Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

76. Vào cửa nào để đầu thai?
- Nó có vào nhưng chẳng theo cửa nào. Xin hỏi: cái hộp bên cạnh đại vương đựng gì trong ấy? - Đựng ngọc ấn và mấy cái triện son của trẫm. - Vậy "cái thấy" của đại vương vào cửa nào, để biết trong hộp đựng ngọc ấn và triện son? Chúng sanh vào bụng mẹ chẳng theo cửa nào cũng tương tự như vậy, đầu tiên nó đi vào bởi cái tâm sơ khởi gọi là kiết sinh thức; thức ấy không có hình thù tướng mạo, nó như sự suy nghĩ của đại vương vụt chạy vào bên trong cái hộp kia vậy.

77. Hạt nhân sanh giác ngộ có mấy pháp
?

- Nhân để sanh giác ngộ có mấy pháp? Muốn giác ngộ phải thành tựu trọn vẹn bảy giác chi?
- Có bảy nhân gọi là thất giác chi, gồm có niệm, trạch pháp, tấn, hỷ, an, định, xả. Muốn giác ngộ phải thành tựu bảy giác chi mới trọn vẹn, tuy nhiên chỉ cần thành tựu tuệ trạch pháp cũng có thể giác ngộ. Ví như thanh kiếm nằm trong bao, nó gồm có bảy phần: bao trong, bao ngoài, cán kiếm, chuôi kiếm, lưng kiếm, bụng kiếm và lưỡi kiếm mới gọi là đầy đủ. Nhưng khi cần chém vật gì, ta chỉ cần sử dụng lưỡi kiếm để cắt. Cũng vậy bảy giác chi. Tuệ trạch pháp giác chi ví như lưỡi kiếm, sáu giác chi còn lại như là bao, chuôi, thân kiếm... Chúng vốn không xa lìa nhau mà cấu tạo thành toàn bộ phận, nhưng chỉ cần tuệ trạch pháp giác chi là cắt lìa được phiền não rồi.
78. Điều lành nhỏ, phước quả lớn; Điều ác lớn, tội báo nhỏ.

- Có khi nào người làm việc ác lớn, tội báo lại nhỏ; còn người làm việc lành nhỏ, phước quả lại lớn không?

- Có, nếu gieo hạt mè nhỏ nhưng ta gia công chăm sóc tưới nước, nhổ cỏ, cào xới, mưa thuận gió hòa ta sẽ gặt hái tốt; còn hạt bí to gieo nơi đất sỏi đá khô cằn, chẳng phân nước, chăm sóc thì quả bí sẽ nhỏ tí teo. Cũng vậy gieo nhân, nhưng thuận duyên, nghịch duyên hay chướng duyên góp phần vào nhân ấy mới quyết định kết quả thế nào. Người làm việc dữ nhưng biết ăn năn, hối hận nên nguyện từ rày về sau không dám làm việc ác nữa. Nhờ tâm ăn năn hối cải nên cái quả báo, tội báo sẽ nhỏ đi. Đấy là trường hợp nhân ác lớn mà quả báo nhỏ. Người làm việc lành nhỏ nhưng tâm lại hoan hỉ; suốt tháng ngày an vui với việc lành ấy thì quả báo của nó chắc chắn là to lớn.

- Thuở Phật còn tại thế, một hôm ngài gặp một tội nhân bị chặt cụt cả tay cả chân, miệng ngậm một cành hoa sen với tác ý thành kính dâng cúng cho ngài. Sau khi thọ nhận, đức Phật bảo các tỳ kheo rằng: nhờ phước đức này mà trong suốt chín mươi mốt kiếp sắp tới, người kia sẽ khỏi bị đọa vào ba đường dữ, sanh về cảnh giới lành. Việc nhân quả xảy ra nó muôn mặt, muôn chiều, không đơn giản như ta hiểu! Điều lành nhỏ phước quả lớn, điều ác lớn tội báo nhỏ hoặc ngược lại vẫn thường xảy ra.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

79. Kẻ trí làm điều ác, tội báo nhỏ; Người ngu làm điều ác tội báo lớn

- Người có trí và người ngu cùng làm điều ác ai bị tội báo nhiều hơn?

- Người ngu sẽ bị nặng, ví như cục sắt nóng đặt giữa kẻ trí và người ngu, đại vương bắt mỗi người phải nắm cục sắt ấy đưa lên, việc gì xảy ra? Người trí sẽ nắm thật nhanh, đưa lên rồi thả xuống, y chỉ bị phỏng nhẹ. Người ngu không biết nắm chặt, y sẽ bị phỏng nặng. Tương tự vậy, người ngu làm việc ác, không biết đấy là ác, lún sâu vào nên tội báo sẽ nặng. Còn người trí biết đấy là ác, cũng làm ác; nhưng biết tránh để lãnh lấy hậu quả nhẹ hơn và không tái phạm nữa, do vậy tội báo sẽ ít hơn.

80. Bay bằng thân


- Có ai đến cõi Phạm thiên, xứ bắc-cu-lô-châu hay châu khác bằng thân thể này chăng?

- Có, các sa-môn tu tập thiền định, làm cho thiền định sung mãn; sau đó dùng ý chí, nung nóng ý chí, tu tập thuần thục tứ như ý túc, đắc thần thông họ có thể bay đến cõi trời Phạm thiên, Bắc-cu-lô-châu hoặc các châu khác bằng thời gian của lực sĩ duỗi cánh.

81. Xương dài 100 do tuần


- Các vị sa-môn nói: có một thứ xương động vật dài đến một trăm do tuần?

- Một số loài thủy tộc sống ở biển thân thể dài đến năm trăm do tuần, thân chúng dài năm trăm do tuần, xương chỉ có một trăm do tuần, có lẽ còn ngắn quá phải không.

82. Tại sao gọi là biển?


- Sở dĩ gọi là biển vì trong đó có nước hòa với muối, nên nước biển thường có vị mặn. Nó mặn vì tích tụ quá lâu ngày, lại tích lũy quá nhiều xương cốt của các loài thủy tộc khiến nước trở nên mặn, nếu truy nguyên đến tận gốc thì tất là trùng trùng nhân duyên tương tác, tương thành.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

83. Ngưng hơi thở

- Nhập định ở mức độ nào đó có thể ngưng hơi thở vẫn không chết?

- Đúng vậy, các loại hơi thở thường liên hệ với tâm con người; người tâm nhiều nóng nảy, xan tham và mê si, hơi thở của họ thô tháo nặng nề; người tâm an ổn, thư thái, hơi thở nhẹ nhàng và sâu. Hơi thở thô, tâm sẽ thô; hơi thở nhẹ nhàng, tâm vi tế nhẹ nhàng. Tỳ kheo đi sâu vào thiền định thì thân an tịnh, tâm sẽ an tịnh. Thân tâm càng an tịnh thì hơi thở càng lúc càng dịu nhẹ, vi tế. Đến một lúc nào đó thân hoàn toàn chỉ tịnh thì tâm cũng hoàn toàn chỉ tịnh. Lúc ấy hơi thở cũng mất luôn, chấm dứt luôn hơi thở nhưng sự sống, sức nóng vẫn còn tồn tại. Tỳ kheo nhập tứ thiền có thể ngưng hơi thở, các vị Thánh nhập định diệt thọ, tưởng - không những các ngài chỉ ngưng hơi thở mà còn ngưng luôn cả cảm giác và tri giác đấy.

84. Pháp xuất thế gian


- Giáo pháp còn những điều thâm sâu hơn thế chăng?

- Phải, không những thâm sâu mà còn tế vi và mầu nhiệm, các pháp xuất thế gian nên rất khó nói. Vì pháp xuất thế gian phải được diễn đạt và thông hiểu bằng tuệ xuất thế gian. Pháp xuất thế gian không thể lãnh hội bằng phàm tuệ được.

85. Tuệ xuất thế gian nằm ở đâu?


- Tuệ xuất thế gian khác với phàm tuệ thế nào và tuệ xuất thế gian ấy trú ở đâu?

- Cũng chỉ là tuệ nhưng nó sâu hay cạn khác nhau. Tuệ xuất thế gian không có trú xứ, không có nơi chốn, như gió vậy!


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

86. Thức, tuệ và sanh mạng

- Thức và tuệ giống hay khác nhau?

- Thức và tuệ hoàn toàn khác nhau. Thức là vinnāna, nghĩa là nhận biết, thu góp mọi kiến thức, kinh nghiệm; tuệ là pannā có nghĩa là thấy rõ, biết chắc mọi sự mọi vật đúng thực tướng.

- Nếu không có một sanh mạng thường tại ở trong thân thì ai là người thấy bằng mắt? Nghe bằng tai? Ngửi bằng mũi? Nếm bằng lưỡi? Đụng chạm bằng thân? Và suy nghĩ bằng ý? Hẳn phải có một linh hồn ở trong thân?

- Khi nhìn thấy một hoa đẹp, đại vương nhận thức rõ là cái hoa ấy đẹp chứ? - Vâng! - Nếu sau đó, thoáng nghe một âm thanh chát chúa, đại vương cảm thấy khó chịu chứ? - Vâng! - Vậy thì cái "thức nhận biết" đóa hoa đẹp và "thức cảm nghe" âm thanh chát chúa ấy nó là một thức hay là hai thức? - Hai thức. - Thức trước diệt rồi mới có thức sau? - Đúng vậy! - Vậy đại vương đã tự trả lời, chẳng có thức thường trú như linh hồn, mà thức là duyên sanh, duyên diệt!

- Tuệ cũng từ cái nhận biết ấy, chứ không phải là hai cái khác nhau: nhưng thức thì dễ sai lầm, còn tuệ thì thấy đúng, biết đúng như thực tướng. Nhận biết của thức là do vô minh, ái dục chi phối; cái thấy của tuệ là cái thấy trong sáng, thanh tịnh từ sự giác ngộ và giải thoát, không bị ngăn che bởi vô minh và ái dục. Thức và và tuệ có chức năng khác nhau; thức thanh tịnh thì tuệ khởi sanh.

- Sanh mạng cũng như thức và tuệ, vai trò và chức năng khác nhau trong cơ cấu thân tâm của loài hữu tình.

88. Thì giờ phải lẽ rồi


Đến đây, đại đức Na-tiên nói rằng:

- Tâu đại vương, bây giờ nửa đêm, cũng là thì giờ phải lẽ, bần tăng còn trở về chùa.

Đức vua Mi-lan-đà đáp:

- Thưa vâng, canh đầu đã qua, trống hoàng thành đã báo canh giữa từ lâu, trẫm đã làm phiền giờ giấc của đại đức nhiều lắm rồi.

Sớm hôm ấy, đại đức Na-tiên lại y bát đi vào cung, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Đức vua Mi-lan-đà đến đảnh lễ rồi ngồi một bên phải lẽ.

-------

Ghi chú:

Bản Bắc truyền "Na-tiên Tỳ kheo kinh" chấm dứt ngang đây, chỉ có 62 câu, so với bản Nam truyền là 88 câu. Ngoài ra bản Nam truyền còn hơn 150 câu hỏi và đáp nữa, xin chư vị độc giả hãy xem tiếp.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

89. Phật và chư Tăng phước báu ai hơn?

- Pajāpati Gotāmī là di mẫu của Phật, dâng cúng Đức Phật bộ y, ngài nhận, lại nói với bà rằng: "Hãy cúng dường bộ y này đến chư Tăng, vì cúng dường đến chư Tăng cũng như cúng dường đến Như La." Nếu Thế Tôn tròn đầy quả đức vậy sao ngài không thọ nhận để di mẫu được phước báu. Trẫm có hai mối nghi. Thứ nhất là phước báu của Phật không hơn phước báu của Tăng. Thứ hai là Đức Thế Tôn quên nghĩ đến ân đức dưỡng dục đối với bà di mẫu của mình!

-Việc làm của Đức Phật có ẩn ý và cao thượng hơn đại vương nghĩ, ví như đại vương sắp truyền ngôi cho một vị hoàng tử. Muốn hoàng tử được mọi người tôn trọng để lãnh đạo quốc độ, uy tín với các nước lân cận, nên trước mặt bá quan văn võ, các sứ thần ngoại giao, đại vương thường ca ngợi tài đức của hoàng tử, đại vương làm như thế là vì nghĩ đến đất nước chứ đâu phải vì hoàng tử cao thượng hơn đại vương!

- Đức Phật ca ngợi phước báu của Tăng cũng vậy, vì muốn giáo pháp hưng thịnh lâu dài trong tương lai nên Đức Phật ca tụng phước báu của Tăng. Bởi vì chư tăng là người kế thừa sự nghiệp hoằng pháp của Như Lai. Tăng còn thì giáo pháp còn nên Đức Phật khuyên bà di mẫu cúng dường đến Tăng. Đức Thế Tôn là bậc thầy tối thượng của Tăng, của chư thiên, nhân loại; ngài cao thượng hơn hết thảy chúng sanh trong tam giới, ân đức và phước báu của ngài không ai sánh bằng nên kinh Tương ưng tán thán: "Trong các núi, Tuyết Sơn cao nhất. Các vật giữa hư không, mặt trời cao quý nhất. Trong các sông hồ, biển cả hơn tất cả. Trong vì sao trên trời, mặt trăng cao quý cả. Giữa tam giới, Đức Phật cao quý nhất." Lại nữa, ngài Sāriputta nói: "Trên thế gian này chỉ có một người duy nhất, trải qua vô lượng kiếp tu tập các công hạnh, là người tế độ chúng sanh; Người sanh ra trong thế gian này là vì sự an vui, tiến hóa, sự lợi ích cho chư thiên và loài người. Vị độc nhất vô nhị ấy chính là Đức Chánh Đẳng Giác, bậc A-la-hán vô song, là Đức Phật Sakya Muni vậy."

- Mối nghi thứ hai, bà di mẫu cúng dường bộ y quý giá do tự tay mình làm đến Đức Phật là do động cơ mẹ con, nặng về tình cảm cá nhân hơn là bố thí cúng dường vì tâm cao thượng. Đức Thế Tôn chính vì nghĩ đến ân đức to lớn của bà di mẫu nên ngài đã tạo duyên cho bà cúng dường bố thí đến Tăng, để bà hưởng được phước báu thù thắng trong mai hậu vậy. Điều lợi ích ấy chính đại vương đã tự nói ra.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

90. Lễ bái, cúng dường Xá lợi, Kim thân Phật, cây Bồ-đề... không có phước báu!

- Ngoại đạo nói: "Khi Đức Phật còn ở đời, Phật tử cung kính, lễ bái, cúng dường là phải lẽ. Nay Phật đã nhập diệt, dù lễ bái cúng dường thì Đức Phật cũng đâu có hoan hỷ? Không hoan hỷ thì không có phước báu. Vậy là rơi vào tà kiến và có tội." Lời ấy là chánh kiến hay tà kiến?

- Phật luôn an tâm trong chánh định đại giải thoát, khi Phật tử cung kính lễ bái, cúng dường Phật, ngài cũng vẫn an trú tâm trong giải thoát, không sanh tâm hoan hỷ; tâm hoan hỷ là tâm thô lậu. Thế Tôn không hoan hỷ và cũng không không hoan hỷ đối với bất cứ phẩm vật cúng dường nào của chư thiên hoặc loài người. Dù ngài không khởi niệm đối với người và phẩm vật cúng dường nhưng hành giả nhờ tưởng nhớ đến Thế Tôn, những pháp mà Thế Tôn dạy bảo, họ y pháp tu tập, nên chứng đắc bốn đạo quả và Niết-bàn. Cung kính lễ bái cúng dường là phương tiện để tăng trưởng niềm tin tam bảo, khơi dậy sự dõng mãnh tu tập để đạt đến quả vị giải thoát.

- Ví như mùa hạ oi bức, một cơn gió mát thổi qua làm cho mọi người khoan khoái, gió qua rồi oi bức vẫn tiếp tục. Để có thể tạo ra gió mát người ta có thể dùng nan tre làm quạt, đó là chăm sóc cái nhân tạo thêm duyên để đạt được kết quả tốt. Đức Phật với giác ngộ, trí tuệ, từ bi hỷ xả như cơn gió mát thổi bạt vô minh trần thế, xua tan sân hận thế gian, làm cho hằng sa thế giới chấn động, ma vương sợ hãi và chúng sanh an lạc. Làn gió của Đức Thế Tôn đến như vậy, an trú và ra đi như vậy, lợi lạc vô cùng, nói hoan hỷ hoặc không hoan hỷ đều không đúng. Đức Thế Tôn nhập diệt, gió ấy qua rồi, nhưng người ta có thể tự tạo gió, bằng nổ lực cá nhân tạo gió bằng nan tre và giấy; bằng sự cung kính, lễ bái cúng dường xá lợi, cây bồ-đề, kim thân Phật để khởi tín tâm tăng trưởng bồ-đề đạt thành chánh giác, đem lợi lạc, an vui đến cho mình và mọi người.

- Lại nữa khi muốn nghe tiếng trống, người ta phải đánh trống; khi không đánh thì âm thanh kia tạm mất, trống là nhân, tự nó không phát ra âm thanh, một nhân không thể thành quả. Nhân phải được trợ duyên mới trổ thành quả. Cái trống cần phải có dùi trống và người đánh trống trợ duyên mới phát ra âm thanh. Đức Phật gióng lên Tiếng Trống Bất Tử giữa đời, ngài nhập diệt rồi nhưng hạt giống pháp âm không mất. Pháp của Phật tuy còn nhưng chỉ có Pháp và người đánh trống Pháp, vẫn chưa đủ, cần có duyên hỗ trợ. Cung kính cúng dường, lễ bái xá lợi, kim thân Phật chính là trợ duyên để chúng sanh nhớ tưởng đến ân đức, trí hạnh của Đức Phật mà tu tập phát triển thiện căn.

- Pháp và luật là Pháp bảo. Trống Pháp còn ở đấy, chỉ thiếu người đánh trống và dùi nữa thôi. Khi có dùi trống và người đánh trống, gióng lên tiếng Pháp âm thì đức tin, phước báu, từ bi, trí tuệ, giác ngộ, giải thoát sẽ có mặt. Lời nói của ngoại đạo là xảo ngôn, hư ngụy tà kiến; chúng muốn hàng Phật tử mất nơi nương tựa, không nơi tôn kính, không nơi lễ bái; làm cho Phật tử hoang mang, sợ hãi, đức tin bị lung lay để hũy hại pháp của Phật.

Phật tử cung kính, cúng dường, lễ bái xá lợi, cây bồ-đề, kim thân Phật được thiện báo, quả phước thuộc về người ấy, do tâm của người ấy phát sanh thiện niệm và làm việc thiện nên được quả báo lành. Cũng như thế gian có biết bao loài hoa, thảo mộc, hạt giống nảy mầm, phát triển rễ ăn sâu vào lòng đất mẹ xanh tươi, đất không phân biệt và bao dung tất cả. Cũng vậy, Thế Tôn còn sống hay đã Niết-bàn, ngài vốn không khởi niệm phân biệt. Tứ chúng, chư thiên và nhân loại nương nhờ nơi ngài, đón nhận giáo pháp của ngài, tu tập giới định tuệ, từ bi, hỷ xả chứng Thánh quả, đó là chúng sanh nương nhờ vào thiện duyên sanh lòng cung kính lễ bái cúng dường để thành tựu căn lành, chứng quả giải thoát. Phật là đấng đại giải thoát ngài vốn an nhiên bất động giữa thế gian.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

91. Đức Phật có toàn giác không?

- Trong kinh chép có trường hợp Thế Tôn phải "hướng tâm" đến một vấn đề gì thì mới biết, không hướng tâm thì không biết. Vậy, sao gọi là "toàn giác"?

- Đức Thế Tôn đúng là bậc Toàn Giác, ngài biết rõ tất cả các loại tâm, chỉ có Thế Tôn mới thông suốt, sự hiện hữu và sự vận hành các tướng tâm ấy! Ví như nhà phú hộ đầy ắp tài sản, của cải, ngũ cốc. Nếu ông phú hộ muốn ăn cháo, dù gạo có sẳn nhưng phải lấy gạo trong kho vo và nấu mới thành cháo. Tuệ giác của Đức Thế Tôn cũng thịnh mãn như vị phú hộ kia; muốn sử dụng thứ gì, thuộc "cái biết" thì chỉ cần vào kho lấy ra, cũng như vậy. Tuy nhiên, ví dụ vào kho lấy gạo nấu cháo của ông phú hộ là hữu hạn và tốn thời gian. Cái kho hiểu biết của Đức Thế Tôn là vô hạn, khi cần biết việc gì, chỉ cần hướng tâm đến là biết ngay tức khắc với nhanh hơn chớp mắt, chỉ trong một niệm. Ví như chuyển luân thánh vương vừa nghĩ đến xe báu thì xe báu hiện ra ngay.

92. Đức Thế Tôn có tâm Đại bi hay không?

- Thế Tôn là bậc Toàn Giác, không việc gì trên thế gian mà ngài không biết; thế nhưng ngài cho Đề-bà-đạt-đa xuất gia, để rồi ông ta chia rẽ Tăng đoàn, tạo ác nghiệp chịu quả báo bị thiêu đốt ở địa ngục a-tỳ. Ở đây, có hai vấn đề nẩy sinh khiến ngoại đạo dị luận, có hại cho Thế Tôn. Thứ nhất, nếu Thế Tôn chẳng biết việc gì sẽ xảy ra cho Đề-bà-đạt-đa trong tương lai thì rõ Thế Tôn không phải là "bậc Toàn Giác". Thứ hai, nếu Thế Tôn biết rõ quả báo thống khổ mai sau của Đề-bà-đạt-đa thì Thế Tôn tuy là bậc Toàn Giác nhưng ngài lại thiếu tâm đại bi.

- Thế Tôn biết quá khứ rõ tương lai, ngài biết nếu Đề-bà-đạt-đa sống tại gia thì y sẽ tạo ác nghiệp với khổ báo không thể nghĩ lường. Cho Đề-bà-đạt-đa xuất gia, gieo duyên với chánh pháp, vì tội chia rẽ Tăng đoàn, sau khi lâm chung ông ta thọ tội báo địa ngục a-tỳ lâu chừng một kiếp, sau đó ông ta sẽ đắc quả Độc Giác Phật hiệu là Atthisara. Trái lại, nếu Đề-bà-đạt-đa ở tại gia duyên tạo ác của ông sẽ vô lượng quả báo bị thiêu nấu từ địa ngục này sang địa ngục khác; hết khổ địa ngục, chịu kiếp ngạ quỉ, rồi làm a-tu-la với thời gian không đếm được, cơ hội thọ sanh làm người đã khó khăn huống hồ chứng quả Phật Thánh.

- Ví như người mẹ dùng roi đánh đứa con của mình sở dĩ bà đánh con là mong con chừa bỏ thói hư tật xấu trở thành người tốt. Tâm đại bi của Đức Thế Tôn đối với chúng sanh, đối với Đề-bà-đạt-đa cũng như người mẹ đối với con một của mình.

- Lại nữa, như đại vương là bậc minh quân, bi trí đầy đủ; phạt, thưởng phân minh. Bần tăng có nghe, trong các khung hình phạt của đại vương đặt ra một tội gọi là "tội nên cảnh cáo, tội nhằm để ngăn ngừa", lý do gì có hình phạt ấy? - Thưa, đấy là phạt tội nhẹ để ngăn ngừa tội nặng, ví như cắt xẻ một cái ung nhỏ, đau đớn chút ít nhưng ngăn ngừa được cái bệnh chết người trong mai sau. - Cũng vậy đức Phật cho phép Đề-bà-đạt-đa xuất gia, biết ông sẽ chia rẽ Tăng đoàn và sẽ đọa địa ngục. Nhưng nhờ tín tâm vào Phật pháp tăng mà xuất gia, sẽ giúp cho ông sớm thoát khỏi khổ ách và sẽ thành Phật Độc Giác trong ngày vị lai. Sự vận hành ấy đúng với định luật nhân, duyên và quả vậy. Cho nên để cho Đề-bà-đạt-đa chịu đau khổ chút ít mà ngăn ngừa được khổ báo nặng nề hơn nếu ông ta sống đời tại gia.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

93. Nghi vấn về sự Bố thí ba-la-mật

- Đức Thế Tôn có thuyết rằng, quả địa cầu này bị rung chuyển, chấn động do tám nhân và tám duyên, chỗ khác lại nói sự bố thí ba-la-mật của Bồ-tát Vessantara, "Quả địa cầu rung chuyển và chấn động ở ngoài tám nhân và tám duyên ấy"; tức là hiện tượng đặc biệt, không nằm trong các điều kiện tự nhiên. Tại sao Đức Thế Tôn thuyết trước sau không như một?

- Đại vương! Vì tâm bố thí của Bồ-tát Vessantara là một sự kiện hy hữu, có năng lực vĩ đại làm cho quả địa cầu chấn động bảy lần; điều ấy vượt ngoài hiện tượng bình thường của tám nhân và tám duyên.

- Ví như mỗi năm có 3 mùa: mùa nắng, mưa và lạnh. Ấy là chuyện bình thường. Nhưng giả dụ không phải là mùa lạnh mà tuyết rơi, ấy là bất thường và phi thời. Cũng vậy Bồ-tát Vessantara bố thí ba-la-mật làm quả đất chấn động bảy lần là hiện tượng phi thời ngoài tám nhân và tám duyên ấy.

Lại nữa ví như thời Phật còn tại thế có bảy người bố thí và cúng dường được phước báu nhãn Đó là người trồng hoa tên là Sumana, ông bà-la-môn Ekasādaka dâng cái choàng tắm, hai người giúp việc là Punna và Punna, bà hoàng hậu Mallika, bà Gopala Mātadevi và bà cận sự nữ Suppiyā. Bảy người ấy có được phước báu đặc biệt, thù thắng như thế là do tâm cúng dường của họ quá cao thượng. Tâm đại bố thí của Bồ-tát Vessantara còn đặc biệt và thù thắng hơn bảy người kia. Tâm ấy có một năng lực phi thường, tạo một tác động mãnh liệt làm cho quả địa cầu phải bị chấn động.

Khi bồ-tát Vessantara đại thí tâm bồ-tát ở ngoài mọi sự chi phối của tham ái, sân hận, si mê ngã chấp, tà kiến; không nghĩ đến thỏa thích, an lạc cho riêng mình; chỉ cầu mong sự hoan hỷ vui tươi đến cho những người nhận được vật thí. Thứ nữa, tâm ấy được trưởng dưỡng, nung đúc, huân tập, tựu thành bởi các công đức và các thiện pháp như sự tự chủ, sự chế ngự, đức nhẫn nhục, sự thu thúc, sự kiểm soát, không sân hận, không hủy hoại, chơn thật, tinh khiết, có lòng từ. Lại nữa, tâm ấy không miệt mài tìm kiếm ái dục, sanh tử luân hồi, mê đắm dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Tâm ấy cầu mong chúng sanh hãy có lòng từ với nhau, không làm khổ lẫn nhau, có tài sản, được trường thọ. Tâm nguyện bồ-tát đúng như Phật đã nói: "Khi Như Lai làm Bồ-tát Vessantara, bố thí hai con là Jāli và Kanhā cùng vợ Madalī tuyệt đỉnh thương yêu; Như Lai chẳng vì thích quả vị làm vua trời Đế thích, Phạm thiên hoặc các pháp hữu vi. Sự thành tựu bồ đề tuệ là nguyện vọng duy nhất của Như Lai."


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

94. Bố thí hai mắt lại được thiên nhãn

- Thế Tôn có thuyết rằng, vua Sīvi do móc hai mắt của mình bố thí cho người nên có được thiên nhãn, móc đi hai mắt, không còn tròng mắt, thì thiên nhãn phát sanh chỗ nào?

- Điều này vượt ngoài tầm mức của lý trí, ở ngoài các định luật tự nhiên, đại vương đủ đức tin để lãnh hội chăng? Có hai ba-la-mật là chân thật (sacca) và nguyện lực (adthitthāna) ở trong mười ba-la-mật. Nếu hai ba-la-mật này được kết hợp thành "nguyện lực chân thật" thì bất cứ chuyện gì trên thế gian này cũng đều được thành tựu như ý. Khi trời hạn hán thì với "nguyện lực chân thật" này, cầu mưa tức khắc mưa rơi; lửa đang cháy, với “nguyện lực chân thật" cầu cho lửa tắt thì lửa sẽ tắt. Thậm chí bị chất độc họa hại sinh mạng, với “nguyện lực chân thật" thì chất độc sẽ tiêu tan; dòng sông chảy xuôi, với "nguyện lực chân thật", nước có thể chảy ngược dòng! Vua Sīvī cũng như vậy, với “nguyện lực chân thật" ông tạo ra một năng lực siêu nhiên, làm cho đức vua phát sanh thiên nhãn. Những việc phi thường ấy do "nguyện lực chân thật" ấy là nhân, cũng chính "nguyện lực chân thật" ấy là duyên, mà đạt được kết quả bất khả tư nghì.

- Trong kinh có chép việc vua Dhammasoka, cùng với quân hầu ngự ra khỏi hoàng thành, thấy con sông nước chảy cuồn cuộn, chợt khởi lên ý nghĩ lạ thường rồi nói với quân hầu rằng: "Này các khanh, các khanh có biết ai có khả năng làm cho con sông này nước chảy ngược lại chăng?"

Lúc ấy, ở bên sông có người kỹ nữ nghe được, cô ta bèn phát chí thành phát nguyện bằng "nguyện lực chân thật" như vầy: "Tôi đây làm nghề kỹ nữ, bán thân nuôi miệng, sở dĩ như vậy là vì tôi chỉ muốn duy trì mạng sống chứ không có lý do nào khác. Điều ấy là hoàn toàn chân thật. Nếu lời tôi nói đây là chân thật nguyện dòng sông này chảy ngược ngay bây giờ cho vua Dhammasoka trông thấy!" Lời cô kỹ nữ vừa dứt, dòng sông tức khắc chảy ngược, vua kinh ngạc quá đổi, không rõ nguyên nhân. Khi biết rõ dòng sông chảy ngược là bởi cô kỹ nữ, vua kêu lại phán hỏi: "Cô là dạ xoa hay long vương mà có oai lực như thế?" Cô kỹ nữ thưa: "Đấy là do sức mạnh của lời nói thật, chứ không phải oai lực của phi nhân nào!" Vua không tin, bảo rằng: "Ngươi không có trí tuệ, không nết hạnh, cám dỗ mọi người, làm cho bao nhiêu đàn ông mê đắm, tan cửa nát nhà! Vậy có gì là đạo đức, hiền thiện ở nơi ngươi mà dám bảo là "nguyện lực chân thật"?" Cô kỹ nữ đáp: "Tâu đại vương! Chính do tiện nữ nói thật nên "nguyện lực chân thật" kia mới tựu thành năng lực phi thường như thế!"


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

95. Hoài nghi về sự thụ thai

- Đức Thế Tôn nói: “Tất cả chúng sanh, muốn thụ thai phải hội đủ ba yếu tố: sự ân ái của cha mẹ, đến kỳ bà mẹ có kinh nguyệt và chúng sanh đầu thai nương gá. Thiếu một trong ba yếu tố ấy thì không thể thụ thai." Nhưng lại có trường hợp thụ sanh của đạo sĩ Singa và đạo sĩ Sankicca. Mẹ của hai đạo sĩ ấy là một con nai cái, do vì ăn cỏ có dính tinh từ nước tiểu của một đạo sĩ ẩn tu mà có thai rồi sinh ra. Tại sao thiếu yếu tố đầu tiên và không đồng chủng, mà vẫn thụ thai?

- Nai mẹ ăn cỏ có dính tinh cũng kể vào yếu tố thứ nhất. Nai ăn cỏ có dính tinh, tinh ấy vào dạ dày, tiêu hóa theo đường ruột thì không liên hệ đến bộ phận cấu sanh của phôi thai nhưng vẫn thụ thai, đây là trường hợp cá biệt, nhưng có tinh nên vẫn có thể được kể là yếu tố thứ nhất.

- Trường hợp đạo sĩ Dukala sờ vào bụng nữ đạo sĩ Pārikā mà thụ thai và sinh ra ngài Sāma còn có thêm năng lực bên ngoài hỗ trợ, đó là sự thỉnh mời của Đế Thích. Bởi vì vua trời Đế Thích quán biết đạo sĩ Dukala và Pārikā, là người có đức độ, nhưng trong tương lai họ sẽ bị mù, vì vậy Đế Thích khuyên họ nên có con, nhưng họ từ chối, cuối cùng Đế Thích đã trợ duyên bằng cách thỉnh mời. Trường hợp được mời thỉnh phải đầy đủ ba điều kiện mới thành tựu và đem lại lợi ích lớn. Ba điều kiện: một người thỉnh mời phải có nhiều oai lực, phước báu và tâm từ; phải là vì thiên tử đầy đủ công đức ba-la-mật, và nguyện tái sanh độ thế; gia tộc được chọn để đầu thai phải có giới đức thanh tịnh và tu tạo nhiều thiện pháp. Nếu thiếu một trong ba điều kiện ấy thì việc thỉnh mời sẽ không thành.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

96. Nghi về thời gian giáo pháp tồn tại

- Khi Thế Tôn cho người nữ xuất gia, ngài nói giáo pháp chỉ tồn tại 5000 năm. Nhưng khi sắp Niết-bàn, lại nói với Subhaddā: “Chừng nào chư tỳ-khưu đệ tử Như Lai, có đức tin đầy đủ, biết thực hành đúng đắn giáo pháp của Như Lai thì thế gian sẽ không mất quả vị A-la-hán!” Sao lời Thế Tôn trước sau bất nhất?

- Thế Tôn quả là có nói như vậy và nhưng lời ấy bổ nghĩa cho nhau mà không chống trái nhau. Thế Tôn tiên đoán, giáo pháp của ngài chỉ tồn tại năm ngàn năm, nhưng lời nói ấy không hề ngăn cấm sự nổ lực giác ngộ của từng cá nhân. Như một người gia chủ biết rằng tài sản của mình ba năm nữa là tiêu hoại, nhưng y không thối chí, ngã lòng, ăn tiêu tiếc kiệm, thì gia tài của y sẽ kéo dài lâu hơn. Nhưng giả dụ y cứ tiếp tục phung phí, ăn tiêu xa xỉ thì tiền của sẽ hết mau hơn.

Cũng vậy nếu bốn chúng đệ tử Phật chuyên tâm tu tập thì thời hạn kia sẽ được kéo dài hơn; nếu tứ chúng đệ tử buông lung, thì thời kỳ giáo pháp tiêu hoại sẽ đến nhanh hơn. Ví như hồ nước có sức chứa đủ dùng 5000 năm, nhưng có chổ nước bị rỉ mạnh, nếu liên tục không ngừng như vậy thì trong thời gian ngắn là cạn hồ; nhưng nếu được tu sửa và năm, bảy ngày lại có những trận mưa lớn thì thời hạn cạn nước của cái hồ kia sẽ kéo dài hơn. Hồ nước chính là giáo pháp, thời hạn khô nước chính là giáo pháp đến thời phải tiêu hoại, nước mưa tuôn đổ thêm chính là phẩm hạnh tu tập của tứ chúng. Nếu tứ chúng thực hành nghiêm túc về giới, định, tuệ thì giáo pháp sẽ lâu dài hơn.

Sự tiêu hoại của chánh pháp có ba loại. Một là tiêu hoại sở đắc, giác ngộ. Hai là tiêu hoại về hạnh kiểm, giới luật. Ba là tiêu hoại về tăng tướng, phẩm mạo. Tiêu hoại sở đắc, giác ngộ là khi tứ chúng không còn kiên tâm thực hành giáo pháp đến nơi đến chốn. Chỉ thực hành có lệ, được chút gì hay chút ấy, vì vậy chúng không còn có khả năng chứng ngộ đạo quả, đây gọi là sự tiêu hoại sở đắc, giác ngộ. Tiêu hoại hạnh kiểm, giới luật là vào lúc tứ chúng khinh thường những giới điều nhỏ, không thực hành, không tôn trọng những giới cấm lớn. Chúng mất tư cách, thiếu phẩm hạnh, thiếu hạnh kiểm, phá giới luật... như vậy gọi là sự tiêu hoại giới luật, hạnh kiểm. Tiêu hoại tăng tướng, phẩm mạo là lúc Tăng chúng không còn mặc y cà-sa nữa. Họ viện cớ phương tiện, đi lại khó khăn, viện cớ "chấp tướng", nên không còn thích mặc y cà-sa trên người, chúng thích mặc áo thế tục. Đến lúc ấy, chiếc y cà-sa màu vàng chỉ còn là một mảnh vải vàng tượng trưng, vắt qua lỗ tai mà thôi. Rồi đến lúc, chút vải vàng ấy cũng không còn nữa, ấy được gọi là tiêu hoại tăng tướng, phẩm mạo.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Mi-tiên vấn đáp lược yếu - Phật pháp vấn đáp

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

97. Đức Thế Tôn còn khổ không?

- Thế Tôn thành vô thượng bồ đề tuệ, tiêu hủy tất cả ác pháp có còn sót chút nào không? Nếu không còn nghiệp ác nào, vậy ngài chẳng còn bị trả quả đau khổ?

- Có đau khổ chút ít nơi thân nhưng tâm thì hoàn toàn không. Ví dụ Đề-bà-đạt-đa xô tảng đá khiến mãnh đá nhỏ văng vào chân Phật khiến ngài đau chân, nhưng tâm giải thoát của ngài thì chẳng bị đau bao giờ [*]. Một lần khác, tại xứ Veluvana, Đức Phật bị bệnh ra máu, có thầy thuốc dâng thuốc cầm máu cho ngài, cả hai trường hợp sau Đức Phật đều chỉ bị đau ở nơi thân.

- Những thọ khổ có bảy nguyên nhân phát sanh, không phải chỉ do quả của nghiệp: khổ phát sanh bởi gió, mật, đàm, bị chi phối bởi nhiều tâm trạng, thời tiết thay đổi, oai nghi không đều, v.v... Sự thọ khổ do bảy nguyên nhân trên chỉ phát sanh trong hiện tại, còn sự khổ do ác nghiệp liên hệ từ quá khứ đến vị lai. Ví dụ thọ khổ phát sanh bởi gió, nó chỉ phát sanh trong hiện tại không đến từ quá khứ và vị lai nên không phải là quả của ác nghiệp. Trong hiện tại thì sự thọ khổ bị tác động do lạnh, nóng, đi, đứng, chạy, ngồi, làm việc quá nhiều. Sự thọ khổ phát sanh do mật, do đàm, do thời tiết đổi thay, do oai nghi không đều, cũng lại như vậy.

- Nghiệp là tác ý, là khởi tâm, Đề-bà-đạt-đa lăn đá làm hại Phật là Đề-bà-đạt-đa, kết oan trái với Phật từ quá khứ thì đấy là nghiệp của Đề-bà-đạt-đa. Đức Thế Tôn còn mang thân xác hữu vi nên những thọ khổ ấy là những tác động đương nhiên của các định luật nhiên giới, không thể bảo thọ khổ do ác nghiệp.

- Sống giữa cõi đời, mang thân xác tứ đại, còn cảm thọ, tri giác... nên phải nhận chịu các định luật tương tác ở chung quanh của xã hội và con người. Những chuyện trái ý nghịch lòng, được mất, hơn thua, khen chê... rơi xuống thân tâm chúng ta cũng giống như những viên đá từ hư không rơi ruống mặt đất. Mặt đất đâu có tạo nghiệp gì mà phải bị như thế. Cũng như thế viên đá làm chảy máu chân Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn chẳng tạo nghiệp gì từ trước, khi bị viên đá làm chảy máu chân, Đức Thế Tôn vẫn an trú trong tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

- Đức Thế Tôn có thuyết trong kinh Samyutta Nikāya: "Này bà-la-môn Sivaka! Tất cả những thọ khổ ở nơi thân hoặc do gió, đàm, mật, thời tiết thay đổi v.v... Tất cả thọ khổ ấy ngươi phải cần thấy như thật, chúng có thể là nhân, duyên, hỗ trợ, tương tác thành. Sự thọ khổ ấy đừng vội quy kết là do nghiệp, bà-la-môn vì không thấy rõ các định luật tự nhiên mà tuyên bố rằng: "Người đời hằng thọ vui, thọ khổ hoặc không vui không khổ, tất thảy đều do nghiệp đã làm từ trước!". Các bà-la-môn ấy đã vượt quá sự hiểu biết của mình, đã không có trí tuệ lại tự xưng là có trí tuệ, họ đã sai lạc và rơi vào tà kiến".

[*] Theo bộ chú giải Apādāna, phần Budthapadāna, thời quá khứ Bồ-tát xô đá giết chết em trai của mình. Nên đây là nghiệp còn dư sót.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách