Xin bài dịch nghĩa của Ma ha bát nhã ba la mật đa tâm kinh

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

sen nở
Bài viết: 11
Ngày: 18/07/15 09:25
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia

Xin bài dịch nghĩa của Ma ha bát nhã ba la mật đa tâm kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi sen nở »

Bạn nào có bài dịch nghĩa tiếng Việt của Ma ha bát nhã ba la mật đa tâm kinh thì gửi lên cho mình và mọi người cùng xem nhe


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Xin bài dịch nghĩa của Ma ha bát nhã ba la mật đa tâm ki

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Nếu bạn thích bản dịch Bát Nhã Tâm Kinh của quý Hòa Thượng thì tìm trên Google.

Tôi có đăng một cuốn sách bản dịch và luận giải của cư sĩ Liên Hoa Tịnh Huệ trong diễn đàn này.

Nếu bạn không chê, có thể xem tại đây ===> MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Xin bài dịch nghĩa của Ma ha bát nhã ba la mật đa tâm ki

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Dưới đây là bản Hán dịch và bản Việt dịch của "Tâm kinh Bát Nhã".
MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
(MAHA PRAJNĀ PARAMITA HRDAYA SŪTRA)
(Bản dịch của Pháp sư Huyền Trang)
Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Ðề Tát Ðỏa y Bát Nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố; vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba la mật đa cố, đắc A Nậu Ða La Tam miệu Tam Bồ đề.
Cố tri Bát Nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thật bất hư.
Cố thuyết Bát Nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.
........................................................................................................................................................................

Bản dịch Tiếng Việt
TÂM KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Khi Bồ tát Quán Tự Tại hành rốt ráo Bát Nhã Ba La Mật Đa (liền) soi thấy năm uẩn đều không, (nhờ thế nên) vượt qua mọi khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc; Sắc tức là Không, Không tức là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như vậy.
Xá Lợi Tử! Tướng Không của các pháp là không sanh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt. Vì thế, trong Không, không có Sắc, không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị xúc, pháp, không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh cho đến không có lão tử cũng không có hết lão tử; không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không có trí cũng không có đắc.
Bởi không có chỗ đắc, Bồ tát (nhờ) nương Bát Nhã Ba La Mật Đa, nên tâm được không quái ngại, vì không quái ngại nên không sợ hãi, xa lìa điên đảo mộng tưởng, rốt ráo Niết Bàn. Chư Phật ba đời (nhờ) nương Bát Nhã Ba La Mật Đa, nên chứng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.
Nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, trừ được mọi khổ ách, chơn thiệt không hư dối.
Cho nên nói chú Bát Nhã Ba La Mật Đa tức nói câu chú viết ra như sau:
Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.
Tôi có một ý nhỏ như sau. Nếu ai không đồng ý thì bỏ qua cho tôi. Xin cảm ơn.
Xin xem chỗ in đậm,
Bản Hán dịch là
Thị chư pháp không tướng
Bản Việt dịch là
Tướng không của các pháp

Theo tôi, người ta chỉ nói "Tánh không của các pháp" thôi chứ không nói "Tướng không của các pháp" vì các pháp là sắc pháp tức là tướng có, không thể dịch là tướng không được.
Cho nên toàn câu :
Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.
nên được dịch là
Xá Lợi Tử ! Vì các pháp không có tướng nên không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm.
Tại sao các pháp không có tướng ? là tại vị các pháp biến đổi liên tục, nó không có tướng riêng. Từ khi thành đến khi hoại không, nó luôn luôn biến đổi. Do đó nó không có thật. (Nếu tướng của nó không biến đổi, tức là nó có tướng riêng rồi, tức là nó thường hằng, nếu nó thường hằng thì nó có thật. nhưng vì nó không không có tướng riêng, nó không thường hằng, nên nó không có thật). Vì nó không thật có nên nó là huyễn, vì nó là huyễn nên nó không sanh, không diệt v.v....


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Xin bài dịch nghĩa của Ma ha bát nhã ba la mật đa tâm kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

sen nở đã viết:Bạn nào có bài dịch nghĩa tiếng Việt của Ma ha bát nhã ba la mật đa tâm kinh thì gửi lên cho mình và mọi người cùng xem nhe
BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

Bản dịch đầy đủ

Như vầy một lần tôi nghe:

Thế Tôn ở thành Vương Xá trên đỉnh Linh Thứu sơn cùng với đại Tăng đoàn và nhiều chư Bồ-tát, vào thời điểm đó, Thế Tôn đã đang nhập chánh định về các Pháp giới phân biệt gọi là Cảnh giới trình hiện thậm thâm. Cũng chính tại thời điểm đó, Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát, một đại thiện tri thức, thực hành thâm diệu Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, ngài thấy được ngay cả năm uẩn cũng[2] đều thiếu vắng tự tính. Sau đó, thông qua năng lực gia trì của đức Phật, tôn giả Xá-lợi-phất thông bạch với thánh giả Bồ-tát Quán Tự Tại rằng: "Thiện nam tử nên phát tâm rèn luyện thực hành thâm sâu pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế nào?".

Khi điều này được hỏi, Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát đáp lời tôn giả Xá-lợi-phất rằng: "Này Xá-lợi-phất! Các thiện Nam tử, thiện nữ nhân phát tâm thực hành pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa thâm diệu nên thấy như sau. Họ nên soi thấy đúng đắn, xuyên suốt và tái lặp là đến cả năm uẩn cũng đều thiếu vắng về tự tính. Sắc tức là không, không tức là sắc. Không [hoạt hành] chẳng khác chi sắc, sắc [hoạt hành] cũng chẳng khác chi Không. Tương tự, thọ, tưởng, hành thức thảy đều là Không.
Xá-lợi-phất, bởi thế, mọi hiện tượng đều là Không – thiếu vắng các đặc tính xác định; chúng không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm.

Cho nên, Xá-lợi-phất, trong Không, không có sắc, không thọ, không tưởng, không hành, không thức; không có nhãn, không nhĩ, không tỷ, không thiệt, không thân, không ý; không sắc, không thanh, không hương, không vị, không xúc, không pháp. Không có nhãn giới và vân vân cho đến không có ý thức giới. Không có vô minh cũng không có diệt hết vô minh, và vân vân cho đến không có già, chết cũng không có diệt hết già chết. Không có khổ, tập, diệt đạo. Không có trí huệ, không có chứng đắc, cũng không có không chứng đắc.

Xá-lợi-phất, vì không có chứng đắc nên do đó Bồ-tát an trụ theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì tâm không uế chướng nên không sợ hãi, vượt khỏi sai lầm, đạt cứu cánh niết-bàn.
Tất cả chư Phật, an trụ trong tam thế tỉnh thức viên mãn và thấu suốt, cũng y theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà được vô thượng, chánh đẳng, chánh giác.

Do vậy, phải biết được rằng chú Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa – vốn là đại tri chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là ngang bằng với vô đẳng chú, diệt trừ được mọi khổ não – là chân thật vì nó không sai sót. Chú Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa được tuyên thuyết như sau:

tadyatha - gate gate paragate parasamgate bodhi svaha!
(Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, tìm thấy giác ngộ)

Này Xá-lợi-phất, bằng cách này, các vị đại Bồ-tát nên hành trì trong Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm diệu."

Sau đó, Thế Tôn xuất khỏi chánh định và tán dương Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát rằng: "Lành Thay!"

Ngài nói: "Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử, Đúng là vậy. Phải nên hành trì Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm diệu như cách ông nói. Ngay cả các Như Lai cũng đều hoan hỷ!"

Thế tôn nói xong, tôn giả Xá-lợi-phất, Quán Tự Tại Bồ-tát, toàn thể đoàn tùy tùng chung quanh, và giới chúng sinh bao gồm trời, người, a-tu-la, và càn-thát-bà đều hoan hỷ và tán thán điều Thế Tôn dạy.


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Xin bài dịch nghĩa của Ma ha bát nhã ba la mật đa tâm kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Sở dĩ các vị thiện tri thức chưa thông suốt bản kinh này là vì các vị chưa kiến tánh , bản kinh này nói về một vị Bồ tát đã kiến tánh và đã bảo nhậm thành công nên được gọi là Quán Tự Tại .

Tam Tạng Pháp Sư Đường Tăng ( Đường Tam Tạng hay Đường Huyền Trang ) đã rất đúng khi để riêng bản kinh này mà không nhập chung vào bộ kinh Bát Nhã nào .


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách