của ông đối với nguồn gốc của sự sống; mà ông gọi là tạo hóa, trong khi nhà Phật gọi nó là Chơn Không Diệu Hữu.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

II. LÝ DUYÊN SANH TỨC GIẢ TỨC KHÔNG
Lý Duyên Sanh là nguyên lý căn bản xây dựng giáo pháp nhà Phật. Vạn vật, vạn pháp trên thế gian không phải ngẫu nhiên hay may rủi mà có, cũng không phải do định mệnh, do một đấng siêu nhân vô hình nào ấn định sẵn, chính là do các nhân duyên tạm hòa hợp sanh ra. Vì thế mới goi là lý duyên sanh hay lý duyên khởi.

Nhân là hột giống, duyên là những gì trợ giúp cho hột giống phát triển để rồi kết thành quả.

Sở dĩ gọi là định luật nhân quả (loi de causalité) là lý duyên sanh là vì nhà Phật muốn nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của các ngoại duyên, bởi lẽ nếu nhân đã gieo mà thiếu ngoại duyên thì không thể nào kết thành trái.

Lý duyên sanh chi phối tất cả vạn vật, vạn pháp, tất cả mọi hiện tượng, mọi tương quan gữa người với người, giữa người với vạn vật, trên mọi bình diện: chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, tài chánh v.v...
  • Do đâu mà các nhân duyên hòa hợp được để sanh ra vạn vật, vạn pháp?
Theo Phật giáo có một số nguyên nhân sau đây:

1. Pháp giới (cảnh giới của các pháp hay của các sự vật, chúng sanh trong vũ trụ bao la vô cùng tận).

Theo kinh Hoa Nghiêm thì tất cả sự vật và chúng sanh trong vũ trụ từ thán khí CO2, một hột bụi cho đến núi sông, biển cả, lục địa, quả đất, mặt trời, mặt trăng v.v... tất cả đều làm nhân và duyên cho nhau trong cuộc vận hành biến dịch chung dưới sự thúc đẩy của lực tiến hóa của vũ trụ.

Đó là pháp giới duyên khởi.

2. Tứ đại gồm có đất, nước, gió, lửa là nhân duyên sanh khởi vạn vật. Đó là Tứ đại duyên khởi

3. Vô minh Trong pháp mười hai nhân duyên, mắc xích đầu tiên là vô minh. Do mê muội, lầm chấp chúng sanh liên tục rơi vào bánh xe sanh tử luân hồi. Đó là vô minh duyên khởi. Vì thế người tu Phật bằng mọi cách phải quyết định sớm dứt trừ vô minh để được giải thoát.

4. Chơn như cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển tâm linh của chúng sanh.

Khi còn ở giai đoạn đầu tu tập, người tu chưa chuyển hóa hết các chủng tử vô minh nên Chơn như còn đầy đủ hai phần vọng và chơn. Do ở chỗ phần vọng chưa dứt, phần chơn chưa được tròn đầy nên người tu tập tiếp tục nương theo phần chơn của chơn như để huân tập hay chuyên hóa cho hết phần vọng. Đó là Chơn như duyên khởi.

Như trên đã nói, vạn vật, vạn pháp đều do duyên sanh, nếu một khi duyên diệt thì vật và pháp cũng sẽ diệt theo.

Do đó vật và pháp do duyên sanh đều mang lấy huyễn tướng, giả tướng, bởi lẽ các tướng ấy còn gọi là pháp tướng đều không thật, bị chi phối bởi sanh diệt.

Với chơn lý của Tâm Kinh Sắc, Không như một, huyễn tướng đối với người tu Bát Nhã sẽ là chơn như tướng, tướng như thật, là tánh Không, là mặt trong của vật và pháp.

Đến đây, chúng ta có thể kết luận rằng tất cả các pháp tướng trong đó có thân ngũ uẩn này do duyên sanh, đều là tức giả, tức không. Giả là giả tướng, Không là tướng chân thật, là thật tướng mà vô tướng, vô hình.

Suy rộng ra, đó là nguyên lý nhứt như giữa tướng và tánh. Khi đã tỏ ngộ và thâm nhập được nguyên lý này rồi thì người tu đã nhập được cảnh giới tuyệt đối của Niết Bàn Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.
III. PHÁP CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG
Pháp này thuộc về phần thực hành trong quá trình hành thâm Bát Nhã Ba la mật đa. Nó là bí quyết, là chìa khóa mở cửa giải thoát.

Trì tụng mãi Tâm Kinh Bát Nhã mà không hành pháp chiếu kiến thì không thể nào chuyển hóa hết vọng tưởng, vọng niệm để hòa nhập với chơn như, đắc trí căn bản, trí vô sư, trí tự nhiên. Đức Phật nói khi mới thành đạo:
  • "Lạ thay! Lạ thay! Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ, tánh biết như Như Lai, chỉ vì vọng tưởng và chấp thủ (ôm giữ) nên không thể chứng được. Nếu dứt trừ vọng tưởng và chấp thủ thì trí vô sư, trí tự nhiên liền hiện ra".
Theo kinh Pháp Hoa, việc Phật xuống thế gian là một đại sự nhân duyên, nhằm mục đích khai thị cho tất cả chúng sanh thấy biết trí căn bản, trí vô sư, trí tự nhiên trong mỗi cá nhân để rồi tự mình tìm cách ngộ nhập. Cái trí ấy là sự thường hằng của bản thể vô hình, vô tướng đang ngự trị trong mỗi chúng ta, từ đó mới lưu xuất vô lượng hiện tượng hay pháp tướng luôn luôn sai khác.

Tuy nói ai ai cũng có cái trí ấy, nhưng trên thực tế căn cơ của mỗi người hoàn toàn khác nhau. Có người thuộc loại thượng căn, cũng có những kẻ thuộc loại trung căn và hạ căn.

Vì thế chúng ta có thể phân biệt ba hạng người tu Phật sau đây:
  • a. Hạng người thượng căn quyết tâm tu giải thoát.
    b. Hạng người tuy có tâm hướng thượng, nhưng còn nhiều nghiệp chướng.
    c. Hạng người tuy cũng có tâm hướng thượng, nhưng không đầy đủ ý chí dũng mãnh, sợ không gặp được Phật, sợ tu khó thành.
Tuy là phân biệt ba hạng người như trên, nhưng theo thiển ý, mọi người đều có thể tu Bát Nhã, nếu chúng ta biết cách tu giải nghiệp, trong trường hợp mình còn nặng nghiệp, hay nếu biết phối hợp các pháp môn Định Huệ, hoặc Thiền Mật. Định là lặng tâm, Huệ là trí Bát Nhã. Thiền gồm cả Định lẫn Huệ, Mật là Mật Tông.

Sau khi đã chọn xong pháp môn thích hợp thì chúng ta hãy mạnh dạn dấn thân trên con đường tu tập theo như lời khuyên vàng ngọc sau đây của Bồ tát Văn Thù:
  • "Mọi việc đầy đủ, mỗi mỗi sẵn sàng, nếu không phát tâm tu hành thì Phật cũng không thể cứu được".
Chúng ta cũng nên nhớ thêm rằng một ngày trôi qua, mạng sống của chúng ta sẽ giảm đi, giống như cá ở trong nước mà nước sắp cạn, có gì vui đâu mà còn chần chờ.

1. CÁC PHƯƠNG THỨC CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG
  • (1) Phương thức thứ nhất: Quán năm đại của sắc uẩn là Không
Như trước đã nói, ngũ uẩn phát sanh từ vọng tưởng. Muốn quán ngũ uẩn giai không thì chỉ cần quán nguồn gốc của sắc uẩn là được rồi.

Sắc uẩn gồm có năm đại: đất, nước, gió, lửa và hư không. Nguồn gốc sắc uẩn là vọng tưởng kiên cố, mà vọng tưởng, vọng niệm vốn xuất phát từ tâm chúng sanh.

Từ buổi sơ khai, chơn như tuy dung nhiếp chơn và vọng, bất chợt động niệm. Nhưng động niệm này được gọi là căn bản vô minh hay nghiệp chướng vô minh, Chúng phát sanh liên tục nên tạo ra gió đại còn được gọi là chuyển tướng vô minh.

Gió thổi không ngừng, chuyển tướng vô minh biến hiện không dứt, nên ý niệm chấp ngã phát khởi, khiến con người chấp có cái Ta riêng biệt, khác hẳn với cái những Ta ở xung quanh.

Vọng tưởng chấp ngã này càng ngày càng kiên cố nên tạo ra đất đại, còn được gọi là hiện tướng vô minh.

Vì chấp ngã nên con người sanh tâm tham dục, và để thỏa mãn tâm ấy, con người phải bắt buộc tính toán, so đo, suy tư và làm việc. Dòng tư tưởng tuôn trào liên tục, giống như dòng thác đổ trên nguồn. Đó là nước đại. Khi nói đến nước đại, chúng ta chỉ mô tả hình dáng của tư tưởng như dòng nước. Nhưng nếu đề cập đến sức mạnh của tư tưởng thì chúng ta phải nói sức nóng của nó hay lửa đại. Đó là lửa của vô số vọng tâm, vô số phiền não đang đốt cháy tâm chúng sanh.

Nhưng nơi phát sanh bao nhiêu thứ vọng tâm ấy lại là chơn tâm, còn được gọi là chơn không diệu hữu, bởi lẽ chơn không có thể ví như hư không là những chỗ trống trong cơ thể chúng ta. Nhờ những chỗ trống ấy mà chúng ta mới có thể cử động, phát triên và tồn tại. Hư không đại là nơi nương tựa của đất, nước, gió, lửa.

Với phương thức quán chiếu như trên, chúng ta thấy rõ năm đại làm thành thân này đều phát sanh từ vô minh, vọng niệm, vọng tưởng. Do đó sắc cũng phát sanh từ vô minh, vọng tưởng, tức từ chơn tâm, chơn không. Như thế chúng ta có thể kết luận Sắc tức là Không; bốn uẩn còn lại cũng tức là Không.

Kết quả quán chiếu ấy, nhà Phật gọi là ngũ uẩn giai không.
  • (2). Phương thức thứ hai: Trực tiếp quán Sắc tức Không
Trong kinh Duy Ma Cật, phẩm 7 có đề cập đến pháp quán chúng sanh, mà chúng sanh vốn gồm có bốn loài là thai sanh, noãn sanh, thấp sanh và hóa sanh, đều từ ngũ uẩn mà được hình thành.

Vì thế mới gọi các loài này là chúng sanh và pháp quán ngũ uẩn đồng nghĩa với pháp quán chúng sanh, của phẩm 7 kinh Duy Ma Cật.

Không hay chơn không, chỉ chơn tâm thường hằng, năng sanh, sáng soi cùng khắp và thanh tịnh.

Vì năng sanh nên mới có sắc uẩn và các uẩn kia. Do đó ngũ uẩn đều là cái Dụng của chơn tâm, tuy cái dụng này mang tánh chất thô trược của vọng tưởng.

Chơn tâm vô hình vô tướng, năm uẩn cũng vô hình, vô tướng, vì là bóng dáng lu mờ của chơn tâm, đang ở trong giai đoạn biến chuyển trong chơn tâm, chưa biến hiện ra ngoài, năm uẩn được gọi là pháp tương tâm, hoàn toàn không phải là chơn tâm mà cũng không phải là pháp tướng.

Sắc uẩn là tâm còn vọng. Nếu tâm hết vọng thì được gọi là chơn tâm, giống như trường hợp người uống rượu say thì gọi là người say rượu, khi hơi rượu tàn thì gọi là người tỉnh rượu. Người say hay người tỉnh, căn bản chỉ là một người mà thôi. Cũng vậy sắc uẩn là vọng tâm mà vọng tâm và chơn tâm, trên căn bản, chỉ là một tâm mà thôi.

Kết luận vọng tâm tức là chơn tâm, giống như song và nước. Sắc tức là Không, bốn uẩn còn lại cũng tức là Không.

Khi quán chiếu thấy được ngũ uẩn đều là Không, thì chúng ta không còn chấp thân này là Ta thật, tức là không còn chấp ngã nữa, nhờ đó mới vượt qua tất cả mọi khổ ách.
  • (3) Phương thức thứ ba: Quán thân tướng này là một tổ hợp hài hòa của vô lượng vô biên lân trần vô cùng vi tế
Khoa học hiện đại ngày nay càng đi sâu vào các chương trình nghiên cứu, phân tách, mổ xẻ cơ cấu của vật chất để tìm hiểu thêm về nguyên tử. Trong tương lai, như đã nói ở phần trước, hy vọng nhân loại sẽ phát minh thêm một số siêu nguyên tử, mà một trong số siêu nguyên tử đó, vi tế nhất được chúng tôi tạm gọi là lân trần.

Ngay bây giờ nguyên tử là một vật thể có kích thước quá nhỏ, mắt thường không thể thấy được, chỉ có thể thấy được qua kính hiển vi siêu điện tử.

Sắc uẩn sanh ra thân tướng của mỗi người chúng ta. Với phương thức này, chúng ta chẳng cần quán sắc uẩn nữa, chúng ta quán ngay thân tướng của nó.

Thân thể con người được hình thành và được nuôi dưỡng bằng vật chất. Mà vật chất trong thân gồm có vô lượng vô biên tế bào. Trong các tế bào còn có vô số nguyên tử.

Khi thân này chết, thịt xương lần hồi tan rã, do đó các tế bào cũng như các nguyên tử cũng phải tan biến theo. Chúng trở về với hư không vốn là kho tàng vĩ đại chứa đựng vô lượng vô biên nguyên tử, siêu nguyên tử còn gọi là lân trần.

Quán tưởng trực tiếp thân tướng như một tổ hợp gồm có vô lượng siêu nguyên tử là phương thức quán chiếu có tánh cách khoa học, rất thích hợp với những nhà trí thức, những khoa học gia muốn dứt trừ tâm chấp ngã để vượt qua mọi khổ ách trên đời.
  • (4) Phương thức thứ tư: Còn gọi là pháp chiếu soi hay pháp lắng nhìn, lắng nghe vô sở thọ
Lý Bát Nhã cũng còn gọi là Lý Sắc Không. Sở dĩ gọi như thế là để nói lên tánh chất viên dung của nó, viên dung Sắc và Không, Tướng và Tánh, tuy hai mà là như một, viên dung là vì trong thân tướng của chúng ta luôn ẩn tàng chơn tâm vốn là vị chủ tể đang ngự trị âm thầm bên trong.

Chiếu kiến ngũ uẩn giai không hay Sắc tức là Không còn có nghĩa là chiếu soi, vạn vật, vạn pháp để thấy cho được tánh chất viên dung của chúng.

Pháp chiếu soi đề nghị trong phương thức này từ lâu đã tỏ ra vô cùng quan trọng vì nó là chìa khóa giúp chúng ta chứng nhập được bốn đặc tánh của chơn tâm.

Câu hỏi được đặt ra là chiếu soi cách nào, chiếu soi cái gì?

Hiện nay, có rất nhiều người trong các giới Phật tử, không biết pháp này hay chỉ biết sơ qua một cách lờ mờ hoặc sai lạc. Chẳng hạn như họ bảo phải chiếu soi liên tục, chiếu coi bất cứ điều gì phát khởi trong tâm thức.

Kết quả là có một số người, sau một thời gian tu tập như thế đã mắc tâm bệnh, trở nên khờ khạo mất bén nhạy, mất trí nhớ đôi khi điên loạn.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.33 khách