Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

46. Tại sao Niết-bàn gọi là tịch diệt?

- Niết-bàn chính là diệt, là tịch diệt, một trạng thái ngưng nghỉ và vắng lặng. Chúng sanh thường chịu căn trần chi phối, mãi trôi lăng trong biển sanh tử, lục đạo luân hồi, chìm đắm giữa dòng ái dục; nên chẳng hẹn ngày thoát ly lưới vây của phiền não. Hàng Thinh văn A-la-hán nhờ tu tập, có trí tuệ nên các ngài thoát khỏi sự chi phối của căn trần; liễu ngộ sinh tử, không còn trôi dạt trong ba cõi, sáu đường, chấm dứt ái dục! Khi ái dục đã diệt tận thì mọi chấp thủ tiêu vong [*]; thủ diệt thì ba hữu [**] đâu còn. Ba hữu không còn thì các phiền não như sanh, già, bệnh, chết, sầu bi khổ ưu não cũng tự diệt. Như vậy, mọi nguyên nhân của phiền não thảy đều ngưng nghỉ, vắng lặng. Nên gọi là diệt, là tịch diệt.

[*] Có bốn thủ: dục thủ, kiến thủ, ngã thủ và giới cấm thủ.

[**] Dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu. (chú thích của dịch giả)

47. Người tu hành đều đắc quả Niết-bàn như nhau?

- Không chắc như vậy. Người nào thực hành đúng chánh pháp, giác ngộ những pháp mà bậc trí tuệ đã giác ngộ, biết chắc những pháp mà bậc trí tuệ đã biết chắc, dứt bỏ những pháp mà bậc trí tuệ dứt bỏ, tiến hành những pháp mà bậc trí tuệ tiến hành, thấy rõ những pháp mà những bậc trí tuệ đã thấy rõ; người ấy đắc Niết-bàn.

48. Làm sao biết Niết-bàn là tối thượng lạc?

- Tại sao không? Ví như một người chưa từng bị chặt tay, chặt chân, nhưng họ vẫn biết bị chặt tay chặt chân là khổ. Ấy là do nghe tiếng than khóc quằn quại đau đớn của nạn nhân nên biết. Cũng vậy, dầu chưa chứng đắc Niết-bàn, nhưng nghe những bậc Thánh A-la-hán nói và thấy đời sống thanh tịnh an lạc của họ nên biết Niết-bàn là tối thượng lạc.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

49. Có Phật không?

- Thầy của đại đức và đại đức đã thấy Phật chưa? Nếu chưa sao biết là có Phật?

- Trên núi Hy-mã có một con sông tên là Dhānadī, vậy thân phụ, các bậc tiền bối và đại vương đã thấy con sông đó chưa? Nếu chưa vậy con sông Dhānadī không có? Vì đại vương và các bậc tiền bối của đại vương cũng chẳng thấy.

- Thưa, đúng là có con sông Dhānadī, mặc dầu trẫm và các bậc tiền bối của trẫm không thấy nhưng sử sách ghi chép và những người đã từng thấy nói lại.

- Cũng vậy, tâu đại vương! Các bậc thầy và bần tăng cũng không thấy Phật; nhưng Đức Phật vẫn có, vì kinh sách, bia ký còn ghi chép sử tích và giáo pháp của ngài, lại còn nhiều vị Thánh tăng A-la-hán kể lại nữa.

50. Phật là tối thượng tôn bảo có đúng chăng?

- Đúng thế! Ví như ta chưa từng thấy biển, nhưng có thể biết biển sâu và rộng. Vì năm con sông lớn như Gangā, Yanumā, Acīravatī, Sarabhū, Mahīnadī tuôn chảy ngày đêm về biển, biển vẫn không đầy tràn. Do vậy, nên biết biển sâu thẳm, mênh mông.

- Cũng như thế ấy, các hàng đệ tử của Phật, các bậc Thánh từ Dự lưu đến A-la-hán quả đều thành tựu giới đức, định đức, tuệ đức; họ đông vô số và là những bậc đáng tôn quý, nhưng họ đều là đệ tử của Đức Đạo Sư. Nhờ vậy nên biết Đức Phật là bậc Tối thượng Tôn bảo.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

51. Phật tối thắng như thế nào?

- Tối thượng, tối thắng là thầy của chư thiên và loài người. Làm sao biết được? Bởi nghe mười danh hiệu của Đức Phật được chúng sanh xưng tán nên biết. Lại nữa, các vị Đại Phạm thiên, những bậc có uy lực nhất trong tam giới, vốn là đệ tử của Đức Phật. Đại vương rất giỏi toán, vậy đại vương học của ai? Vị ấy còn sống không?

- Học từ sách của nhà toán học quá cố tên Tissa.

- Cũng vậy, kinh sách còn lại mặc dầu Đức Phật đã nhập diệt rồi. Các vị Thánh đệ tử lưu truyền và hiện giờ chúng ta đang học giáo pháp ấy, gồm pháp học và chín pháp xuất thế gian nên nói Đức Thế Tôn là tối thắng.

52. Thấy Phật

- Pháp Đức Chánh Đẳng Giác đã thuyết như thế nào?

- Pháp Đức Thập Lực Tuệ đã thuyết, những ai nghe, thực hành và chứng đắc pháp ấy gọi là Thinh Văn. Người thấy pháp ấy tức là thấy Phật. Đức Thế Tôn đã thuyết: "Ai thấy pháp tức thấy Như Lai, ai thấy Như Lai tức thấy Pháp." Khi thấy pháp, người ấy sẽ không còn hoài nghi, về đức hạnh, trí tuệ và sự tối thắng Niết-bàn và sự hiện thân của ngài nữa.

53. Khi chết ngũ uẩn diệt theo

- Khi một chúng sanh chết và tái sanh chỗ khác thì thức ấy lìa khỏi ngũ uẩn này để tái sanh?

- Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo.

- Tại sao Đức Thế Tôn thuyết, chúng sanh tùy theo nghiệp và thức sẽ tìm cảnh thú tái sanh tương ứng với nghiệp ấy?

- Đúng như vậy. Thức tái sanh ấy được gọi là kết sanh thức, tức là thức nối liền từ kiếp này sang kiếp khác. Khi chết, thức diệt, không đi theo, nhưng nó tác động, chuyển hướng trong nháy mắt là kết sanh thức chuyển sang cảnh giới khác. Ví như người ta mồi lửa từ cây đèn này sang cây đèn khác. Lửa từ cây đèn bên này không đi sang cây đèn bên kia như thế nào, thì thức cũng không đi theo như thế ấy.

Ví như lúc nhỏ ta học toán số, văn phạm, sử truyện với các thầy phụ đạo kiến thức không chạy từ miệng, óc của thầy phụ đạo sang miệng và óc của ta và kiến thức của thầy phụ đạo không bị cạn vì đã truyền hết sở học cho ta. Tái sanh cũng như vậy. Khi chết ngũ uẩn diệt, thức cũng diệt, chẳng có thức đi theo, nhưng thức ấy tác động, hướng tâm, trong một niệm là duyên theo cảnh giới tái sanh ngay.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

54. Vedagū?

- Vedagū, nghĩa đen là bậc thông hiểu, thâm đạt Phệ-đà; nghĩa bóng là người thông đạt thế gian. Vậy từ ấy có hàm nghĩa: người đã thông hiểu, thâm đạt hữu vi và vô vi pháp không?

- Vedagū trong Phật giáo không chứa đựng nghĩa thâm diệu, chẳng diễn đạt được giáo pháp cao siêu. Tuy nhiên, vì Vedagū là thuật ngữ của đạo bà-la-môn, đã trở thành phổ thông, nên thỉnh thoảng Đức Thế Tôn cũng dùng để chỉ những bậc đã thâm đạt pháp.

55. Nếu chết mà diệt hết thì thoát khỏi nghiệp

- Đại đức nói khi chết, ngũ uẩn diệt, nghĩa là cả thân tâm này diệt hết, không còn gì?

- Đúng vậy.

- Vậy nếu làm ác, giết người vô số; khi chết, tất cả nghiệp cũng diệt theo, đầu thai sang cảnh giới khác sẽ không bị trả quả do ác nghiệp của mình đã tạo?

- Không phải vậy! Chỉ có người chấm dứt mọi nguyên nhân sanh tử, mới chấm dứt được nghiệp; còn tất cả chúng sanh, không ai thoát được nghiệp đã gieo!

- Đại vương còn nhớ chuyện xử phạt người trộm xoài không? Kẻ trộm ngụy biện ra sao và đại vương phán tội thế nào?

- Còn nhớ. - Y nói rằng, tôi hái trái ở trên cành còn hạt xoài của người trồng đã bị diệt mất. - Hạt xoài dưới đất tuy diệt nhưng nó nảy mầm mới, trưởng thành, nở hoa kết trái. Trái xoài có được hôm nay chính là nhờ nhân xoài đã gieo trồng trước kia.

- Nghiệp cũng như thế. Thân tâm ngũ uẩn cũ tuy diệt, nhưng nghiệp đã tạo giống như mầm cây, nó sẽ ra hoa kết trái ở thân tâm ngũ uẩn mới. Người hái trộm xoài không thoát khỏi tội như thế nào thì chúng sanh cũng chẳng thể tránh khỏi nghiệp khi nó đã trổ quả như thế ấy.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

56. Nghiệp trú ở đâu?

- Trú chỗ nào rất khó nói, nhưng nghiệp thường theo chúng sanh từ cảnh giới này sang cảnh giới khác như hình với bóng. Ví như cây đơm bông kết trái, ta không thể chỉ rõ trái của nó sẽ nằm tại chỗ này hay tại chỗ kia. Cũng như vậy nghiệp mà chúng sanh gánh chịu, từ đời này sang kiếp kia, không thể khẳng định thời gian và không gian nào nó sẽ trổ quả, nhưng chắc chắn nó sẽ trổ quả.

57. Người còn tái sanh có biết chắc là mình còn tái? Làm sao mà biết?

- Biết rõ, ví như người làm ruộng lo cày bừa, gieo hạt, bỏ phân, chăm sóc chu đáo, mưa thuận, gió hòa thì người ấy có biết chắc mình sẽ có cơm ăn. Người còn tạo nghiệp thiện ác biết chắc còn tái sanh cũng như vậy.

58. Phật ở đâu?

- Đức Thế Tôn đã nhập Niết-bàn, không thể nói rõ là ngài ở đâu được. Ví như ngọn lửa đã tắt, ta không thể chỉ rõ ngọn lửa ấy đi đâu. Thế Tôn tịch diệt vào Niết-bàn cũng như vậy. Tuy nhiên, giáo pháp Thế Tôn đã thuyết, pháp ấy bần tăng có thể chỉ cho đại vương được.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

59. Thương yêu cái thân?

- Các vị tỷ kheo dường như thương yêu cái thân của mình lắm? Họ từ chối khổ hạnh, không nhịn ăn; họ ăn ngày một bữa đầy đủ; cạo râu tóc sạch sẽ, ngủ nghĩ điều độ, giữ gìn thân khẩu; đời sống như vậy không phải là bảo trọng, thương yêu cái thân là gì?

- Nhận xét vậy không đúng. Ví như vị tướng cầm quân ra trận, quân lính bị thương, ta phải cho người điều trị chăm sóc vết thương cẩn thận, làm vậy đâu phải là bảo trọng, nâng niu vết thương. Mục đích chỉ mong vết thương chóng lành. Cũng vậy, các vị sa-môn chăm sóc cái thân không phải là thương yêu, bảo trọng cái thân mà muốn mượn cái thân để tu tập, phát triển giới hạnh. Cho nên, đối với ba việc mà thế gian xem trọng là ăn, mặc, ngủ, các vị sa-môn chỉ cần vừa đủ. Ngoài ra, các vị sa-môn phải thường quán tưởng mỗi khi thọ nhận bốn việc cúng dường (thức ăn, y phục, chỗ ở và thuốc men). Phải thường quán tưởng thân là vật bất tịnh đáng nhàm chán; chín đường bài tiết ngày đêm tuôn chảy các mùi hôi thối dơ uế. Vậy đâu phải là thương yêu, bảo trọng cái thân.

60. Phật là bậc toàn giác biết tất cả?

- Đức Thế Tôn có tuệ biết tất cả, tại sao ngài không chế định giới luật trước mà đợi đến khi các vị tỳ-khưu phạm giới mới chế?

- Ngài đúng là bậc toàn giác, ví như những thầy thuốc tài giỏi, họ đâu có chế thuốc cho người không bị bệnh uống. Cũng vậy, tỳ-kheo phạm giới, Phật mới chế định giới luật, như trị bệnh cho thuốc vậy.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

61. Tại sao Phật không giống cha mẹ ngài?

- Thế Tôn có ba hai quý tướng và tám mươi vẻ đẹp của bậc đại nhân? Thế cha và mẹ ngài cũng có phước tướng như vậy? Nếu không thì liệu người ta nói hơi quá không? Bởi lẽ Thế Tôn có đầy đủ phước tướng mà phụ hoàng và mẫu hậu thì không?

- Chúng ta ai cũng biết hoa sen sinh ra và lớn từ bùn nhưng khi hoa nở thì sắc hương không giống bùn. Đức Phật cũng vậy, ngài sinh ra mà không giống phụ hoàng và mẫu hậu vì trong tự thân ngài có mầm mống giống khác, đó là Phật chủng. Hạt mầm Phật chủng này được tựu thành do công năng ba-la-mật mà ngài đã tích lũy trong vô lượng kiếp nên phước tướng vượt trội và khác hẳn bất cứ ai trong thế gian.

- Ví dụ về sen mọc trong bùn không tương hợp lắm nhưng mà cái "hạt mầm Phật chủng" thì thật là hay.

62. Thực hành phạm hạnh

- Đức Thế Tôn hành phạm hạnh giống các vị Phạm thiên? Nếu thế thì Phật là học trò của Phạm thiên?

- Theo đại vương, sự giống nhau ấy là thầy trò của nhau? Nghe đại vương có một con voi chúa tên là "con voi hạnh phúc” tiếng rống của nó giống như tiếng kêu của loài chim Thứu trên Tuyết sơn. Vậy có phải “con voi hạnh phúc” là học trò của loài chim Thứu. Nếu không phải. Vậy phạm hạnh của Đức Phật sao lại bảo là học trò của Phạm thiên? Hơn nữa, Đức Phật tự mình giác ngộ Chánh pháp, Phạm thiên không tự mình giác ngộ Chánh pháp ngược lại học hỏi Chánh pháp từ Đức Thế Tôn. Vậy, ai thầy ai trò đại đã quá rõ rồi.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

63. Ai truyền cụ túc giới cho Đức Phật?

- Cần có những điều kiện gì để thành tựu cụ túc giới? Thế Tôn có cụ túc giới không? Ai là thầy yết ma, hòa thượng tế độ cho Đức Phật? Tăng chúng chứng minh có bao nhiêu vị?

- Điều kiện thành tựu cụ túc giới là phải có đủ thầy yết ma, hòa thượng tế độ và số Tăng hội chứng minh. - Đức Phật là bậc có cụ túc giới viên mãn nhất, nhưng ngài không có ai là thầy, lấy đâu ra Tăng hội. Giới luật chế ra là để ngăn ngừa những vọng động thô tháo của thân và khẩu rồi dần dần đi sâu vào ý. Sở dĩ Phật có cụ túc giới viên mãn không có ai làm thầy, vì ngài đã rèn luyện thân khẩu ý từ vô lượng kiếp; huân tập ba mươi ba-la-mật rốt ráo và viên mãn. Ngài là bậc Toàn Giác biết tất cả thế gian pháp; biết rõ điều nào xấu để ngăn ngừa; điều nào tốt cần phát huy. Mọi giới luật cũng từ đấy mà ra; Ngài cùng với cụ túc giới ấy là một, sống với giới luật nên những biểu hiện bên ngoài của ngài đều đoan nghiêm tuyệt hảo và toàn bích; Ngài giác ngộ giới cụ túc và giáo giới Tăng chúng, rồi Tăng chúng y cứ vào giới luật tu tập, không còn lỗi lầm.

- Do vậy cụ túc giới của Đức Thế Tôn là có oai lực nhất. Dù vậy vẫn có ba nhóm Tăng cu hội truyền giới cụ túc đến cho Đức Thế Tôn:

1. Nhóm ba-la-mật Tăng (Paramī sangha)

2. Nhóm thiện Tăng (Kusala sangha)

3. Nhóm quả Tăng (Phala sangha)

64. Nước mắt nào là thuốc? Nước mắt nào là độc dược?


- Có nghe các bậc hiền trí nói, trên thế gian này có hai loại nước mắt. Một loại nước mắt có khả năng trị bệnh như thần dược. Một loại khác thì như độc dược, sao có chuyện lạ vậy?

- Nước mắt do hận thù, sầu bi khổ ưu não, là nước mắt bị thiêu đốt bởi tham luyến, sân hận và si mê tiết ra chẳng khác gì độc được. Nhưng nước mắt tiết ra bởi các trạng thái của tâm cao thượng, như nghe pháp, như hỉ lạc trong thiền định, niềm hỷ hoan tinh thần, tâm bi mẫn đối với đau khổ của chúng sanh thì là thần dược.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

65. Tham luyến và dứt tham luyến khác nhau ra sao?

- Người tham luyến là người còn dính mắc, người không còn tham luyến là người không còn dính mắc. Mặc dù cả hai đều thọ dụng giống nhau. Nhưng kẻ còn tham luyến thì họ đắm say, hưởng thụ, tìm sự thỏa mãn trong ngũ dục, miệt mài đeo đuổi ngũ dục. Trái lại, người không còn tham luyến, họ ăn, mặc, ngủ rất chừng mực, điều độ; Việc ăn, mặc, ngủ nghĩ đối với họ chỉ để duy trì thân mạng để tu tập.

66. Trí tuệ ở đâu?


- Trí tuệ không có trú xứ cũng như không thể chỉ rõ trú xứ của gió nhưng không thể vì thế mà nói không có gió.

67. Luân hồi là thế nào?


- Luân hồi sinh tử là sự sống chết lui trong sáu đường của chúng sanh. Nghĩa là sanh ra và chết cứ thế, tử sanh; sanh tử mãi mãi đến vô cùng, chẳng bao giờ ra khỏi thế gian được. Ví như người ăn trái xoài, lấy hạt gieo trồng thành cây, ra hoa kết trái. Lấy trái ăn rồi gieo hạt, hạt mọc lên cây khác. Tiếp tục không ngừng như vậy, không thể tìm đâu nhân khởi đầu và trái kết thúc. Sống chết, luân hồi của chúng sanh cũng như thế đó.

68. Trí nhớ


- Nhớ lại được việc từ xa xưa do nguyên nhân nào? Là do tâm hay trí nhớ?

- Trí nhớ là do ký ức, ký ức chính là nơi ghi chép chuyện quá khứ giúp cho trí nhớ làm việc. Chức năng của trí nhớ là làm công việc nhớ lại các việc trong quá khứ; còn tâm có chức năng nhận thức, suy nghĩ, nhận biết, chụp bắt, gom thâu.

69. Ai cũng có trí nhớ hay chỉ một số người?

- Tất cả mọi người trên thế gian đều có trí nhớ. Có trí nhớ mới có thể học các môn học, tu tập các đề mục thiền định, học hỏi và làm việc.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

70. Mười bảy loại trí nhớ

1. Trí nhớ phi thường như ngài Ānada, nghe Thế Tôn nói một lần là có thể nhớ lại không quên.

2. Trí nhớ do cất đặt của cải tài sản như người chu đáo, họ chôn cất tài sản, lúc cần lấy lên để sử dụng.

3. Trí nhớ bởi những ngày trọng đại như người xuất gia nhớ ngày thọ đại giới, bậc thánh nhớ giây phút đầu tiên khi đắc thánh quả.

4. Trí nhớ kỷ niệm vui là niềm vui bình thường với gia đình bè bạn do gặp lại những niềm vui đã từng có trước đây mà nhớ lại.

5. Trí nhớ do từng bị đau khổ là người từng bị đau khổ hằn sâu trong tâm, họ dễ dàng nhớ lại mỗi lần hồi tưởng.

6. Trí nhớ do hình ảnh quen thuộc là do thấy người, nhà cửa, cây cối tương tự, nên gợi lại hình ảnh đã từng quen biết.

7. Trí nhớ do tái hiện mùi vị nói rộng ra là cả ngũ trần; nếu ta đã từng cảm xúc, nay gặp lại chợt liên tưởng đến và phát sanh trí nhớ.

8. Trí nhớ được nhắc lại ví như một bài toán đã quên, sau đó nhờ người khác nhắc mà nhớ.

9. Trí do làm dấu hiệu là ví như tỷ kheo làm dấu trên y của mình, chủ trâu làm dấu nơi trâu để khỏi lẫn lộn.

10. Trí nhớ do nhắc nhở là người có trí nhưng hay quên. Khi được nhắc nhở chỉ cần gợi ý nguyên nhân là họ nhớ.

11. Trí nhớ do nhìn mặt chữ là vì viết hoài nên quen mặt chữ.

12. Trí nhớ do ghi chép là của người làm thư ký, nhờ ghi chép sổ sách rõ ràng nhớ.

13. Trí nhớ lâu xa do đắc túc mạng minh là do đắc túc mạng mà nhớ được một kiếp cho đến trăm ngàn kiếp trước của mình và người khác.

14. Trí nhớ có từ kinh sách, sử sách là do đọc kinh sử của nhiều thời đại trước.

15. Trí nhớ do ý nghĩa là người đọc kinh sách nhưng họ quên hết câu văn chỉ nhớ ý nghĩa. Lúc cần họ sẽ y vào nghĩa mà diễn đạt theo ý của mình.

16. Trí nhớ do huân tập, thói quen là do ta học mãi, làm hoài lâu ngày thành thói quen.

17. Trí nhớ do học thuộc lòng.

- Còn nhiều nữa, nhưng 17 loại trí nhớ này đủ tóm thâu tất cả các loại trí nhớ.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

72. Diệt khổ chưa đến?

- Các sa-môn tu hành tinh tấn là để trừ những nỗi thống khổ? Khổ ấy từ quá khứ, hiện tại hay vị lai?

- Khổ xuất hiện khi các nhân duyên phát sanh; khi lục căn tiếp xúc với lục trần khởi tâm phân biệt. Khổ đau có mặt trong cả ba thời quá khứ, hiện tại và tương lai. Riêng về quá khứ ví như khi ta hồi tưởng, đến những kỷ niệm đau buồn, khổ sẽ có mặt ngay tức khắc. Tu hành diệt trừ khổ đau cũng ví như là vua một nước, chắc cũng có lúc ông nghĩ: có một lúc nào đó quân xâm lăng sẽ tiến chiếm lãnh thổ của ông. Vậy thì đâu thể chờ quân giặc tấn công mới lo tập luyện binh mã. Cũng vậy, đau khổ chưa đến nhưng đau khổ sẽ đến như quân giặc kia, đợi đau khổ đến mới tìm cách diệt là muộn rồi. Sa-môn Thích tử tinh tấn phòng hộ các căn, thu thúc thân khẩu ý, giới luật nghiêm cẩn là phòng thủ thành trì ngăn trừ ác pháp. Chúng ta đâu thể đợi khác mới đào giếng; lúc đói mới lo cày bừa gieo mạ.

73. Cõi Phạm thiên bao xa?

- Xa lắm, có thể ví dụ nhưng không xác đáng lắm, ví như có một tảng đá to bằng tòa nhà, rớt từ cõi trời Phạm thiên, nó sẽ mất bốn tháng mới rơi xuống mặt đất. Dù xa vậy nhưng tỳ-khưu có thần thông, muốn từ cõi người lên đến Phạm thiên, chỉ cần tâm niệm, thời gian chỉ trong nháy mắt là đến nơi. Cũng như người cách xa ngàn dặm nhớ nghĩ về quê hương, chỉ cần nghĩ tưởng là đã đến nơi rồi.

74. Thời gian tái sanh

- Có hai người cùng chết ở một nơi, một người sanh lên cõi trời Phạm thiên, một người tái sanh vào xứ Kasmir ngay đây [nay thuộc tây bắc Ấn], thì ai sẽ đến trước?

- Cùng đến một lúc, ví như ta ở tại đây mà nghĩ về quê hương cách xa vạn dặm và nghĩ về nơi ta hiện đang ở, thời gian nghĩ đến hai nơi ấy ngang bằng nhau. Chúng sanh chấm dứt thọ mạng ở đây, dù hóa sanh lên cõi Phạm thiên hay đầu thai vào cảnh người thì thời gian vẫn đồng nhau, không có sau trước. Đại vương hãy nhìn bần tăng rồi nhìn mặt trời thử xem. Thời gian nhìn bần tăng ở ngay đây và thời gian nhìn mặt trời xa xăm kia, có bằng nhau chăng? Sự tái sanh của chúng sanh, dầu ở cảnh giới nào, đều xảy ra trong một niệm chỉ cần nghĩ là đến, chẳng có xa gần, sau trước!


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

75. Sự liên hệ giữa kiếp này với kiếp kia

- Chúng sanh khi tái sanh chúng có hình tướng gì? Nếu không có màu sắc và hình tướng, vậy không có chúng sanh đi đầu thai và tự nhiên sanh? Không có chúng sanh đi đầu thai thì cảnh giới mà nó đầu thai cũng không có?

- Chúng sanh lìa bỏ cõi đời này đi tìm chỗ tái sanh chẳng có màu sắc, hình thù tướng mạo gì cả. Từ cảnh giới này sang cảnh giới kia ví như tiếng nói của bần tăng đi sang lỗ tai của đại vương. Tuy không có màu sắc hình tướng gì nhưng đại vương vẫn nghe lời và tiếp thu được những gì bần tăng muốn truyền đạt.

- Ví như người ta mồi lửa từ cây đèn này sang cây đèn khác. Lửa của cây đèn mới sau có được là do mồi từ cây đèn cũ trước. Lửa của cây đèn sau không phải là lửa của cây đèn trước nhưng chúng có sự liên hệ kế thừa trước sau. Cũng vậy ngũ uẩn mới chẳng phải do tự nhiên sanh mà chính do nghiệp thiện ác đã làm trong quá khứ tạo nên. Ngũ uẩn mới không phải là ngũ uẩn cũ đầu thai mà do ngũ uẩn cũ cùng với những nghiệp thiện ác của nó tạo nên ngũ uẩn mới. Bốn uẩn còn lại là sắc thọ tưởng hành thức cũng lại như thế là sự tiếp diễn của vòng luân hồi tái sanh.

Ví dụ đại vương có dùng kiếng soi mặt chăng? - Thưa có. - Đại vương có thấy rõ tai, mắt, mũi của đại vương ở trong kiếng không? - Thấy rõ. - Thế là tai, mắt, mũi của đại vương đã đi qua cái kiếng kia? - Đúng vậy. – Vậy hãy xem thử đại vương có mất tai, mất mắt và mất mũi chăng? - Không mất.

- Cũng vậy ngũ uẩn, là sắc, thọ, tưởng, hành và thức của kiếp sau, nó nương từ sắc, thọ, tưởng của kiếp này mà có, bảo một là sai, và bảo là hai cái khác nhau cũng sai. Khi chúng sanh chết, ngũ uẩn diệt theo, nhưng những nghiệp thiện ác tạo tác như bóng nương theo hình sẽ tái sanh một ngũ uẩn mới trong bụng mẹ. Mãi mãi như vậy là hành trình luân hồi của chúng sanh trong sáu nẻo.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách